Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 140 - 6/2019

Kiểm toán nhà nước được thành lập theo Nghị định số 70/NĐ-CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ. Trong thời kỳ đầu mới thành lập (1994-2001), KTNN là cơ quan thuộc Chính phủ, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định số 70/CP và Quyết định số 61/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện kiểm toán theo chương trình, kế hoạch kiểm toán do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Từ 5 đơn vị khi mới thành lập, KTNN đã phát triển lên 8 đơn vị (gồm Văn phòng, 4 KTNN chuyên ngành, 2 KTNN khu vực và 01 đơn vị sự nghiệp). Để tạo lập khuôn khổ nghề nghiệp cho hoạt động kiểm toán, KTNN đã nghiên cứu xây dựng và đến năm 1999 ban hành Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán gồm 12 chuẩn mực và các quy trình kiểm toán của KTNN. Giai đoạn thứ hai (2002 - 2011), trên cơ sở kế thừa những thành quả của giai đoạn đầu hình thành, xây dựng, KTNN đã có những bước phát triển lớn mạnh toàn diện trên nhiều phương diện, tạo nền tảng cơ bản, vững chắc cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Cụ thể là: Về khuôn khổ pháp lý, Nghị định số 93/2003/ NÐ-CP ngày 13/8/2003 của Chính phủ là một bước phát triển quan trọng, mở rộng quy mô, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của KTNN. Tiếp đó, Luật Kiểm toán nhà nước được Quốc hội thông qua và ban hành năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 đánh dấu một mốc son quan trọng trong chặng đường xây dựng và phát triển KTNN, mở ra giai đoạn phát triển mới của KTNN, với vị thế là cơ quan kiểm tra tài chính, tài sản công do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Trên cơ sở Luật KTNN, cơ quan KTNN đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ, trong một thời gian ngắn đã xây dựng, trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật KTNN. Tổng KTNN cũng đã ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật thể chế hóa đồng bộ Luật KTNN và quy chế hóa hầu hết các lĩnh vực liên quan đến tổ chức, hoạt động của KTNN, tạo khung khổ pháp luật để nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành hoạt động kiểm toán theo hướng công khai, minh bạch, chuyên nghiệp. Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ kiểm toán tiếp tục được củng cố và hoàn thiện hơn. Đến năm 2011, KTNN đã hình thành bộ máy theo mô hình tập trung thống nhất gồm 25 đơn vị cấp vụ trực thuộc (gồm 6 đơn vị tham mưu, 7 KTNN chuyên ngành, 9 KTNN khu vực và 3 đơn vị sự nghiệp), với hơn 1.300 cán bộ, công chức. KTNN đã xây dựng được kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng liên tục với nhiều phương thức linh hoạt, đa dạng, khá đồng bộ để đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong quá trình hội nhập và phát triển của KTNN

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 140 - 6/2019 trang 1

Trang 1

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 140 - 6/2019 trang 2

Trang 2

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 140 - 6/2019 trang 3

Trang 3

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 140 - 6/2019 trang 4

Trang 4

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 140 - 6/2019 trang 5

Trang 5

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 140 - 6/2019 trang 6

Trang 6

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 140 - 6/2019 trang 7

Trang 7

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 140 - 6/2019 trang 8

Trang 8

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 140 - 6/2019 trang 9

Trang 9

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 140 - 6/2019 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 91 trang xuanhieu 6480
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 140 - 6/2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 140 - 6/2019

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 140 - 6/2019
nh Tăng cường 
năng lực cho các Cơ quan Kiểm toán tối cao thành 
viên ASEANSAI về thực hiện ISSAI trong kiểm 
toán tài chính; Chương trình Ngân hàng Thế giới 
(WB) tài trợ nhằm tăng cường năng lực thực hiện 
kiểm toán và xác minh kết quả các chỉ số giải ngân 
ở các dự án của WB; Chương trình do Ngân hàng 
phát triển Châu á (ADB) tài trợ nhằm tăng cường 
năng lực cho các Cơ quan Kiểm toán tối cao thành 
viên ASEANSAI về thực hiện ISSAI trong kiểm 
toán tài chính. 
Như vậy, có thể khẳng định rằng, hoạt động hội 
nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KTNN đã 
góp phần không nhỏ và mang lại hiệu quả đáng ghi 
nhận để KTNN học tập, chia sẻ kinh nghiệm, thu 
hút các nguồn lực tài chính và chuyên môn nhằm 
tăng cường năng lực cho KTNN, giúp KTNN vừa 
thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trong nước vừa 
chủ động hội nhập quốc tế; không chỉ góp phần 
tích cực vào quá trình hội nhập sâu rộng của nước 
ta mà còn kịp thời nắm bắt thời cơ để quảng bá 
hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trong sự 
nghiệp đổi mới với các quốc gia trong khu vực và 
thế giới.
2. Định hướng hội nhập và hợp tác quốc tế
Tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương, đường 
lối đối ngoại của Đảng, chính sách và pháp luật của 
Nhà nước về công tác hội nhập và hợp tác quốc tế; 
đặc biệt là phương hướng công tác đối ngoại và hội 
nhập quốc tế do Đại hội Đảng XII đề ra “Nâng cao 
hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các 
mối quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu. Chủ động và 
tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thể chế 
đa phương” và “Chú trọng phát triển quan hệ hợp 
tác, hữu nghị, truyền thống với các nước láng giềng, 
thúc đẩy quan hệ với các đối tác lớn, đối tác quan 
trọng”; trên cơ sở đúc kết bài học kinh nghiệm của 
25 năm qua, định hướng hội nhập và hợp tác quốc 
tế của KTNN cần cân nhắc các nội dung sau: 
2.1. Định hướng chiến lược 
- Tăng cường phát triển các mối quan hệ hợp 
tác song phương và đa phương sẵn có và mang tính 
truyền thống với các thành viên của Tổ chức các 
Cơ quan Kiểm toán tối cao Châu á (ASOSAI) và 
Tổ chức Quốc tế các Cơ quan Kiểm toán tối cao 
(INTOSAI).
- Duy trì và củng cố các mối quan hệ và hợp tác 
hiện có, phát triển các hình thức hợp tác và đối tác 
mới; tích cực tham gia các ban nhóm nghiên cứu; 
đẩy mạnh thực hiện chương trình hợp tác song 
phương, chú trọng việc ký kết các thỏa thuận hợp 
tác với các nước; tham gia tích cực vào các hoạt 
động đào tạo quốc tế và các cuộc kiểm toán phối 
hợp với nước ngoài đối với các chương trình, dự 
án ODA; chủ trì và tổ chức hội thảo, đào tạo quốc 
tế tại Việt Nam; khai thác có hiệu quả dự án hỗ 
trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế, Chính phủ các 
nước; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về 
KTNN Việt Nam trên các kênh thông tin hiện có 
theo khuôn khổ của ASOSAI và INTOSAI, nâng 
cao chất lượng trang thông tin điện tử bằng tiếng 
Anh và phát hành Bản tin quốc tế theo định kỳ.
- Phát huy hiệu quả vai trò Chủ tịch ASOSAI 
nhiệm kỳ 2018-2021; cử cán bộ trực tiếp tham gia 
các nhóm làm việc của INTOSAI và ASOSAI; có 
cán bộ tham gia vào các Ủy ban của INTOSAI. 
Nâng cao hiệu lực hợp tác và ký kết các hiệp định 
song phương, hiệu quả của các dự án hỗ trợ kỹ 
thuật từ các tổ chức quốc tế, Chính phủ các nước.
2.2. Kế hoạch hành động
- Tăng cường năng lực hội nhập quốc tế của 
KTNN. Gồm: (i) Xây dựng Kế hoạch trung hạn về 
hội nhập quốc tế tích cực và toàn diện của KTNN 
đến năm 2025 và tầm nhìn 2030; (ii) Hoàn thiện 
cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động hợp tác 
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN90 Số 140 - tháng 6/2019
Nhìn lại 25 năm thành lập và phát triển của Kiểm toán nhà nước cũng là nhìn lại 25 năm nỗ lực tìm tòi, học hỏi và trưởng thành trong công tác đối ngoại cũng như hoạt động đối ngoại của cơ quan KTNN. Với tinh thần chủ động và tích cực, 
sau 25 năm thành lập, Kiểm toán nhà nước đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng ghi nhận 
như: Thiết lập và ngày càng mở rộng quan hệ hữu nghị song phương và đa phương; tranh thủ 
được nhiều nguồn lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển của ngành; triển khai hiệu 
quả chiến lược hội nhập quốc tế đảm bảo vừa tăng “lực” vừa tạo “thế” cho KTNN.
Kết quả trên trước hết có được là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban Cán sự Đảng 
và tập thể Lãnh đạo KTNN, đặc biệt là của Tổng Kiểm toán nhà nước qua các thời kỳ. Bên 
cạnh đó, hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế còn nhận được sự chia sẻ, phối hợp hiệu 
quả của các đơn vị thuộc KTNN, trong đó cần kể đến sự đóng góp trực tiếp của khối tham 
mưu, sự nghiệp và chuyên ngành. Cuối cùng, với chức năng và nhiệm vụ riêng biệt của 
mình, tập thể và cá nhân từng cán bộ, công chức Vụ Hợp tác quốc tế đã đoàn kết, nỗ lực 
vượt khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ và để lại nhiều dấu ấn trong từng bước trưởng thành 
của ngành.
Trong thời gian tới, hoạt động đối ngoại sẽ tiếp tục phát huy vai trò là cầu nối, khơi thông 
dòng chảy kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn; đồng thời không ngừng bồi đắp vai trò và 
vị thế của KTNN trong cộng đồng các cơ quan Kiểm toán tối cao khu vực và trên thế giới.
quốc tế của ngành; (iii) Tăng cường năng lực cho 
Vụ Hợp tác quốc tế; (iv) Tăng cường nhân lực 
cho KTNN để tham gia các Nhóm công tác của 
INTOSAI và ASOSAI; (v) Xây dựng và vận hành 
cơ sở dữ liệu thông tin về hoạt động đối ngoại của 
KTNN.
- Tăng cường hợp tác với ASEANSAI, ASOSAI 
và INTOSAI. Gồm: (i) Tích cực, chủ động đóng 
góp hoạt động của ASEANSAI trong đó có vai trò 
Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch chiến lược; (ii) Tăng 
cường hiệu quả hợp tác giữa 03 SAI Việt Nam - 
Lào - Campuchia; (iii) Phát huy vai trò là thành 
viên có trách nhiệm của Ban Điều hành ASOSAI 
giai đoạn 2015-2024 và hoàn thành xuất sắc vai trò 
Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021; (iv) Tăng 
cường truyền thông về hoạt động của KTNN Việt 
Nam trên các kênh thông tin trong nước, khu vực 
và quốc tế; (v) Tham gia tích cực và đóng góp kiến 
thức, kinh nghiệm và sáng kiến mới cho các nhóm 
công tác của INTOSAI.
- Tăng cường quan hệ hợp tác song phương với 
các SAI và các tổ chức quốc tế. Gồm: (i) Duy trì 
quan hệ và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hợp tác hiện 
có; (ii) Phát triển các hình thức hợp tác và đối tác 
mới, chú trọng việc ký kết các thỏa thuận hợp tác 
song phương với những nội dung thiết thực, khả 
thi; (iii) Tham gia tích cực vào các cuộc kiểm toán 
phối hợp với nước ngoài đối với các chương trình, 
dự án ODA; (iv) Tiếp thu kinh nghiệm và thông 
lệ tốt quốc tế để đề xuất chọn lọc và áp dụng linh 
hoạt, phù hợp với điều kiện của KTNN; (v) Khai 
thác và triển khai các dự án hỗ trợ kỹ thuật, dự án 
tăng cường năng lực cho KTNN, các chương trình 
kiểm toán liên quan đến đối tác nước ngoài; (vi) 
Chủ trì và tổ chức các cuộc hội thảo, các khóa đào 
tạo quốc tế tại Việt Nam.
Ngày nhận bài: 20/5/2019
Ngày duyệt đăng: 3/6/2019
VAÊN BAÛN MÔÙI 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 91Số 140 - tháng 6/2019
COÂNG VAÊN 1375/TCT-DNL NGAØY 12 THAÙNG 4 NAÊM 2019
CUÛA TOÅNG CUÏC THUEá TRAÛ LÔØI KIEáN NGHÒ CUÛA 
DOANH NGHIEÄP TAÏI DIEãN ÑAØN DOANH NGHIEÄP 
THÖÔØNG NIEÂN CUOáI KYØ NAÊM 2018
Trong Công văn 1375, Tổng cục Thuế đã trả lời các kiến nghị của Doanh nghiệp liên quan đến các vấn đề sau:(i) Mức khống chế chi phí lãi vay
- Đối với kiến nghị chuyển chi phí lãi vay vượt 
mức khống chế sang kỳ thuế sau: TCT đã tham khảo 
đoạn 159-161 của Hành động BEPS 4 của OECD/
G20 về việc chuyển lãi vay khả dụng chưa sử dụng và 
lãi vay không được phép khấu trừ sang kỳ trước hoặc 
kỳ sau cho các trường hợp không nhằm gây ra xói 
mòn cơ sở tính thuế hoặc chuyển lợi nhuận mà có thể 
do các nguyên nhân khác như trường hợp chi phí lãi 
vay vượt mức khống chế vì sự chênh lệch thời điểm 
ghi nhận và có thể được điều chỉnh cho đúng trong 
tương lai. Theo thông lệ tốt nhất, Tổng cục Thuế cũng 
khẳng định các nước (bao gồm Việt Nam) không bắt 
buộc phải cho phép một doanh nghiệp chuyển lãi vay 
khả dụng chưa sử dụng và lãi vay không được phép 
khấu trừ sang kỳ trước hoặc kỳ sau.
- Đối với nội dung liên quan đến “tỷ lệ tập đoàn”: 
Tổng cục Thuế cho rằng mặc dù OECD khuyến khích 
các nước áp dụng kết hợp quy định “tỷ lệ cố định” 
với tỷ lệ tập đoàn để cho phép một doanh nghiệp 
được khấu trừ chi phí lãi vay nhiều hơn trong một 
số trường hợp, tuy nhiên theo thông lệ tốt nhất, các 
nước vẫn đang áp dụng quy định một tỷ lệ cố định 
(tuỳ theo tình hình thực tế của mỗi nước) để cho 
phép một công ty được khấu trừ chi phí lãi tiền vay 
tối đa bằng tỷ lệ lãi tiền vay/EBITDA. Tỷ lệ cố định 
và tỷ lệ tập đoàn là các thuật ngữ được sử dụng trong 
các Báo Cáo các Hành động BEPS của OECD/G20 
và là các phương pháp khác nhau để xác định chi phí 
lãi vay không được trừ.
- Đối với kiến nghị về các phương pháp đặc biệt 
dành cho các công ty mới đi vào hoạt động/mới có 
doanh thu: Tổng cục Thuế đồng ý với quan ngại về 
việc các doanh nghiệp mới thành lập có thể phát sinh 
lỗ trong giai đoạn đầu hoạt động và sẽ không được 
phép khấu trừ thuế đối với khoản lãi vay phát sinh. 
Tuy nhiên, Tổng cục Thuế cho rằng lãi vay không 
được khấu trừ sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến số 
thuế phải nộp vì không có lợi nhuận để khấu trừ lãi 
vay và lãi vay được vốn hoá sẽ được khấu trừ vào lợi 
nhuận những năm tiếp theo trong một số trường hợp.
Tổng cục Thuế hiện đang tiếp tục nghiên cứu, 
hoàn thiện cơ chế chính sách thuế trong lĩnh vực giá 
chuyển nhượng để có thể tiệm cận gần hơn với các 
thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện thực tiễn 
của Việt Nam. Trong giai đoạn hiện tại, Tổng cục 
Thuế đề nghị các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ 
thuế theo các văn bản pháp luật hiện hành.
(ii) Vấn đề chuyển giá
- Cơ sở dữ liệu: Dữ liệu thông tin được lựa chọn 
để phân tích so sánh, xác định biên độ giá thị trường 
chuẩn là dữ liệu được công bố công khai theo quy 
định của pháp luật. Cơ quan thuế và người nộp thuế 
có quyền ngang bằng nhau trong việc tiếp cận cơ sở 
dữ liệu thương mại trong quá trình thảo luận về tìm 
kiếm đối tượng so sánh độc lập khi tiến hành thẩm 
định hồ sơ xác định giá tính thuế (“APA”). Trong 
trường hợp APA được ký kết thì cơ sở dữ liệu dùng 
cho mục đích xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận là 
dữ liệu công khai và người nộp thuế có quyền cung 
cấp cho cơ quan thuế, cơ quan hải quan cho mục 
đích xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp 
(“TNDN”) của người nộp thuế.
- Thẩm quyền phê duyệt APA tại dự thảo Luật sửa 
đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế: Theo Điều 6, Thông 
tư số 201 quy định thẩm quyền giải quyết hồ sơ APA, 
Bộ Tài chính có thẩm quyền phê duyệt phương án 
đàm phán, ký kết, sửa đổi, gia hạn, thu hồi, hủy bỏ 
APA. Tại Dự thảo Luật hiện nay đang đề xuất quy 
định cụ thể Bộ trưởng Bộ Tài chính là người có thẩm 
quyền phê duyệt APA.
VAÊN BAÛN MÔÙI 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN92 Số 140 - tháng 6/2019
COÂNG VAÊN 1312/TCT-HTqT NGAØY 10 THAÙNG 4 NAÊM 2019 
CUÛA TOÅNG CUÏC THUEá THOÂNG BAÙO HIEÄU LÖÏC CUÛA HIEÄP ÑÒNH 
THUEá GIÖõA VIEÄT NAM VAØ CAM-PU-CHIA
COÂNG VAÊN 1193/TCT-CS NGAØY 3 THAÙNG 4 NAÊM 2019
CUÛA TOÅNG CUÏC THUEá HÖÔÙNG DAãN THÔØI ÑIEÅM LAÄP
VAØ NOÄI DUNG TREÂN HOÙA ÑÔN ÑIEÄN TÖÛ
COÂNG VAÊN 896/TCT-CS NGAØY 18 THAÙNG 3 NAÊM 2019
CUÛA TOÅNG CUÏC THUEá VEà VIEÄC KHOÂNG CHUYEÅN TIEáP ÖU ÑAõI 
ÑOáI VÔÙI MOÄT SOá DÖÏ AÙN THÖÏC HIEÄN TRÖÔÙC NGAØY 01/01/2015
Theo Công văn 1312, Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam và Cam-pu-chia có hiệu lực từ ngày 20 tháng 2 năm 2019 và được áp dụng thực hiện từ ngày 1 tháng 1 năm 2020.
Mặc dù hóa đơn giấy còn được phép sử dụng đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, nhằm đảm bảo rằng đến thời 
hạn yêu cầu, công ty đã có đủ cơ sở vật chất để áp 
dụng hóa đơn điện tử, cũng như có thêm thời gian 
để nhân viên tài chính, kế toán của công ty làm 
quen trước với việc sử dụng hóa đơn điện tử, một 
số công ty đã bắt đầu triển khai phần mềm hóa đơn 
điện tử.
Một trong số các vướng mắc của các công ty này 
khi triển khai phần mềm hóa đơn điện tử là về thời 
điểm lập và nội dung trên hóa đơn điện tử. 
Ngày 3 tháng 4 năm 2019, Tổng cục Thuế ban 
hành Công văn 1193 yêu cầu công ty nghiên cứu 
quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định 119/2018/
NĐ-CP để xác định thời điểm lập và nội dung trên 
hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, một số điểm trong 
Nghị định 119/2018/NĐ-CP cần được BTC hướng 
dẫn chi tiết tại Thông tư hướng dẫn. Tại công văn 
này Tổng cục Thuế đề nghị công ty cho ý kiến về dự 
thảo Thông tư hướng dẫn để Tổng cục Thuế trình 
BTC ban hành.
Trên tinh thần của Luật số 71/2014/QH13 về thuế TNDN, doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế TNDN 
theo quy định của pháp luật thuế TNDN tại thời 
điểm cấp phép, trường hợp pháp luật thuế TNDN 
có thay đổi mà doanh nghiệp đáp ứng điều kiện ưu 
đãi thuế theo quy định của pháp luật mới được sửa 
đổi thì doanh nghiệp được quyền lựa chọn hưởng 
ưu đãi thuế TNDN theo quy định của pháp luật tại 
thời điểm cấp phép hoặc theo quy định của pháp 
luật mới được sửa đổi cho thời gian còn lại.
Theo đó, tại Công văn 896, Tổng cục Thuế 
hướng dẫn rằng các trường hợp được chuyển tiếp 
ưu đãi không bao gồm các dự án đã thực hiện trước 
ngày 01/01/2015 thuộc lĩnh vực ưu đãi mới được 
bổ sung tại Luật số 71/2014/QH13 như: 
(i) Dự án chế biến nông sản tại địa bàn khuyến 
khích đầu tư;
(ii) Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;
(iii) Dự án có quy mô đầu tư tối thiểu 12.000 tỷ 
đồng;
(iv) Thu nhập của doanh nghiệp trồng trọt, 
chăn nuôi, chế biến không thuộc địa bàn khuyến 
khích đầu tư.
Hướng dẫn nêu trên của Tổng cục Thuế có vẻ 
khắt khe hơn cách hiểu thông thường về nguyên 
tắc bảo hộ đầu tư. Do vậy, công ty thuộc một trong 
những trường hợp nêu trên cần phải đánh giá lại 
các ưu đãi thuế đang áp dụng.
Bản tin do Ernst &Young Việt Nam cung cấp
PHỤ TRƯƠNG SỐ NÀY KHÔNG TÍNH VÀO GIÁ BÁN
PHIếU ĐẶT MUA
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOáN
Đơn vị: ................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................
Số điện thoại: .......................... Fax: ...................................
Mã số thuế: .........................................................................
Số tài khoản: .......................................................................
tại: .......................................................................................
Đặt mua TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOáN
Với số lượng: ............... cuốn/kỳ xuất bản
Số tiền: 9.500 đồng/cuốn x ...... = ........... ... /kỳ xuất bản
KÍNH GỬI:
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU kHOA HỌC kIỂM TOÁN
Địa chỉ: Số 111 Trần Duy Hưng - Cầu Giấy - Hà Nội
Tel: 024 6282 2213
Website: khoahockiemtoan.vn
Email: tcnckhkt@yahoo.com.vn /
tapchinghiencuukhoahoc@sav.gov.vn 
Số tài khoản: 0451000375016 tại NH Ngoại Thương Hà Nội,
Chi nhánh Thành Công
... Ngày ... tháng ... năm 20........
 Thủ trưởng đơn vị

File đính kèm:

  • pdftap_chi_nghien_cuu_khoa_hoc_kiem_toan_so_140_62019.pdf