Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 139 - 5/2019
1. Cải cách chính sách và TTHC thuế qua đánh giá của các tổ chức trong và ngoài nước 1.1. Khái quát tình hình cải cách chính sách và TTHC thuế Trong những năm qua, cải cách chính sách và TTHC thuế ở Việt Nam được thực hiện thông qua hình thức/biện pháp chủ yếu sau: (i) Sửa đổi, ban hành các văn bản pháp quy theo hướng cải cách TTHC (như cắt giảm các yêu cầu, điều kiện, giấy tờ, thủ tục không cần thiết), giảm thời gian, chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, tiếp thu các thông lệ tốt của quốc tế và giải quyết những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn làm cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh, gây ra sự tốn kém thời gian, chi phí cho doanh nghiệp; (ii) Công khai, minh bạch trình tự, quy trình giải quyết và hướng dẫn cho người nộp thuế trong việc thực hiện chính sách và TTHC thuế; (iii) Xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho quản lý thuế và cung cấp dịch vụ công trực tuyến qua mạng internet cho người nộp thuế (cung cấp cho doanh nghiệp nộp thuế tất cả các văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn về thuế, các thông tin cảnh báo về những rủi ro trong thực hiện nghĩa vụ thuế như: doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích, hóa đơn không còn giá trị sử dụng.). Nhờ đó, số TTHC thuế đã giảm từ 385 thủ tục tại thời điểm 31/12/2015 xuống còn 298 thủ tục vào cuối năm 2017; năm 2018, tiếp tục cắt giảm 7 thủ tục và đơn giản 2 thủ tục (liên quan tới khai thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm viễn thông; thủ tục khai khoản thu điều tiết và thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng đối với một số sản phẩm máy móc; thủ tục khai thuế giá trị gia tăng đối với cơ sở sản xuất thủy điện); đặc biệt, tất cả 298 thủ tục đều đã được chuẩn hóa, trong đó có tới 125 thủ tục được thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 và 4, con số này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian sắp tới. Ngoài ra, đến nay ngành Thuế đã triển khai ở 63/63 tỉnh, thành phố và 100% Chi cục Thuế trực thuộc thực hiện khai thuế, hoàn thuế qua mạng internet; thực hiện thí điểm hóa đơn điện tử tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán - Số 139 - 5/2019
hiên tai. Các cuộc kiểm toán hữu hình chiếm ưu thế trong các cuộc kiểm toán trước thiên tai trong khi đó gần một nửa phát hiện kiểm toán trong các cuộc kiểm toán sau thiên tai đến từ các dự án vô hình. Chủ đầu tư của các dự án tái thiết được chia thành nhóm Chính phủ, chính quyền địa phương hoặc các đơn vị tư nhân làm chủ đầu tư, 2 phần 3 kết quả kiểm toán trước thiên tai là từ các dự án do chính quyền địa phương làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, giai đoạn sau khi xảy ra thiên tai thì tỷ lệ giữa ba nhóm này cơ bản tương đương. Các đặc điểm khác của kiểm toán quản lý thiên tai Các cuộc kiểm toán về công tác quản lý thiên tai phần lớn đều diễn ra ở cấp độ dự án. Ví dụ như, cuộc kiểm toán quản lý thiên tai điển hình là nhằm xác định liệu các dự án xây dựng do Chính phủ tài trợ có được tiến hành phù hợp với ngân sách được phê duyệt, với luật và các quy định khác. Do đó, phần lớn các cuộc kiểm toán về quản lý thiên tai đều trở thành cuộc kiểm toán thường xuyên. Các kiểm toán viên chuyên về lĩnh vực này cần tìm hiểu các quy định liên quan để có thể tiến hành kiểm toán hiệu quả. Liên quan đến cấp độ kiểm toán, rõ ràng rằng các cuộc kiểm toán chủ yếu mang tính đặc thù của từng bộ phận. Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra các dự án hay hỗ trợ tài chính từ mỗi cơ quan phụ trách. Đặc điểm này một phần xuất phát từ cơ cấu tổ chức của Ủy ban. Từng cuộc kiểm toán riêng biệt này giúp cho các kiểm toán viên xác định các hành vi không phù hợp ở cấp độ vi mô và thông báo cho đồng nghiệp ở các bộ phận khác thông qua cơ chế phối hợp chéo. Về cách thức kiểm toán, các kiểm toán viên thường dựa vào lĩnh vực kiểm toán và kiểm tra tài liệu do đơn vị được kiểm toán cung cấp. Cách tiếp cận truyền thống này vẫn được áp dụng cho kiểm toán quản lý thiên tai và được phần lớn kiểm toán viên sử dụng. Ngoài ra, các công cục mới được sử dụng như công nghệ viễn thám, hệ thống thông tin địa lý (GIS) và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) cũng được sử dụng rộng rãi hơn cho các cuộc kiểm toán trong tương lai về địa lý cũng như kiểm toán chuyên đề như hướng dẫn của ISSAI 5510. Ví dụ cụ thể Ví dụ cụ thể sau đây trình bày kết quả kiểm toán đã được Ủy ban Kiểm toán Nhật Bản thực hiện. Sự phát triển của mạng lưới công nghệ thông tin ngăn ngừa thiên tai sử dụng trong các khu đô thị Đây là kết quả kiểm toán các dự án được triển khai bởi các chính quyền địa phương nhằm thiết lập cơ sở hạ tầng hữu hình dành cho trường hợp động đất khẩn cấp. Bộ Đất đai, cơ sở hạ tầng, giao thông và du lịch đã hỗ trợ cho các chính quyền địa phương để thực hiện các dự án giúp cấu trúc đô thị linh hoạt hơn với thiên tai. Viện trợ này sẽ được phân phối khi các thành phố xây dựng hạ tầng viễn thông để đảm bảo kết nối trong trường hợp khẩn cấp với điều kiện các cơ sở này được xây dựng dựa trên “kế hoạch 5 năm về khuyến khích phát triển đô thị thích ứng động đất” trong đó các thành phố phát triển theo hướng ngăn ngừa thảm họa động đất. Ngoài ra, trong việc lắp đặt các thiết bị radio trong các tòa nhà đều phải đảm bảo đã được khảo sát địa chấn để hệ thống có thể hoạt động khi có động đất. Ủy ban Kiểm toán cũng đã kiểm tra 72 cơ sở trạm chủ và 14.021 cơ sở trạm vệ tinh trị giá 25 tỷ JPY (223,2 triệu USD), được thành lập từ năm 2008 đến 2015 tại 95 thành phố bằng cách xem xét các tài liệu liên quan và thực hiện kiểm tra tại chỗ. Theo đó, đã phát hiện 27 thành phố với 87 hệ thống radio trong các tòa nhà không được xác nhận hoặc không có khả năng chống chọi với các cơn địa chấn. Do đó, chúng sẽ không hoạt động hiệu quả khi có thiên tai. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 69Số 138 - tháng 4/2019 Ví dụ, thành phố Konan ở quận Kochi đã cài đặt hệ thống quản trị vô tuyến nhằm phát triển mạng lưới truyền thông như một phần của Dự án. Để truyền thông tin chính xác, nhanh chóng đến người dân khi một trận động đất lớn dọc theo máng Nankai (trận động đất Nankai) xảy ra, trạm chủ sẽ gửi dữ liệu đến các trạm vệ tinh trên toàn thành phố. Trạm chủ được cho là được thiết lập trong tòa nhà chính quyền thành phố, nơi đặt trụ sở quản lý các sự cố khẩn cấp, nhưng rõ ràng là tòa nhà thành phố không đủ khả năng chống chọi với động đất. Theo kiểm tra địa chấn Thành phố Konan đã thực hiện, Chỉ số cấu trúc địa chấn là 0,43, thấp hơn nhiều so với giá trị cần thiết cho trụ sở quản lý khẩn cấp là 0,9. Do đó, hệ thống vô tuyến hành chính sử dụng khi có thảm họa sẽ không hoạt động hiệu quả trong trường hợp xảy ra động đất ở Nankai. Do đó, Ủy ban kết luận rằng Bộ Đất đai, cơ sở hạ tầng, giao thông và du lịch (Bộ) cần phải thực hiện các biện pháp sau: • Để các hệ thống này hoạt động hiệu quả khi có động đất, Bộ cần phải hướng dẫn 27 thành phố xây dựng kế hoạch trong đó đưa ra các biện pháp cần thiết đối với các thiết bị đã được lắp đặt trong các tòa nhà song chưa đảm bảo khả năng chống chọi động đất. • Bộ cần thông báo cho các chính quyền địa phương rằng Mạng lưới thông tin ngăn ngừa thảm họa cần phải được lắp đặt trong các tòa nhà có đủ khả năng chống chọi động đất. • Nhà nước cần chủ trì thực hiện các dự án phục hồi tái thiết sau Đại động đất. kinh nghiệm đối với Việt Nam và kiểm toán nhà nước Việt Nam Ứng phó với thiên tai là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đặc biệt là với các địa phương vùng núi, vùng ven biển, nơi mà thiên tai xảy ra nhiều hơn các khu vực nội thị. Từ kinh nghiệm của Nhật Bản, có thể thấy rằng, việc ứng phó với thiên tai cần phải được tiến hành đồng bộ từ khâu phòng chống cho đến việc cứu trợ, cứu hộ cứu nạn và phục hồi hậu quả, tái thiết sau thiên tai. Ở nước ta, hệ thống dự báo thời tiết đã thực hiện khá tốt công tác dự báo để từ đó chính quyền các địa phương, các doanh nghiệp, các hộ dân, đặc biệt là những hộ nuôi trồng thủy sản (do thiên tai ở nước ta chủ yếu là bão, lũ lụt, lũ quét ở vùng núi...) có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Kiểm toán nhà nước Việt Nam chưa thực hiện riêng biệt cuộc kiểm toán chuyên đề về quản lý thiên tai, phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai mà chủ yếu lồng ghép trong các cuộc kiểm toán dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, công trình tiêu thoát lũ... hoặc các cuộc kiểm toán tài chính ngân sách địa phương với các khoản chi liên quan đến cứu trợ thiên tai. Để mang lại hiệu quả cao nhất, KTNN cần thực hiện cuộc kiểm toán chuyên đề kiểm toán hoạt động về công tác quản lý thiên tai từ khâu phòng tránh - ứng phó, giảm nhẹ thiệt hại trong thiên tai và giai đoạn cứu trợ, phục hồi. Đối với hoạt động này, kiểm toán tài chính không đóng vai trò quyết định mà chính là kiểm toán tính kinh tế - hiệu quả - hiệu lực của các chương trình ứng phó với thiên tai, và xa hơn là ứng phó biến đổi khí hậu. Từ đó, đưa ra các kiến nghị kiểm toán phục vụ cho công tác phòng tránh thiên tai như: về các công trình phòng tránh bão, các dự án xây nhà vượt lũ, nhà nổi... Thực hiện chủ đề của Đại hội lần thứ 14 các Cơ quan Kiểm toán tối cao châu á (ASOSAI 14), KTNN cần thực hiện nhiều cuộc kiểm toán liên quan đến các vấn đề phát triển bền vững nói chung và thực hiện sứ mệnh trong việc giúp cho người dân ứng phó với thiên tai nói riêng, không để thiên tai ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO Audit of disaster management in Japan - Recent Trends and Characteristics, Board of Audit of Japan, ASOSAI Journal. VAÊN BAÛN MÔÙI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN70 Số 138 - tháng 4/2019 khuYeáN caùo cuûa cuïc thueá thaøNh phoá hoà chí miNh veà caùc sai phaïm thueá thöôøNg gaëp Trong khuyến cáo này, Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh nêu lên một số sai phạm thuế thường gặp như sau: Đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết ▶ Xác định giá mua các yếu tố đầu vào như nguyên liệu, máy móc thiết bị, công nghệ chuyển giao cao hơn giá thị trường. ▶ Xác định giá bán hàng hóa hoặc dịch vụ thấp hơn giá thị trường. ▶ Kê khai việc cung cấp các loại dịch vụ nhưng trên thực tế dịch vụ đó không phát sinh. ▶ Thanh toán chi phí công ty mẹ phân bổ cho công ty con, các khoản thanh toán hộ trong tập đoàn không minh bạch, không chứng minh được dịch vụ đã cung cấp. ▶ Chi trả các khoản về nhãn hiệu, bản quyền, chi phí huấn luyện, đào tạo nhưng không chứng minh được tính hợp lý. ▶ Trả lãi vay cho các bên liên kết cao hơn lãi suất của ngân hàng thương mại hoặc cho các bên liên kết báo lỗ hoặc đang hưởng thuế suất ưu đãi vay không lãi suất. ▶ Giao dịch với các công ty có thuế suất ưu đãi hoặc có trụ sở tại các “thiên đường thuế”. Cũng được đề cập trong khuyến cáo, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra/kiểm tra các doanh nghiệp có giao dịch liên kết (GDLK) thuộc các nhóm đối tượng sau: ▶ Doanh nghiệp lỗ liên tục nhiều năm, lỗ hết vốn chủ sở hữu nhưng vẫn tiếp tục hoạt động, mở rộng đầu tư và doanh thu ngày càng tăng trưởng; ▶ Các công ty có thu nhập cao trong giai đoạn ưu đãi nhưng thu nhập giảm dần trong giai đoạn hết ưu đãi; ▶ Công ty có tỷ suất lợi nhuận liên tục thấp hơn lợi nhuận bình quân ngành trên địa bàn. Như vậy, nhằm quản lý và giảm thiểu rủi ro liên quan đến các vấn đề về xác định giá GDLK, người nộp thuế cần phải soát xét lại tình hình tuân thủ các quy định về xác định giá GDLK trong việc kê khai và lập hồ sơ xác định giá GDLK, đánh giá rủi ro liên quan và chính sách giá trong nội bộ Tập đoàn nhằm chủ động chuẩn bị/lưu giữ đầy đủ các tài liệu chứng minh. Đối với doanh nghiệp hoạt động xây dựng và bất động sản Hành vi sử dụng phương pháp thời điểm để thực hiện lách thuế không đúng pháp luật ▶ Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản: Không lập hóa đơn, không khai thuế GTGT, không tạm nộp thuế TNDN khi thu tiền theo tiến độ trong hợp đồng. ▶ Doanh nghiệp hoạt động xây dựng: Không lập hóa đơn, hoặc lập hóa đơn không đúng thời điểm phát sinh doanh thu nhằm mục đích chờ hợp thức hóa chứng từ đầu vào để giảm số thuế phải nộp. ▶ Doanh nghiệp hoạt động xây dựng xuất hóa đơn theo số tiền tạm ứng để chủ đầu tư khấu trừ thuế GTGT không đúng theo quy định. ▶ Xuất hóa đơn sai thời điểm như đã bàn giao bất động sản nhưng không xuất hóa đơn, chờ khi toàn bộ dự án hoàn thành mới xuất hóa đơn; không lập hóa đơn đối với số tiền khách hàng chưa thanh toán cho phần bất động sản đã bàn giao. Hành vi sử dụng phương pháp chuyển đổi để thực hiện lách thuế ▶ Doanh nghiệp chuyển nhượng bất động sản cho cá nhân với giá thấp hơn giá thị trường nhằm làm giảm nghĩa vụ thuế TNDN (20% trên lợi nhuận), sau đó cá nhân bán lại cho nhà đầu tư theo giá thị trường (nộp thuế 2% trên giá bán). Hành vi sử dụng phương pháp chuyển lợi nhuận để thực hiện lách thuế NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 71Số 138 - tháng 4/2019 ▶ Chuyển lợi nhuận từ doanh nghiệp áp dụng thuế suất thuế TNDN phổ thông sang doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế TNDN hoặc đang lỗ. ▶ Thỏa thuận cho vay/ hoặc cho mượn không lãi suất, vì nếu phát sinh lãi, công ty cho vay sẽ phải kê khai tính thuế trên lãi vay ngay trong năm, trong khi công ty đi vay chưa được khấu trừ toàn bộ chi phí lãi vay mà lãi vay này được vốn hóa và chỉ được khấu trừ trong chi phí khấu hao tài sản. Hành vi gian lận thuế ▶ Thành lập một chuỗi doanh nghiệp để nâng khống chi phí và số thuế GTGT khấu trừ từ các nhà thầu phụ, nhà thầu chính, doanh nghiệp làm dự án và trong đó có một nhà thầu phụ sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. ▶ Hạch toán sai pháp luật kế toán dẫn đến kê khai sai chi phí được trừ. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử ▶ Không thực hiện khai báo doanh thu, hoặc khai báo doanh thu không đầy đủ. Để phát hiện các hành vi này, cơ quan thuế có thể sử dụng các biện pháp như sau: - Thông qua các trang web bán hàng, xác định tài khoản nhận thanh toán tiền mua hàng, và sau đó tiến hành xác minh tại ngân hàng để xác định doanh thu bán hàng nhưng không kê khai nộp thuế. - Thanh tra, kiểm tra hoặc xác minh tại các đơn vị ký hợp đồng nhận vận chuyển giao hàng hóa có thu hộ tiền cho người bán. ▶ Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, xác định các dịch vụ tiêu dùng tại Việt Nam nhưng kê khai là dịch vụ xuất khẩu. ▶ Xác định sai phạm liên quan đến các dịch vụ quảng cáo, dịch vụ nhập liệu, dịch vụ xử lý dữ liệu mà đang kê khai là hoạt động sản xuất phần mềm hưởng ưu đãi thuế suất thuế TNDN 10% (thay vì thuế suất thuế TNDN phổ thông). ▶ Các khuyến cáo này thể hiện quyết tâm tăng cường công tác Thanh tra, Kiểm tra của cơ quan Thuế, do đó các doanh nghiệp cần có sự tuân thủ phù hợp. VAÊN BAÛN MÔÙI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN72 Số 138 - tháng 4/2019 PHIếU ĐẶT MUA TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOáN Đơn vị: ................................................................................ Địa chỉ: ................................................................................ Số điện thoại: .......................... Fax: ................................... Mã số thuế: ......................................................................... Số tài khoản: ....................................................................... tại: ....................................................................................... Đặt mua TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOáN Với số lượng: ............... cuốn/kỳ xuất bản Số tiền: 9.500 đồng/cuốn x ...... = ........... ... /kỳ xuất bản KÍNH GỬI: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU kHOA HỌC kIỂM TOÁN Địa chỉ: Số 111 Trần Duy Hưng - Cầu Giấy - Hà Nội Tel: 024 6282 2213 Website: khoahockiemtoan.vn Email: tcnckhkt@yahoo.com.vn / tapchinghiencuukhoahoc@sav.gov.vn Số tài khoản: 0451000375016 tại NH Ngoại Thương Hà Nội, Chi nhánh Thành Công ... Ngày ... tháng ... năm 20........ Thủ trưởng đơn vị Bản tin do Ernst &Young Việt Nam cung cấp Xaùc ÑÒNh soá thueá thu Nhaäp caù NhaÂN Ñöôïc giaûm taïi khu kiNh teá Naêm 2018 ▶ Theo nghị định số 82/2018/NĐ-CP, ưu đãi về việc giảm 50% số thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công mà cá nhân nhận được do làm việc tại Khu Kinh tế không còn được áp dụng từ ngày 10 tháng 07 năm 2018. ▶ Vừa qua, TCT ban hành CV 1285 hướng dẫn chi tiết cách xác định số thuế TNCN được giảm cho các cá nhân nêu trên khi quyết toán thuế TNCN năm 2018 như sau: Thuế TNCN được giảm = Tổng số thuế TNCN phải nộp trong năm x Thu nhập chịu thuế tại Khu kinh tế cá nhân nhận từ 1/1/2018 đến 9/7/2018 x 50% Tổng thu nhập chịu thuế trong năm tính thuế Trong đó: ▶ Tổng số thuế TNCN phải nộp trong năm là thu nhập chịu thuế từ tiền công, tiền lương phát sinh trong năm tính thuế theo quy định của pháp luật về thuế TNCN. ▶ Tổng thu nhập chịu thuế trong năm tính thuế là thu nhập chịu thuế từ tiền công, tiền lương cá nhân được nhận bao gồm cả thu nhập trong Khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu và thu nhập ngoài Khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu (nếu có).
File đính kèm:
- tap_chi_nghien_cuu_khoa_hoc_kiem_toan_so_139_52019.pdf