Tạo hình đồ đồng dân gian Việt Nam thời Nguyễn (Thế kỷ XIX - XX) trong bối cảnh giao lưu và tiếp biến với đồ đồng Trung Quốc

2.3. Các motif trang trí đầy nét kỳ lạ và thần bí, mang đậm sắc thái ảnh hưởng của

tôn giáo Trung Quốc trong đồ đồng dân gian Việt Nam thời Nguyễn (thế kỷ XIX - XX)

Qua nghiên cứu, chúng tôi xác định được 7 dạng thức tạo hình hoa văn trên đồ

đồng từ thời nhà Thương đến nhà Chu của Trung Quốc, cho thấy sự giao lưu và tiếp

biến trong nghệ thuật đồ đồng dân gian Việt Nam thời Nguyễn (thế kỷ XIX - XX) như

sau: một là hoa văn Taotie (thao thiết), hai là hoa văn quỳ long (rồng mặt nghiêng), ba

là hoa văn chim phượng, bốn là nhóm hoa văn thiết khúc và hoa văn gợn sóng (hoa văn

hoàn đới), năm là nhóm hoa văn bàn hôi, hoa văn lông vũ và hoa văn biến hình, sáu là

nhóm hoa văn mang phong cách tả thực, bảy là hoa văn bằng văn tự. Trong đó, tiêu biểu

và rõ nét nhất là ở các hoa văn sau:

* Hoa văn Taotie

Hoa văn Taotie là dạng hoa văn trên đồ đồng thịnh hành nhất vào thời đại nhà

Thương, Chu. Tên Taotie được đặt bởi các học giả nhà Tống do dựa theo những ghi

chép trong “Lã thị Xuân Thu” do Lã Bất Vi - thừa tướng nước Tần thời Chiến Quốc sai

các môn khách soạn, gồm ba phần lớn là Kỷ, Lãm, Luận. Trong phần Lãm có nói: Hoa

văn Taotie trên những chiếc bình thời nhà Chu đều có đặc điểm là “có đầu mà không có

thân”. Hoa văn Taotie trên đồ đồng về cơ bản đều đúng như những ghi chép này. Thế

nhưng, mới đầu hoa văn Taotie xuất hiện trên đồ đồng lại không phải là trên những

chiếc “đỉnh thời nhà Chu”, mà là trên những chiếc “bình thời nhà Thương”, khác biệt về

thời gian là vài trăm năm. Hơn thế, trong hoa văn Taotie ngoài hình ảnh những động vật

kỳ lạ chỉ thấy đầu mà không thấy thân, cũng có không ít hoa văn có thân, móng vuốt và

đuôi. Chính vì vậy, sau này cũng có nhiều người chủ trương gọi những hoa văn này là

“hoa văn mặt thú”, thế nhưng, đa số mọi người vẫn thích sử dụng thuật ngữ “hoa văn

Taotie” vì nó mang đầy sắc thái thần bí.

Tạo hình đồ đồng dân gian Việt Nam thời Nguyễn (Thế kỷ XIX - XX) trong bối cảnh giao lưu và tiếp biến với đồ đồng Trung Quốc trang 1

Trang 1

Tạo hình đồ đồng dân gian Việt Nam thời Nguyễn (Thế kỷ XIX - XX) trong bối cảnh giao lưu và tiếp biến với đồ đồng Trung Quốc trang 2

Trang 2

Tạo hình đồ đồng dân gian Việt Nam thời Nguyễn (Thế kỷ XIX - XX) trong bối cảnh giao lưu và tiếp biến với đồ đồng Trung Quốc trang 3

Trang 3

Tạo hình đồ đồng dân gian Việt Nam thời Nguyễn (Thế kỷ XIX - XX) trong bối cảnh giao lưu và tiếp biến với đồ đồng Trung Quốc trang 4

Trang 4

Tạo hình đồ đồng dân gian Việt Nam thời Nguyễn (Thế kỷ XIX - XX) trong bối cảnh giao lưu và tiếp biến với đồ đồng Trung Quốc trang 5

Trang 5

Tạo hình đồ đồng dân gian Việt Nam thời Nguyễn (Thế kỷ XIX - XX) trong bối cảnh giao lưu và tiếp biến với đồ đồng Trung Quốc trang 6

Trang 6

Tạo hình đồ đồng dân gian Việt Nam thời Nguyễn (Thế kỷ XIX - XX) trong bối cảnh giao lưu và tiếp biến với đồ đồng Trung Quốc trang 7

Trang 7

Tạo hình đồ đồng dân gian Việt Nam thời Nguyễn (Thế kỷ XIX - XX) trong bối cảnh giao lưu và tiếp biến với đồ đồng Trung Quốc trang 8

Trang 8

Tạo hình đồ đồng dân gian Việt Nam thời Nguyễn (Thế kỷ XIX - XX) trong bối cảnh giao lưu và tiếp biến với đồ đồng Trung Quốc trang 9

Trang 9

Tạo hình đồ đồng dân gian Việt Nam thời Nguyễn (Thế kỷ XIX - XX) trong bối cảnh giao lưu và tiếp biến với đồ đồng Trung Quốc trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 6340
Bạn đang xem tài liệu "Tạo hình đồ đồng dân gian Việt Nam thời Nguyễn (Thế kỷ XIX - XX) trong bối cảnh giao lưu và tiếp biến với đồ đồng Trung Quốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạo hình đồ đồng dân gian Việt Nam thời Nguyễn (Thế kỷ XIX - XX) trong bối cảnh giao lưu và tiếp biến với đồ đồng Trung Quốc

Tạo hình đồ đồng dân gian Việt Nam thời Nguyễn (Thế kỷ XIX - XX) trong bối cảnh giao lưu và tiếp biến với đồ đồng Trung Quốc
đầu lạc đà, mắt quỷ, cổ rắn, bụng 
cá sấu, vảy cá, móng đại bàng, tai bò” thì hình tượng rồng trên tác phẩm đỉnh đồng này 
cho thấy sự giao lưu và tiếp biến một cách nhuần nhị và hiền lành, mềm mại thành: 
sừng nai, mắt sáng, vảy cá chép, có bờm, bốn móng nhọn, đuôi xoắn ốc, kết hợp với vân 
mây và đao mác hình sét Như vậy, qua tác phẩm có thể khẳng định, trong dân gian 
 93 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
người ta tin rằng rồng lưu lại thông thường dưới đất, và ở đấy khi nó xuất hiện, đó là 
những dòng sông, là mong ước về nguồn nước, về mưa thuận gió hòa cho mùa màng 
sinh sôi, thóc lúa đầy bồ, cuộc sống no đủ 
 * Hoa văn thiết khúc 
 Từ giữa thời kỳ nhà Tây Chu trở về sau, các hoa văn trang trí trên đồ vật có từ đời 
nhà Thương đã dần dần được trừu tượng hóa, hình thành nên một loại hoa văn mới với 
tên gọi: hoa văn thiết khúc. Tên gọi này cũng do các học giả sau này dựa theo cách nói 
trong “Lã Thị Xuân Thu” đặt cho. Trên những chiếc đỉnh thời nhà Chu có hoa văn thiết 
khúc, là những đường nét dài, trên dưới đều có nét cong [H.5a]. Đặc trưng cơ bản của 
hoa văn thiết khúc là dạng hoa văn hình chữ S nằm ngang, phù hợp với đặc điểm trên, 
dưới “đều có nét cong”. 
 Hoa văn thiết khúc là biến thể của hoa văn chim muông, hoa văn rồng với những 
dấu tích rất rõ ràng. Thử lấy những mẫu hoa văn chim muông so sánh là có thể đoán 
được quá trình diễn biến cụ thể từ hoa văn chim muông thành hoa văn thiết khúc. 
 Tính thích nghi của hoa văn thiết khúc rất mạnh mẽ, có thể tùy nghi ứng dụng, 
cũng có thể trang trí vào những bộ phận khác nhau của đồ vật. Thịnh hành cùng thời 
điểm với hoa văn thiết khúc còn có hoa văn hình vòng nhiều lớp, hoa văn vảy cá nhiều 
lớp Hoa văn hình vòng nhiều lớp phần lớn đều là một dãy của những hình vòng tròn 
nối tiếp nhau, được coi như một dải trang trí ở phần miệng của đồ vật hoặc ở chân tròn. 
Hoa văn vảy cá nhiều lớp giống như vảy của động vật dưới nước, từng lớp từng lớp đan 
xen xếp lên nhau, có thể trang trí ở những bộ phận có diện tích lớn của đồ vật. 
H 5a. Hoa văn thiết khúc trên âu đựng H 5b. Hoa văn thiết khúc trên chuông đồng 
 thực phẩm nghi lễ cuối năm thứ 5 - thời Nguyễn, niên hiệu Khải Định 4 (1919) 
 đầu thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên 
 Từ các tác phẩm đồ đồng dân gian Việt Nam thời Nguyễn tại Bảo tàng Lịch sử 
Quốc gia hiện còn, chúng tôi nhận thấy ảnh hưởng từ hoa văn thiết khúc của Trung 
94 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
Quốc trên nhiều tác phẩm chất liệu đồng như hoa văn thiết khúc trên chuông đồng thời 
Nguyễn, niên hiệu Khải Định 4 (1919) [H.5b], và trên nhiều đồ đồng khác cùng thời. 
Hoa văn này thường là hoa văn trang trí phụ họa tại các góc vuông nhằm tạo cảm giác 
trang trọng và sự cân xứng trong các mảng, nhóm họa tiết trang trí chính. Đây chính là 
hoa văn theo kiểu hình học, là kiểu hoa văn thứ nhất đã trình bày ở phần trên của bài 
viết. Kiểu họa tiết này thực hiện dưới hình thức liên hoàn nguyên thủy, sát nhau theo 
nhịp điệu dích dắc, tạo thành dây thắt bởi một đường nối ở trung tâm. Nghĩa Hán Việt 
gọi tên kiểu trang trí này là hồi văn, tức là các nét thẳng, khỏe cứ lui tới, nối nhau, gấp 
đoạn, đặt trong tương quan giữa các họa tiết cong mềm và tạo hình ô-van của đỉnh 
chuông tạo nên sự hài hòa giữa cái tĩnh và cái động, sự khỏe khoắn và nét mềm mại, 
mau thưa khúc triết Như vậy, tuy là kiểu hoa văn phụ trợ, nhưng trong mọi trường 
hợp, nó rất tao nhã và có tính nghệ thuật cao. 
 * Hoa văn gợn sóng (còn gọi là hoa văn hoàn đới) [H.6a] là những hoa văn trang 
trí với những đường cong rộng và thoáng ngay dưới những hốc trống của hoa văn chữ S 
nằm ngang được thêm vào đó các hoa văn khác. Hoa văn gợn sóng, hoa văn rồng và hoa 
văn rắn có một mối quan hệ về nguồn gốc rất rõ nét. 
 Vào thời kỳ Tây Chu, những hoa văn trừu tượng này thịnh hành tuy đều là biến 
thể của những hoa văn động vật như hoa văn mặt thú, hoa văn rồng, hoa văn chim trước 
đó, thế nhưng ý thần bí chứa đựng trong đó đã dần giảm đi, thể hiện xu hướng chung 
của nghệ thuật tạo hình thời Tây Chu là phát triển theo hướng lý tính hơn. 
 H 6a. Hoa văn gợn sóng trên đỉnh đồng H 6b. Hoa văn gợn sóng trên quai chuông 
 thời nhà Thương, tại Bảo tàng Văn hóa đồng, niên hiệu Tự Đức (1855) chùa Thanh 
 huyện Đôn Hóa, tỉnh Thiểm Tây Vân (Vĩnh Phúc) tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia 
 Tại Việt Nam, các tác phẩm đồ đồng thế kỷ XIX - XX cho thấy ảnh hưởng từ hoa 
văn gợn sóng của Trung Quốc trên miệng giao long ở quai chuông đồng (niên hiệu Tự 
 95 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
Đức 1855) chùa Thanh Vân, tỉnh Vĩnh Phúc [H.6b] và ở vị trí tương tự tại các quai 
chuông đồng chùa Phổ Quang, tỉnh Đắk Lắc; chuông đồng đền Tối Linh (tỉnh Thừa Thiên 
Huế)... Hoa văn gợn sóng trên miệng giao long ở quai chuông đồng chùa Thanh Vân là 
motif gồm những đường lượn cong đều. Chúng tôi nhận thấy ở motif này có hình tượng 
lưỡng nguyên, vừa là hình tượng nước vừa mang hình tượng núi lại phảng phất hình mây. 
Như vậy, có thể nhận thấy rằng người nghệ nhân xưa muốn gửi gắm vào những tác phẩm 
ấy mong ước của cư dân nông nghiệp lúa nước về những điều tốt lành, hạnh phúc, phồn 
thực và cát tường. 
 * Hoa văn trang trí bằng văn tự 
 Khắc chữ trên đồ đồng trước thời Đông Chu vốn dĩ đều là khắc ở những chỗ thấy 
rõ như thành trong của đồ chứa. Sau thời Đông Chu, đã coi văn tự là một dạng trang trí 
và khắc lên những chỗ có thể nhìn rõ trên đồ vật . 
 Một ví dụ có thực sớm nhất là chiếc hũ Loan Thư (tên một vị quan của nước Tấn) 
từ thời kỳ Xuân Thu, bề mặt chiếc hũ sáng bóng không có hoa văn trang trí, nhưng trên 
phần cổ và vai của chiếc hũ có bốn hàng với tổng cộng 40 chữ khắc, giữa các nét chữ 
được khảm vàng, vô cùng đẹp mắt. Những tác phẩm tương tự còn có chiếc tiệt (tiệt là 
một loại giấy ghép giao thông đường thủy và đường bộ do đế vương hoặc chính quyền 
cấp cho người dân trong thời cổ đại) của Ngạc Quân Khởi (công tử của nước Sở). 
 Do tính chất cần phải thích ứng với những đòi hỏi trong việc trang trí, cấu trúc văn 
tự trong khắc chữ trên đồ đồng cũng dần phát triển theo hướng hình ảnh. Vào thời kỳ 
Xuân Thu chiến quốc, trên những binh khí mà tầng lớp quý tộc trong các nước chư hầu 
như Ngô, Việt, Sở, Thái, Tống, sử dụng đều khắc chữ triện điểu trùng có khảm vàng 
làm hoa văn trang trí. Phong cách này được kéo dài mãi đến đời nhà Hán, có những chữ 
khắc trên đồ đồng thậm chí còn phát triển đến mức khó mà phân biệt được giữa chữ 
khắc và hoa văn khác. 
 Tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, tác phẩm đồ đồng cho thấy ảnh hưởng từ hoa văn 
trang trí bằng văn tự của Trung Quốc thể hiện rõ trên khánh đồng thời Nguyễn và trên 
nhiều hiện vật khác như chuông, cuốn thư, đỉnh, bát nhang, Khánh đồng thời Nguyễn 
có công dụng như mọi chiếc khánh “tập chúng” khác là dụng cụ dùng để dẫn đường 
hoặc tập hợp tín đồ trong các sinh hoạt cộng đồng cũng như trong tế lễ. Khánh này có 
kích thức rộng 54,5 cm, cao 55 cm, dày 1,2 cm. Khánh có dạng giống mặt trăng thượng 
huyền. Mặt khánh khắc văn tự chữ Hán, nội dung tạm dịch như sau: “Ngày 11, tháng 4 
năm Nhâm Dần, niêu hiệu Thiệu Trị năm thứ 2 (1842) Hội Thiện Duyên và đại sư trụ trì 
chùa xã Đại Lộc cùng làm việc công đức là mua một chiếc khánh nặng 15 cân, giá 15 
quan dâng cúng vào miếu Quán Thánh”. Như vậy, đây là kiểu hoa văn thứ hai đã được 
96 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
nhắc đến ở phần 2 của bài viết, hoa văn hình văn tự không chỉ là hoa văn rất đẹp dùng 
để trang trí, mà còn là minh chứng về nguồn gốc hiện vật. Tạo hình các hoa văn này cho 
thấy nghệ nhân phóng ra những nét độc đáo và bất ngờ mà không bị một chút khó khăn 
nào ngăn cản, cảm giác như họ không cố gắng gì trong việc thực hiện một tác phẩm tao 
nhã hài hòa với sự tế nhị trong ý tưởng. Ở đây, những nét móc mạnh bạo, những đường 
cong tinh anh đã làm đoạn văn tự trên thoát ly khỏi nội dung thông báo về nguồn gốc 
xuất xứ của chiếc khánh để vươn đến tầm một tác phẩm nghệ thuật độc lập phản ánh vẻ 
đẹp thanh nhã, trang trọng mà vẫn khỏe khoắn mang đậm tinh thần của đồ đồng dân 
gian Việt Nam thời Nguyễn (thế kỷ XIX - XX). 
 3. Kết luận 
 - Văn hóa Trung Hoa là một trong những nền văn hóa lâu đời, liên tục, phong 
phú và đa dạng nhất trên thế giới. Nghệ thuật tạo hình đồ đồng ở Trung Quốc là một 
thành tố của văn hóa Trung Hoa, cho thấy một sự phát triển liên tục trong tạo hình hệ 
thống hoa văn trang trí từ thời cổ đại đến các triều đại phong kiến và là một trong những 
hình thức quan trọng nhất của nghệ thuật Trung Quốc. Hoa văn trên đồ đồng Trung 
Quốc đã giao lưu, tiếp biến với các nước ở khu vực Đông Á như: Triều Tiên, Thái Lan, 
Nhật Bản và đặc biệt là Việt Nam, Nó bồi đắp và làm phong phú, rực rỡ sắc màu hơn 
trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa, tạo nên một bức tranh sinh động trong nghệ 
thuật chế tác đồ đồng của các quốc gia châu Á. 
 - Sự tiếp xúc miến cưỡng dẫn đến đối lập văn hóa, do nô dịch văn hóa và chính 
trị đã làm Việt Nam (khi tự chủ) có những hành động tiêu cực nhằm bài xích các giá trị 
văn hóa nghệ thuật, trong đó có nhiều tác phẩm đồ đồng đã bị phá hủy. Tuy nhiên, theo 
nhận thức của chúng tôi, ngày nay chúng ta nên nhìn nhận lại các giá trị lịch sử mỹ 
thuật ấy, không nên bác bỏ sự tiếp nhận một cách sâu sắc các giá trị văn hóa Trung Hoa, 
bởi ảnh hưởng từ văn hóa bên ngoài (như Trung Quốc và các nước trong khu vực châu 
Á) chỉ như một lớp “vecni” phủ trên một nền văn hóa chung của Việt Nam, trong đó 
mỗi tác phẩm mỹ thuật, mỗi sản phẩm chất liệu đồng đã không bị mất đi tính cách riêng 
độc đáo của mình mà vẫn dựa trên cơ sở tiếp tục phát triển bản sắc văn hóa riêng của 
người Việt. 
 - Sự giao lưu tiếp biến và kết hợp giữa những hoa văn phong phú đa dạng và các 
kiểu hình khéo léo, tinh tế của Trung Quốc với nét hiền lành, thô khỏe, mộc mạc đậm 
chất dân gian của mỹ thuật Việt đã mang lại một vẻ đẹp độc đáo trong nghệ thuật đồ 
đồng dân gian Việt Nam thế kỷ XIX - XX góp phần tạo ra một bầu không khí trang 
trọng và bí ẩn ở nơi nó xuất hiện, và không khí linh thiêng đó đặc biệt quan trọng trong 
nghi lễ ở Việt Nam thời Nguyễn. Vì vậy, các họa tiết trang trí trên đồ đồng là một yếu 
 97 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
tố quan trọng của nội dung tinh thần trên đồ đồng giai đoạn này. Hiệu quả của hoa văn 
trên đồ vật bằng đồng nói lên nhận thức thẩm mỹ của con người khi sáng tạo tác phẩm, 
các hình tượng trang trí đó đại diện cho tư tưởng triết lý, đan xen huyền thoại và thực tế 
của nghệ thuật tạo hình Việt. 
 - Như vậy có thể khẳng định, trên suốt trường kỳ lịch sử mỹ thuật Việt Nam, 
dòng chảy của đồ đồng trải qua hầu hết các thời đại từ thời kỳ Đông Sơn, qua Bắc thuộc 
đến Lý, Trần, Lê, Nguyễn, hình thành một dòng chảy “cuồn cuộn” trong tạo hình đồ 
đồng dân gian, dòng chảy ấy không có sự cản trở đối kháng, nó cuốn hút và chi phối cả 
những sản phẩm chính thống cung đình, đôi khi được nâng lên tầm bác học, luôn xanh 
tươi một truyền thống hòa hợp, nhân ái để tạo nên sức mạnh tinh thần của mỹ thuật 
Việt. Chắt lọc những tinh hoa qua quá trình giao lưu và tiếp biến với nghệ thuật đồ đồng 
Trung Quốc, nghệ thuật đồ đồng dân gian Việt Nam thời Nguyễn (thế kỷ XIX - XX) 
hiện lên trong mối giao cảm nhuần nhị, uyển chuyển, cho thấy phảng phất nét đẹp mới 
tinh diệu hơn nhưng vẫn mang vẻ đẹp hướng thiện, hướng thượng, đậm đà sắc thái văn 
hóa Việt, vượt qua mọi thử thách của lịch sử, tự hào mãi mãi là ta. Ở đây, quá khứ nghệ 
thuật đồ đồng Đông Sơn không níu giữ mà cộng hưởng với tinh hoa các thời đại và 
thêm sự gặp gỡ với phương Bắc tạo thành bệ phóng của hiện tại, tiếp sức cho đồ đồng 
hiện đại những phong cách tạo hình, kỹ thuật chế tác và motif trang trí đặc sắc, hướng 
đến vẻ đẹp vị nhân sinh, gần gũi với cuộc sống nhân gian. Tiếp nối truyền thống cha 
ông, các nghệ nhân đúc đồng ngày nay đã đưa tư tưởng cuộc sống hiện tại hòa quyện 
với những họa tiết tinh hoa và các kỹ thuật điêu luyện ùa vào nghệ thuật qua chất liệu 
đồng cho người xem sự xốn xang niềm lạc quan, phấn chấn và cả chiều sâu suy nghĩ về 
vẻ đẹp vô hạn của một loại hình nghệ thuật truyền thống. Thành công nối tiếp thành 
công của các tác phầm đồ đồng hiện đại khẳng định sự chuyển tiếp các giá trị này bởi 
chúng đã đưa lại cho người thưởng ngoạn cảm giác sinh động, vượt thường, các tác 
phẩm dường như có linh hồn và gây nên sự liên tưởng rằng tư tưởng nhân sinh có thể 
thoát khỏi chất liệu đồng cứng rắn, bền vững để cho ta cảm nhận sự phập phồng của hơi 
thở thời đại. 
 - Đồ đồng dân gian Việt Nam thời Nguyễn về quy mô có thể không hoành tráng 
như sản phẩm của cung đình Nguyễn nhưng về kỹ thuật và mỹ thuật thì không hề thua 
kém và đã để lại cho đời sau rất nhiều sản phẩm quý giá. Điều đặc biệt hơn nữa là các 
nghệ nhân tạo tác đồ đồng dân gian Việt Nam thời Nguyễn đã rất linh hoạt và sáng tạo 
khi giao lưu với văn hóa phương Bắc nhưng có sự chuyển hóa tinh tế, luôn kế thừa và 
vun gốc bản sắc dân tộc, dành cho dân gian chất sống mạnh mẽ, cộng với mối giao cảm 
tư tưởng của thời đại để kiên định bản lĩnh sáng tạo, từ đó tạo ra các tác phẩm nghệ 
98 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
thuật mang đậm bản sắc người Việt, góp phần khẳng định giá trị mỹ thuật Việt Nam nói 
riêng và văn hóa nghệ thuật Việt Nam nói chung trong dòng chảy tiến hóa của văn minh 
xã hội loài người. Từ đó, có thể khẳng định rằng, nghệ thuật tạo hình đồ đồng dân gian 
thế kỷ XIX - XX là một minh chứng giá trị tư tưởng và thẩm mỹ, giúp chúng ta hình 
dung được phần nào lịch sử, văn hóa, xã hội Việt Nam thời Nguyễn. 
 Tài liệu tham khảo 
Việt ngữ 
 1. Trần Lâm Biền (2001), Trang trí trong Mỹ thuật truyền thống của người Việt, 
Nxb Văn hóa Dân tộc. 
 2. Cục Di sản, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (BTLSVN) và Hội đồng giám định cổ 
vật - Bộ Văn hoá Thông tin (2003), Cổ vật Việt Nam, Nxb Hà Nội. 
 3. Hàng Gian, Quách Thu Huệ (2012) (Trương Gia Quyền dịch), Thủ công mỹ 
nghệ truyền thống Trung Quốc, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 
 4. Phạm Quang Hoan, Ðoàn Ðình Thi (1991), Ðôi nét về phương pháp nghiên 
cứu hoa văn dân tộc, Tạp chí Dân tộc học, số 03. 
 5. Trần Thị Liên, Phạm Văn Đấu, Phạm Minh Trị (1988), Khảo sát văn hóa 
truyền thống Đông Sơn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 
 6. Huỳnh Văn Lý (1995), Hoa văn trang trí các nước Ðông Tây, Nxb. Tp HCM. 
Ngoại ngữ 
 7. Annee (1934), Bulletin des Amis du Vieux Hue, Juil - Sest 
 8. Anthony J.Allen (2001), Allen's Authentication of Ancient Chinese Bronzes, 
hardboard, Auckland. 
 9. Avery Brundage (1966), The ancient chinese bronzes, published by Berkeley 
 10. Bernanose (Marcel) & Dumoutier (Gustave) (1932), Index général des tomes 
XIX-XX du Bulletin de l'Ecole Française d'Extrême-Orient, Françe book. 
 11. Russian Book (1991), Technology Machining Metal Steel Making Art 
Casting Brass Bronze, Kiev Ukraina 
 12. Léopold Cadière, L' Art à Hué, Nouvelle Edition (1930) autorisée par l' 
Association des Amis du Vieux Hué 
(Người phản biện: TS. Đoàn Dũng Sỹ; ngày nhận bài: 11/5/2017; ngày gửi phản biện 
16/5/2017; ngày duyệt đăng 30/6/2017) 
 99 

File đính kèm:

  • pdftao_hinh_do_dong_dan_gian_viet_nam_thoi_nguyen_the_ky_xix_xx.pdf