Tài liệu về Phóng sự truyền hình

I. Phóng sự truyền hình:

1. Khái niệm:

- Phóng sự truyền hình là một thể loại mạnh của báo hình, có khả năng phản ánh hiện thực chân thật qua lăng kính cá nhân, vừa khách quan vừa giàu cảm xúc. Phóng sự có thể phản ánh sự kiện ở mức độ toàn diện, sâu rộng, có phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp.

- PS truyền hình chuyển tải thông tin bằng ngôn ngữ đặc biệt, là sự kết hợp của hình ảnh, âm thanh lời bình, âm thanh hiện trường và những thông tin trình bày trên màn hình.

Phóng sự truyền hình cũng như các thể ký truyền hình khác, đều thông tin về người thật, việc thật trong một quá trình phát sinh và phát triển. Không chỉ dừng lại ở việc thông tin, phóng sự còn cố gắng thẩm định hiện thực, trả lời những câu hỏi mà hiện thực đặt ra. Phóng sự cớ đầy đủ khả năng nêu rõ những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình diễn biến, bối cảnh của sự kiện và cách giải quyết các mâu thuẫn để làm cho người xem có khả năng hình dung khá đầy đủ những biến cố xảy ra như chính họ chứng kiến.

Trong phóng sự truyền hình dấu ấn chủ quan của tác giả thể hiện rõ nét, đó là “cái tôi” vừa lôgic , lý trí giàu lý lẽ và ở một chừng mực nào đó và sử dụng sức mạnh của cảm xúc. Trong nhiều trường hợp, cảm xúc thẩm mỹ trở thành một động lực đưa tác phẩm đạt tới những phẩm chất khác lạ. Cái tôi nhân chứng khách quan khiến cho công chúng luôn tin tưởng rằng họ đang tiếp xúc với sự thật hoàn toàn. Ở khía khác, cái tôi còn góp phần tạo ra giọng điệu và thể hiện khuynh hướng của tác phẩm. Đối tượng phản ánh của phóng sự truyền hình là những “hoàn cảnh có vấn đề” đang được đông đảo công chúng quan tâm. Cuộc sống vô vàn những sự kiện, tình huống mới nảy sinh, nhưng phóng sự truyền hình chỉ lựa chọn những cái tiêu biểu nhất nằm trong dòng thời sự chủ lưu. Tuy nhiên không phải sự kiện tiêu biểu nào cũng có thể trở thành phóng sự truyền hình. Chỉ khi nào cuộc sống xuất hiện những câu hỏi , những hiện tượng cần giải đáp thì phóng sự mới xuất hiện. Trong thực tế, phóng sự truyền hình thường gắn liền với những thời điểm mà ở đó đời sống của xã hội đang có những chuyển biến mạnh mẽ. Hoàn cảnh của sự kiện trong phóng sự truyền hình thường được giới thiệu đầu tiên, nhằm giúp cho công chúng có một bức tranh toàn cảnh, một đối tượng ban đầu về sự kiện và những vấn đề phát sinh từ sự kiện đó.

Ngôn ngữ trong phóng sự truyền hình gần gũi với ngôn ngữ văn học. Nó cho phép tác giả sử dụng khả năng miêu tả, tự thuật, nghị luận, trữ tình .

Phóng sự truyền hình còn có thể sử dụng yéu tố văn học nghệ thuật, (tuỳ thuộc vào cá tính, tài năng của tác giả) và nhấn mạnh về mặt thông tin, mặt xử lý chất liệu cụ thể.

Qua những điều trên có thể đưa ra một khái niệm chung về phóng sự truyền hình như sau: Phóng sự truyền hình là một thể loại báo truyền hình thuộc nhóm chính luận nghệ thuật, phản ánh các sự kiện, con người, tình huống, hoàn cảnh điển hình trong quá trình phát sinh , phát triển, đồng thời thẩm định hiện thực đó qua cái tôi trần thuật vừa tỉnh táo lý trí, vừa cảm xúc với bút pháp giàu chất văn học bằng phương tiện kỹ thuật truyền hình.

 

Tài liệu về Phóng sự truyền hình trang 1

Trang 1

Tài liệu về Phóng sự truyền hình trang 2

Trang 2

Tài liệu về Phóng sự truyền hình trang 3

Trang 3

Tài liệu về Phóng sự truyền hình trang 4

Trang 4

Tài liệu về Phóng sự truyền hình trang 5

Trang 5

Tài liệu về Phóng sự truyền hình trang 6

Trang 6

Tài liệu về Phóng sự truyền hình trang 7

Trang 7

Tài liệu về Phóng sự truyền hình trang 8

Trang 8

Tài liệu về Phóng sự truyền hình trang 9

Trang 9

Tài liệu về Phóng sự truyền hình trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 23 trang xuanhieu 10600
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu về Phóng sự truyền hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu về Phóng sự truyền hình

Tài liệu về Phóng sự truyền hình
 nhất là khi mỗi danh từ làm chủ ngữ chính là tác nhân khởi sự các hình ảnh kèm theo nó. Hội chứng "như thấy ở đây"!
Các trường đoạn cảnh chỉ là đoạn phim đèn chiếu (slide). Các hình ảnh được sắp đặt một cách ngẫu nhiên với ít hoặc không có sự liên tục.
Cách khớp hình với lời có hiệu quả là trước tiên hãy hỏi "những hình ảnh này nói gì?. Hãy để các hình ảnh tự nói. Rồi dùng lời viết lấp các khoảng trống.
Luôn tự hỏi:
1.   Những hình ảnh này nói gì?
2.   Những hình ảnh này giúp tôi nói gì?
3.   Những hình ảnh này buộc tôi nói gì?
Những dòng trong bài viết phải hỗ trợ hình ảnh, nhấn mạnh, cung cấp bối cảnh, thu hút sự chú ý tới các chi tiết hay báo sự thay đổi hướng hành động.
•   Hình ảnh trả lời cho câu hỏi "Cái gì?"
•   Lời bình trả lời cho câu hỏi"Tại sao?" (bối cảnh/ý nghĩa)
Người xem có thể thấy Cái gì đang xảy ra trên màn hình.
Người xem muốn biết Tại sao nó lại xảy ra.
Vì vậy ta không viết:
”Viên tướng bước ra khỏi máy bay để được đám đông tung hô chào đón.”
Hãy cho biết lý do tại sao chuyến thăm lại mang ý nghĩa quan trọng, tại sao đám đông lại tung hô chào đón. (chờ đợi viện trợ tài chính từ viên tướng này, hay chỉ là một nhúm những người ủng hộ ông ta.)
Hãy để hình ảnh cung cấp phần MÔ Tả . Còn bạn hãy lo phần phát triển.
Phóng viên của một đài truyền hình địa phương của BBC cần nhớ nguyên lý trên:
"Như chúng ta thấy, vợ goá của Hanna, bà Wendy Hanna đầy nước mắt và than khóc u phiền khi Webster đi khỏi. Webster lên chiếc Ford Escort màu đỏ của mình và đi mất."
Người xem muốn biết thêm các thông tin không thấy trên màn hình. Hãy lấy hình ảnh làm chỗ dựa để tìm bối cảnh , lời giải thích và phân tích phù hợp. 
Lời bình có vai trò khác nhau: Chúng có thể tạo không khí, tâm trạng; chúng có thể thu hút sự chú ý tới chi tiết mà mắt ta bỏ qua. Nhưng trên hết, lời có thể cho ý nghĩa. Hãy để âm thanh và hình ảnh đưa người xem tới địa điểm, rồi dùng lời chứng minh tại sao người xem lại phải đến địa điểm đó. Lời bình phải giúp người xem hiểu vấn đề.
Charles Kuralt, một nhà báo kỳ cựu của hãng CBS, là hình mẫu của nhiều người cầm bút. Sau đây là nguyên tắc chỉ đạo của ông:
"Tôi cho rằng không bao giờ viết một dòng mà không biết chính xác hình ảnh , nên khi bài viết hoàn thành thì ít nhất câu chuyện đã được dựng trong đầu tôi.
Hãy viết những điều bổ xung vào những kinh nghiệm của người xem khi thấy hình ảnh đó, nhưng khi bạn đủ can đảm giữ im lặng thì hãy để hình ảnh kể câu chuyện. Hãy giành cho khán giả thời gian cảm thấy điều gì đó."
Một trong các nhà sản xuất truyền hình lão luyện trong việc khớp hình với lời là Bob Dotson, nhân viên của hãng truyền hình NBC, Mỹ. Quan hệ của ông với hình ảnh được tổng kết trong lời khuyên dưới đây:
"Hãy viết hình ảnh trước."
Trước khi Bob Dotson bắt đầu viết, hoặc hình ảnh hoặc lời bình, ông dành thời gian đề ra cam kết của mình. Đó là một cách khác để xác định trọng tâm. Dotson xác định cam kết trong chỉ một câu, thể hiện điều tác giả muốn khán giả ghi nhớ qua phóng sự được xem. Dotson nhấn mạnh cam kết đó phải là một câu trọn vẹn, có chủ ngữ, vị ngữ và bổ ngữ.
Sau rồi câu chuyện của ông xoay quanh một cấu trúc đơn giản sau: 
Mở đầu
Hình ảnh mạnh dẫn dắt vào câu chuyện .
Giữa
Ba đến năm điểm chính, mỗi điểm đều được hình ảnh làm sáng tỏ.
Phần kết
Một kết thúc mạnh mẽ được chuẩn bị từ trong câu chuyện. 
"Là một người cầm bút, hãy nghiêm khắc với bản thân mình. Không nói điều gì trong bài viết mà người xem đã biết hay những gì mà hình đã thể hiện một cách hùng hồn."
Trong bài viết của mình, Dotson thường dùng những câu đơn và ngắn. Ông cũng thường dùng các trích đoạn phỏng vấn ngắn.
Lưu ý các hình ảnh mạnh
Một số hình ảnh (trẻ con chết đói, thương vong) mạnh mẽ đến mức cuốn hút toàn bộ sự chú ý của khán giả, mà hoàn toàn không cần đến lời giải thích.
Tâm trí con người luôn trở đi trở lại giữa lời nói và hình ảnh.
•   Đừng đưa nhiều thông tin cụ thể trên những hình ảnh mạnh . . . Lời bình viết ở mức tối thiểu và chung chung.
•   Dùng nhiều hình ảnh chung chung hơn nếu bạn phải truyền tải khối lượng thông tin lớn. 
Nên tránh dùng các tính từ trong khi viết. Nếu chúng ta khảo sát (hiện trường) kỹ lưỡng, và chọn từ chính xác hơn, chúng ta có thể bỏ qua tính từ.
Một số phóng viên phải dùng các tính từ chẳng qua là để hâm nóng bài viết nhạt nhẽo tẻ ngắt của mình.
3.2. Công việc của người dựng phim
	- Phối hợp tốt với PV biên tập trong việc thể hiện ý đồ tác giả (nội dung) và thể hiện sự sáng tạo của tác phẩm (hình thức).
	- Chọn lọc tiếng động hiện trường, chọn nhạc, các hiệu ứng kỹ xảo truyền hình (lưu ý hạn chế sử dụng trong PS ngắn) 
	- Tôn trọng nguyên tắc “câu ngữ pháp” của hình ảnh để làm cho các cảnh quay rời rạc trở thành một chuỗi hình ảnh có ý nghĩa.
	- Thông qua kỹ thuật dựng, khắc phục những lỗi sai của quay phim để sử dụng tối đa các cảnh đã quay.
Dựng
Chúng ta có thể dựng những phóng sự phức tạp trong 20 phút. Nhưng không có nghĩa là lúc nào chúng ta cũng phải làm vậy. Tuy nhiên, thời gian trong phòng dựng hạn chế. 
Nên để tận dụng thời gian, ta cần:
•   Chuẩn bị danh sách cảnh (tên cảnh và mã thời gian TC); phòng dựng không phải là chỗ tua đi tua lại để tìm cảnh.
•   Ngăn nắp: chuẩn bị băng, danh sách cảnh, ghi chép và văn bản nhám.
•   Trao đổi với người dựng về câu chuyện (tin bài) của bạn; nhất là trọng tâm của câu chuyện. Nhiều người dựng hoảng sợ khi nhận được những lời trao đổi sơ sài: "Đây là đường tiếng này, cảnh đầu tiên là...".
   (ở nhiều đài truyền hình, người dựng làm việc độc lập sau khi nhận băng và bài của phóng viên).
•   Coi người dựng là khán giả đầu tiên. Nếu người dựng nói chỗ nào khó hiểu thì bạn hãy thay đổi nó.
•   Sẵn sàng thay đổi từ ngữ. Từ ngữ thay đổi dễ hơn hình ảnh.
•   Có chỗ ngưng nghỉ để "thở". Ngưng nghỉ (pauses) là công cụ mạnh của giao tiếp. Mỗi lần bạn dừng lại là lúc bạn cho người xem cơ hội hấp thu và hiểu câu chuyện của bạn. 
Dựng có hai mục đích chính. Nó giúp kể câu chuyện một cách hiệu quả, đồng thời duy trì sự quan tâm của người xem.
Về mặt cơ học, dựng...
•   Trình tự và độ dài cảnh.
•   Chuyển từ cảnh này sang cảnh khác.
•   Duy trì sự liên tục về hình và tiếng.
Về mặt nghệ thuật, dựng...
•   Tác động vào cách diễn giải của người xem.
•   Tạo mối liên hệ giữa cái có thể và không thể tồn tại.
•   Tạo dựng không khí và sự căng thẳng.
•   Làm trò ảo thuật với thời gian bằng cách chồng mờ hình ảnh.
Dựng và người xem
Khi ta dựng hai cảnh với nhau ta buộc người xem phải động não. Trước tiên, mắt người xem nhận biết sự thay đổi. Sau đó, đầu họ làm việc, diễn giải mối liên hệ vừa được tạo ra giữa hai hình ảnh. Cái gì xảy ra? Đó là ai? Chúng ta đang ở đâu?
Cắt cảnh
Cắt cảnh là sự chuyển tức thời từ cảnh này sang cảnh khác. Đây là phương pháp thường được dùng nhất và ít phiền phức nhất (Nếu dùng đúng chỗ). Khi các cảnh được cắt nhịp nhàng và hành động diễn ra hợp lý thì việc hiểu ý nghĩa hình ảnh tương đối dễ dàng. Chúng ta đang cho khán giả xem những hình ảnh dễ hiểu.
Nếu hai hình giật nhẩy được dựng với nhau thì chúng ta đã đánh đố người xem đang cố hình dung mối quan hệ giữa hai hình ảnh chẳng có liên hệ với nhau.
Nếu người xem phải vất vả để tìm hiểu ý nghĩa của những hình ảnh không khớp nhau thì họ không thể tập trung vào lời bình.
Động cơ (Motivation edit)
Giống như chuyển động của máy quay, các cảnh dựng đều phải có lý. Tại sao ta lại bắt đầu với cảnh này và lý do và thời điểm nào ta lại kết bằng cảnh kia.
Thời điểm cắt cảnh
Chuyển động ra vào khuôn hình thường rất hiệu quả. Nói chung, cắt hợp lý nếu khớp với chuyển động. Ai đó ngồi xuống, đứng lên hay quay đầu.
Dựng chuyển động
Các chuyển động của chủ thể cùng một hướng ám chỉ sự liên tục, sự giống nhau về mục đích.
Các chuyển động của các chủ thể ngược chiều nhau gợi lên sự mẫu thuẫn hay đối đầu.
Dựng các chủ thể đi về những hướng khác nhau gợi sự chia tay.
Hãy cẩn thận với sự chuyển hướng vô tình. Nếu chủ thể của bạn đang chuyển động từ trái sang phải trong một cảnh và lại từ phải sang trái trong cảnh sau thì bạn phải đệm một cảnh, trong đó chủ thể đi thẳng về phía hay ra xa máy quay để nguỵ trang sự đổi hướng chuyển động.
Trộn hình
Trộn hình là sự chuyển cảnh uyển chuyển khi một cảnh mờ dần (phade out) và cảnh khác hiện dần ra (phade in) thay hình mờ đi.
Trộn nhanh thường gợi lên hành động xảy ra đồng thời. Trộn chậm gợi lên sự thay đổi về thời gian và địa điểm.
Ta có thể dùng trộn hình để so sánh:
•   Giữa sự giống nhau hay khác nhau.
•   Thể hiện thời gian trôi qua.
•   Cho thấy sự tiến triển hay phát triển trong một khoảng thời gian.
Đôi khi phương pháp dựng hình này dùng để che dấu cảnh chuyển thiếu lý do (không nên dùng!). Nói cách khác, dựng dở là dựng dở và dù có dùng cách trộn hình đi nữa thì vẫn là dựng dở.
Chồng mờ
Bạn có thể gợi sự chuyển đổi nếu trộn cẩn thận giữa các cảnh có cùng khuôn hình. Một phòng trống với một phòng đầy người; mùa xuân với mùa thu bên hồ; khu nhà trước và sau xây dựng.
Độ dài của cảnh
•   Một cảnh không được quá ngắn vì như vậy, người xem sẽ không hiểu ý nghĩa của nó.
•   Cảnh không được quá dài khiến người xem chán nản.
•   Cảnh không được dài quá mức tò mò của người xem.
Sau đây là một số yếu tố cần nhớ khi xem xét độ dài của cảnh:
•   Bạn muốn truyền đạt bao nhiêu thông tin? Bạn muốn tạo ấn tượng hay thu hút sự chú ý?
•   Những thông tin đó dễ hiểu đến đâu?
•   Có bao nhiêu hành động trong cảnh? Những sự thay đổi hay chuyển động có thể phải cần thời gian để hiểu.
Ghép nối các cỡ cảnh
Tránh dựng từ một cảnh toàn vào một cảnh đặc tả. Người xuất hiện trong cảnh cận có thể không được nhận biết trong cảnh toàn và người xem một lúc nào đó sẽ bị mất phương hướng.
Nhưng hãy thận trọng nếu dựng hai hình có cỡ cảnh gần giống nhau sẽ gặp rắc rối hơn - nhẩy hình. Trong những cảnh nhẩy hình, chủ thể dường như nhẩy từ chỗ này sang chỗ kia một cách vô lý. Một cảnh đệm (một cảnh tách ra khỏi hành động chính để ghi nhận phản ứng hay bổ sung thông tin phù hợp với hành động chính) có thể giúp giải quyết vấn đề này.
Trái trục
Trục là quy ước mà những người quay phim dựa vào để duy trì sự liên tục về hình ảnh.
Trong trường hợp phỏng vấn đơn giản giữa chủ thể và người phóng viên (một cộng một), thì trục hay đường chạy qua mũi họ và vượt ra sau gáy họ. Khi nào máy quay ở một phía của giới hạn tưởng tượng này thì tất cả các cảnh sẽ duy trì được sự liên tục về hình ảnh (cho ấn tượng chủ thể vẫn ngồi đối mặt với người phóng viên.)
Nếu một chủ thể đi bộ hay lái xe, thì trục chạy qua chủ thể theo hướng chuyển động. Một cách nghĩ khác về trục là ranh giới của sự chú ý hay hành động. Trong phỏng vấn, ranh giới này rõ ràng. Trong cảnh người đi bộ hay lái xe, ranh giới này cũng rõ ràng. Và trong cảnh dàn dựng một doanh nhân ngồi viết ở bàn thì ranh giới của sự chú ý/hành động là từ mắt tới hành động viết.
Trong mỗi trường hợp, ranh giới cho người quay camera một cung 180 độ, qua đó tất cả cảnh sẽ đều giữ được sự liên tục về mặt hình ảnh. Nhưng nếu quay cảnh từ phía bên kia của ranh giới đó, thì chủ thể có thể xuất hiện lần đầu ở bên trái, rồi sau đó ở bên phải. Với những chủ thể chuyển động vấn đề lại tồi tệ hơn vì bạn đảo ngược hành động.
Nếu bạn muốn quay từ cả hai phía, bạn phải có một cảnh nối. Cảnh này có thể là cảnh trung lập, thẳng từ phía trước hay trực tiếp từ phía sau chủ thể. Hay bạn có thể quay một cảnh cho thấy việc vượt trục bằng cách ghi hình khi máy quay chuyển từ phía bên này của trục chuyển sang phía bên kia.
Quy tắc dựng hình
Trong mọi hình thức dựng, đặc biệt là trong thời sự, bạn không đượcbóp méo sự kiện bằng cách lựa chọn cảnh hay chồng mờ. Bạn phải phản ánh đúng bối cảnh thực của sự kiện. Bạn có thể ghi hình đám đông cười nhạo một diễn giả tại một cuộc meeting chính trị. Nhưng bạn không được dùng cảnh đó làm cảnh đệm trong bài phát biểu nghiêm túc của một ai đó.
Người dựng đôi khi phải đối mặt với những quyết định khó khăn. Giữa việc nhấn mạnh sự thật và bóp méo sự thật đó chỉ là một ranh giới mong manh.
4. Sự phối hợp giữa các thành viên trong ê kíp:
4.1. Phối hợp với ban biên tập:
Phóng viên biên tập và quay phim phải thường xuyên giữ liên lạc với ban biên tập, nhất là trong những sự kiện quan trọng.
Phóng viên biên tập, quay phim và ban biên tập phải thảo luận đưa ra hướng thống nhất cho từng ps và cả chương trình.
Bất cứ sự thay đổi nào về đề tài, góc tiếp cận, hình ảnhphải được sự thông qua của ban biên tập.
Thảo luận nội dung tin bài
Cuộc thảo luận này là nơi các ý tưởng được đem ra tranh luận gắt gao, được lựa chọn, bị phản đối và đôi khi bị bác bỏ. Mục đích của cuộc thảo luận là chọn một ý tưởng và xem còn gì hay hơn thế không.
•   Có phù hợp với mục đích của chương trình không?
•   Hôm nay có phải là lúc làm việc đó không?
•   Với những nguồn hiện có, có đủ để thực hiện nó hay không?
•   Nó ảnh hưởng như thế nào đến sự cân bằng của cả chương trình? Hay
•   Cần phải khảo sát thêm?
•   Cần phải xác định lại trọng tâm (phocus)?
•   Thực hiện phóng sự này vào ngày mai hay tuần tới có tốt hơn không?
Thảo luận là diễn đàn trao đổi ý kiến, kiến nghị về hình ảnh và tìm các cơ sở để giúp thực hiện tin bài.
Nếu bạn đem câu chuyện ra thảo luận, và tranh luận đến nơi đến chốn, cần tìm hiểu cái gì đang diễn ra, có những vấn đề gì trong cộng đồng của bạn.
Nắm bắt thông tin... và không chỉ về những chủ đề mà bạn quan tâm. Bạn cần theo kịp sự phát triển trong mọi lĩnh vực... đặc biệt là đời sống chính trị tại địa phương và nền kinh tế. Hãy là một người mẫn cảm.
Khi tranh luận, cần ghi nhớ một số điều "Nên" và "Không Nên":
Không 
•   Nói: "chuyện chẳng có gì lắm, nhưng..."
•   Nói: "Tôi không biết là chúng ta có nên làm cái này..."
•   Nói: "Tôi chưa kiểm tra kỹ, nhưng..."
•   Đánh giá thấp câu chuyện.
•   Đánh giá cao câu chuyện. Điều này còn thậm tệ hơn đánh giá thấp. Chí ít bạn bạn đánh giá thấp và thoát khỏi điều đó thì câu chuyện tốt hơn. Đánh giá cao và bạn kết thúc với sự thất vọng và bực tức từ phía lãnh đạo khi họ duyệt bài (hiệu đính). Trí tưởng tượng về giải thưởng Pulitzer của họ tan vỡ ngay sau cái "1 phút 30 giây".
Nên
•   Trình bày trọng tâm câu chuyện một cách tự tin.
•   Giải thích ảnh hưởng của nó tới người xem.
•   Có cách xử lý câu chuyện trong đầu.
•   Biết cách thực hiện tin bài (câu chuyện). Khi nào chuẩn bị xong? Chi phí bao nhiêu? Cần những nguồn nào?
•   Câu chuyện được thảo luận phải đưa ra trên cơ sở khảo sát chu đáo.
•   Hãy chân thật.
Nếu trước đây bạn chưa từng là người bán hàng thì cần có thực hành để có thể tranh luận quyết liệt về nội dung câu chuyện. Bạn đừng ngại nếu đưa ra ý tưởng mà không được chấp nhận trong cuộc thảo luận. Nếu bạn thực sự tin rằng cậu chuyện đáng làm thì hãy xin gặp riêng với người phụ trách tin hoặc tổng biên tập tin thời sự.
 Phối hợp giữa biên tập và quay phim:
Phối hợp bằng kịch bản phân cảnh 
Phối hợp trong những tình huống đột xuất: phóng viên quay phim phải luôn giữ liên lạc với phóng viên biên tập thông báo nội dung đã quay; biên tập thông báo nếu chủ đề, góc tiếp cận thay đổi, đảm bảo tính logic về hình ảnh trong câu chuyện.
 Nguồn: Sưu tầm 

File đính kèm:

  • doctai_lieu_ve_phong_su_truyen_hinh.doc