Tài liệu tham khảo về Kiểm toán nội bộ

1. Kiểm toán nội bộ là gì?

Theo định nghĩa từ IIA, KTNB là hoạt

động tư vấn và đưa ra đảm bảo độc

lập, khách quan, góp phần nâng cao

giá trị và hoàn thiện các hoạt động

của doanh nghiệp. KTNB giúp doanh

nghiệp hoàn thành các mục tiêu của

mình thông qua việc áp dụng một

phương pháp tiếp cận có hệ thống và

chặt chẽ nhằm đánh giá và nâng cao

hiệu quả của các quy trình quản trị,

quy trình kiểm soát và quy trình quản

trị rủi ro.

Vai trò quan trọng của KTNB theo

quan điểm của IIA cũng thể hiện

thông qua các hoạt động trọng tâm

của KTNB bao gồm:

• Đánh giá mức độ phù hợp của hoạt

động quản trị rủi ro;

• Đưa ra các đảm bảo mang tính độc

lập cho lãnh đạo doanh nghiệp và

HĐQT;

• Đánh giá việc tuân thủ một cách

tổng thể của doanh nghiệp với các

quy định và pháp luật;

• Thúc đẩy tăng cường văn hóa đạo

đức trong doanh nghiệp.

Theo IIA, giá trị mang lại của KTNB

dựa trên 3 khía cạnh mà hoạt động

KTNB mang lại doanh nghiệp: đảm

bảo, tư vấn chuyên sâu và khách

quan. HĐQT và Ban điều hành sử

dụng KTNB để mang lại sự đảm bảo

và tư vấn chuyên sâu một cách khách

quan về hiệu quả và hiệu năng của

các quy trình quản trị, quy trình kiểm

soát nội bộ và quy trình quản trị rủi ro.

Trong đó, khía cạnh đảm bảo bao

gồm quản trị công ty, rủi ro và kiểm

soát; khía cạnh tư vấn chuyên sâu

bao gồm đánh giá, phân tích và hỗ

trợ; và khía cạnh khách quan bao

gồm độc lập, trách nhiệm và chính

trực.

Tùy theo từng đặc thù của quốc gia,

pháp luật địa phương mà giá trị

mang lại của KTNB còn có thể bao

gồm: tuân thủ, hiệu quả, chất lượng,

xây dựng và hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo về Kiểm toán nội bộ trang 1

Trang 1

Tài liệu tham khảo về Kiểm toán nội bộ trang 2

Trang 2

Tài liệu tham khảo về Kiểm toán nội bộ trang 3

Trang 3

Tài liệu tham khảo về Kiểm toán nội bộ trang 4

Trang 4

Tài liệu tham khảo về Kiểm toán nội bộ trang 5

Trang 5

Tài liệu tham khảo về Kiểm toán nội bộ trang 6

Trang 6

Tài liệu tham khảo về Kiểm toán nội bộ trang 7

Trang 7

Tài liệu tham khảo về Kiểm toán nội bộ trang 8

Trang 8

Tài liệu tham khảo về Kiểm toán nội bộ trang 9

Trang 9

Tài liệu tham khảo về Kiểm toán nội bộ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 50 trang xuanhieu 11800
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu tham khảo về Kiểm toán nội bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu tham khảo về Kiểm toán nội bộ

Tài liệu tham khảo về Kiểm toán nội bộ
khai của Lãnh đạo bộ phận/doanh nghiệp 
được kiểm toán đưa ra có rõ ràng, cụ thể và giải quyết 
được phát hiện kiểm toán? Ai sẽ là người thực hiện? Và 
thời gian hoàn thành là khi nào?
Khuyến nghị
và giải pháp
Ý kiến của ban
lãnh đạo bộ
phận/doanh
nghiệp được
kiểm toán
Rà soát và
đánh giá
Khi nào và làm thế nào để KTNB cập nhật tiến độ và đánh
giá kế hoạch khắc phục các phát hiện kiểm toán mà Lãnh
đạo bộ phận được kiểm toán đưa ra? Hàng tháng hay hàng
quý? Nếu như việc thực hiện liên tục bị trễ tiến độ và trì
hoãn, thì KTNB sẽ xử trí như thếnào?
38
Lưu ý chính
26. Chất lượng hoạt động KTNB được đánh giá như thế nào?
Việc đánh giá chất lượng hoạt động 
KTNB dù được thực hiện bởi nội bộ
doanh nghiệp hay bởi doanh nghiệp bên
ngoài thì đều phải xem xét các tiêu chí
sau:
• Tính tuân thủ đối với các quy định hiện 
hành liên quan đến KTNB về tổ chức, 
quy chế, quy trình, báo cáo, kế hoạch, 
đạo đức nghề nghiệp, nhiệm vụ, trách 
nhiệm, năng lực, quyền hạn, v.v;
• Kỳ vọng của các cấp có thẩm quyền 
được quy định hiện hành liên quan
dành cho KTNB;
• Các đóng góp của KTNB vào việc hệ 
thống kiểm soát nội bộ; ngăn ngừa, 
phát hiện và xử lý rủi ro; cải tiến quy 
trình quản trị và quản lý rủi ro;
• Phạm vị đạt được các mục tiêu 
hoạt động, mục tiêu chiến lược, kế 
hoạch và các nhiệm vụ đề ra;
• Các công cụ và kỹ thuật được sử 
dụng trong hoạt động KTNB;
• Năng lực chuyên môn, kinh nghiệm 
của người làm công tác KTNB và 
vị thế của bộ phận KTNB tại doanh
nghiệp.
Nghị định 05 cũng yêu cầu việc 
đánh giá nội bộ chất lượng 
KTNB. Doanh nghiệp cũng có 
thể mời tư vấn độc lập bên ngoài 
thực hiện đánh giá. 
39
27. Có các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động (KPIs) cho KTNB 
hay không?
Cũng như các bộ phận chức năng 
khác, KTNB phải xây dựng các chỉ số 
đánh giá hiệu quả hoạt động nhằm đo 
lường và không ngừng cải thiện hiệu 
suất vận hành. Dưới đây là một số ví 
dụ minh họa về các tiêu chí đo lường 
hiệu quả hoạt động cho chức 
năng KTNB:
• Chất lượng: Mức độ hài lòng của 
Ban lãnh đạo đối với giá trị mang 
lại của KTNB, Mức độ hài lòng của 
Trưởng doanh nghiệp/ chủ quy 
trình được kiểm toán đối với giá trị 
mang lại của KTNB?
• Chi phí: Chi phí trung bình cho 
từng người làm công tác KTNB, 
Chi phí đào tạo cho chức năng 
KTNB và cho từng người làm công 
tác KTNB;
• Thời gian: Thời gian dự kiến so với
thời gian thực tế cho từng cuộc kiểm
toán, Thời gian phần trăm (%) các
cuộc kiểm toán thực hiện so với kế
hoạch kiểm toán;
• Khác: Phần trăm (%) các thay đổi so 
với kế hoạch kiểm toán năm.
Các tiêu chí đo lường hiệu quả hoạt 
động của KTNB phải được đồng thuận 
giữa KTNB và ban lãnh đạo doanh 
nghiệp và có sự cân xứng với các chức 
năng khác trong doanh nghiệp. Việc đưa 
ra quá nhiều tiêu chí, hoặc thiết lập các 
chỉ số đo lường quá cao sẽ khiến chức 
năng KTNB vận hành không hiệu quả, 
không đạt được mục tiêu đề ra, phân tán 
hoặc cần thêm rất nhiều nguồn lực thực 
hiện. Các tiêu chí đo lường này cần 
được rà soát và cập nhật hàng năm cho 
phù hợp với nhu cầu và tình hình tại 
doanh nghiệp.
40
28. Như thế nào là “tự đánh giá kiểm soát” 
(Control self-assessment – CSA)?
Tự đánh giá kiểm soát là một quy trình nhằm xem xét
và đánh giá tính hữu hiệu trong vận hành của KSNB. 
Mục tiêu nhằm đưa ra các đảm bảo hợp lý cho các 
kiểm soát trong hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp, 
hỗ trợ doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đề ra.
Trách nhiệm thực hiện quy trình được phân công cho 
toàn thể nhân viên tại doanh nghiệp. Các kiểm soát sẽ 
được tài liệu hóa và cải tiến liên tục thông qua quy trình 
tự đánh giá kiểm soát. Từ đó giúp ban lãnh đạo và đội 
ngũ chuyên môn chịu trách nhiệm trực tiếp cho một 
chức năng tại doanh nghiệp có thể:
Tham gia vào
việc đánh giá 
hệ thống
KSNB;
Đánh giá 
rủi ro;
Xây dựng các
kế hoạch
hành động để
xử lý cácđiểm
yếu kém đã
nhận diện;
Đánh giá khả 
năng hoàn
thành của các
mục tiêu kinh
doanh.
Lưu ý chính
Việc tự đánh giá kiểm 
soát hầu hết do các 
phòng ban, các chức 
năng, các quy trình 
(tuyến 01) thực hiện.
41
Các vấn đề khác cần quan tâm 
về Kiểm toán Nội bộ
5
Qua chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu về:
• Cách thức sử dụng hiệu quả chức năng
KTNB;
• Mối quan hệ giữa KSNB và KTNB;
• Một số nội dung khác về KTNB.
42
29. KTNB được sử dụng như thế nào để có được hiệu quả cao nhất?
Lãnh đạo doanh nghiệp có thể xem xét 
các gợi ý sau để có thể xác định được 
cách thức sử dụng hiệu quả nhất chức 
năng KTNB để nâng cao tính hiệu quả 
của các quy trình quản trị, kiểm soát và 
quản lý rủi ro:
• Tối ưu hóa nguồn lực KTNB như là 
một phần trong quy trình QLRR/ 
quản trị điềuhành để nhận diện, đo 
lường, ưu tiên và xây dựng các kế
hoạch xử lý và quản lý hiệu quả các 
rủi ro trọng yếu cản trở việc đạt 
được mục tiêu đề ra của doanh
nghiệp;
• Đưa ra các ý kiến đóng góp trọng 
yếu cho KTNB khi lập kế hoạch kiểm 
toán hàng năm và các thay đổi của 
kế hoạch trong năm nhằm tập trung 
kịp thời nguồn lực vào các vùng rủi 
ro trọng yếu;
• Trao đổi và triển khai các kế hoạch 
dành cho KTNB để hỗ trợ vấn đề 
tuân thủ với các yêu cầu của pháp
luật và quy định dành cho KTNB nói 
riêng và toàn doanh nghiệp nói 
chung;
• Cân nhắc sử dụng chức năng KTNB 
như một chương trình đào tạo quản 
trị viên cho doanh nghiệp. Đồng thời, 
xem xét bổ nhiệm các khách mời 
kiểm toán hoặc luân chuyển sang 
KTNB trong thời gian ngắn để các 
nhân viên có cơ hội học hỏi và nâng 
cao kiến thức về hoạt động của 
doanh nghiệp, rủi ro, kiểm soát và 
quản trị công ty;
• Đánh giá và thảo luận với KTNB 
để bổ sung nguồn nhân lực và kỹ 
năng cần thiết;
• Hỗ trợ và động viên các nỗ lực và giá 
trị của KTNB để nâng cao vị thế của 
KTNB, đồng thời thiết lập tôn chỉ lãnh 
đạo về KTNB, rủi ro và kiểm soát một 
cách toàn diện trên toàn tổ chức.
• Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Kiểm
toán/Ban Kiểm soát để đảm bảo
chức năng KTNB hoạt động khách
quan và tăng thêm giá trị cho doanh
nghiệp.
43
30. Các yếu tố mà KTNB cần xem 
xét khi đưa ra ý kiến về KSNB là gì?
Theo khuyến nghị từ IIA, KTNB cần 
xem xét các yếu tố sau đây khi đưa ra ý 
kiến về KSNB:
• Trình bày các ý kiến của KTNB một
cách cẩn trọng để đảm bảo rằng các ý 
kiến đưa ra là phù hợp với quy chế
hoạt động của KTNB và có những
bằng chứng kiểm toán cụ thể;
• Hạn chế đưa ra các ý kiến không liên
quan đến trách nhiệm được đề ra 
trong quy chế hoạt động KTNB;
• Không đưa ra các ý kiến mà 
không có đầy đủ bởi những 
bằng chứng kiểm toán;
• Hiểu rõ nguyên nhân và yêu cầu
tham vấn từ người phụ trách 
quy trình về KSNB dành cho
KTNB;
• Đảm bảo các ý kiến đưa ra là 
phù hợp với mục đích và đối 
tượng được kiểm toán;
• Xem xét đưa ra các loại ý kiến 
đảm bảo (mang tính tích cực 
hoặc tiêu cực) phù hợp cho 
từng trường hợp cụ thể;
• Các ý kiến đưa ra phải cụ thể, 
sâu sắc và đầy đủ đối với các
khu vực đã được kiểm toán
theo kế hoạch;
• Xem xét tính độc lập và khách 
quan của KTNB có bị ảnh 
hưởng trước khi đưa ra ý kiến.
44
31. KTNB có thể hỗ trợ những gì cho việc xây dựng và duy trì một môi
trường quản trị công ty hiệu quả?
KTNB là một cấu phần vô cùng quan 
trọng để hình thành nên nền móng để 
xây dựng một môi trường quản trị công
ty hiệu quả.Tuy nhiên cần phải rõ ràng 
rằng, trách nhiệm chính trong việc xây
dựng và duy trì một môi trường quản trị
công ty hiệu quả phải xuất phát từ Lãnh
đạo doanh nghiệp.
KTNB đóng vai trò là một người giám 
sát độc lập, khách quan các quy trình 
hoạt động và đưa ra ý kiến đánh giá về 
môi trường quản trị công ty – việc giám
sát và đánh giá này chính là hỗ trợ cho
lãnh đạo trong việc xây dựng và duy trì 
một môi trường quản trị công ty hiệu
quả. Bên cạnh đó, KTNB còn đóng vai
trò là nhân tố xúc tác cho sự thay đổi, tư
vấn hoặc ủng hộ các hoạt động cải tiến
để tăng cường cơ cấu quản trị của tổ
chức.
Theo Chuẩn mực 2110 – Quản trị của 
IIA, hoạt động KTNB phải đánh giá và 
đưa ra các khuyến nghị phù hợp để cải 
thiện quy trình quản trị nhằm giúp
doanh nghiệp hướng đến các mục tiêu:
• Đưa ra các quyết định chiến lược và 
hoạt động của doanh nghiệp;
• Giám sát việc kiểm soát và quản trị 
rủi ro;
• Nâng cao các giá trị và đạo đức trong
doanh nghiệp;
• Đảm bảo trách nhiệm giải trình và 
quản lý hiệu quả hoạt động của tổ 
chức được thực hiện hiệu quả;
• Truyền thông các thông tin về rủi ro 
và kiểm soát đến các đối tượng phù 
hợp trong tổ chức;
• Điều phối hoạt động và truyền thông 
thông tin rõ ràng giữa ban lãnh đạo, 
ban điều hành, KTNB và kiểm toán 
độc lập.
Lưu ý chính
KTNB đóng vai trò là một người giám 
sát độc lập, khách quan các quy trình 
hoạt động và đưa ra ý kiến đánh giá 
về môi trường quản trị công ty. Bộ 
Nguyên tắc QTCT có hướng dẫn về 
nội dung này.
45
32. Doanh nghiệp có thể sử 
dụng tổ chức Kiểm toán độc 
lập để thực hiện KTNB hay
không?
Có. Doanh nghiệp có thể thuê tổ 
chức Kiểm toán độc lập để cung cấp 
dịch vụ KTNB nhưng phải đảm bảo 
các nguyên tắc cơ bản của KTNB về 
tính độc lập, khách quan, tuân thủ
pháp luật và các yêu cầu nhằm đảm 
bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản 
của KTNB.
Ví dụ, tổ chức kiểm toán độc lập hiện 
đang cung cấp dịch vụ kiểm toán độc 
lập tại doanh nghiệp sẽ phải xem xét
việc đồng thời cung cấp dịch vụ KTNB 
nhằm đảm bảo tính độc lập và khách 
quan trong kiểm toán. Doanh nghiệp
có thể sẽ phải lựa chọn một tổ chức 
kiểm toán độc lập khác để cung cấp 
dịch vụ KTNB.
33. Kiểm toán độc lập có thể dựa 
vào/ sử dụng kết quả của KTNB 
trong việc kiểm toán BCTC của
doanh nghiệp không?
Có thể, nhưng không bắt buộc. Kiểm 
toán độc lập có thể dựa vào kết quả của 
KTNB bao gồm:
• Hiện trạng cơ cấu tổ chức tại doanh 
nghiệp;
• Các chuẩn mực nghề nghiệp đang áp 
dụng;
• Kế hoạch kiểm toán;
• Truy cập vào các tài liệu, báo cáo, 
chứng từ,.v.v
Ngoài ra, kiểm toán độc lập có thể xem
xét các giới hạn trong phạm vi công việc 
của KTNB để phục vụ cho việc kiểm 
toán BCTC của doanh nghiệp. 
Thực tế, ngày nay các yêu cầu về 
KSNB, BCTC và các vấn đề về quản trị 
được pháp luật quy định rất chặt chẽ và 
nghiêm ngặt. Điều đó đòi hỏi KTNB và 
kiểm toán độc lập phải có cơ chế phối 
hợp hiệu quả để xây dựng một kế hoạch 
làm việc và tận dụng các kết quả của 
KTNB vào việc kiểm toán BCTC.
Lưu ý chính
Việc xem xét sử dụng Kiểm toán độc lập đang 
kiểm toán cho doanh nghiệp cho dịch vụ KTNB 
cần lưu ý phạm vi, đối tượng cũng như phương 
pháp tiếp cận của Kiểm toán độc lập trong cả 
hai dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp. Theo 
quy định hiện hành, Kiểm toán độc lập cho 
doanh nghiệp có lợi ích công chúng thì không 
được phép cung cấp dịch vụ KTNB cho doanh 
nghiệp đó.
46
34. Kiểm toán độc lập có được 
quyền xem xét các báo cáo 
KTNB và đánh giá độc lập về 
chất lượng hoạt động của chức 
năng KTNB hay không?
Có. Kiểm toán độc lập được quyền
xem xét bất kỳ báo cáo nào của KTNB 
để nhận diện ra các kiểm soát và đánh 
giá các lỗ hổng trong kiểm soát có liên 
quan đến công việc kiểm toán của 
mình. Đồng thời, kiểm toán độc lập
cũng có thể trở thành đơn vị độc lập 
đánh giá chất lượng hoạt động của 
chức năng KTNB theo yêu cầu và thỏa
thuận của lãnh đạo đơn vị, thường là
từ HĐQT.
35. Tại sao một bộ phận/
phòng/ ban cụ thể lại được 
KTNB đưa vào chương trình 
kiểm toán?
Như đã đề cập, phương pháp tiếp cận 
của KTNB là phương pháp định 
hướng dựa trên rủi ro. Rủi ro được 
nhận diện và đánh giá bởi HĐQT và 
Ban điều hành dựa trên mục tiêu/ KPI 
hàng năm của toàn thể tổ chức và của 
từng bộ phận/ phòng/ ban thuộc tổ 
chức. Kết quả đánh giá rủi ro là đầu 
vào quan trọng để KTNB xây dựng 
chương trình kiểm toán. Nói một cách 
khác, bộ phận/ phòng/ ban được đưa 
vào chương trình kiểm toán là những 
đối tượng nhận được sự kỳ vọng và 
quan tâm từ HĐQT và Ban điều hành 
trong việc đảm bảo hoàn thành các 
mục tiêu đề ra. 
47
Không phải. Phát hiện của KTNB đơn 
thuần chỉ để thông tin cho các bộ 
phận/ phòng/ ban biết rằng trong hoạt
động của các bộ phận/ phòng/ ban 
đang tồn tại các vấn đề cần được 
khắc phục và cải thiện nhằm phòng
ngừa các rủi ro và đảm bảo các mục 
tiêu đề ra được hoàn thành một cách 
hiệu quả - đây là yếu tố tiên quyết
trong việc đánh giá hiệu quả công việc
và khen thưởng của các bộ phận/ 
phòng/ ban.
37. Vai trò của KTNB và Kiểm 
toán độc lập khác nhau như thế
nào?
Nói một cách ngắn gọn, vai trò của Kiểm 
toán độc lập là đưa ra ý kiến về tính 
chính xác và tuân thủ trong BCTC tại
doanh nghiệp so với yêu cầu và chuẩn 
mựckế toán trên cương vị là một bên 
độc lập thứ ba, bao gồm cả báo cáo 
đánh giá khung KSNB trên khía cạnh ảnh
hưởng đến BCTC (nếu có), trước khi
doanh nghiệp công bố thông tin tài chính 
đến các bên liên quan bên ngoài doanh
nghiệp và các nhà đầu tư.
Trong khi vai trò của KTNB là rà soát các 
quy trình hoạt động, QLRR và hệ thống
KSNB thuộc nội bộ đơn vị, từ đó đưa ra ý 
kiến kiểm toán và các khuyến nghị cải
thiện trên cương vị là một bộ phận độc 
lập thuộc doanh nghiệp với mục đích
nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vận hành hiệu
quả và đạt được các mục tiêu đề ra, báo 
cáo KTNB được công bố đến các đối 
tượng liên quan trong nội bộ doanh
nghiệp.
36. Có phải nếu một bộ phận/ 
phòng/ ban cụ thể có nhiều phát 
hiện được đưa vào báo cáo 
KTNB là một điều không tốt và 
sẽ ảnh hưởng xấu đến việc 
đánh giá hiệu quả công việc và 
khen thưởng?
48
Văn phòng tại Hà Nội
Tầng 16
Keangnam Hanoi Landmark 72
Phạm Hùng, Quận Nam Từ Liêm
ĐT: + 84 24 3946 2246
Phòng Marketing và Truyền thông 
Email: vn.marketing@vn.pwc.com
Văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh
Tầng 8, Saigon Tower
29 Lê Duẩn, Quận 1
ĐT: +84 28 3823 0796
Bộ phận liên hệ
Thông tin liên hệ
Sở Giao dịch Chứng khoán 
TP. Hồ Chí Minh (HOSE)
Phòng Đối ngoại
Email: hotline@hsx.vn
16 Võ Văn Kiệt, Phường
Nguyễn Thái Bình, Quận 1, 
TP. Hồ Chí Minh
ĐT: + 84 28 3821 7713
Công ty PwC Việt Nam
Bộ phận liên hệ
49
Phòng Tư vấn Quản lý rủi ro
Email: vn.enquiries@vn.pwc.com
Tài liệu này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin tổng quát và không được sử dụng thay cho ý kiến tư vấn của các 
tư vấn viên chuyên nghiệp.
Tại PwC Việt Nam, mục tiêu của chúng tôi là tạo dựng uy tín trong xã hội và giải quyết các vấn đề quan trọng. Chúng tôi là 
thành viên của mạng lưới các công ty PwC tại 157 quốc gia với hơn 276.000 nhân viên luôn cam kết cung cấp các dịch vụ 
kiểm toán và đảm bảo, tư vấn quản lý tài chính, tư vấn thuế và pháp lý chất lượng cao. Hãy trao đổi với chúng tôi các vấn 
đề của bạn và tìm hiểu rõ hơn về chúng tôi bằng cách truy cập trang web www.pwc.com/vn
©2020 Công ty TNHH PwC (Việt Nam). Bảo lưu mọi quyền. Trong tài liệu này, “PwC” là Công ty TNHH PwC Việt Nam, 
và trong một số trường hợp có thể là mạng lưới PwC, trong đó mỗi công ty thành viên là một pháp nhân độc lập và riêng 
biệt. Vui lòng truy cập www.pwc.com/structure để biết thêm chi tiết.
https://www.pwc.com/vn/vn/services/risk-assurance.html
Bản online 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tham_khao_ve_kiem_toan_noi_bo.pdf