Tài liệu Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
Bộ Xây dựng thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi cả nước và quản lý chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành, bao gồm: Công trình dân dụng; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng; công trình công nghiệp nhẹ; công trình hạ tầng kỹ thuật; công trình giao thông trong đô thị trừ công trình đường sắt, công trình cầu vượt sông và đường quốc lộ.
Các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành:
a) Bộ Giao thông vận tải quản lý chất lượng công trình giao thông trừ các công trình giao thông do Bộ Xây dựng quản lý;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý chất lượng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
c) Bộ Công Thương quản lý chất lượng các công trình công nghiệp trừ các công trình công nghiệp do Bộ Xây dựng quản lý.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý chất lượng các công trình quốc phòng, an ninh.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn. Sở Xây dựng và các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý chất lượng công trình chuyên ngành trên địa bàn như sau:
a) Sở Xây dựng quản lý chất lượng các công trình dân dụng; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình công nghiệp nhẹ; công trình hạ tầng kỹ thuật; công trình giao thông trong đô thị trừ công trình đường sắt, công trình cầu vượt sông và đường quốc lộ;
b) Sở Giao thông vận tải quản lý chất lượng công trình giao thông trừ các công trình giao thông do Sở Xây dựng quản lý.
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý chất lượng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
d) Sở Công thương quản lý chất lượng công trình công nghiệp trừ các công trình công nghiệp do Sở Xây dựng quản lý.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 1. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng Bộ Xây dựng thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi cả nước và quản lý chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành, bao gồm: Công trình dân dụng; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng; công trình công nghiệp nhẹ; công trình hạ tầng kỹ thuật; công trình giao thông trong đô thị trừ công trình đường sắt, công trình cầu vượt sông và đường quốc lộ. Các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành: a) Bộ Giao thông vận tải quản lý chất lượng công trình giao thông trừ các công trình giao thông do Bộ Xây dựng quản lý; b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý chất lượng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; c) Bộ Công Thương quản lý chất lượng các công trình công nghiệp trừ các công trình công nghiệp do Bộ Xây dựng quản lý. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý chất lượng các công trình quốc phòng, an ninh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn. Sở Xây dựng và các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý chất lượng công trình chuyên ngành trên địa bàn như sau: a) Sở Xây dựng quản lý chất lượng các công trình dân dụng; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình công nghiệp nhẹ; công trình hạ tầng kỹ thuật; công trình giao thông trong đô thị trừ công trình đường sắt, công trình cầu vượt sông và đường quốc lộ; b) Sở Giao thông vận tải quản lý chất lượng công trình giao thông trừ các công trình giao thông do Sở Xây dựng quản lý. c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý chất lượng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; d) Sở Công thương quản lý chất lượng công trình công nghiệp trừ các công trình công nghiệp do Sở Xây dựng quản lý. 2. Nội dung thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Bộ Xây dựng Ban hành và hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Tổ chức kiểm tra định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của các Bộ, ngành, địa phương, các chủ thể tham gia xây dựng công trình và kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng khi cần thiết. Yêu cầu, đôn đốc các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện kiểm tra công tác quản lý chất lượng và chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi quản lý của mình. Hướng dẫn việc đăng ký thông tin năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân trên cả nước và đăng tải trên trang thông tin điện tử do Bộ quản lý theo quy định. Thẩm định thiết kế xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Kiểm tra công tác nghiệm thu đối với công trình xây dựng chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ và phối hợp với Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra đối với các công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP. Hướng dẫn về chi phí cho việc lập, thẩm tra và điều chỉnh quy trình bảo trì; xác định tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng và hướng dẫn việc đóng góp chi phí để bảo trì đối với các công trình thuộc phạm vi quản lý của Bộ; hướng dẫn phương pháp lập dự toán bảo trì công trình xây dựng và tổ chức lập, công bố các định mức xây dựng phục vụ bảo trì công trình xây dựng. Kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng, đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành trong quá trình khai thác sử dụng. Xem xét, quyết định việc tiếp tục sử dụng đối với công trình hết tuổi thọ thiết kế, xử lý đối với công trình có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng và thông báo thông tin các công trình hết thời hạn sử dụng được tiếp tục sử dụng, tạm dừng sử dụng đối với các công trình thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Chủ trì, phối hợp cùng các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các địa phương có liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng trên phạm vi toàn quốc. Tổ chức giám định chất lượng đối với các công trình xây dựng quy định tại Khoản 1 Điều 51 Nghị định 46/2015/NĐ-CP khi được yêu cầu hoặc khi phát hiện công trình có chất lượng không đảm bảo yêu cầu theo thiết kế, có nguy cơ mất an toàn chịu lực. Tổ chức giám định nguyên nhân sự cố theo quy định tại Điều 49 Nghị định 46/2015/NĐ-CP đối với các công trình xây dựng quy định tại Khoản 1 Điều 51 Nghị định 46/2015/NĐ-CP. Chủ trì tổ chức xét giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại Điều 9 Nghị định 46/2015/NĐ-CP. Tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hằng năm về tình hình chất lượng, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên phạm vi cả nước và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu. Xử lý vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định. Thực hiện các nội dung quản lý khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến quản lý chất lượng công trình xây dựng. 3. Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của các Bộ, ngành khác Các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng như sau: a) Hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng áp dụng cho các công trình xây dựng chuyên ngành; b) Tổ chức kiểm tra định kỳ theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của các chủ thể tham gia xây dựng công trình và kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ khi cần thiết hoặc khi được Bộ Xây dựng yêu cầu; c) Báo cáo Bộ Xây dựng kế hoạch kiểm tra, kết quả kiểm tra công tác quản lý chất lượng và chất lượng các công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý của Bộ; d) Thực hiện các quy định từ Khoản 5 đến Khoản 9 Điều 52 Nghị định 46/2015/NĐ-CP đối với công trình xây dựng chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đ) Phối hợp với Bộ Xây dựng và các địa phương có liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng trên phạm vi toàn quốc; e) Tổ chức giám định chất lượng đối với các công trình xây dựng theo quy định tại Khoản 2 Điều 51 Nghị định 46/2015/NĐ-CP khi được yêu cầu hoặc khi phát hiện công trình có chất lượng không đảm bảo yêu cầu theo thiết kế, có nguy cơ mất an toàn chịu lực; g) Tổ chức giám định nguyên nhân sự cố theo quy định tại Điều 49 Nghị định 46/2015/NĐ-CP đối với các công trình xây dựng quy định tại Khoản 2 Điều 51 Nghị định 46/2015/NĐ-CP; h) Phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại Điều 9 Nghị định 46/2015/NĐ-CP. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng như sau: a) Hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình quốc phòng, an ninh; b) Tổ chức kiểm tra định kỳ theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của các chủ thể tham gia xây dựng công trình và kiểm tra chất lượng các công trình quốc phòng, an ninh do Bộ quản lý; c) Thực hiện các quy định từ Khoản 5 đến Khoản 9 Điều 52 Nghị định 46/2015/NĐ-CP đối với công trình quốc phòng, an ninh; d) Kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng đối với công trình quốc phòng, an ninh; đ) Tổ chức giám định chất lượng đối với các công trình xây dựng theo quy định tại Khoản 3 Điều 51 Nghị định 46/2015/NĐ-CP khi được yêu cầu hoặc khi phát hiện công trình có chất lượng không đảm bảo yêu cầu theo thiết kế, có nguy cơ mất an toàn chịu lực; e) Tổ chức giám định nguyên nhân sự cố theo quy định tại Điều 49 Nghị định 46/2015/NĐ-CP đối với các công trình xây dựng quy định tại Khoản 3 Điều 51 Nghị định 46/2015/NĐ-CP. Các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và các Bộ, ngành khác tổng hợp, báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình chất lượng và công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ, ngành quản lý trước ngày 15 tháng 12 hằng năm và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu. 4. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cho các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện. Căn cứ và điều kiện cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho Ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình thuộc địa bàn quản lý. Hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn. Kiểm tra việc tuân thủ các quy định của Nghị định 46/2015/NĐ-CP đối với các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình trên địa bàn. Hướng dẫn xác định tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng phù hợp với loại công trình, nguồn vốn bảo trì và hình thức sở hữu công trình. Kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng và đánh giá sự an toàn công trình theo quy định. Tổ chức giám định nguyên nhân sự cố theo quy định tại Điều 49 Nghị định 46/2015/NĐ-CP đối với các công trình xây dựng trên địa bàn theo quy định tại Khoản 4 Điều 51 Nghị định 46/2015/NĐ-CP. Tổ chức giám định chất lượng khi được yêu cầu đối với các công trình xây dựng trên địa bàn theo quy định tại Khoản 4 Điều 51 Nghị định 46/2015/NĐ-CP. Phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại Điều 9 Nghị định 46/2015/NĐ-CP. Tổng hợp, báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình chất lượng và quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn trước ngày 15 tháng 12 hằng năm và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu. 5. Trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn, thực hiện các việc sau: a) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn; b) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng; c) Kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng và chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn; d) Chủ trì, phối hợp với Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành; đ) Thẩm định thiết kế xây dựng công trình xây dựng chuyên ngành do Sở quản lý theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; e) Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP đối với công trình xây dựng chuyên ngành do Sở quản lý; g) Kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng và đánh giá sự an toàn chịu lực và vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng đối với công trình, xây dựng chuyên ngành do Sở quản lý; h) Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức giám định công trình xây dựng khi được yêu cầu và tổ chức giám định nguyên nhân sự cố theo quy định tại Điều 49 Nghị định 46/2015/NĐ-CP; theo dõi, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình sự cố trên địa bàn; i) Hướng dẫn việc đăng ký thông tin năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân trên cả nước và đăng tải trên trang thông tin điện tử do Sở quản lý theo quy định; k) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ, đột xuất về việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn; l) Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp và báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn định kỳ hằng năm và đột xuất; báo cáo danh sách các nhà thầu vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình khi tham gia các hoạt động xây dựng trên địa bàn. Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm: a) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình chuyên ngành và chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn; b) Thực hiện quy định tại Điểm đ, Điểm e Khoản 1 Điều này đối với công trình xây dựng chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Sở; c) Phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức giám định công trình xây dựng chuyên ngành khi được yêu cầu và tổ chức giám định nguyên nhân sự cố đối với công trình xây dựng chuyên ngành; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Xây dựng về tình hình chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn định kỳ hằng năm và đột xuất. Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm: a) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng; b) Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình, xây dựng đối với các công trình xây dựng được ủy quyền quyết định đầu tư và cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn; c) Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng và đánh giá sự an toàn chịu lực và vận hành công trình trong quá trình khai thác; d) Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra công trình xây dựng trên địa bàn khi được yêu cầu; đ) Thực hiện quy định tại Điểm đ, Điểm e Khoản 1 Điều này đối với công trình được phân cấp; e) Báo cáo sự cố và giải quyết sự cố theo quy định của Nghị định 46/2015/NĐ-CP; g) Tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Xây dựng định kỳ hằng năm, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn. Ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình thuộc địa bàn quản lý trong trường hợp được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền.
File đính kèm:
- tai_lieu_quan_ly_nha_nuoc_ve_chat_luong_cong_trinh_xay_dung.docx