Tài liệu Hướng dẫn phân tích tình huống học phần Luật thương mại 1
1. Giới thiệu tổng quan về học phần Luật thương mại 1
Mục tiêu của đào tạo trình độ đại học là để sinh viên có kiến thức
chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ
năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết
những vấn đề thuộc ngành được đào tạo.
Luật thương mại là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo đại
học chuyên ngành luật học, luật kinh tế. Hầu hết các cơ sở đào tạo luật hiện
nay đều chia môn học Luật thương mại thành hai phần học1: Luật thương mại
1 và Luật thương mại 2, cung cấp những kiến thức cơ bản về thương nhân,
hành vi thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại.
Yêu cầu đối với người học khi học xong học phần Luật thương mại 12
phải đạt được:
- Về kiến thức
Nắm được các đặc điểm pháp lý của các loại thương nhân, bao gồm:
CTCP, công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh
doanh, nhóm công ty và HTX;
Nhận diện được từng loại hình doanh nghiệp, phân biệt chúng và đánh
giá được ưu điểm, hạn chế của từng loại;
Nắm được quy định về thành lập doanh nghiệp và quy chế pháp lý về
thành viên đầu tư thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp;
Nắm được quy định pháp luật về vốn của các loại hình doanh nghiệp;
Nắm được quy định về cơ cấu tổ chức, quản lý doanh nghiệp;
Nắm được mục đích, các hình thức và cách thức tổ chức lại doanh nghiệp;
Nắm được bản chất, điều kiện của việc chấm dứt hoạt động doanh
nghiệp thông qua giải thể và phá sản;
Trình bày được thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, HTX.
- Về kỹ năng
Hình thành và phát triển năng lực thu thập thông tin, kỹ năng tổng hợp,
hệ thống hoá các vấn đề trong mối quan hệ tổng thể; kỹ năng so sánh, phân
tích, bình luận, đánh giá các vấn đề của luật thương mại;
Thành thạo một số kỹ năng tìm, tra cứu và sử dụng các quy định của
pháp luật để giải quyết các tình huống nảy sinh trong thực tiễn kinh doanh;
Vận dụng kiến thức về doanh nghiệp để có thể tư vấn lựa chọn loại
hình doanh nghiệp phù hợp yêu cầu, khả năng của chủ đầu tư;
Vận dụng kiến thức về doanh nghiệp để giải quyết tranh chấp phát sinh
trong quá trình thành lập, hoạt động của doanh nghiệp;
Vận dụng kiến thức về phá sản và giải thể để giải quyết các tình huống
liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp, chủ nợ của doanh nghiệp và người lao
động khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động;
Có kỹ năng bình luận, đánh giá các quy định của pháp luật thực định
nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng.
Có kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Hướng dẫn phân tích tình huống học phần Luật thương mại 1
2,9 tỉ đồng. + Thanh toán chi phí phá sản: 0,2 tỉ; + Thanh toán nợ người lao động: 0,4 tỉ đồng + Thanh toán các khoản nợ không có tài sản bảo đảm theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ, cụ thể: B = 0,5 : 2,5 x 2,3 = 0,46 tỉ đồng C = 0,6 : 2,5 x 2,3 = 0,552 tỉ đồng D = 1 : 2,5 x 2,3 = 0,92 tỉ đồng E = 0,3 : 2,5 x 2,3 = 0,276 tỉ đồng F = 0,1 : 2,5 x 2,3 = 0,092 tỉ đồng d. Kết luận Quyết định về thứ tự phân chia tài sản còn lại sau khi tuyên bố phá sản đối với Công ty cổ phần X của Tòa án nhân dân tỉnh Y là chưa đúng với quy định của pháp luật. Tình huống 2: Hội nghị chủ nợ Xác định điều kiện hợp lệ của hội nghị chủ nợ lần thứ nhất được triệu tập trong tình huống sau: Doanh nghiệp mắc nợ của 15 chủ nợ với tổng số nợ là 3200 triệu đồng, trong đó có: - 3 chủ nợ có bảo đảm toàn bộ với số nợ 800 triệu đồng. - 7 chủ nợ có bảo đảm một phần với tổng số nợ 700 triệu đồng, được phân định rõ: nợ có bảo đảm 300 triệu đồng, nợ không có bảo đảm 400 triệu đồng. - 5 chủ nợ không có bảo đảm 1700 triệu đồng. Hướng dẫn phân tích tình huống a. Vấn đề pháp lý cần làm rõ - Tổng số nợ không có bảo đảm là bao nhiêu? - Điều kiện hợp lệ của hội nghị chủ nợ được quy định như thế nào? 138 b. Cơ sở pháp lý Luật Phá sản 2014. c. Phần lập luận Theo nội dung của tình huống thì tổng số nợ không có bảo đảm là 2100 triệu đồng. Căn cứ Điều 79 về điều kiện hợp lệ của hội nghị chủ nợ thì phải có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm và quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. d. Kết luận Điều kiện hợp lệ của hội nghị chủ nợ lần thứ nhất khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: - Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 1071 triệu đồng tham gia; - Có sự tham gia quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. 4. Phần người học tự nghiên cứu tình huống Tình huống 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp Công ty cổ phần X được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào ngày 15.8.2015 có trụ sở tại quận Y, thành phố Z gồm có 5 cổ đông sáng lập là An, Tâm, Như, Bình, Minh. Điều lệ công ty không có quy định khác so với quy định của pháp luật. Trong quá trình hoạt động của Công ty X đã xảy ra một số sự kiện sau: 1. Tại cuộc họp ĐHĐCĐ, ông An đề xuất nên mời ông Nguyên - một người có trình độ chuyên môn rất giỏi trong lĩnh vực mà công ty đang hoạt động làm chủ tịch HĐQT. Tuy nhiên ông Bình lại phản đối vì cho rằng chủ tịch HĐQT phải là cổ đông của công ty. Câu hỏi: Ý kiến của anh (chị) trong tình huống trên. 2. Vào tháng 5 năm 2017, Công ty X lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Bà Như – người sở hữu 15% cổ phần phổ thông và 10% cổ phần 139 ưu đãi cổ tức của Công ty X đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Công ty X. Câu hỏi: Bà Như có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Công ty X không? Tại sao? Tình huống 2: Thủ tục phá sản doanh nghiệp Sông Hồng là công ty TNHH 100% vốn của Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh Y. Trong quá trình hoạt động, công ty gặp khó khăn và thua lỗ. Đầu năm 2015, nhận thấy công ty Sông Hồng lâm vào tình trạng phá sản, UBND tỉnh Y đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty Sông Hồng. Tuy nhiên, Tòa án nhân dân tỉnh Y đã trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của UBND tỉnh Y vì cho rằng UBND tỉnh Y không có quyền này. Sau đó, theo đơn yêu cầu của đại diện hợp pháp của công ty Sông Hồng, ngày 22/3/2016, Tòa án nhân dân tỉnh Y đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty Sông Hồng. Câu hỏi: 1. Tòa án nhân dân tỉnh Y trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của UBND tỉnh Y là đúng hay sai? Vì sao? 2. Ngày 29/3/2016, Tòa án nhân dân tỉnh Y đã quyết định mở thủ tục phá sản đối với công ty này. Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản, Quản tài viên đã phát hiện: (i) Ngày 22/4/2016, Công ty Sông Hồng tiến hành thanh toán nợ 293 triệu đồng không có bảo đảm cho Công ty cổ phần Hoa Hồng. (ii) Ngày 29/4/2016 Công ty Sông Hồng tự ý tiến hành trả lương tháng 4 cho người lao động làm việc tại công ty. Cho biết các hành vi trên của Công ty Sông Hồng có hợp pháp không? Xử lý tình huống này như thế nào? Tình huống 3: Mở thủ tục phá sản và thi hành quyết định tuyên bố phá sản Sau một thời gian hoạt động không hiệu quả, Công ty cổ phần X có các khoản nợ đã đến hạn trả, cụ thể: nợ tiền lương của người lao động là 483.697.577 đồng; các khoản nợ có bảo đảm là 108.719.300 đồng; nợ không 140 có bảo đảm là 621.761.853 đồng; nợ bảo hiểm xã hội là 375.717.661 đồng; nợ tiền thuế của Nhà nước là 175.010.568 đồng. Trước tình hình đó, đến ngày 20 tháng 8 năm 2014, Công ty cổ phần X đã nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh Y mở thủ tục phá sản. Ngày 11 tháng 10 năm 2014, Tòa án nhân dân tỉnh Y đã ra quyết định mở thủ tục phá sản số 03/2014/QĐ-MTTPS. Ngày 10 tháng 04 năm 2015, thẩm phán chủ trì hội nghị chủ nợ lần thứ nhất nhưng không thành. Ngày 06/5/2015, hội nghị lần thứ hai được tiến hành. Tại hội nghị lần thứ hai, tổ thanh lý tài sản đã báo cáo số tài sản còn lại của Công ty là 2.045.409.160 đồng, số tiền chưa thu được từ những người mắc nợ là 632.049.668 đồng. Và Nghị quyết của hội nghị lần thứ hai đã đề nghị phá sản đối với Công ty cổ phần X. Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành, Tòa án nhân dân tỉnh Y quyết định: - Tuyên bố phá sản Công ty cổ phần X. - Thu hồi, thanh lý tài sản và bán đấu giá tài sản còn lại của doanh nghiệp, thu được 2.045.160 đồng. - Tiếp tục thu hồi số tiền chưa thu được từ những người mắc nợ là 632.049.668 đồng. - Phương án thứ tự phân chia tài sản khi tuyên bố phá sản như sau: (1) Chi phí phá sản: 280.502.201 đồng; (2) Khoản nợ lương người lao động: 483.697.577 đồng; (3) Khoản nợ bảo hiểm: 375.717.661 đồng; (4) Khoản nợ có bảo đảm của các chủ nợ: 108.719.300 đồng; (5) Khoản nợ không có bảo đảm: 621.761.853 đồng. Câu hỏi: 1. Chỉ ra các căn cứ pháp lý để Tòa án tỉnh Y thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Công ty cổ phần X? 2. Việc Công ty cổ phần X tự mình nộp đơn mở thủ tục phá sản có vi phạm pháp luật không? Vì sao? 3. Phương án thứ tự phân chia tài sản khi tuyên bố phá sản của Tòa án tỉnh Y đã đúng với quy định của pháp luật chưa? Vì sao? 141 MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT SỬ DỤNG CHO PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG HỌC PHẦN LUẬT THƯƠNG MẠI 1 1. Bộ luật Dân sự 2015. 2. Luật Doanh nghiệp 2014. 3. Luật Hợp tác xã 2012. 4. Luật Phá sản 2014. 5. Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014. 6. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). 7. Luật Phòng chống tham nhũng 2018. 8. Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp. 9. Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước. 10. Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 1/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp. 142 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung (2009), Công ty: vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật Doanh nghiệp 2005, Nxb. Tri thức. 11. Nguyễn Thanh Bình (chủ biên, 2008), Nghiệp vụ của Luật sư về tư vấn pháp luật và tư vấn hợp đồng, Nxb Thống kê, Hà Nội. 12. Nguyễn Đình Cung, Trần Hữu Huỳnh, Cao Bá Khoát (cb, 2003), Một số tranh chấp điển hình phát sinh trong quá trình thực hiện Luật Doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội. 13. Nguyễn Thị Dung (cb, 2014), Hướng dẫn môn học Luật thương mại 1 (tập 1), Nxb Lao động, Hà Nội. 14. Học viện Tư pháp (2014), Giáo trình kỹ năng giải quyết vụ việc dân sự, Nxb Lao động, Hà Nội. 15. Phan Huy Hồng (2015), Sử dụng bản án để xây dựng tình huống trong đào tạo luật, Tài liệu Hội thảo “Sử dụng bản án trong công tác đào tạo luật và nghiên cứu khoa học” do trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 23/1/2015. 16. Phạm Hoài Huấn (cb, 2016), Luật Doanh nghiệp Việt Nam:Tình huống - Dẫn giải - Bình luận, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội. 17. Phạm Duy Nghĩa (2006), Giáo trình Luật kinh tế (tập 1), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 18. Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình luật thương mại (tập 1), Nxb Tư pháp, Hà Nội. 19. Nguyễn Viết Tý, Nguyễn Thị Dung (cb, 2017), Giáo trình Luật thương mại Việt Nam, tập 1, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 143 MỤC LỤC Lời mở đầu 4 Phần thứ nhất: Dẫn nhập 1. Giới thiệu tổng quan về học phần Luật thương mại 1 6 2. Tiêu chí lựa chọn để xây dựng tình huống cho học phần Luật thương mại 1 7 3. Các bước thực hiện để phân tích được tình huống nêu trong học phần Luật thương mại 1 4. Trách nhiệm của người dạy và người học Phần thứ hai: Nội dung của học phần Luật thương mại 1 Chương 1: Khái quát chung về doanh nghiệp 1. Mục tiêu 2. Tóm tắt lý thuyết 8 9 11 11 11 2.1. Góp vốn, thực hiện góp vốn thành lập doanh nghiệp 2.2. Thực hiện góp vốn thành lập công ty, doanh nghiệp tư nhân 2.3. Đặt tên doanh nghiệp 2.4. Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp 3. Phân tích tình huống Tình huống 1: Góp vốn thành lập doanh nghiệp Tình huống 2: Đặt tên doanh nghiệp Tình huống 3: Chi nhánh của doanh nghiệp 4. Phần người học tự nghiên cứu tình huống Tình huống 1: Thành lập doanh nghiệp Tình huống 2: Góp vốn thành lập doanh nghiệp Tình huống 3: Đặt tên doanh nghiệp/hộ kinh doanh 11 14 17 19 20 20 24 26 29 29 33 34 Chương 2: Pháp luật về doanh nghiệp tư nhân 1. Mục tiêu 2. Tóm tắt lý thuyết 2.1. Khái niệm doanh nghiệp tư nhân 37 37 37 37 2.2. Quản lý doanh nghiệp tư nhân 37 144 2.3. Cho thuê doanh nghiệp tư nhân 38 2.4. Bán doanh nghiệp tư nhân 3. Phân tích tình huống Tình huống 1: Cho thuê doanh nghiệp tư nhân, thuê người quản lý doanh nghiệp tư nhân Tình huống 2: Tham gia thành lập công ty và thành lập hộ kinh doanh 4. Phần người học tự nghiên cứu tình huống Tình huống 1: Tranh chấp giữa doanh nghiệp tư nhân với chi nhánh doanh nghiệp Tình huống 2: Cho thuê doanh nghiệp tư nhân Tình huống 3: Xác định trách nhiệm tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân 39 39 38 42 45 45 46 46 Chương 3: Pháp luật về công ty 1. Mục tiêu 2. Tóm tắt lý thuyết 2.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 2.1.1. Các trường hợp xác lập, chấm dứt tư cách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 48 48 48 48 48 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH hai thành viên trở lên 2.1.3. Phân tích tình huống Tình huống 1: Chuyển nhượng phần vốn góp và xác lập tư cách thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Tình huống 2: Chấm dứt tư cách thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Tình huống 3: Tranh chấp về việc thay đổi thành viên, triệu tập và biểu quyết tại Hội đồng thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 2.1.4. Phần người học tự nghiên cứu tình huống 52 58 58 60 63 66 145 Tình huống 1: Tranh chấp giữa công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên với thành viên công ty Tình huống 2: Xử lí phần vốn góp của các thành viên trong trường hợp đặc biệt Tình huống 3: Chuyển nhượng một phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 2.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 2.2.1. Quy chế pháp lý về vốn của công ty TNHH một thành viên 2.2.2. Thực hiện quyền của chủ sở hữu công ty trong một số trường hợp đặc biệt 2.2.3. Doanh nghiệp nhà nước 2.2.4. Phân tích tình huống Tình huống 1: Chuyển nhượng phần vốn điều lệ Tình huống 2: Doanh nghiệp nhà nước 2.2.5. Phần người học tự nghiên cứu tình huống Tình huống 1: Cuộc họp hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Tình huống 2: Trách nhiệm thanh toán khoản nợ Tình huống 3: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhà nước 2.3. Công ty cổ phần 2.3.1. Xác lập và chấm dứt tư cách cổ đông cổ đông 2.3.2. Chuyển nhượng cổ phần và thời điểm hoàn thành xác lập tư cách cổ đông thông qua chuyển nhượng cổ phần 2.3.3. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần 2.3.4. Phân tích tình huống Tình huống 1: Chuyển nhượng cổ phần/bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị Tình huống 2: Trình tự, thủ tục họp Đại hội đồng cổ đông 2.3.5. Phần người học tự nghiên cứu tình huống Tình huống 1: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần 66 70 71 73 73 74 75 76 76 78 80 80 80 81 83 83 88 89 94 94 97 100 100 146 Tình huống 2: Trình tự, thủ tục họp Đại hội đồng cổ đông Tình huống 3: Thẩm quyền của Ban kiểm soát 2.4. Công ty hợp danh 2.4.1. Xác lập, chấm dứt tư cách thành viên hợp danh 2.4.2. Xác lập, chấm dứt tư cách thành viên góp vốn 2.4.3. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty hợp danh 2.4.4. Phân tích tình huống Tình huống 1: Chấm dứt tư cách thành viên góp vốn Tình huống 2: Biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên 2.4.5. Phần người học tự nghiên cứu tình huống Tình huống 1: Thẩm quyền đại diện theo pháp luật của thành viên hợp danh Tình huống 2: Trách nhiệm trả nợ của các thành viên hợp danh Tình huống 3: Họp hội đồng thành viên Chương 4: Pháp luật về hợp tác xã 1. Mục tiêu 2. Tóm tắt lý thuyết 2.1. Điều kiện trở thành thành viên hợp tác xã 2.2. Chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã 2.3. Trả lại, thừa kế vốn góp của thành viên hợp tác xã 2.4. Tổ chức, quản lý hợp tác xã 3. Phân tích tình huống Tình huống 1: Chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã Tình huống 2: Tranh chấp nội bộ hợp tác xã 4. Phần người học tự nghiên cứu Tình huống 1: Tranh chấp nội bộ hợp tác xã Tình huống 2: Tranh chấp về quyền thành viên hợp tác xã Tình huống 3: Tranh chấp về khai trừ thành viên hợp tác xã Chương 5: Pháp luật về phá sản 1. Mục tiêu 101 101 103 103 104 105 107 107 108 109 109 110 110 112 112 112 112 112 114 114 120 120 122 125 125 126 126 128 128 147 2. Phần lý thuyết 2.1. Căn cứ để nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 2.2. Quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 2.3. Thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 2.4. Nội dung hội nghị chủ nợ 2.5. Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh 2.6. Tuyên bố phá sản và thứ tự phân chia tài sản sau khi phá sản 3. Phân tích tình huống Tình huống 1: Tuyên bố phá sản và thứ tự phân chia tài sản sau khi phá sản Tình huống 2: Hội nghị chủ nợ 4. Phần người học tự nghiên cứu tình huống Tình huống 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp Tình huống 2: Trình tự thủ tục phá sản Tình huống 3: Mở thủ tục phá sản và thi hành quyết định tuyên bố phá sản 128 128 129 130 130 131 132 133 133 136 137 137 138 138 148 149
File đính kèm:
- tai_lieu_huong_dan_phan_tich_tinh_huong_hoc_phan_luat_thuong.pdf