Tài liệu hướng dẫn các tình huống học phần Luật ngân hàng
1.1. Đặc điểm học phần Luật Ngân hàng và yêu cầu đối với việc nghiên
cứu tình huống Luật Ngân hàng
1.1.1. Đặc điểm học phần Luật Ngân hàng
LNH là học phần có nhiều vấn đề khó, phức tạp, số lượng các văn bản
pháp luật nhiều và thường xuyên thay đổi nên trong quá trình tìm hiểu người
học gặp rất nhiều khó khăn. LNH là học phần bắt buộc trong chương trình
đào tạo cử nhân luật của tất cả các cơ sở đào tạo Luật ở Việt Nam hiện nay.
LNH cung cấp các kiến thức cần thiết trong quản lý nhà nước về tiền tệ và
NH của NHNNVN; các quan hệ về tổ chức và thực hiện các hoạt động NH
của các TCTD. Học phần LNH có các đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, quan hệ LNH là quan hệ xã hội mang tính kinh tế, thông qua
hoạt động của các chủ thể là NHNNVN, các TCTD sẽ cung ứng nguồn vốn
cho nền kinh tế. Vì vậy, trong nền kinh tế thi trường NH được xem là “huyết
mạch của nền kinh tế”. Mặc dù hoạt động NH có vai trò quan trọng song nó
cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thông qua quản lý Nhà nước đối với hoạt động
NH, việc kiểm soát rủi ro trong hoạt động và quản lý nội bộ của mỗi TCTD là
quan trọng và cần thiết nhằm đáp ứng sự phát triển lành mạnh trong lĩnh vực
này. Vì vậy, học phần LNH có khối lượng kiến thức khá nhiều, đòi hỏi người
học phải nghiên cứu nhiều văn bản từ LNHNNVN, LCTCTD, đặc biệt là rất
nhiều văn bản dưới luật mà trong lĩnh vực NH thì luôn rất cần thiết. Bên cạnh
đó, người học phải nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
khác như: Bộ Luật dân sự, Bộ Luật tố tụng đân sự, Luật Đất đai, Luật Thương
mại, Luật Tài chính mới có thể giải quyết được các vấn đề mà học phần yêu
cầu.2
Thứ hai, LNH là học phần phức tạp. Để giải quyết các vấn đề về lĩnh vực
NH, người học không chỉ căn cứ vào các văn bản Luật mà còn phải dựa vào
các văn bản dưới Luật mới giải quyết được vấn đề một cách triệt để. Khi tra
cứu các quy phạm PLNH, có thể các quy phạm này lại dẫn chiếu đến các quy
phạm pháp luật trong các văn bản luật khác, do vậy người học phải tìm đến
các văn bản liên quan, mặt khác phải dùng tư duy pháp lý suy luận thì mới có
thể giải quyết được tình huống.
Thứ ba, học phần LNH là học phần kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Do
vậy, phương pháp giảng dạy môn học này không chỉ có áp dụng phương pháp
thuyết giảng mà kết hợp giữa phương pháp thuyết giảng và phương pháp tình
huống nhằm rèn luyện khả năng tra cứu, áp dụng pháp luật cho người học.
Người học cần liên hệ thực tiễn trong quá trình học tập để nắm bắt kịp thời
những thay đổi trong đời sống dân sự nhằm có phương pháp giải quyết những
tranh chấp dân sự hiệu quả, đồng thời phát hiện những vấn đề pháp lý liên
quan nhằm đề xuất hoàn thiện pháp luật hiện hành.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu hướng dẫn các tình huống học phần Luật ngân hàng
uổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước; + Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được người đại diện theo pháp luật của người đó đồng ý bằng văn bản về việc sử dụng thẻ được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ TD, thẻ trả trước; + Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được người đại diện theo pháp luật của người đó đồng ý bằng văn bản về việc sử dụng thẻ được sử dụng thẻ ghi nợ không được thấu chi, thẻ trả trước. - Đơn vị chấp nhận thẻ: Theo quy định Khoản 18 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN Đơn vị chấp nhận thẻ là tổ chức, cá nhân chấp nhận thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ theo hợp đồng thanh toán thẻ ký kết với tổ chức thanh toán thẻ. Điều 23 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định: 112 + Đơn vị chấp nhận thẻ phải thực hiện niêm yết công khai về việc không phân biệt giá hoặc thu thêm tiền, phụ phí đối với các giao dịch thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ so với thanh toán bằng tiền mặt. Đơn vị chấp nhận thẻ phải hoàn trả lại hoặc thông qua tổ chức thanh toán thẻ để hoàn trả lại cho chủ thẻ số tiền chênh lệch giá, phụ phí đã thu trái quy định. + Tổ chức thanh toán thẻ phải tuân thủ hợp đồng đã ký kết với tổ chức thanh toán thẻ. + Đơn vị chấp nhận thẻ có quyền yêu cầu tổ chức thanh toán thẻ rà soát, khiếu nại đối với những giao dịch có sai sót hoặc nghi ngờ có sai sót và yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật. Thứ hai, quy trình thanh toán bằng thẻ ngân hàng Theo quy định Điều 22 Thông tư 19/2016/TT-NHNN thì: - Tổ chức thanh toán thẻ phải phối hợp với các bên liên quan xây dựng quy trình và thủ tục thanh toán thẻ, trong đó quy định rõ các bước xử lý giao dịch thẻ cũng như trách nhiệm của các bên liên quan, bảo đảm tuân thủ quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành về hoạt động NH điện tử; quản lý, vận hành, đảm bảo an toàn, liên tục hoạt động của các trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ. - Xử lý giao dịch thanh toán thẻ: + Trường hợp tổ chức thanh toán thẻ đồng thời là tổ chức phát hành thẻ thì tổ chức thanh toán thẻ chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các bước xử lý giao dịch và giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong quá trình thanh toán thẻ; + Trường hợp tổ chức thanh toán thẻ không đồng thời là tổ chức phát hành thẻ thì việc xử lý giao dịch thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa tổ chức thanh toán thẻ và tổ chức chuyển mạch thẻ, tổ chức phát hành thẻ và các bên liên quan khác về quy trình và thủ tục thanh toán thẻ. - Trách nhiệm của tổ chức thanh toán thẻ đối với đơn vị chấp nhân thẻ: + Xây dựng, tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng thanh toán thẻ với đơn vị chấp nhân thẻ; 113 + Tổ chức lắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ tại Điểm bán, thiết lập đường truyền kết nối và các Điều kiện kỹ thuật khác phục vụ cho thanh toán thẻ; + Hướng dẫn đơn vị chấp nhân thẻ sử dụng thiết bị chấp nhận thẻ tại Điểm bán, quy trình thủ tục thanh toán thẻ, biện pháp phát hiện gian lận, giả mạo và yêu cầu bảo mật thông tin chủ thẻ trong thanh toán thẻ; + Tiếp nhận và xử lý các yêu cầu tra soát, khiếu nại của đơn vị chấp nhân thẻ; + Giám sát các đơn vị chấp nhân thẻ trong việc thực hiện các nội dung trong hợp đồng thanh toán thẻ đã ký kết và việc duy trì các Điều kiện thanh toán thẻ; trường hợp phát hiện đơn vị chấp nhân thẻ thu phụ phí của chủ thẻ, tổ chức thanh toán thẻ phải thực hiện các biện pháp xử lý và phản ánh cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - tổ chức thanh toán thẻ TCTTT phải đề tên (tên viết tắt hoặc logo thương mại) của tổ chức chuyển mạch thẻ mà TCTTT là thành viên trên ATM của tổ chức thanh toán thẻ TCTTT và trên POS tại ĐVCNT của tổ chức thanh toán thẻ TCTTT. - Tổ chức thanh toán thẻ không được phân biệt đối xử giữa thanh toán thẻ có BIN do NHNNVN cấp và thanh toán thẻ có BIN do tổ chức quốc tế thẻ cấp; không được thỏa thuận với các tổ chức khác để hạn chế hay ngăn chặn việc chấp nhận giao dịch thẻ đồng thương hiệu. - Tổ chức thanh toán thẻ phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin và tài liệu về việc thanh toán thẻ cho NHNNVN khi có yêu cầu. 7.3.2. Tình huống và hình thành vấn đề cần giải quyết Tình huống 119 Ngày 20/09/2016 anh Nguyễn Văn Bình Sinh ngày 01/11/1980 tới NHTMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu phát hành thẻ ATM nhằm thuận tiện trong các giao dịch thanh toán. Chi 19 Nguồn: Hồ sơ số 138756/MTK ngày 21/09/2016 tại chi nhánh ngân hàng Công Thương Thừa Thiên Huế. 114 nhánh NH Công thương chi nhánh Thừa thiên huế chấp nhận, đồng thời yêu cầu anh Bình cung cấp các giấy tờ để ngân hàng mở thẻ. Sau 05 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ các giấy tờ Chi nhánh NH Công thương Thừa Thiên Huế đã cấp cho anh Bình thẻ ghi nợ với số thẻ: 9704155210949253 mã PIN: 976128. Sau đó anh Bình đã đổi mã PIN để phục vụ giao dịch thanh toán. Ngày 10/10/2017 anh Bình làm mất thẻ, anh đã tiến hành thông báo với bộ phận phát hành thẻ của NH công thương chi nhánh TT Huế để khóa thẻ để chủ thể khác không rút tiền từ tài khoản của anh Bình. Những yêu cầu cần giải quyết 1. Anh Nguyễn Văn Bình được mở và sử dụng thẻ ATM để thực hiện các giao dịch thanh toán không? 2. NH Công thương chi nhánh Tỉnh Thừa Thiên Huế được phát hành thẻ ATM cho anh Bình không? Tại sao? Pháp luật quy định những tổ chức nào được phát hành thẻ? 3. Khi anh Bình bị mất thẻ thì trách nhiệm của các bên như thế nào? Hướng dẫn giải quyết 1. Anh Nguyễn Văn Bình được mở và sử dụng thẻ ATM để thực hiện các giao dịch thanh toán không? - Xác định vấn đề pháp lý liên quan Ngày 20/09/2016 anh Nguyễn Văn Bình Sinh ngày 01/11/1980 tới NH Công Thương Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu phát hành thẻ ATM. - Căn cứ pháp lý + Điều 98 LCTCTD năm 2010 được sữa đổi bổ sung. + Điều 16 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ NH. - Lập luận + Anh Bình đủ điều kiện về chủ thể để được cấp thẻ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ NH. 115 - Kết luận Anh Bình được mở thẻ ATM để thực hiện các giao dịch thanh toán. 2. NH công thương chi nhánh Tỉnh Thừa Thiên Huế được phát hành thẻ ATM cho anh Bình không? Tại sao? Pháp luật quy định những tổ chức nào được phát hành thẻ? - Xác định vấn đề pháp lý liên quan + Chi nhánh NH Công thương Thừa Thiên Huế đã cấp cho anh Bình thẻ ghi nợ với số thẻ: 9704155210949253 mã PIN: 976128. - Căn cứ pháp lý Điều 98 LCTCTD năm 2010 được sữa đổi bổ sung. + Điều 9 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ NH. - Lập luận + Chi nhánh NH Công thương Thừa Thiên Huế thỏa mãn điều kiện chủ thể pháp hành thẻ theo Điều 98 LCTCTD năm 2010 được sữa đổi bổ sung và Điều 9 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ NH. + Các tổ chức đươc phát hành thẻ bao gồm: . NH thương mại, NH hợp tác xã, CHNHNN được phát hành thẻ khi hoạt động cung ứng dịch vụ thẻ được ghi trong Giấy phép hoặc Giấy phép bổ sung, sửa đổi (nếu có) do Ngân hàng Nhà nước cấp. . NH chính sách phát hành thẻ theo quy định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. . Công ty tài chính chỉ được phát hành thẻ tín dụng sau khi được NHNN chấp thuận. Công ty tài chính bao thanh toán không được phát hành thẻ. - Kết luận NHTMCP Công thương chi nhánh Tỉnh Thừa Thiên Huế được phát hành thẻ ATM cho anh Bình. 3. Khi anh Bình bị mất thẻ thì trách nhiệm của các bên như thế nào? - Xác định vấn đề pháp lý liên quan 116 Anh Bình làm mất thẻ, anh đã tiến hành thông báo với bộ phận phát hành thẻ của NH công thương chi nhánh TT Huế để khóa thẻ để chủ thể khác không rút tiền từ tài khoản của anh Bình. - Căn cứ pháp lý Điều 18, Điều 19 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ NH. - Lập luận + Đối với chủ thẻ: khi bị mất thẻ anh Bình phải báo cho NH công thương chi nhánh Tỉnh Thừa Thiên Huế biết mình bị mất thẻ nhằm tránh bị mất tiền. + Đối với NH: Khi nhận được thông báo của chủ thẻ, NH phải thực hiện ngay việc khóa thẻ và phối hợp với các bên liên quan để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác nhằm ngăn chặn các thiệt hại có thể xảy ra, đồng thời thông báo lại cho chủ thẻ. - Kết luận Anh Bình có nghĩa vụ báo với NH để NH khóa thẻ tài khoản. Tình huống 220 Vấn đề 1: Nội dung Anh Nguyễn Tấn Thạnh, chủ một tài khoản cũng mở tại NHTMCP Đông Á, chi nhánh quận Bình Tân, TP HCM, đã bất ngờ bị rút mất 20 triệu đồng trong tài khoản ATM. Anh đã báo cho NH Đông Á. Qua xác minh Trong biên bản làm việc ngày 30/10/2015, NH Đông Á xác nhận, tài khoản của anh Thạnh bị rút tiền liên tục trong vòng 2 phút tại một máy ATM của NH Liên Việt PostBank quận 3 vì hệ thống quản lý rủi ro của NH bị hack nên tài khoản của khách hàng bị lộ. Anh Thạnh đã đề nghị NH bồi thường số tiền 20 triệu đồng bị rút. Ngày 23/11/2015, NH Đông Á đã chấp nhận bồi thường số tiền anh Thạnh đã bị mất. 20 Nguồn: Biên bản xử lý khách hàng bị mất tiền trong tài khoản ATM – NHTMCP Đông Á chi nhánh quận Bình Tân, TP HCM. 117 Xác định trách nhiệm của các bên trong trường hợp trên? - Xác định vấn đề pháp lý liên quan + Anh Nguyễn Tấn Thạnh đã bất ngờ bị rút mất 20 triệu đồng trong tài khoản ATM. + NH Đông Á xác nhận, tài khoản của anh Thạnh bị rút tiền liên tục trong vòng 2 phút tại một máy ATM của NH Liên Việt PostBank quận 3 vì hệ thống quản lý rủi ro của ngân hàng bị hack nên tài khoản của khách hàng bị lộ. + Anh Thạnh đã đề nghị ngân hàng bồi thường số tiền 20 triệu đồng bị rút. + NH Đông Á đã chấp nhận bồi thường số tiền anh Thạnh đã bị mất. - Căn cứ pháp lý + Điều 18 và khoản 1 Điều 19 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ NH. + Điều 18 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ NH. - Lập luận + Theo điểm a Khoản 1 Điều 18 và khoản 1 Điều 19 Thông tư 19/2016/TT-NHNN Anh Thạnh báo bị mất tiền cho ngân hàng và yêu cầu NH phải bồi thường là hợp pháp vì không phải lỗi của anh nên buộc NH phải bồi thường số tiền bị mất. + NH phải phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường khi khách hàng bị mất tiền vì theo quy định điểm c Khoản 1 Điều 18 Thông tư 19/2016/TT-NHNN tổ chức phát hành thẻ phải quản lý rủi ro và các thông tin liên quan đến hoạt động thẻ nếu khách hàng bị thiệt hại thì phải bồi thường. - Kết luận NHTMCP Đông Á phải bồi thường đầy đủ số tiền anh Thạnh bị mất. 118 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Sách: 1. Tô Văn Hòa (2009), Tình huống pháp luật và phương pháp sử dụng tình huống trong giảng dạy luật học. 2. Nguyễn Văn Tuyến, Xây dựng và sử dụng tình huống pháp luật trong giảng dạy luật học. 3. Vũ Thị Thúy (2010), Ứng dụng phương pháp giảng dạy tình huống trong đào tạo ngành luật, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. B. Văn bản pháp luật: 4. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến Pháp năm 2013, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội. 5. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật Dân sự năm 2015, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội. 6. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội. 7. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 được sữa đổi bổ sung năm 2017, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội. 8. Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội. 9. Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 (sửa đổi 2013), NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội. 10. Nghị định 16/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 11. Thông tư 37/2014/TT-NHNNVN ngày 26/11/2014 quy định việc thiết kế mẫu tiền, chế bản và quản lý in, đúc tiền Việt Nam. 12. Nghị định 26/2014/NĐ-CP ngày 07/04/2014 quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. 119 13. Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/03/2015 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân. 14. Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 16/07/209 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại. hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính. 15. Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. 16. Thông tư số 02/2008 Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam và Nghị định số 165/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam 17. Nghị định của Chính phủ số 07/2013/NĐ-CP ngày 25/11/2013 về danh mục vốn pháp định của các tổ chức tín dụng. 18. Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 Quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. 19. Thông tư 08/2015/TT-NHNNVN ngày 30/06/2015 sữa đổi một số điều Thông tư 40/ 2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 Quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. 20. Thông tư 07/2013 ngày 14/03/2013 quy định kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng. 120 21. Thông tư 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng. 22. Thông tư số 34/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 23. Quyết định số 14/2014/QĐ-NHNN ngày 21/05/2014 ban hành quy chế tiền gửi tiết kiệm. 24. Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tìn dụng, chi nhánh ngân hang nước ngoài đối với khách hàng. 25. Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25 tháng 06 năm 2015 quy định về bảo lãnh ngân hàng. 26. Văn bản hợp nhất 33/2016/VBHN-NHNN ngày 08/07/2016 quy định về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhương, giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. 27. Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 30/12/201 quy định hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính. 28. Nghị định 163 sửa đổi bổ sung nghi định 122 về tài sản bảo đảm. 29. Thông tư số 22/2015/TT-NHNN ngày 20/11/2015 Quy định hoạt động cung ứng và sử dụng séc. 30. Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/06/2016 Quy định về hoạt động thẻ ngân hàng. C. Website: 31. 32.
File đính kèm:
- tai_lieu_huong_dan_cac_tinh_huong_hoc_phan_luat_ngan_hang.pdf