Tài liệu Hỏi đáp về quyền con người (Phần 2)
Câu hỏi 71
Quyền sống được quy định như thế nào trong pháp luật
quốc tế và pháp luật Việt Nam?
Trả lời
Quyền sống (the right to life) được quy định trong Điều 3
UDHR và Điều 6 ICCPR. Đây được coi là “quyền quan
trọng nhất của con người mà trong bất cứ hoàn cảnh nào,
kể cả trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia, cũng không
thể bị vi phạm.”37.
Theo Điều 6 ICCPR, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ
thực hiện những biện pháp thích hợp để bảo vệ mọi người
khỏi nguy cơ bị tước đoạt tính mạng một cách tùy tiện bởi
mọi chủ thể. Theo Ủy ban giám sát thực hiện ICCPR (Ủy
ban nhân quyền ‐ Human Rights Committee), yêu cầu này
bao gồm cả các biện pháp để làm giảm tỷ lệ tử vong của bà
mẹ, trẻ em; xóa bỏ tình trạng suy dinh dưỡng và dịch bệnh
cũng như nâng cao các tiêu chuẩn sống cho người dân. Có
nghĩa là việc bảo đảm quyền sống không chỉ được hiểu
theo nghĩa hẹp là bảo đảm sự toàn vẹn về tính mạng mà
còn bao hàm việc bảo đảm sự tồn tại của con người38.
Quyền sống liên quan đến vấn đề hình phạt tử hình.
Mặc dù ICCPR chỉ khuyến nghị chứ không bắt buộc các
quốc gia phải xóa bỏ hình phạt tử hình, Điều 6 Công ước
yêu cầu các quốc gia thành viên giới hạn việc áp dụng hình
phạt này với ʺnhững tội ác nghiêm trọng nhấtʺ, và không
được áp dụng hình phạt này với những người dưới 18 tuổi,
cũng như không được thi hành án tử hình những phụ nữ
đang mang thai39
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Hỏi đáp về quyền con người (Phần 2)
trong hai quốc gia đó có quyền đưa vấn đề ra Ủy ban bằng cách gửi thông báo cho Ủy ban và cho quốc gia kia. c) Ủy ban chỉ xem xét vấn đề sau khi đã chắc chắn rằng mọi biện pháp khắc phục sẵn có trong nước đều đã được quốc gia nhận thông cáo áp dụng triệt để, phù hợp với các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế. Quy TO À N VĂN BỘ LUẬT N H Â N Q U YỀN Q UỐC TẾ – 313 – định này không áp dụng trong trường hợp việc tiến hành những biện pháp khắc phục bị kéo dài một cách vô lý. d) Ủy ban sẽ họp kín khi xem xét những thông cáo theo điều này. e) Căn cứ theo quy định tại mục (c), Ủy ban sẽ giúp đỡ các quốc gia thành viên liên quan giải quyết vấn đề một cách thân thiện, trên cơ sở tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người như đã được Công ước này công nhận; f) Khi xem xét các vấn đề được chuyển đến, Ủy ban có thể yêu cầu các quốc gia liên quan nêu tại mục (b) cung cấp bất kỳ thông tin liên quan nào; g) Các quốc gia liên quan nêu tại mục (b) có quyền có đại diện khi vấn đề được đưa ra xem xét tại Ủy ban và có thể trình bày quan điểm bằng miệng và/hoặc bằng văn bản; h) Trong vòng 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo theo mục (b), Ủy ban sẽ đệ trình một báo cáo: ‐ Nếu đạt được một giải pháp theo quy định tại mục (e), Ủy ban sẽ giới hạn báo cáo trong một tuyên bố vắn tắt về sự việc và giải pháp đã đạt được; ‐ Nếu không đạt được một giải pháp theo quy định tại mục (e), Ủy ban sẽ giới hạn báo cáo trong một tuyên bố vắn tắt về sự việc. Các ý kiến bằng văn HỎ I ĐÁP VỀ Q UYỀN CO N N GƯỜ I – 314 – bản và biên bản ghi những lời phát biểu do các quốc gia thành viên liên quan đưa ra sẽ được đính kèm báo cáo. Trong mọi trường hợp, báo cáo sẽ được gửi cho các quốc gia thành viên liên quan. 2) Quy định của điều này sẽ có hiệu lực khi mười quốc gia thành viên Công ước ra tuyên bố theo khoản 1 điều này. Những tuyên bố đó sẽ được các quốc gia thành viên nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ gửi các bản sao cho các quốc gia thành viên khác. Tuyên bố có thể được rút lại vào bất kỳ lúc nào bằng việc thông báo cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Việc rút lại tuyên bố không cản trở việc xem xét bất kỳ vấn đề nào nêu trong thông cáo đã được chuyển cho Ủy ban theo điều này; không một thông cáo nào của bất kỳ quốc gia thành viên nào được tiếp nhận sau khi Tổng thư ký đã nhận được thông báo rút lại tuyên bố, trừ khi quốc gia thành viên liên quan đưa ra tuyên bố mới. Điều 42 1) a) Nếu một vấn đề đã chuyển đến Ủy ban theo Điều 41 không được giải quyết một cách thoả đáng với các quốc gia thành viên liên quan, thì với sự thoả thuận trước của các quốc gia thành viên đó, Ủy ban có thể chỉ định một Tiểu ban hoà giải tạm thời (dưới đây được gọi là Tiểu TO À N VĂN BỘ LUẬT N H Â N Q U YỀN Q UỐC TẾ – 315 – ban). Tiểu ban sẽ giúp đỡ các quốc gia thành viên liên quan tìm kiếm một giải pháp hoà giải cho vấn đề, trên cơ sở tôn trọng Công ước này. b) Tiểu ban này sẽ gồm năm ủy viên được sự chấp thuận của các quốc gia thành viên liên quan. Nếu trong thời hạn ba tháng các quốc gia thành viên liên quan không đạt được thoả thuận về toàn bộ hay một phần thành viên của Tiểu ban thì số ủy viên chưa được nhất trí sẽ được Ủy ban bầu bằng bỏ phiếu kín với đa số 2/3 các thành viên Ủy ban. Các ủy viên của Tiểu ban làm việc với tư cách cá nhân. Các ủy viên không được là công dân của các quốc gia thành viên liên quan, hoặc của một quốc gia không tham gia Công ước, hoặc của một quốc gia thành viên chưa có tuyên bố nêu ở Điều 41. Tiểu ban bầu ra chủ tịch và thông qua quy tắc về thủ tục của mình. 2) Thông thường, Tiểu ban triệu tập các cuộc họp của mình ở trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, hoặc ở Văn phòng Liên Hợp Quốc ở Giơ‐ne‐vơ; tuy nhiên, cũng có thể họp ở những nơi thích hợp khác do Tiểu ban quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và của các quốc gia thành viên liên quan. Bộ phận hành chính được cung cấp theo Điều 36 cũng sẽ hỗ trợ công việc cho Tiểu ban được chỉ định ở điều này. HỎ I ĐÁP VỀ Q UYỀN CO N N GƯỜ I – 316 – 3) Những thông tin do Ủy ban nhận được và xem xét sẽ được chuyển cho Tiểu ban và Tiểu ban có thể yêu cầu các quốc gia thành viên liên quan cung cấp cho mình bất kỳ thông tin nào khác có liên quan. 4) Sau khi đã xem xét kỹ vấn đề nhưng không muộn hơn mười hai tháng kể từ khi vấn đề được chuyển đến Tiểu ban, Tiểu ban sẽ gửi một báo cáo cho Chủ tịch Ủy ban để thông báo cho các quốc gia liên quan: a) Nếu Tiểu ban không thể hoàn thành việc xem xét vấn đề trong mười hai tháng, thì Tiểu ban sẽ phải có một tuyên bố vắn tắt về hiện trạng vấn đề mà Tiểu ban đang xem xét: b) Nếu đã đạt được một giải pháp hoà giải giữa các bên liên quan trên cơ sở tôn trọng các quyền con người được công nhận trong Công ước này thì Tiểu ban báo cáo vắn tắt về sự việc và giải pháp đã đạt được; c) Nếu không đạt được một giải pháp theo quy định tại mục (b) thì Tiểu ban sẽ nêu trong báo cáo những ý kiến của mình về mọi sự việc liên quan đến những tranh chấp của các quốc gia thành viên liên quan, cũng như nhận định của Tiểu ban về các khả năng có thể đạt được một giải pháp hoà giải cho vấn đề. Báo cáo này cũng bao gồm những ý kiến bằng văn bản và biên bản ghi những phát biểu do đại diện của các quốc gia thành viên liên quan đưa ra; TO À N VĂN BỘ LUẬT N H Â N Q U YỀN Q UỐC TẾ – 317 – d) Nếu báo cáo của Tiểu ban được đưa ra theo mục (c), thì các quốc gia thành viên liên quan, trong thời hạn ba tháng sau khi nhận được báo cáo, phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban biết là họ chấp nhận hay không chấp nhận nội dung báo cáo của Tiểu ban. 5) Những quy định tại điều này sẽ không làm phương hại đến trách nhiệm của Ủy ban nêu ở Điều 41. 6) Mọi chi phí cho các ủy viên của Tiểu ban được phân bổ đều cho các quốc gia thành viên liên quan, theo bản thống kê của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. 7) Nếu cần thiết, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ thanh toán chi phí cho các thành viên của Tiểu ban trước khi các quốc gia thành viên liên quan hoàn trả theo quy định ở khoản 9 Điều này. Điều 43 Các ủy viên của Ủy ban và ủy viên của Tiểu ban hoà giải lâm thời được chỉ định theo Điều 42 được hưởng những thuận lợi và quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho các chuyên gia thừa hành công vụ của Liên Hợp Quốc như đã nêu trong những phần liên quan của Công ước về quyền ưu đãi và miễn trừ của Liên Hợp Quốc. Điều 44 Việc áp dụng những quy định thi hành Công ước này sẽ không làm ảnh hưởng đến những thủ tục trong lĩnh vực quyền con người đã được những văn kiện pháp lý và các công ước của Liên Hợp Quốc, cũng như của các tổ chức HỎ I ĐÁP VỀ Q UYỀN CO N N GƯỜ I – 318 – chuyên môn của Liên Hợp Quốc quy định, và cũng sẽ không làm cản trở các quốc gia thành viên Công ước này sử dụng những thủ tục khác để giải quyết tranh chấp, phù hợp với các thoả thuận quốc tế chung hoặc đặc biệt đang có hiệu lực giữa các quốc gia đó. Điều 45 Ủy ban sẽ trình lên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc báo cáo hàng năm về hoạt động của mình thông qua Hội đồng kinh tế và xã hội. PHẦN V Điều 46 Không một quy định nào của Công ước này có thể được giải thích để làm phương hại đến những quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc và điều lệ của các tổ chức chuyên môn mà quy định trách nhiệm của các cơ quan và tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc về các vấn đề được đề cập trong Công ước này. Điều 47 Không một quy định nào của Công ước này có thể được giải thích để làm phương hại đến quyền đương nhiên của mọi dân tộc được hưởng và sử dụng một cách đầy đủ và tự do mọi nguồn của cải và tài nguyên thiên nhiên của họ. PHẦN VI Điều 48 1) Công ước này để ngỏ cho bất kỳ quốc gia quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, hoặc thành viên của bất TO À N VĂN BỘ LUẬT N H Â N Q U YỀN Q UỐC TẾ – 319 – kỳ tổ chức chuyên môn nào của Liên Hợp Quốc, hoặc cho bất kỳ quốc gia thành viên nào của Quy chế Toà án công lý quốc tế, cũng như cho bất kỳ quốc gia nào khác được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc mời tham gia Công ước này, ký kết. 2) Công ước này đòi hỏi phải được phê chuẩn. Các văn kiện phê chuẩn sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. 3) Công ước này để ngỏ cho tất cả các quốc gia nêu ở khoản 1 Điều này gia nhập. 4) Việc gia nhập sẽ có hiệu lực khi văn kiện gia nhập được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. 5) Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ thông báo cho tất cả các quốc gia đã ký hoặc gia nhập Công ước này về việc nộp lưu chiểu của từng văn kiện phê chuẩn hay gia nhập. Điều 49 1) Công ước này sẽ có hiệu lực ba tháng sau ngày văn kiện phê chuẩn hoặc văn kiện gia nhập thứ 35 được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. 2) Đối với quốc gia nào phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước này sau ngày văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập thứ 35 đã được lưu chiểu, thì Công ước này sẽ có hiệu lực sau ba tháng kể từ ngày nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hoặc văn kiện gia nhập của quốc gia đó. HỎ I ĐÁP VỀ Q UYỀN CO N N GƯỜ I – 320 – Điều 50 Những quy định của Công ước này được áp dụng đối với trên mọi vùng lãnh thổ cấu thành của các quốc gia liên bang mà không có bất kỳ hạn chế hoặc ngoại lệ nào. Điều 51 1) Các quốc gia thành viên Công ước có thể đề xuất sửa đổi Công ước và phải gửi đề xuất đó đến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ chuyển mọi đề xuất sửa đổi cho các quốc gia thành viên Công ước, cùng với yêu cầu cho Tổng thư ký biết liệu họ có muốn triệu tập một hội nghị các quốc gia thành viên để xem xét và thông qua những đề xuất sửa đổi đó hay không. Nếu như có tối thiểu 1/3 số quốc gia thành viên Công ước tuyên bố tán thành triệu tập hội nghị nói trên thì Tổng thư ký sẽ triệu tập hội nghị dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Mọi sửa đổi được thông qua với đa số số phiếu của các quốc gia thành viên có mặt và bỏ phiếu tại hội nghị sẽ được trình lên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc để chuẩn y. 2) Những sửa đổi sẽ có hiệu lực khi được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chuẩn y, và được 2/3 các quốc gia thành viên Công ước này chấp thuận theo thủ tục pháp luật của mình. 3) Khi có hiệu lực, những sửa đổi sẽ chỉ ràng buộc những quốc gia chấp nhận sửa đổi. Các quốc gia thành viên khác chỉ bị ràng buộc bởi những quy định của Công ước này và bất kỳ sửa đổi nào mà trước đó họ đã chấp nhận. TO À N VĂN BỘ LUẬT N H Â N Q U YỀN Q UỐC TẾ – 321 – Điều 52 Mặc dù đã có những thông báo ở khoản 5 Điều 48, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ vẫn thông báo cho tất cả các quốc gia nêu ở khoản 1 Điều 48 những sự kiện sau đây: ‐ Việc ký, phê chuẩn và gia nhập Công ước này theo Điều 48; ‐ Ngày Công ước này có hiệu lực theo Điều 49 và ngày các sửa đổi, bổ sung có hiệu lực theo Điều 51. Điều 53 1) Công ước này được làm bằng tiếng Ả‐rập, tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha, các văn bản đều có giá trị như nhau và sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. 2) Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ chuyển các bản sao có chứng thực của Công ước này tới tất cả các quốc gia nêu trong Điều 48. HỎ I ĐÁP VỀ Q UYỀN CO N N GƯỜ I – 322 – TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) United Nations, Freequently Asked Questions on a Human Rights‐based Approach to Development Cooperation, New York and Geneva, 2006. 2) United Nations, Human Rights: Questions and Answers, New York and Geneva, 2006. 3) Sydney D. Bailey: The UN Security Council and Human Rights. St.Martinʹs Press, INC, New York, 1994. 4) Sieghart Paul, The International Law of Human Rights, OUP, Oxford, 1992. 5) Minnesota Advocates for Human Rights, Tài liệu tập huấn về nhân quyền, 1997. 6) Commonwealth Manual Human Rights Training for Police, Commonwealth Secretariat, 2006. 7) United Nations, Manual on Human Rights Reporting (The International Covenant on Civil and Political Rights), New York, 1991. 8) United Nations, Human Rights ‐ A Basic Handbook for UN Staff. 9) UNDP, Human Development Report 2000: Human Rights and Human Development (New York, 2000), tại T ÀI LIỆU THA M K HẢO – 323 – 10) UNDP, Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc, bản tiếng Anh, tại declaration. 11) Khoa Luật ‐ Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2009. 12) Khoa Luật ‐ Đại học Quốc gia Hà Nội, Những điều cần biết về hình phạt tử hình, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2009. 13) Khoa Luật ‐ Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật nhân quyền quốc tế ‐ Những vấn đề cơ bản, Nxb. Lao động ‐ Xã hội, 2011. 14) Khoa Luật ‐ Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật quốc tế về quyền của những người dễ bị tổn thương, Nxb. Lao động‐ Xã hội, 2011. 15) Khoa Luật ‐ Đại học Quốc gia Hà Nội, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948‐ Mục tiêu chung của nhân loại, Nxb. Lao động‐Xã hội, 2011. 16) Khoa Luật ‐ Đại học Quốc gia Hà Nội, Quyền con người: Tập hợp những bình luận, khuyến nghị chung của các Ủy ban công ước Liên hợp quốc, Nxb. Công an Nhân dân, 2010. 17) Khoa Luật ‐ Đại học Quốc gia Hà Nội, Quyền con người: Tập hợp tài liệu chuyên đề của Liên hợp quốc, Nxb. Công an Nhân dân, 2010. 18) Khoa Luật ‐ Đại học Quốc gia Hà Nội, Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR, 1966), Nxb. Hồng Đức, 2012. 19) Khoa Luật ‐ Đại học Quốc gia Hà Nội, Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966), NXB Hồng Đức, 2012. HỎ I ĐÁP VỀ Q UYỀN CO N N GƯỜ I – 324 – 20) Viện Nghiên cứu Quyền con người thuộc Học viện CT‐ HCQG Hồ Chí Minh, Giáo trình Lý luận về quyền con người, Hà Nội, 2008. 21) Viện Ngôn ngữ học, Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Văn hoá ‐ Thông tin, Hà Nội, 1999. 22) Đảng cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991. 23) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2006. 24) Chỉ thị số 12/CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta”. 25) Sách trắng về thành tựu quyền con người của Việt Nam, tại 26) Báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam, tại 27) Báo Nhân dân, số ra ngày 18/6/1993.
File đính kèm:
- tai_lieu_hoi_dap_ve_quyen_con_nguoi_phan_2.pdf