Tài liệu Hỏi đáp về quyền con người (Phần 1)

Câu hỏi 1

“Quyền con người” là gì?

Trả lời

Có nhiều định nghĩa khác nhau về quyền con người

(human rights), theo Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc

thì: ʺQuyền con người là những bảo đảm pháp lý phổ quát

(universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và nhóm

chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions)

làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và

tự do cơ bản (fundamental freedoms) củacon ngườiʺ1.

Bên cạnh đó, quyền con người còn được định nghĩa một

cách khái quát là những quyền bẩm sinh, vốn có của con

người mà nếu không được hưởng thì chúng ta sẽ không thể

sống như một con người2.

Dù định nghĩa các chuyên gia, cơ quan nghiên cứu nêu

ra không hoàn toàn giống nhau, nhưng xét chung, quyền

con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự

nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo

vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.

Trong thực tế ở Việt Nam, bên cạnh thuật ngữ “quyền con

người”, có một thuật ngữ khác cũng được sử dụng, đó là

“nhân quyền”. Cả hai thuật ngữ này đều bắt nguồn từ thuật

ngữ human rights. Từ human rights trong tiếng Anh có thể

được dịch là quyền con người (thuần Việt) hoặc nhân quyền

(Hán ‐ Việt). Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, “nhân quyền”

chính là “quyền con người”3. Như vậy, xét về mặt ngôn ngữ

học, quyền con người và nhân quyền là hai từ đồng nghĩa, do

đó, hoàn toàn có thể sử dụng cả hai từ này trong nghiên cứu,

giảng dạy và hoạt động thực tiễn về nhân quyền.

Trong cuốn sách này, hai thuật ngữ “nhân quyền” và

“quyền con người” sẽ cùng được sử dụng vì lý do trên.

Câu hỏi 2

Quyền con người có nguồn gốc tự nhiên hay do pháp

luật quy định?

Trả lời

Về vấn đề này, có hai trường phái trái ngược nhau.

Những người theo học thuyết về quyền tự nhiên (natural

rights) ‐ mà tiêu biểu là các tác giả như Zeno (333‐264

TCN), Thomas Hobbes (1588‐1679), John Locke (1632‐

1704), Thomas Paine (1731‐1809). cho rằng nhân quyền là

những gì bẩm sinh, vốn có mà mọi cá nhân sinh ra đều

được hưởng, chỉ đơn giản bởi họ là thành viên của gia

đình nhân loại. Do đó, các quyền con người không phụ

thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa hay

ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng

đồng hay nhà nước nào. Cũng do đó, không một chủ thể

nào, kể cả các nhà nước, có thể ban phát hay tùy tiện tước

bỏ các quyền con người.

Ngược lại, những người theo học thuyết về các quyền

pháp lý (legal rights) ‐ mà tiêu biểu là các tác giả như

Edmund Burke (1729‐1797), Jeremy Bentham (1748‐1832).

cho rằng các quyền con người không phải là những gì

bẩm sinh, vốn có một cách tự nhiên mà phải do các nhà

nước quy định trong pháp luật. Như vậy, theo học thuyết

này, phạm vi, giới hạn và ở góc độ nhất định, cả thời hạn

hiệu lực của các quyền con người phụ thuộc vào ý chí của

tầng lớp thống trị và những yếu tố như phong tục, tập

quán, truyền thống văn hóa. của từng xã hội.

Cho đến nay, cuộc tranh luận về tính đúng đắn của hai

học thuyết kể trên vẫn còn tiếp tục. Việc phân định tính

chất đúng, sai, hợp lý và không hợp lý của hai học thuyết

này là không đơn giản do chúng liên quan đến một phạm

vi rộng lớn các vấn đề triết học, chính trị, xã hội, đạo đức,

pháp lý Mặc dù vậy, dường như quan điểm cực đoan

phủ nhận hoàn toàn bất cứ học thuyết nào đều không phù

hợp, bởi lẽ trong khi về hình thức, hầu hết các văn kiện

pháp luật của các quốc gia đều thể hiện các quyền con

người là các quyền pháp lý, thì trong Tuyên ngôn toàn thế

giới về nhân quyền năm 1948, một số văn kiện pháp luật

và văn kiện chính trị pháp lý ở một số quốc gia, nhân

quyền được khẳng định một cách rõ ràng là các quyền tự

nhiên, vốn có và không thể chuyển nhượng được của các

cá nhân4

Tài liệu Hỏi đáp về quyền con người (Phần 1) trang 1

Trang 1

Tài liệu Hỏi đáp về quyền con người (Phần 1) trang 2

Trang 2

Tài liệu Hỏi đáp về quyền con người (Phần 1) trang 3

Trang 3

Tài liệu Hỏi đáp về quyền con người (Phần 1) trang 4

Trang 4

Tài liệu Hỏi đáp về quyền con người (Phần 1) trang 5

Trang 5

Tài liệu Hỏi đáp về quyền con người (Phần 1) trang 6

Trang 6

Tài liệu Hỏi đáp về quyền con người (Phần 1) trang 7

Trang 7

Tài liệu Hỏi đáp về quyền con người (Phần 1) trang 8

Trang 8

Tài liệu Hỏi đáp về quyền con người (Phần 1) trang 9

Trang 9

Tài liệu Hỏi đáp về quyền con người (Phần 1) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 76 trang xuanhieu 6680
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Hỏi đáp về quyền con người (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Hỏi đáp về quyền con người (Phần 1)

Tài liệu Hỏi đáp về quyền con người (Phần 1)
Những  điều  kiện  để một  đơn  khiếu  tố  được  xem  xét 
theo  thủ  tục  hiện  hành  của HRC  bao  gồm:  (i) Nội  dung 
khiếu  tố không mang  động  cơ  chính  trị và phải phù hợp 
với Hiến chương Liên Hợp Quốc, UDHR và các văn kiện 
quốc  tế khác về nhân quyền;  (ii) Có dữ kiện mô  tả  sự vi 
phạm nhân quyền;  (iii) Ngôn ngữ không được  lạm dụng; 
(iv) Được gửi bởi một cá nhân hoặc một nhóm người  coi 
mình là nạn nhân của vi phạm, hoặc bởi bất kỳ người hoặc 
nhóm người nào, bao gồm  các  tổ chức phi  chính phủ mà 
hành động  thiện chí  theo các nguyên  tắc của nhân quyền 
và có  thông  tin  trực  tiếp, đáng  tin cậy về sự vi phạm;  (v) 
Thông  tin chỉ bắt nguồn  từ các phương  tiện  truyền  thông 
sẽ không được chấp nhận; (vi) Vụ việc đã được giải quyết 
bằng  các  thủ  tục  đặc biệt hoặc bởi  các  cơ quan  công  ước 
hoặc cơ quan khác của Liên Hợp Quốc hay bởi các cơ chế 
khu vực về nhân quyền sẽ không được chấp nhận; (vii) Đã 
vận  dụng  hết  những  thủ  tục  giải  quyết  vụ  việc  ở  trong 
nước nhưng không đạt kết quả, hoặc việc giải quyết  theo 
các thủ tục đó bị trì hoãn, kéo dài một cách vô lý.  
HỎ I ĐÁP VỀ Q UYỀN CO N N GƯỜ I 
– 144 – 
Câu hỏi 66 
Thủ tục điều tra đặc biệt là gì?  
Trả lời 
 Bên cạnh việc tiếp nhận và xem xét những khiếu tố về 
vi phạm nhân quyền, ĐHĐ, ECOSOC và HRC  (trước đây 
là CHR) còn  thực hiện các hoạt động điều  tra bất  thường 
(non‐conventional investigative procedures) những tình huống 
vi phạm  con người nghiêm  trọng diễn  ra  ở một quốc gia 
hoặc  khu  vực  cụ  thể.  Việc  điều  tra  này  được  tiến  hành 
thông qua các nhóm công tác (working group) hoặc các báo 
cáo viên đặc biệt (special rapporteur), hay chuyên gia độc lập 
(independent expert). Trong một số trường hợp, Tổng Thư ký 
cũng  có  thể  chỉ  định  các  đại  diện  đặc  biệt  (special 
representative) để thực hiện nhiệm vụ này. 
Thủ  tục  kể  trên  được  bắt  đầu  triển  khai  từ  năm  1980 
theo hai hình thức: a) điều tra những vấn đề nghiêm trọng 
về nhân quyền (không hạn chế về lãnh thổ, gọi là điều tra 
theo chủ đề  ‐  thematic procedures), và b) điều  tra những vi 
phạm nhân quyền nghiêm trọng xảy ra ở một quốc gia (gọi 
là điều tra theo quốc gia ‐ country‐based procedures). Đơn vị 
đầu  tiên được CHR  thiết  lập  là Nhóm công  tác về các vụ 
cưỡng bức mất tích (1980). Tiếp theo đó, CHR đã chỉ định 
các báo cáo viên đặc biệt để điều  tra về những hình  thức 
hành quyết  độc  đoán  (1982), báo  cáo viên  đặc biệt về  tra 
tấn (1985), báo cáo viên đặc biệt về các hình thức phân biệt 
đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng (1986), báo cáo viên đặc biệt 
về vấn đề lính đánh thuê (1988), Nhóm công tác về các vụ 
bắt giữ  tuỳ  tiện  (1991)... Các nhóm công  tác, báo cáo viên 
L UẬT N H ÂN Q U YỀN Q UỐC TẾ 
– 145 – 
đặc biệt này có quyền  tìm kiếm và  tiếp nhận  thông  tin có 
liên quan  từ  tất  cả  các nguồn  có  thể và áp dụng  các biện 
pháp điều tra thích hợp để  làm rõ vấn đề, sau đó báo cáo 
với  CHR  trong  phiên  họp  gần  nhất.  Tính  đến  đầu  năm 
2009,  đã  có  36  báo  cáo  viên  đặc  biệt,  đại  diện  đặc  biệt, 
chuyên gia  độc  lập  được bổ nhiệm và ba nhóm  công  tác 
được thành lập để thực hiện hoạt động điều tra bất thường 
nêu trên. Một số quốc gia đã từng là địa bàn thực hiện thủ 
tục này bao gồm: Các lãnh thổ Palestine (1993, 2008), Haiti 
(1995), Libêria (2003), CHDCND Triều Tiên (2005), Burundi 
(2005), Cam‐pu‐chia (2005), CHDCND Công‐gô (2005), Xu‐
đăng (2005), Somalia (2008), Miến Điện (2008)... 
Các chủ đề đã được điều tra, nghiên cứu theo thủ tục trên 
bao gồm: Nơi  cư  trú  (2008), Các hình  thức nô  lệ hiện  đại 
(2007), Quyền giáo dục (2004), Tác động của các chính sách 
cải cách kinh tế và nợ nước ngoài đối với nhân quyền (2008), 
Tử hình vô căn cứ hoặc tùy tiện (2004), Quyền có lương thực 
(2008), Tự do ngôn luận và biểu đạt (2002), Tự do tôn giáo, 
tín ngưỡng (2004), Hoàn cảnh của những người bảo vệ nhân 
quyền (2008), Tính độc lập của thẩm phán và luật sư (2003), 
Các vấn đề của người thiểu số (2005), Sức khỏe thể chất và 
tinh thần (2005), Bảo vệ nhân quyền trong chống khủng bố 
(2005), Phân biệt chủng tộc và sự kỳ thị (2008), Buôn bán trẻ 
em, mại dâm  trẻ  em và văn hóa phẩm khiêu dâm  trẻ  em 
(2008), Tra tấn (2004), Buôn người (2004), Sử dụng lính đánh 
thuê  chống  lại quyền  tự quyết  của các dân  tộc  (2004), Bạo 
lực chống  lại phụ nữ  (2003), Nhân quyền và sự nghèo đói 
cùng cực (2004), Nhân quyền và sự đoàn kết quốc tế (2005), 
Nhân  quyền  và  việc  vận  chuyển  chất  thải  bất  hợp  pháp 
HỎ I ĐÁP VỀ Q UYỀN CO N N GƯỜ I 
– 146 – 
(2004), Nhân quyền và  các  công  ty xuyên quốc gia và  các 
doanh nghiệp khác (2005), Quyền của người bản địa (2008), 
Quyền của những người bị buộc rời bỏ nơi ở (2004), Quyền 
của người lao động nhập cư (2005) 
Như đã đề cập, hiện nay HRC tiếp tục thực hiện các thủ 
tục đặc biệt như  trước đây CHR đã  làm nhưng có những 
cải  tiến  nhất  định  trong  việc  tuyển  chọn  và  quản  lý  các 
chuyên gia nhằm nâng cao hiệu quả của các thủ tục này. 
Câu hỏi 67 
Những  cơ  quan nào  của Liên Hợp Quốc  tiếp nhận  các 
khiếu nại cá nhân về vi phạm nhân quyền?  
Trả lời 
Trong  trường hợp cá nhân  công dân của một quốc gia 
cho rằng mình là nạn nhân của các hành vi vi phạm nhân 
quyền và đã khiếu nại, tố cáo theo các cơ chế, thủ tục trong 
nước nhưng cảm thấy sự giải quyết không thỏa đáng thì có 
thể khiếu nại lên các ủy ban giám sát công ước nhân quyền 
Liên Hợp Quốc có liên quan mà có chức năng tiếp nhận và 
giải quyết những khiếu nại dạng này (đã nêu ở phần trên), 
với điều kiện  là quốc gia  thành viên mà người đó  là công 
dân đã chấp nhận thẩm quyền của ủy ban công ước đó trong 
việc tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại cá nhân. 
Thông  thường, các quốc gia bày  tỏ sự chấp  thuận  thẩm 
quyền tiếp nhận và giải quyết khiếu nại cá nhân của các ủy 
ban  công  ước bằng một  tuyên bố  chấp nhận  (như đối với 
L UẬT N H ÂN Q U YỀN Q UỐC TẾ 
– 147 – 
Công  ước  xóa  bỏ  mọi  hình  thức  phân  biệt  chủng  tộc  ‐ 
ICERD (việc tuyên bố theo Điều 14), Công ước chống tra tấn 
‐ CAT (việc tuyên bố theo Điều 22), hay phê chuẩn hoặc gia 
nhập một Nghị định thư bổ sung (thiết lập thẩm quyền tiếp 
nhận,  giải quyết  khiếu nại  từ  cá nhân)  của một  công  ước 
(như đối với Công ước về các quyền dân sự và chính  trị  ‐ 
ICCPR, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử 
đối với phụ nữ ‐ CEDAW, Công ước về các quyền của người 
khuyết  tật  ‐  ICRPD). Nếu quốc gia chưa có sự chấp  thuận, 
công dân  không  thể  khiếu nại  đến  cơ  chế  đó. Chẳng hạn 
như Việt Nam, mặc dù quốc gia đã gia nhập ICCPR, nhưng 
lại chưa tham gia Nghị định thư bổ sung thứ nhất của Công 
ước này  (thiết  lập  thẩm quyền  tiếp nhận, giải quyết khiếu 
nại từ cá nhân khi thấy các quyền của mình quy định trong 
ICCPR bị quốc gia vi phạm), thì công dân Việt Nam không 
thể  khiếu  nại  đến  Ủy  ban  Nhân  quyền  (Human  Rights 
Committee ‐ cơ quan giám sát ICCPR). 
Khác với cơ chế giám sát theo điều ước, bất kỳ ai cũng 
có  thể  nộp  các  thông  tin  về  vi  phạm  nhân  quyền  đến 
những chủ thể có thẩm quyền về thủ tục đặc biệt. Chính vì 
vậy, có nhận xét rằng, “việc gửi những khiếu nại cá nhân 
theo các thủ tục đặc biệt là một trong những phương thức 
hữu hiệu nhất để có được sự can thiệp trực tiếp vào các vụ 
việc  đơn  lẻ.”36  Tuy  nhiên,  như  đã  nêu  ở  các  phần  trên, 
không phải mọi vụ việc đều có thể khiếu nại theo thủ tục 
đặc  biệt. Thông  thường,  chỉ những  vi phạm  nhân  quyền 
36  UNHCHR,  Working  with  the  United  Nations  Human  Rights 
Programme: A Handbook for Civil Society, New York & Geneva, 2008 
HỎ I ĐÁP VỀ Q UYỀN CO N N GƯỜ I 
– 148 – 
nghiêm trọng hay mang tính phổ biến, trên diện rộng mới 
được chấp nhận giải quyết theo thủ tục này.  
Tùy loại quyền bị vi phạm mà cá nhân có thể nộp khiếu 
nại đến các nhóm công tác (như Nhóm công tác về giam giữ 
tùy  tiện, Nhóm công  tác về mất  tích cưỡng bức...) hay báo 
cáo viên đặc biệt  (như Báo cáo viên Đặc biệt về  tự do  tôn 
giáo, Báo  cáo viên  đặc biệt về  tình hình  của những người 
bảo vệ nhân quyền...). Các cơ chế này không đòi hỏi sự chấp 
thuận của quốc gia có liên quan. Chẳng hạn, Nhóm công tác 
về  việc  giam  giữ  tùy  tiện  (Working  Group  on  Arbitrary 
Detention,  cơ  quan  được  thiết  lập  theo nghị  quyết  1991/42 
của Ủy ban Nhân quyền, được mở rộng  thẩm quyền  thêm 
ba năm theo Nghị quyết 6/4 ngày 28/9/ 2007 Hội đồng Nhân 
quyền), có thể nhận khiếu nại từ các cá nhân là nạn nhân bị 
giam giữ tùy tiện hoặc từ người đại diện của họ. 
Câu hỏi 68 
Quan hệ giữa các cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc và 
các tổ chức phi chính phủ như thế nào?  
Trả lời 
Các cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc từ lâu đã thiết 
lập mối quan hệ phối hợp hoạt  động với  các  tổ  chức phi 
chính phủ ở tất cả các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. 
Cơ sở pháp lý cho việc thiết lập mối quan hệ này là Điều 71 
Hiến  chương  Liên  Hợp  Quốc,  trong  đó  quy  định:  ʺHội 
đồng Kinh tế ‐ Xã hội có thẩm quyền thi hành những biện 
pháp  thích hợp  để  tham khảo ý kiến  của  các  tổ  chức phi 
L UẬT N H ÂN Q U YỀN Q UỐC TẾ 
– 149 – 
chính  phủ  có  liên  quan  đến  những  vấn  đề  thuộc  thẩm 
quyền  của Hội  đồngʺ. Trên  cơ  sở  quy  định  này,  trong 
Nghị quyết 1296 (XLIV) ngày 23/5/1968, ECOSOC đã thông 
qua những nguyên  tắc cụ  thể trong việc thiết  lập quan hệ 
tư vấn với các tổ chức phi chính phủ. 
Hoạt  động  tư  vấn  của  các  tổ  chức  phi  chính  phủ  với  
Liên Hợp Quốc  được  tiến  hành  ngay  từ  những  năm  đầu 
thành lập tổ chức này. Tuy nhiên, Nghị quyết 1503 (XLVIII) 
ngày  27/5/1970  của ECOSOC  là  cơ  sở pháp  lý quan  trọng 
nhất cho việc mở rộng hoạt động của các tổ chức phi chính 
phủ trên lĩnh vực nhân quyền. Theo Nghị quyết đã nêu, các 
tổ chức phi chính phủ có thể tham gia cơ chế về tiếp nhận và 
xử  lý  khiếu  tố  về  các  vi  phạm  nhân  quyền  (handling 
communication system) đã nêu ở phần trên. Cụ thể, cơ chế này 
cho phép các tổ chức phi chính phủ được trình bày hoặc gửi 
những báo cáo bằng văn bản về các vụ việc vi phạm nhân 
quyền  tới Liên Hợp Quốc. Thêm  vào  đó,  các  tổ  chức  phi 
chính phủ cũng được tham gia ở mức độ tùy theo vị thế của 
từng dạng tổ chức vào tiến trình giải quyết các khiếu tố.  
Về phương thức tư vấn, có hai cách thức chính mà các tổ 
chức phi chính phủ có thể cung cấp ý kiến tư vấn với các cơ 
quan  nhân  quyền  Liên Hợp Quốc.  Thứ  nhất:  trình  bày  ý 
kiến  tại các phiên họp ECOSOC. Thứ hai: gửi các báo cáo, 
khuyến nghị  lên ECOSOC  để xem xét và  thảo  luận  trong 
các cuộc họp của tổ chức này. Tuy nhiên, muốn thực hiện 
bất  kỳ  hình  thức  tư  vấn  nào,  các  tổ  chức  phi  chính  phủ 
cũng phải đề nghị với Ủy ban về các tổ chức phi chính phủ 
của ECOSOC để Ủy ban này tư vấn với Tổng Thư ký sắp 
HỎ I ĐÁP VỀ Q UYỀN CO N N GƯỜ I 
– 150 – 
xếp thành một đề mục trong chương trình nghị sự. Những 
báo cáo của các tổ chức phi chính phủ có thể được xem xét 
trực  tiếp  tại  phiên  họp  toàn  thể  của  ECOSOC,  của Hội 
đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, hoặc  trước đó chuyển 
cho các ủy ban chức năng của các cơ quan này xem xét. 
Mặc dù chỉ  có vị  thế  tư vấn, nhưng  trên  thực  tế, các  tổ 
chức phi  chính phủ  có  ảnh hưởng đáng kể  trong  lĩnh vực 
nhân quyền bởi lẽ số lượng các tổ chức phi chính phủ rất lớn 
và ngày càng có xu hướng liên kết thành những mạng lưới 
mang tính toàn cầu hoặc khu vực. Mặt khác, Liên Hợp Quốc 
rất coi trọng, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức phi 
chính phủ vào các hoạt động nhân quyền, trên tất cả các cấp 
độ  quốc  gia,  khu  vực  và  quốc  tế,  thể  hiện  ở  việc  thường 
xuyên kêu gọi những tổ chức này cung cấp thông tin về tất 
cả  các vấn  đề nhân quyền và  các  tổ  chức này  thường  đáp 
ứng nhanh chóng và đầy đủ các yêu cầu đó. Có thể thấy hầu 
như  tất cả  các văn kiện, chương  trình của Liên Hợp Quốc 
trên lĩnh vực nhân quyền đều được xây dựng và thực hiện 
với sự tham gia, đóng góp về thông tin và tư vấn của các tổ 
chức phi chính phủ. Các tổ chức phi chính phủ cũng có vai 
trò  rất quan  trọng  trong cơ chế giám  sát và bảo đảm  thực 
hiện các văn kiện quốc tế về nhân quyền. 
Như đã đề cập ở trên, HRC kế thừa vị trí của CHR trước 
đây trong mối quan hệ liên quan đến các tổ chức phi chính 
phủ về nhân quyền. Tuy nhiên, so với CHR, vị  thế và  tác 
động  của  các  tổ  chức  phi  chính  phủ  về  nhân  quyền  với 
HRC lớn hơn, do đã có những cải tiến về thủ tục hoạt động 
của các tổ chức phi chính phủ với HRC, đặc biệt trong việc 
bầu cử các thành viên của Hội đồng. 
L UẬT N H ÂN Q U YỀN Q UỐC TẾ 
– 151 – 
Câu hỏi 69 
Quy trình tham gia và tổ chức thực hiện các điều ước 
quốc tế về nhân quyền của các quốc gia như thế nào? 
Trả lời 
Thông  thường,  việc  tham  gia  một  điều  ước  nhân 
quyền quốc  tế bắt đầu bằng  thủ  tục ký  (do đại diện của 
quốc  gia  tại  Liên Hợp  Quốc  thực  hiện).  Việc  ký  chưa 
phát sinh nghĩa vụ pháp  lý ràng buộc với một quốc gia, 
mà  chỉ xác nhận  thiện  chí  của quốc gia  đó mong muốn 
trở  thành nước  thành viên của điều ước. Sau khi ký, để 
công ước có hiệu  lực ở một quốc gia, nó phải được phê 
chuẩn bởi nghị viện hoặc người đứng đầu nhà nước (tùy 
pháp luật của mỗi quốc gia quy định). Trong trường hợp 
một điều ước quốc tế về nhân quyền đã có hiệu lực trên 
thế giới, một quốc gia muốn  tham gia  sẽ không  cần ký 
mà cần làm thủ tục gia nhập. 
Sau khi phê chuẩn hoặc gia nhập một điều ước quốc tế 
về nhân quyền, quốc gia thành viên phải tổ chức thực hiện 
điều ước đó. Việc  tổ chức  thực hiện  thường bắt đầu bằng 
nội  luật hóa  ‐  làm hài hòa hệ thống pháp  luật quốc gia với 
các quy định của công ước. Đồng thời, các quốc gia có trách 
nhiệm tuyên truyền, phổ biến cho công chúng về điều ước. 
Một số điều ước còn yêu cầu các quốc gia  thành viên xây 
dựng và  tổ chức  thực hiện các kế hoạch cụ  thể, cũng như 
thành lập các cơ quan chuyên trách để tổ chức và giám sát 
việc thực hiện các quyền trong điều ước. 
HỎ I ĐÁP VỀ Q UYỀN CO N N GƯỜ I 
– 152 – 
QUY TRÌNH THAM GIA VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ NHÂN QUYỀN Ở QUỐC GIA 
L UẬT N H ÂN Q U YỀN Q UỐC TẾ 
– 153 – 
Câu hỏi 70 
Các tổ chức quốc tế có thể hỗ trợ các quốc gia như thế nào 
trong việc thực hiện những cam kết quốc tế về nhân quyền? 
Trả lời 
Các tổ chức quốc tế (liên chính phủ, phi chính phủ), mà 
đi đầu  là Liên Hợp Quốc, có vai  trò  to  lớn  trong việc bảo 
vệ, thúc đẩy nhân quyền trên thế giới. Các tổ chức này đã 
và  đang  thực  thi nhiều biện pháp  để hỗ  trợ  các quốc gia 
trong việc  tham gia và  thực hiện những điều ước quốc  tế 
về nhân quyền, mà có thể khái quát trong sơ đồ dưới đây. 
VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ TRONG VIỆC 
TRỢ GIÚP CÁC QUỐC GIA THAM GIA VÀ THỰC HIỆN 
CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ NHÂN QUYỀN 
HỎ I ĐÁP VỀ Q UYỀN CO N N GƯỜ I 
– 154 – 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_hoi_dap_ve_quyen_con_nguoi_phan_1.pdf