Tài liệu học tập Hướng dẫn tình huống học phần Luật hành chính
1. HỌC PHẦN LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC SỬ
DỤNG TÌNH HUỐNG TRONG HỌC PHẦN
1. 1. Mục tiêu của môn học Luật Hành chính
- Về kiến thức:
Môn học Luật Hành chính giúp người học nắm được những kiến thức cơ
bản về lí luận và thực tiễn quản lí hành chính nhà nước và pháp luật về quản lí
hành chính nhà nước như địa vị pháp lí của các chủ thể trong quan hệ pháp
luật hành chính; thủ tục hành chính, quyết định hành chính; vi phạm hành
chính và xử lí vi phạm hành chính; các biện pháp đảm bảo thực hiện pháp luật
trong quản lí hành chính nhà nước; hiểu được mối quan hệ giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Đây là
những kiến thức cơ bản cần thiết và quan trọng cho việc xây dựng, thực hiện
và hoàn thiện pháp luật về quản lí hành chính nhà nước nhằm bảo đảm tính
hiệu quả cho hoạt động quản lí hành chính nhà nước, bảo đảm tích cực quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân trong quản lí hành chính nhà nước.
- Về kỹ năng:
Có khả năng đọc, hiểu, phát hiện vấn đề mẫu chốt cần giải quyết và biết
cách đặt câu hỏi, tra cứu và áp dụng những văn bản pháp luật về quản lí hành
chính nhà nước, kỹ năng tư duy phản biện, phân tích, bình luận và lập luận
một số vấn đề, kỹ năng thuyết trình. Sinh viên có khả năng vận dụng pháp
luật vào thực tiễn quản lí hành chính nhà nước. Mặt khác sinh viên có khả
năng đưa ra chính kiến, nhận xét của cá nhân về các hoạt động quản lí hành
chính nhà nước đang diễn ra trên thực tế và những ý kiến đề xuất để khắc phục
những hạn chế, yếu kém đang tồn tại.
- Về thái độ:3
Sinh viên có ý thức tôn trọng pháp luật, có quan điểm đúng về nền hành
chính ở Việt Nam hiện nay, tích cực đấu tranh bảo vệ công lí. Nghiêm túc,
khách quan trong nghiên cứu khoa học và đánh giá các vấn đề lí luận, thực
tiễn quản lí hành chính nhà nước. Sinh viên có ý thức vận dụng các kiến thức
và pháp luật đã học trong cuộc sống và công tác.
1.2. Đặc trưng của học phần Luật Hành chính
- Luật Hành chính Việt Nam là môn khoa học pháp lí chuyên ngành,
cung cấp những kiến thức cơ bản về ngành luật hành chính; quản lí hành
chính nhà nước; vi phạm hành chính, xử lí vi phạm hành chính và các biện
pháp kiểm tra, giám sát đối với hoạt động quản lí hành chính nhà nước.
Những kiến thức này cần thiết cho việc xây dựng, tổ chức thực hiện và hoàn
thiện pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước; bảo đảm quản lí có hiệu
quả và bảo hộ tích cực các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong
quản lí hành chính nhà nước.
Luật hành chính Việt Nam còn cung cấp những kiến thức nền tảng cho việc
nghiên cứu các khoa học pháp lí chuyên ngành khác như: Thanh tra và giải quyết
khiếu nại, tố cáo; luật tố tụng hành chính; xây dựng văn bản pháp luật; luật đất
đai; luật tài chính; luật lao động; luật môi trường; luật hôn nhân và gia đình.
Môn học gồm có 03 nội dung chính: Những vấn đề lí luận chung về quản
lí hành chính nhà nước; Những nội dung cơ bản của ngành luật hành chính;
Những nội dung cơ bản của việc bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà
nước.
- Môn học tập trung vào 15 vấn đề cơ bản được đề cập trong Đề cương
chi tiết học phần Luật Hành chính tại Trường Đại học Luật – Đại học Huế
gồm các vấn đề sau:
Vấn đề 1. Quản lí và quản lí nhà nước
Vấn đề 2. Ngành luật hành chính Việt Nam, khoa học luật hành chính,
môn học luật hành chính
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu học tập Hướng dẫn tình huống học phần Luật hành chính
Nội, tháng 9 năm 2012 chị Jennifer Hà và anh Lê Huy kết hôn với nhau tại Việt Nam. Sau khi kết hôn chị Jennifer Hà ở lại Việt Nam sinh sống và làm việc, hiện anh chị trú tại phường X, quận HK, thành phố HN. Năm 2013 chị Jennifer Hà sinh đôi hai cháu gái là Hoa và Mây Năm 2016 trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc Hội và Hội đồng nhân dân tại thành phố HN nhiệm kỳ 2016-2021 chị Jennifer Hà muốn tự ứng cử vào Đại biểu Hội đồng nhân phường X, quận HK, thành phố HN vì chị cho rằng 102 chị là người gốc Việt Nam định cư ơ nước ngoài chị có ông bà, bố mẹ ruột đều là người Việt Nam, nay có chồng và 2 con đều là công dân Việt Nam, vì vậy chị cho rằng chị có đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam trong đó có quyền tự ứng cử vào Đại biểu Hội đồng nhân dân phường X, quận HK, thành phố HN. - Câu hỏi đặt ra: 1. Hãy cho biết chị Jennifer Hà có quyền tự ứng cử Đại biểu Hội đồng nhân dân phường X, quận HK, thành phố HN hay không? Vì sao? 2. Giả sử vào ngày bầu cử chị Jennifer Hà chưa nhập quốc tịch Việt Nam và có hành vi gây rối làm mất trật tự tại tổ bầu cử ở phường X và đã bi xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự nơi công cộng, chị không đồng ý với quyết định xử phạt thì chị có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt hay không? Hướng dẫn giải quyết tình huống 1. Yêu cầu của tình huống Để giải 2 vấn đề mà tình huống đặt ra sinh viên cần: - Đọc hiểu, nắm các qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài đang lao động, học tập, sinh sống trên lãnh thổ nhà nước Việt Nam. Hiểu khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài theo qui định của Luật quốc tịch. - Phân tích và lập luận để làm rõ mẫu chốt của tình huống là chị Jennifer Hà có các quyền chính trị cơ bản của công dân Việt Nam hay không, trong đó có quyền tự ứng cử đại biểu HĐND phường X, quyền khiếu nại. - Tra cứu văn bản pháp luật để xác định các căn cứ pháp lý, tập trung nghiên cứu các qui định tại Điều 27, Điều 30 Hiếp pháp 2013; Điều 19, Luật quốc tịch 2008, sửa đổi 2014; Điều 22, Luật Tổ chức Quốc hội 2014, Điều 7 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015. 103 2. Giải quyết tình huống - Về quyền tự ứng cử Đại biểu Hội đồng nhân dân phường X, quận HK, thành phố HN của chị Jennifer Hà: + Chị Jennifer Hà có ông bà, bố mẹ đều là người Việt Nam. Tuy nhiên năm 1978, gia đình chị đều đã sang Liên Bang Đức định cư và chị chị Jennifer Hà được sinh ra tại Đức và mang quốc tịch Đức. Như vậy, theo qui định của Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) thì chị Jennifer Hà là người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài. Năm 2014, chị Jennifer Hà đăng ký kết hôn với anh Lê Huy tại Việt Nam và ở lại Việt Nam tại Phường X, quận HK, thành phố HN sinh sống và làm việc đến nay. Vấn đề này chia 2 trường hợp sau: + Thứ nhất, nếu chị Jennifer Hà chưa nhập quốc tịch Việt Nam thì chị vẫn được xem là người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài. chị Jennifer Hà cho rằng chị có đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam trong đó có quyền tự ứng cử vào Đại biểu Hội đồng nhân dân phường X, quận HK, thành phố HN là không có cơ sở pháp lý vì chị vẫn mang quốc tịch Đức, không mang quốc tịch Viêt Nam, không phải là công dân Việt Nam. (Điều 27, Hiến pháp 2013 qui định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định” ). Như vậy quyền bầu cử, ứng cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân chỉ dành cho công dân Việt Nam có đủ các điều kiện theo qui định của Luật Bầu cử Đại biểu Quốc Hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân 2015. Thứ hai, nếu chị Jennifer Hà đã làm thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam và đã có quyết định cho phép nhập quốc tịch Việt Nam của Chủ tịch nước thì chị Jennifer Hà được xác định là công dân Việt Nam và được hưởng đầy đủ các quyền cơ bản của công dân Việt Nam trong đó có quyền bầu cử và cả quyền tự ứng cử vào Đại biểu Hội nhân dân phường X, tuy nhiên ngoài điều 104 kiện về quốc tịch Việt Nam chị cần đáp ứng các tiêu chuẩn khác của người ứng cử theo qui định của Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân và Điều 7 Luật Tổ chức chính quyền địa phương. - Về quyền khiếu nại quyết định xử phạt hành chính của chị Jennifer Hà: Nếu chị Jennifer Hà chưa nhập quốc tịch Việt Nam chị sẽ không có quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội nhưng chị có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo qui định của pháp luật hiện hành. Quyền khiếu nại, tố cáo không yêu cầu phải có quốc tịch Việt Nam, không phân biệt người Việt Nam hay người nước ngoài. 3. Kết luận Chị Jennifer Hà có quyền kiếu nại khi chưa nhập quốc tịch Việt Nam. Chị có quyền tự ứng cử đại biểu HĐND phường X nếu đã nhập quốc tịch Việt Nam, không có quyền tự ứng cử nếu chưa nhập quốc tịch Việt Nam. Tình huống 38 - Mô tả tình huống Ông Dancy (35 tuổi) là người Pháp, trong một lần đi du lịch tại Việt Nam đã rất ấn tượng với Đà Lạt bởi khí hậu mát mẻ và nhiều cảnh đẹp. Trong những ngày du lịch tại Đà Lạt ông Dancy quen biết cô Mỹ Miều (25 tuổi) người Huế là hướng dẫn viên du lịch tại Đà Lạt. Sau một thời gian tìm hiểu hai người đã có tình cảm với nhau và quyết định tiến tới hôn nhân. Ông Dancy quyết định sẽ ở lại Đà Lạt và muốn mua lại đất của chị Trang gần dưới chân đồi Mộng Mơ để xây biệt thự, ông dự định sau khi xây xong sẽ kết hôn với cô Mỹ Miều và sinh sống lâu dài tại Đà Lạt. Ông Dancy đã tốt nghiệp ngành y và muốn nộp hồ sơ vào làm việc lâu dài tại Bệnh viện tỉnh Lâm Đồng. - Câu hỏi đặt ra 1. Hãy cho biết ông Dancy có thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Việt Nam hay không? 105 2. Bệnh viện tỉnh Lâm Đồng có thể tiếp nhận ông Dancy vào làm việc tại bệnh viện không? Gợi ý giải quyết tình huống - Xác định rằng theo qui định của pháp luật Việt Nam ông Dancy (người nước ngoài) có nhận quyền sử dụng đất được không, đối chiếu với qui định của Luật Đất đai (xem Điều 5, Luật đất đai 2013) - Luật Viên chức 2012 và các văn bản liên quan khác có qui định viên chức nhà nước làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập như bệnh viện có tuyển dụng người nước ngoài không (ông Dancy quốc tịch Pháp), nếu tuyển dụng người nước ngoài thì có những điều kiện gì? (Xem Điều 4, Luật Cán bộ, Công chức 2008, Điều 2, Luật Viên chức 2010; Nghị định 11/2016/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 Thông tư của Bộ LĐTB &XH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/2/2016 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam). Tình huống 39 - Mô tả tình huống Anh Nguyễn Văn Nam quốc tịch Việt Nam và chị Vicky quốc tịch Hoa Kỳ kết hôn năm 2012, cả hai anh chị hiện đang làm việc tại Hoa Kỳ, Na Na là con gái của anh, chị năm nay lên 5 tuổi cháu cũng mang quốc tịch Việt Nam. Năm 2018 chị Vicky có ý định sẽ chuyển về quê chồng ở Việt Nam sinh sống một thời gian nhưng chưa hiểu các qui định của pháp luật Việt Nam về các quyền và nghĩa vụ đối với người mang quốc tịch nước ngoài như chị khi về sinh sống tại Việt Nam. - Câu hỏi đặt ra 1. Bằng những kiến thức đã học hãy xác định cháu Na Na khi trở về Việt Nam sinh sống sẽ được hưởng các quyền gì? 106 2. Giải thích cho chị Vicky biết các qui chế pháp lý hành chính của người nước ngoài khi sinh sống tại Việt Nam như chị và cho biết sự khác nhau của qui chế này đối với công dân Việt Nam? Giả sử chị Vicky muốn nhập quốc tịch Việt Nam thì cần những điều kiện gì ? Gợi ý giải quyết tình huống Để giải quyết tình huống này sinh viên cần đọc và hiểu các qui định của pháp luật Việt Nam về vấn đề cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được qui định trong các văn bản nêu ở phần yêu cầu trên. - Xác định được các vấn đề cơ bản trong qui chế pháp lý hành chính của công dân và người nước ngoài theo qui định của pháp luật Việt Nam đã được xác định trong Hiến pháp. Và chủ yếu được qui định cụ thể trong các Luật nói trên và một số văn bản khác. - Lý giải được quốc tịch là lý do cơ bản nhất dẫn đến sự khác nhau về qui chế pháp lý hành chính của công dân và người nước ngoài. - Xác định trong trường hợp trên chị Vicky muốn nhập quốc tịch Việt Nam cần điều kiện nào (xem Điều 19, Luật Quốc tịch 2008 (sửa đổi 2014). 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Giáo trình, sách, tạp chí 1. Học viện Hành chính Quốc gia (2012), Giáo trình Thủ tục hành chính, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 2. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2015), Những vấn đề cơ bản về Quản lý hành chính nhà nước, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 3. Nguyễn Duy Phương (2013), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB Đại học Huế. 4. Ths. Hoàng Văn Sao (chủ biên 2014), Giáo trình Luật Tố tụng hành chính Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Thủy (2012), “Xây dựng và gợi ý sử dụng tình huống trong giảng dạy Luật hành chính”, Luật học (4), tr.66-72. 6. Nguyễn Thị La, Ngô Thị Kim Dung (2014), Kỹ năng giải quyết tình huống trong quản lý hành chính nhà nước, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. II. Các văn bản pháp luật và tài liệu khác 7. Bộ Công an (2016), Thông tư số 53/2016/TT-BCA ngày 28/12/2016 qui định cách thức thực hiện khai báo, tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam. 8. Bộ Nội vụ (2012), Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Tổ dân phố. 9. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2016), Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/2/2016 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. 10. Chính phủ (2010), Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 qui định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội. 11. Chính phủ (2011), Nghị định số 34/2011/ NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 qui định về xử lý kỷ luật Công chức. 108 12. Chính phủ (2011), Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 5 tháng 12 năm 2011 qui định về Công chức xã, phường, thị trấn. 13. Chính phủ (2013), Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính về quản lý, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. 14. Chính phủ (2013), Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội phòng cháy, chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình. 15. Chính phủ (2013), Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán, hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng. 16. Chính phủ (2013), Nghị định số 185/2013 /NĐ-CP ngày 15/11/ qui định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán, hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng. 17. Chính phủ (2014), Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2014 qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. 18. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. 19. Chính phủ (2015), Nghị định số 04/2015/NĐ-CP về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. 20. Chính phủ (2015), Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP qui định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán, hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng. 21. Chính phủ (2016), Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. 109 22. Chính phủ (2016), Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. 23. Chính phủ (2016), Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. 24. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2017), Quyết định số: 2759/QĐ-UBND ngày 24/11/2017 về việc xử phạt vi phạm hành chính. 25. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2017), Quyết định số: 2397/QĐ-UBND ngày 16/10/2017 về việc xử phạt vi phạm hành chính. 26. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2017), Quyết định số: 2234/QĐ- UBND ngày 28 tháng 9 năm 2017 về việc xử phạt vi phạm hành chính. 27. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (1999), Quyết định số 2327/QĐ-UBND ngày 11/9/1999 về quy hoạch đất đai. 28. Điều lệ Công đoàn Việt Nam 2013. 29. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật quốc tịch, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 30. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Cán bộ, Công chức, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 31. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Luật Khiếu nại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 32. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 33. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất đai, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 34. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Nhà ở, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 35. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Xuất nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 110 36. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 1163/QĐ-TTg về việc chuyển Bệnh viện hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới trực thuộc Bộ Y tế. 37. Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2013), Bản án số: 12/2013/HC- PT ngày 18/12/2013 về khiếu kiện Quyết định xử phạt hành chính. 38. Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông (2017), Bản án số: 03/2017 ngày 22 /8/2017 về khiếu kiện Quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai. 39. Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2017), Bản án số : 03/2017/HCPT ngày 10 tháng 3 năm 2017 về việc giải quyết khiếu kiện Quyết định kỷ luật Buộc thôi việc của Công chức. 40. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2014), Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 về trình tựu, thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại tòa án nhân dân NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. III. Các Website 1. 2. nghiep-an-nhut-tan-a33167.html 3. Khong-co-vung-cam/299818.vgp 4. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet- 23-2011-NQ-HDND-ve-nhiem-vu-nam-2012-do-Hoi-dong-nhan-dan-thanh- pho-D-135366.aspx 5. https://vnexpress.net/thoi-su/chinh-quyen-sai-toan-dien-trong-vu-tien- lang-2222318.html .
File đính kèm:
- tai_lieu_hoc_tap_huong_dan_tinh_huong_hoc_phan_luat_hanh_chi.pdf