Sử thi Ramayana trong nghệ thuật Champa: “Lễ cưới công chúa Sita” thể hiện trên đài thờ Trà Kiệu

Năm 1901, bàn thờ Trà Kiệu đã được phát hiện tại làng Trà Kiệu, huyện Duy

Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Bàn thờ (altar) này gồm một bộ yoni-linga kết hợp với

phần đài thờ hình vuông, chế tác bằng sa thạch cứng; hiện trưng bày tại Bảo tàng

Điêu khắc Chăm Đà Nẵng (Ký hiệu 22.2). Phần đài thờ (pedestal) vuông vắn được

trang trí tinh xảo với bốn cảnh điêu khắc kể chuyện (narrative sculpture).(1) Mặc

dù đài thờ đã bị sứt vỡ đôi chỗ, nhưng các chi tiết điêu khắc vẫn gây ấn tượng cho

người xem và chuyển tải được nội dung nghệ thuật mà các nghệ nhân đã thể hiện

trên bốn mặt của đài thờ (Hình 1).

Sử thi Ramayana trong nghệ thuật Champa: “Lễ cưới công chúa Sita” thể hiện trên đài thờ Trà Kiệu trang 1

Trang 1

Sử thi Ramayana trong nghệ thuật Champa: “Lễ cưới công chúa Sita” thể hiện trên đài thờ Trà Kiệu trang 2

Trang 2

Sử thi Ramayana trong nghệ thuật Champa: “Lễ cưới công chúa Sita” thể hiện trên đài thờ Trà Kiệu trang 3

Trang 3

Sử thi Ramayana trong nghệ thuật Champa: “Lễ cưới công chúa Sita” thể hiện trên đài thờ Trà Kiệu trang 4

Trang 4

Sử thi Ramayana trong nghệ thuật Champa: “Lễ cưới công chúa Sita” thể hiện trên đài thờ Trà Kiệu trang 5

Trang 5

Sử thi Ramayana trong nghệ thuật Champa: “Lễ cưới công chúa Sita” thể hiện trên đài thờ Trà Kiệu trang 6

Trang 6

Sử thi Ramayana trong nghệ thuật Champa: “Lễ cưới công chúa Sita” thể hiện trên đài thờ Trà Kiệu trang 7

Trang 7

Sử thi Ramayana trong nghệ thuật Champa: “Lễ cưới công chúa Sita” thể hiện trên đài thờ Trà Kiệu trang 8

Trang 8

Sử thi Ramayana trong nghệ thuật Champa: “Lễ cưới công chúa Sita” thể hiện trên đài thờ Trà Kiệu trang 9

Trang 9

Sử thi Ramayana trong nghệ thuật Champa: “Lễ cưới công chúa Sita” thể hiện trên đài thờ Trà Kiệu trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 18 trang xuanhieu 3160
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sử thi Ramayana trong nghệ thuật Champa: “Lễ cưới công chúa Sita” thể hiện trên đài thờ Trà Kiệu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sử thi Ramayana trong nghệ thuật Champa: “Lễ cưới công chúa Sita” thể hiện trên đài thờ Trà Kiệu

Sử thi Ramayana trong nghệ thuật Champa: “Lễ cưới công chúa Sita” thể hiện trên đài thờ Trà Kiệu
 lý do sau: 1. Tấm 
bia Vālmīki là minh văn duy nhất phát hiện tại Trà Kiệu đề cập đến Ramayana; 
2. Đài thờ Trà Kiệu là chứng cứ duy nhất bằng hình tượng phát hiện tại Trà Kiệu 
minh họa Ramayana. Từ đó, có thể suy luận rằng mối quan hệ hữu cơ giữa văn 
bia Vālmīki và đài thờ Trà Kiệu là có khả năng tồn tại, bởi vì Mus (1928: 148) đã 
lưu ý, “L’épigraphie du Champa ne sépare jamais l’image, ou mieux: le dieu, du 
temple.” (Bi ký Champa không bao giờ tách biệt với hình tượng, hoặc chính xác 
hơn: vị thần, của ngôi đền).
68 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (160) . 2020
 Để chứng minh cho mối quan hệ nêu trên, một giả thuyết nữa được đặt ra là, 
vua Prakāçadharma đã chọn chủ đề “Lễ cưới Sita” trong Ramayana của Vālmīki để 
thể hiện trên một bàn thờ dựng tại kinh đô của ông ở Trà Kiệu (Simhapura), chính 
vì ông muốn tái hiện đám cưới hoàng gia của song thân ông; đồng thời tạo ra một 
sự gắn kết huyền kỳ giữa dòng dõi hoàng tộc của ông với truyền thuyết Ramayana. 
Phụ thân ông, vua Jaggadharma, đã sang Campuchia và kết hôn với mẫu thân của 
ông, công chúa Sarvini, ái nữ của vua Iśānavarman. Sự kiện lịch sử này đã được 
ghi chép trong một minh văn của Prakāçadharma dựng tại thánh địa Mỹ Sơn (Bia 
Mỹ Sơn III); cũng chính trong minh văn này, Prakāçadharma đã xưng tụng phụ 
thân ông là “Rama con trai của Dasharatha” (Cœdès 1968: 71; Finot 1995: 100-10; 
Majumdar 1985: III, 16-27). 
 Từ những chứng cứ nêu trên chúng tôi có thể xác định rằng đài thờ Trà Kiệu 
có niên đại vào cuối thế kỷ thứ 7, khoảng năm 657-687 CN. Tương ứng như vậy, 
các tác phẩm điêu khắc có cùng phong cách với đài thờ này, hay “Phong cách Trà 
Kiệu Sớm”, đều có thể có cùng niên đại từ nửa sau thế kỷ thứ 7 đến đầu thế kỷ thứ 
8 (Trần Kỳ Phương 1987: 8-9; 1994: 96).(9) 
 5. Những chủ đề của Ramayana trong điêu khắc Champa
 Xưa kia, trong sử sách của Đại Việt, Vương quốc Champa đôi khi được gọi 
là Hồ Tôn Tinh (Hầu Quốc) hoặc Dạ Xoa Vương (Ravana hoặc Dasharatha?), 
những danh xưng này cho thấy rằng Ramayana rất phổ biến tại Champa đương 
thời (Huber 1995: 205; Filliozat 1994: 194-205). Ngày nay trong kho tàng văn 
học thành văn của dân tộc Chăm tại tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, thuộc Tiểu 
quốc Panduranga của Vương quốc cổ Champa, vẫn còn lưu truyền một bản tráng 
ca (akayet) bằng văn xuôi có nội dung xuất xứ từ Ramayana, tên là Pram Dit 
Pram Lak (Inrasara 1994: 151-56; Moussay 1976: 131-35). Cùng với những cứ 
liệu thành văn, những chủ đề điêu khắc kể chuyện phỏng theo sử thi Ramayana 
cũng đã xuất hiện trong nghệ thuật Chàm từ thế kỷ thứ 7 cho đến thứ 13; trong đó 
hình tượng hầu vương Hanuman rất phổ biến. Các hình tượng khỉ và quỷ vương 
Ravana đã được phát hiện tại nhiều di tích như Trà Kiệu, Mỹ Sơn, Chiên Đàn, Phú 
Hưng và Khương Mỹ,(10) thuộc tỉnh Quảng Nam; và tại những di tích khác thuộc 
tỉnh Bình Định. 
 Đáng lưu ý là, hầu hết các phù điêu kể chuyện phỏng theo sử thi Ramayana 
phát hiện tại các di tích trên đều là những bộ phận trang trí kiến trúc, hoặc là phần 
đế tháp, hoặc là các mảng trang trí trên tường ở phía bên ngoài tháp. Chỉ có đài thờ 
Trà Kiệu là tác phẩm duy nhất mang nội dung kể chuyện Ramayana được thể hiện 
trên một bàn thờ đặt trong chánh điện của một ngôi đền. 
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (160) . 2020 69
 Lý giải này chủ yếu căn cứ vào các miêu tả chi tiết trong văn bản cổ còn lưu 
truyền cho đến nay. Sự tương đồng khắng khít giữa hình tượng của các nhân vật 
thể hiện trên đài thờ Trà Kiệu được so sánh với những chi tiết của từng hồi đoạn từ 
văn bản của chương “Lễ cưới Sita” trong sử thi Ramayana của Vālmīki. Ngoài ra, 
lý giải này còn được bổ sung thêm bởi những chứng cứ của mối tương quan hữu 
cơ giữa minh văn Vālmīki của Prakāçadharma tại Trà Kiệu với đài thờ Trà Kiệu; 
mối tương quan này cũng đã được củng cố thêm khi mà cả hai tác phẩm được phát 
hiện tại cùng một di tích. Ngoài ra, vai trò quan trọng tất yếu của Ramayana cũng 
được chứng thực qua văn bia và các tác phẩm điêu khắc kể chuyện khác trong văn 
hóa Champa. 
 T K P
CHÚ THÍCH
(1) Nghiên cứu này đã được công bố lần đầu vào năm 1983, với tựa đề “Đọc lại đài thờ Trà 
 Kiệu, một kiệt tác của nghệ thuật Chàm” (Trần Kỳ Phương 1983: 63-73). Năm 2000, tựa đề 
 “The wedding of Sita: A theme from the Ramayana represented on the Tra Kieu pedestal” 
 (Trần Kỳ Phương 2000: 51-58). Năm 2002, tựa đề “Lễ cưới Sita: Một chủ đề trích từ sử thi 
 Ramayana được thể hiện trên đài thờ Trà Kiệu” (Trần Kỳ Phương 2002: 94-103). Năm 2018, 
 nội dung chính được sử dụng lại để giới thiệu đài thờ Trà Kiệu trong ấn phẩm, “Vibrancy 
 in Stone: Masterpieces of the Danang Museum of Cham Sculpture” (Trần Kỳ Phương, Võ 
 V. Thắng, Peter D. Sharrock 2018: 186-88). Lần công bố này, nội dung có chỉnh sửa và bổ 
 sung chi tiết. 
(2) Nghiên cứu này đã sử dụng bản dịch của Romesh Dutt, “Ramayana, the epic of Rama, 
 prince of India”; và bản dịch của Robert Goldman, “The Ramayana of Vālmīki: An Epic of 
 Ancient India”, để làm căn bản cho sự phân tích các hình tượng (Dutt 1899; Goldman 1984).
(3) Đây không phải là “mảnh vỡ của cây cung” như Boisselier đã ghi chú (1963: 276). Cây cung 
 trong tình trạng vẫn còn nguyên vẹn (Parmentier 1909: 296).
(4) Đây là một loại binh khí chứ không phải là cái quạt [ruồi] như Boisselier đã nhận định 
 (Boisselier 1963: 176). Loại binh khí này cũng xuất hiện trên đầu cột trụ Mỹ Sơn B14 
 (Parmentier 1909: 377).
(5) Mặc dầu các nhân vật minh họa trong hai phân cảnh B-1 và B-2 được lập lại, nhưng vì hình 
 tượng của họ được thể hiện bởi các nhà điêu khắc khác nhau, cho nên y phục, đồ trang sức 
 và vật tùy thuộc của các nhân vật này được diễn đạt hơi khác đi. Ví dụ, vũ khí và quạt của các 
 nhân vật trong phân cảnh B-2 có hình dạng và kích thước tương tự với các nhân vật trong 
 phân cảnh B-1 nhưng bị chạm ngắn đi; đức vua Dasharatha cưỡi ngựa cũng bị thu nhỏ lại.
(6) [Thành ngữ jagankanla, dùng để chỉ người con trai của Jagaddharma, có thể hiểu theo hai 
 cách. Prakaçadharma đã khắc (thành ngữ này) suốt theo phả hệ và sự tích của cha ông, để 
 từ đó khẳng định quyền lên ngôi của ông (BEFEO, IV, tr. 922-24). Một minh văn khác của 
 vị vua này ở lưng tấm bia của Çambhuvarman ở Mỹ Sơn có ghi: Çri Prakaçadharmmh 
 jagadekavirah. Thuật ngữ jagatkanta được đặc biệt nêu bật trong văn khắc của chúng ta. 
 Hẳn phải thấy một sự khôn khéo trong việc chọn từ này ở lời tán tụng.] Chú thích này dẫn 
 theo nguyên bản. Tác giả cám ơn nhà văn Nguyên Ngọc đã dịch đoạn dẫn của Paul Mus. 
70 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (160) . 2020
(7) Trà Kiệu xưa kia là nơi tọa lạc của Kinh thành Simhapura (Thành Sư Tử), hoàng đô của 
 Tiểu Vương quốc Amaravati nằm trong tỉnh Quảng Nam ngày nay; cách thành phố Đà Nẵng 
 khoảng 50km về phía nam.
(8) Từ “halaka” vẫn chưa được giải thích (Huber 1995: 237, note 2; Majumdar 1985: III, 14, note 2).
(9) Để có thêm chứng cứ về niên đại của đài thờ Trà Kiệu, gần đây, trong một nghiên cứu về 
 mối tương quan giữa kiến trúc và điêu khắc của một ngôi đền Champa, chúng tôi chứng 
 minh rằng những đài thờ có nội dung điêu khắc kể chuyện (narrative sculpture), như đài 
 thờ Trà Kiệu, thuộc về những ngôi đền có chánh-điện-mở (open-sanctum temple) có niên 
 đại vào khoảng thế kỷ thứ 7 hoặc thứ 8 (Trần Kỳ Phương 2018: 37-44). Ngôi đền có chánh-
 điện-mở là một loại hình kiến trúc đơn giản gồm mái che bằng ngói đất nung, được chống 
 đỡ bởi bốn cột trụ gỗ, dựng trên một nền cao, cho nên những hoạt cảnh minh họa trên đài 
 thờ trong chánh điện có thể được chiêm ngưỡng từ phía bên ngoài ngôi đền. 
(10) Vào những năm 2001 và 2007, tại nhóm ba tháp Khương Mỹ, thuộc xã Tam Xuân 1, huyện 
 Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, đã có các cuộc khai quật khảo cổ học phục vụ trùng tu được 
 Sở Văn hóa-Du lịch tỉnh Quảng Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội cùng phối hợp thực hiện. 
 Tại ngôi tháp Nam Khương Mỹ các nhà khảo cổ học đã phát hiện phần đế tháp bằng sa 
 thạch thể hiện các phần trong sử thi Ramayana. Những bức phù điêu kể chuyện có chủ đề 
 “Sita trong vườn Asoka” trong Ramayana đã được lý giải bởi Cecelia Levin và Arlo Griffiths 
 trong những nghiên cứu gần đây (Levin 2008; Griffiths, Schoettel,Tran 2017). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Chữ viết tắt: BEFEO (= Bulletin de l’École Française d’Extrême-Orient).
1. Boisselier, Jean .(1963). La Statuaire du Champà: recherches sur les cultes et l’iconograpghie. 
 Paris: EFEO (Publications de l’École Française d’Extreme-Orient 54).
2. Claeys, Jean-Yves. (1927). “Fouilles de Trà Kiệu”. BEFEO, 27: 468-79.
3. Cœdès, George. (1931). “Le piédestal de Trà Kiệu”. BEFEO, 31: 201-12.
4. Cœdès, George. (1968). The Indianized States of Southeast Asia (S. B. Cowing dịch; W. F. 
 Villa biên tập). Honolulu: East-West Center.
5. Dutt, Romesh C. (1899). Ramayana, the epic of Rama, the prince of India. London (J. M. 
 Dent & Co): Aldine House.
6. Finot, Louis (1995). “Notes d’épigraphie VI: Inscriptions du Quảng Nam”. Études épigraphiques 
 sur le pays Cham (réunies par C. Jacques), tr. 41-78, 79-159. Paris: Réimpression de l’École 
 Française d’Extreme-Orient, No. 7.
7. Huber, Éduard. (1995). “Légende du Ramayana en Annam”. Études épigraphiques sur le 
 pays Cham (réunies par C. Jacques), tr. 205. Paris: Réimpression de l’École Française 
 d’Extrême-Orient, No. 7.
8. Griffiths, Arlo, M. Schoettel, M.Tran Quyet Chinh. (2017). “Les bas-reliefs du Ramayana de 
 la tour sud de Khương Mỹ”. Arts Asiatiques, Tome 72-2017: 17-38. 
9. Inrasara. (1994). Văn học Chăm. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc.
10. Filliozat, Jean. (1994). “The Ramayana in South-East Asian Sanskrit epigraphy and 
 iconography”. Asian variations in Ramayana: Papers presented at the International Seminar 
 on ‘Variations in Ramayana in Asia: Their cultural, social and anthropological significance’. 
 New Delhi, January 1981 (biên tập J. K. R. Srinnivasa), tr. 193-205. Delhi: Sahitya Akademi.
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (160) . 2020 71
11. Goldman, Robert P. (biên tập). (1984). The Ramayana of Vālmīki: An Epic of Ancient India. 
 New Jersey: Princeton University Press.
12. Majumdar, R. C. (1985) [1927]. Champa: History & Culture of an Indian Colonial Kingdom 
 in the Far East 2nd - 16th century A.D. Delhi: Gian Publishing House. (Reprinted from the first 
 edition of 1927s).
13. Moussay, Gerald. (1976). “Pram Dit Pram Lak (La Geste de Ramayana chez les Cams)”. 
 Actes du XXIX Congrès International des Orientalistes Asie du Sud-Est Continentale, tr. 
 131-35. Paris. 
14. Mus, Paul. (1928). “Études indiennes et indochinoises: I. l’inscriptions à Valkimi de 
 Prakasadharma (Trà Kiệu)”. BEFEO, 28: 147-52.
15. Levin, Cecelia. (2008). “Recasting the sacred heroes: A new discovery of sculptural epic 
 narration from ancient Champa”. Interpreting Southeast Asia’s Past: Monument, Image and 
 Text (biên tập E. Bacus, P. Sharrock, I. Glover), tr. 85-99. Singapore: NUS Press.
16. Parmentier, Henri. (1909).  “Inventaire descriptif des monuments Cams de l’Annam: vol.I”. 
 Description des monuments. Paris: Leroux (Publications de l’École Française d’Extrême-
 Orient 11).
17. Przyluski, Jean. (1930). “Un chef-d’oeuvre de la sculpture chame: Le piédestal de Tra Kieu”. 
 Revue des Arts Asiatiques, 6: 89-93. 
18. Trần Kỳ Phương, Võ Văn Thắng, Peter D. Sharrock (biên tập). (2018). Vibrancy in Stone: 
 Masterpieces of the Danang Museum of Cham Sculpture. Bangkok: River Books. 
19. Trần Kỳ Phương (1983). ‘Đọc lại đài thờ Trà Kiệu: Một kiệt tác trong nghệ thuật Chàm’. Tạp 
 chí Nghiên cứu Nghệ thuật. Số 2: 63-73. 
20. Trần Kỳ Phương. (1987). Museum of Cham Sculpture. Hà Nội: Foreign Languages Publishing 
 House. 
21. Trần Kỳ Phương. (1994). “Bảo tàng Điêu khắc Chàm-Đà Nẵng”. Artifacts and culture of the 
 Champa kingdom (catalogue) (biên tập Shige-eda Y., Momoki Sh.), tr. 101-16. Tokyo: The 
 Toyota Foundation.
22. Trần Kỳ Phương. (2000). “The Wedding of Sita: A theme from the Ramayana represented on 
 the Tra Kieu pedestal”. Narrative Sculpture and Literary Traditions in South and Southeast 
 Asia (biên tập M. J. Klokke), tr. 51-58. Leiden: Brill.
23. Trần Kỳ Phương. (2002). “Lễ cưới Sita: Một chủ đề trích từ sử thi Ramayana được thể hiện 
 trên đài thờ Trà Kiệu”. Tạp chí Nghiên cứu Huế. Số 4: 94-103.
24. Trần Kỳ Phương. (2018). “Rethinking Cham temple architecture and sculpture”. Vibrancy in 
 Stone: Masterpieces of the Danang Museum of Cham Sculpture (biên tập T. K. Phương, V. 
 V. Thắng, P. Sharrock), tr. 37-44. Bangkok: River Books. 
72 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (160) . 2020
TÓM TẮT
 Kể từ khi phát hiện vào năm 1901, đài thờ Trà Kiệu đã được các học giả người Pháp quan 
tâm nghiên cứu. Năm 1929, Jean Przyluski diễn giải các cảnh này là minh họa cho truyền thuyết 
về vua Kaudinya, người sáng lập ra Vương quốc Phù Nam. Năm 1931, George Cœdès tiếp tục 
phân tích những cảnh này và không đồng ý với lối diễn giải của Przyluski; ông xác định những 
cảnh này là minh họa của một tác phẩm văn học thuộc Vaisnavite có liên hệ mật thiết với bộ kinh 
Bhagavatapurana. Năm 1963, Jean Boisselier nhận xét rằng Cœdès đã đưa ra cách lý giải có 
tính thuyết phục nhất về nội dung của các bức phù điêu được thể hiện trên đài thờ Trà Kiệu.
 Bài khảo cứu này đề xuất một cách lý giải mới, khác với giải thích của Cœdès, trong đó 
tác giả chứng minh rằng bốn cảnh thể hiện trên đài thờ Trà Kiệu là một tác phẩm “điêu khắc kể 
chuyện” tường thuật “Lễ cưới công chúa Sita” một chủ đề thuộc sử thi Ramayana của Vālmīki; 
và đài thờ này có liên hệ đến một minh văn của vua Prakāçadharma cũng phát hiện tại Trà Kiệu 
có niên đại khoảng 657-687CN. Từ đó đưa đến một nhận định mới về nội dung cũng như niên 
đại của đài thờ Trà Kiệu.
ABSTRACT
 THE RAMAYANA IN CHAM ART: 
 THE “WEDDING OF PRINCESS SITA” PRESENTED ON THE TRÀ KIỆU PEDESTAL
 Since its discovery in 1901, the Trà Kiệu pedestal has been interested in studying by French 
scholars. In 1929, Jean Przyluski interpreted these scenes as illustrations of the legend of King 
Kaudinya, the founder of Funan Kingdom. In 1931, George Cœdès continued to analyze them 
and disagreed with Przyluski’s interpretation; he identified them as illustrations of a literary work 
of Vaisnavite closely related to the Bhagavatapurana sutras. In 1963, Jean Boisselier commented 
that Cœdès gave the most convincing explanation for the content of the reliefs carved on the Trà 
Kiệu pedestal.
 This paper proposes a new interpretation, different from that of Cœdès, in which the 
author proves that the four scenes shown on the Trà Kiệu pedestal are a “storytelling sculpture” 
narrating the “Wedding Ceremony of princess Sita” a theme from Vālmīki’s epic Ramayana; and 
this pedestal is related to a civilization of King Prakāçadharma also discovered in Trà Kiệu dating 
from about 657-687AD. Since then, it leads to a new judgment about the content as well as the 
chronology of the Trà Kiệu pedestal.

File đính kèm:

  • pdfsu_thi_ramayana_trong_nghe_thuat_champa_le_cuoi_cong_chua_si.pdf