Sự phát triển du lịch ở Việt Nam trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Công nghiệp 4.0 đã tạo ra những đột phá về công nghệ và trí tuệ nhân tạo, có ảnh hưởng sâu rộng
đến toàn bộ các hoạt động trong ngành du lịch. Bên cạnh đó các cơ quan và nhà nước cần có
thêm nhiều biện pháp xử lý mạnh hơn để giữ gìn những cảnh quan và di tích lịch sử đã được cha
ông ta gìn giữ từ hàng ngàn trăm năm nay. Nghiên cứu chủ yếu áp dụng phương pháp thống kê
mô tả, so sánh kết hợp với phân tích, đánh giá dựa trên các nguồn dữ liệu thứ cấp được khảo sát
và thu thập từ Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bài báo nghiên cứu khoa học có
liên quan. Ứng dụng công nghiệp 4.0 sẽ cho phép giảm chi phí thời gian, nhân lực lao động, chi
phí sản xuất, đồng thời giảm giá thành các dịch vụ du lịch nhưng bên cạnh đó sự phát triển du lịch
cũng thường kéo theo sự gia tăng rác thải và đó là nỗi lo khá lớn cho các quan và Nhà nước
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự phát triển du lịch ở Việt Nam trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
. 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH DU LỊCH Ở VIỆT NAM Theo khảo sát và thống kê từ Sở Du lịch và Thương mại, Sở Ngoại vụ, số lượng lao động trong khu vực tăng nhanh. Lao động gián tiếp có xu hướng tăng trên quy mô lớn hơn , phản ánh vai trò quan trọng của du lịch và hiệu quả xã hội hoá du lịch. Năm 2011, có khoảng 69.336 nhân viên trong ngành du lịch. Năm 2017, có tới 110.341 lao động du lịch. Nhân viên trong khách sạn chiếm gần 55% tổng số. Điều này phù hợp với thực tế lao động trực tiếp. Ngoài ra, lao động trong kinh doanh liên quan tới ngành du lịch như du lịch , dịch vụ giải trí, vận tải, hậu cần, cũng có tỷ lệ tương đối cao.Về cơ cấu lượng lao động tại địa phương năm 2017 ở Hà Nội chiếm 51,5% công nhân toàn vùng. Ngoài ra, một số địa phương đã phát triển ngành du lịch như Hải Dương, Hưng Yên, Các địa phương có ít lao động ngành du lịch. Số lượng lao động ở các tỉnh từ năm 2011 - 2017 Stt Tỉnh 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 1 Hà Nội 57.875 62.150 65.000 68.000 88.000 90.500 92.040 2 Bắc Ninh 1.186 1.340 1.560 1.750 1.800 3.174 3.316 3 Hải Dương 4.000 5.460 6.195 7.020 7.500 6.000 6.125 4 Hưng Yên 2.260 2.680 2.910 3.080 3.500 3.650 3.780 5 Nam Định 2.745 2.990 3.010 3.200 3.500 3.620 3.640 6 Thái Bình 1.270 1.390 1.185 1.200 1.355 1.400 1.440 TỔNG 69.366 76,01 79,86 84.25 105.655 108.344 110.341 (Nguồn: Trung tâm Thông tin Du lịch- Sở Tổng hợp du lịch) Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm 2019, các chỉ tiêu về lượng khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa và tổng thu từ khách du lịch đều đạt mục tiêu. Ước tính năm 2019, Du lịch Việt Nam đón 19 triệu lượt khách quốc tế (tăng trên 16% so với năm 2018), phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa (tăng trên 6%) và tổng thu từ khách du lịch ước đạt trên 720.000 tỷ đồng (tăng trên 16%).Dự báo cho rằng lượng khách quốc tế có tốc độ tăng nhanh trong những năm tiếp theo và tới năm 2020 sẽ vượt mốc 20,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa và tổng thu từ khách du lịch đạt trên 830.000 tỷ đồng. Điều này là một tín hiệu rất tốt cho ngành du lịch Việt Nam và cũng là thách thức khiến chúng ta cần phải chuẩn bị nhiều nguồn lực để đón tiếp khách quốc tế cũng như khách nội địa một cách chu đáo và hoàn hảo nhất. 2343 3 THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC 3.1 Thời cơ CMCN 4.0 tạo điều kiện về tìm kiếm thông tin du lịch Trên thế giới, xu hướng sử dụng dịch vụ trên internet để quyết định cho các chuyến đi và nội dung hoạt động du lịch ngày càng tăng. Tại Việt Nam, theo khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường Q&Me, có 88% khách du lịch tra cứu thông tin qua mạng, trong đó, 35% thường xuyên sử dụng internet để tìm kiếm thông tin du lịch. Tra cứu Google Trends cho thấy, từ khóa ‚du lịch‛ được tìm kiếm tăng 3 lần trong 5 năm gần đây. Thông tin du lịch trong nước được tìm kiếm thường liên quan đến điểm đến, khách sạn, nhà hàng, kinh nghiệm du lịch... Những yếu tố này là nền tảng thuận lợi để du lịch Việt Nam phát triển trong CMCN 4.0. Việc phát triển internet kết nối vạn vật làm xóa nhòa không gian và thời gian, tạo nên một thế giới phẳng, mọi người trên khắp thế giới, chỉ cần có kết nối internet là có thể truy cập và tìm hiểu tất cả những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh du lịch nổi tiếng trên toàn thế giới. Đây chính là cú hích quan trọng làm nảy sinh nhu cầu đi du lịch ở mọi người dân, là cơ hội vàng để mở rộng thị trường du lịch. CMCN 4.0 góp phần giảm chi phí quảng cáo, tiếp thị và chi phí nhân công cho các doanh nghiệp du lịch, giảm giá thành các dịch vụ du lịch Nếu như trước kia, để quảng bá, giới thiệu, phát triển điểm đến, người ta sẽ phải mất rất nhiều thời gian cũng như chi phí để quảng cáo trên các kênh truyền thống như báo chí, truyền hình, đài phát thanh, tờ rơi... hay phải đến tận nơi giới thiệu các tour. Giờ đây, internet giúp kết nối vạn vật, tạo nên một thế giới phẳng, tất cả mọi người trên thế giới đều có thể dễ dàng truy cập và tìm hiểu những danh lam thắng cảnh, những địa điểm vui chơi trên toàn thế giới, nhờ vậy, kích thích nhu cầu đi du lịch, là cơ hội mở rộng thị trường du lịch. Cùng với đó, chi phí quảng cáo, tiếp thị, cũng như thời gian dành cho nó đã giảm đi rất nhiều. Nhiều doanh nghiệp du lịch đã không ngừng nâng cao và khẳng định thương hiệu của mình và liên tiếp xây dựng những tour, điểm đến ph hợp với nhiều khách hàng, đồng thời có nhiều ưu đãi với khách hàng thân thiết. Đặc biệt, các đơn vị này cũng đã biết tận dụng lợi thế từ du lịch trực tuyến để quảng bá các tour, điểm đến, đồng thời có những hình thức thanh toán đảm bảo, nhanh và tiện lợi cho khách hàng. Cụ thể hiện nay có các công ty lữ hành online thương hiệu toàn cầu như Agoda.com, booking.com, Traveloka.com, Expedia.com. Trong nước có các công ty kinh doanh du lịch trực tuyến như: Ivivu.com, chudu24.com, mytour.vn, tripi.vn, mytour.vn, gotadi.com, vntrip.vn CMCN 4.0 góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Đối với các đơn vị quản lý, kinh doanh du lịch ứng dụng thành tựu CMCN 4.0 mở ra cơ hội để tuyên truyền, quảng bá những thông tin lên website, đồng thời cũng nhận lại những phản hồi của du khách để có giải pháp ứng xử tốt nhất nhằm tăng lượng du khách quay trở lại. Chính vì vậy CMCN 4.0 không chỉ làm giảm giá thành mà còn làm tăng chất lượng các dịch vụ du lịch. CMCN 4.0 phát triển thương hiệu điểm đến với nhiều loại hình du lịch mới mẻ CMCN 4.0 đưa thông tin, hình ảnh điểm đến cho mọi người ở tất cả mọi lúc, mọi nơi, nó kích thích và tạo ra nhu cầu khám phá, tìm hiểu điểm đến, các điểm du lịch nổi tiếng, có chất lượng dịch vụ tốt, thông qua công nghệ 4.0 sẽ 2344 tạo ra hiệu ứng đám đông, tạo nên thương hiệu điểm đến nhanh chóng và mang tầm vóc quy mô toàn cầu. Một trong những ví dụ điển hình là sau khi bộ phim King Kong ra đời, vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Tràng An (Ninh Bình) và Phong Nha (Quảng Bình) càng trở nên nổi tiếng trở thành điểm đến hấp dẫn trong con mắt du khách quốc tế và trong nước. Cách mạng Công nghiệp 4.0 hỗ trợ liên kết tour, tuyến du lịch CMCN 4.0 đã giúp cho các doanh nghiệp lữ hành dễ dàng kết nối tour, tuyến điểm, tăng lượng khách và tăng hiệu suất kinh doanh du lịch, biến du lịch trở thành một ngành công nghiệp có guồng máy hoạt động không ngừng nghỉ, chạy hết công suất. Cách mạng Công nghiệp 4.0 hỗ trợ liên kết các doanh nghiệp du lịch Liên kết vùng, liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch, chia sẻ khách, dịch vụ, chia sẻ lợi nhuận cũng như khó khăn là xu thế tất yếu để chuyên môn hóa và giảm giá thành các dịch vụ du lịch. CMCN 4.0 giúp cho mối liên kết này ngày càng thuận lợi, mở rộng không gian, làm cho ngành du lịch phát triển bền vững hơn. 3.2 Thách thức Bảo mật thông tin khách hàng Bước vào kỷ nguyên của cuộc CMCN 4.0, sản phẩm, dịch vụ thông minh sẽ ngày một phổ biến với các ứng dụng trực tuyến có chức năng thu thập thông tin cá nhân. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay việc quản lý, bảo đảm thu thập thông tin cá nhân của khách hàng tại các đơn vị cung cấp dịch vụ dường như vẫn chưa được quan tâm đúng mức, khiến nhiều việc thu thập thông tin cá nhân của người dùng bị lộ và bị sử dụng trái phép... Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, không ít doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ở Việt Nam còn khá thờ ơ với việc bảo mật thông tin cá nhân của người dùng. Thời gian vừa qua, một số khách hàng của nhiều hãng hàng không tại Việt Nam mất thông tin cá nhân sau khi mua vé máy bay trực tuyến, như: Tháng 7-2016 đã xảy ra vụ tiến công vào hệ thống mạng của Hàng không Việt Nam theo hình thức APT (tiến công có chủ đích làm ảnh hưởng hơn 100 chuyến bay, đồng thời làm rò rỉ dữ liệu của hơn 400 nghìn tài khoản khách hàng thường xuyên của hãng Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam chưa cao Theo số liệu của Hiệp hội thương mại điện tử, các đại lý du lịch trực tuyến thương hiệu toàn cầu, như: Agoda.com, booking.com, Traveloka.com, Expedia.com đang độc chiếm thị trường Việt Nam, với 80% thị phần. Trong khi đó, hiện chỉ có hơn 10 công ty Việt Nam có kinh doanh du lịch trực tuyến, ví dụ như: Ivivu.com, chudu24.com, mytour.vn. Tuy nhiên các công ty này cũng chỉ phục vụ thị trường khách trong nước và số lượng giao dịch còn thấp. Thêm vào đo, trong khi các khách sạn Việt Nam từ 3 đến 5 sao hầu hết đã tham gia vào hệ thống online của các đại lý du lịch trực tuyến nước ngoài, thì các khách sạn nhỏ vẫn sử dụng phương thức quản lý thủ công trong hoạt động giới thiệu và bán sản phẩm. Hầu hết các công ty lữ hành, nếu có địa chỉ website cũng chỉ đơn thuần giới thiệu sản phẩm với hình thức và nội dung sơ sài, cộng thêm việc triển khai thanh toán trực tuyến chưa phổ biến nên tỷ lệ giao dịch thành công vẫn ở mức rất thấp. 2345 Hạn chế về vốn, tài chính và công nghệ của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam Bên cạnh thuận lợi, ngành du lịch sẽ còn phải giải quyết nhiều bài toán đầy thử thách bởi bản chất thực sự của ngành du lịch mang tính dịch vụ rất cao, vừa vô hình lại vừa hữu hình. Qua đó buộc phải có sự tương tác giữa con người với con người. Du lịch thông minh theo một góc độ riêng thì nó vẫn bộc lộ tính chủ quan không thể cứ phụ thuộc vào máy móc là có thể hoàn thiện. Cụ thể nếu doanh nghiệp muốn điều tra, khảo sát nhu cầu của khách phải tìm hiểu kỹ về nhu cầu của người tiêu d ng, xem xu hướng hiện tại và trong tương lai Như vậy, các công nghệ lúc này sẽ đóng vai trò phương tiện. Ngoài ra, nếu kinh doanh du lịch trực tuyến là thế mạnh của nhiều doanh nghiệp thì cũng là điểm yếu của không ít doanh nghiệp khi chưa chú trọng đến phát triển lĩnh vực này do còn tồn tại những điểm yếu như: chất lượng các tour không đảm bảo, giá tour còn cao, không ổn định Thiếu hụt lao động có trình độ cao, đào thải số lượng lớn lao động giản đơn Việt Nam là quốc gia có thị trường lao động phổ thông lớn nên tác động của CMCN 4.0 sẽ có phần thách thức khi xu thế robot hóa trên thế giới đã rõ ràng và các quốc gia thuê nhân lực lao động phổ thông sẽ rút về nước. Hiện Việt Nam có khoảng 55,5 triệu người trong độ tuổi lao động, đa số trình độ phổ thông, và đây chính là đối tượng bị robot thay thế công việc nhiều nhất. Trong khi đó, Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy năng suất lao động của Việt Nam vẫn quá thấp so với các quốc gia trong khu vực, chỉ bằng 4,4% so với Singapore, 17,4% so với Malaysia, 32,5% với Thái Lan, 48,5% với Philippines và 48,8% của Indonesia Vì thế, có thể nói, thách thức lớn nhất mà của CMCN 4.0 đối với Việt Nam là phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng cao mà không thể thay thế bằng bằng máy móc tự động hay robot và yêu cầu đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực du lịch. Sự thiếu đồng đều và ổn định về chất lượng dịch vụ du lịch Khoảng 5-6 năm trở lại đây, Việt Nam đã xuất hiện các doanh nghiệp du lịch chỉ kinh doanh trực tuyến và doanh thu không ngừng tăng nhanh. Nếu kinh doanh du lịch trực tuyến là thế mạnh của nhiều doanh nghiệp thì cũng là điểm yếu của không ít doanh nghiệp khi chưa chú trọng đến phát triển lĩnh vực này. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp du lịch cũng còn tồn tại những điểm yếu như: chất lượng các tour không đảm bảo, giá tour còn cao, không ổn định... Rất nhiều khách du lịch than phiền là giá các tour ra nước ngoài thường ổn định cả năm, nhưng tại Việt Nam vào dịp lễ, tết hay bị đội lên rất cao do dịch vụ khách sạn, nhà hàng, khu du lịch tăng giá. Việc này đã khiến các du lịch của Việt Nam ‚mất điểm‛ với khách trong nước, quốc tế. Đây chính là một trong những hạn chế của ngành du lịch Việt Nam trong nhiều năm qua vẫn chưa giải quyết được triệt để. Mặc d so với những năm trước tình trạng này đã giảm nhưng vẫn còn xảy ra với những khách tự đi du lịch. 4 THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ Việt Nam có tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc, đa dạng và phong phú, nhưng sản phẩm du lịch của ta còn nghèo, đơn điệu. Các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm chưa bài bản, chưa có tính đột phá, sáng tạo. Chất lượng dịch vụ còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Thị trường du lịch Việt Nam cũng đang thay đổi do sự phát triển của công nghệ 4.0, đặc biệt là tốc 2346 độ tăng trưởng nhanh của du lịch trực tuyến. Thực tế này buộc tất cả các thành phần trong ngành du lịch, từ các cơ quan quản lý nhà nước cho đến các công ty cấp sản phẩm - dịch vụ du lịch, đều đứng trước yêu cầu phải thực hiện quá trình chuyển đổi số càng sớm càng tốt, hướng tới hình thành một hệ thống tích hợp và trao đổi dữ liệu du lịch thông minh của Việt Nam. Bên cạnh đó, du lịch thông minh là một loại hình du lịch mới, bổ sung vào hệ thống phân loại các loại hình du lịch ở Việt Nam (du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch MICE, du lịch chữa bệnh, du lịch nông thôn, du lịch đô thị, . Du lịch thông minh là sản phẩm du lịch mới, bao gồm các dịch vụ trải nghiệm được tạo ra bằng việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến cung cấp cho khách du lịch. Ví dụ: tour du lịch thực tế ảo, phim 3D ” 3600, các trò chơi giải trí công nghệ, Có thể du lịch thông minh bắt đầu từ việc chuyển đổi số, số hóa dữ liệu. Mô hình du lịch thông minh thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới là nhờ vào hệ thống hạ tầng hiện đại, đồng bộ và chính quyền tạo môi trường thân thiện, chính sách thiết thực, thuận lợi cho phát triển du lịch thông minh. Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch phải gắn liền với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững hướng đến du lịch xanh để gìn giữ những tài nguyên thiên nhiên, di sản của Việt Nam. Sự phát triển du lịch cũng thường kéo theo sự gia tăng rác thải: Khách du lịch thường thải ra môi trường lượng chất thải khá lớn. Trong khi đó việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải ở hầu hết các khu du lịch chưa được thực hiện tốt. Nguồn nước sông hầu như đã bị ô nhiễm nặng bởi rác thải sinh hoạt và buôn bán, nước sông đen, bốc mùi hôi thối đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Con kênh rạch này làm nhiệm vụ chính là phục vụ giao thông, vừa có chức năng xả thải, tiêu thoát nước. Hiện nay, các kênh rạch đã bị bồi lắng, cạn dần và ô nhiễm nặng do chất bẩn lưu trữ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Gretzel, U., Sigala, M., Xiang, Z., & Koo, C. (2015). Smart tourism: foundations and developments. Electronic Markets, 25(3), 179-188. [2] Ministry of Culture, Sports and Tourism (2011), Vietnam tourism development strategy to 2020 with a vision to 2030. [3] Nguyễn Khắc Hiếu (2014). Mô hình ARIMA và dự báo lạm phát 6 tháng cuối năm 2014, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 16, tr.16-18. [4] Phùng Đức Vinh (2018). Công nghiệp 4.0 với phát triển du lịch. Kỷ yếu hội thảo khoa học phát triển du lịch trong Cách mạng Công nghiệp 4.0. Trang 210-214. [5] Tổng cục thống kê Việt Nam, Thông cáo báo chí về tình hình Lao động việc làm quý I năm 2018. [6] Nguyễn Bích Lâm (Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê), Năng suất lao động của Việt Nam và giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng năng suất lao động (Tham luận tại Diễn đàn CEO 2018, Hà Nội, ngày 13/4/2018).
File đính kèm:
- su_phat_trien_du_lich_o_viet_nam_trong_boi_canh_cua_cuoc_cac.pdf