Sử dụng sự kết hợp từ để nâng cao khả năng nói tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngành
Bài báo này tìm hiểu năng lực sử dụng sự kết hợp từ trong khi thực hành nói tiếng Anh của sinh
viên chuyên ngành sư phạm tiếng Anh năm thứ hai tại trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái
Nguyên. Nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng khả năng thực hành nói tiếng Anh của
sinh viên, tính hiệu quả của việc sử dụng sự kết hợp từ để nâng cao điểm thực hành nói cho sinh
viên, những khó khăn gặp phải khi dạy sự kết hợp từ cho sinh viên và đề xuất những giải pháp để
nâng cao tính hiệu của việc sử dụng sự kết hợp từ. Thực nghiệm được tiến hành khi sinh viên học
tiết Nói của học phần Thực hành tiếng Anh 4. Số liệu thu về bằng biện pháp sử dụng bảng hỏi và
bài kiểm tra. Kết quả của bài kiểm tra cho thấy việc hướng dẫn cho sinh viên cách dùng các cụm
kết hợp từ đã nâng cao năng lực nói tiếng Anh của sinh viên. 100% sinh viên nhận định họ tự tin
hơn với vốn từ vựng; 90% cảm thấy mình nói lưu loát hơn nhờ vào những cụm kết hợp mà họ
được học; và 80% khẳng định sự hữu ích của sự kết hợp từ đối với việc phát triển chủ đề.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sử dụng sự kết hợp từ để nâng cao khả năng nói tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngành
của khả năng sử dụng tiếng Anh đối với việc tìm được một công việc tốt, nâng cao thu nhập, và tiến xa hơn trên con đường tri thức của nhân loại. Trong các kĩ năng của năng lực tiếng, kĩ năng nói đóng vai trò chủ chốt, vì con đường cơ bản của giao tiếp là thông qua nói. Mỗi người học có một cách thức tiếp cận kĩ năng nói khác nhau. Đến lớp học thêm, mua sách về nhà, học qua video trên mạng internet, hay luyện nói qua gương là một vài gợi ý. Mỗi cách có thể tạo ra những kết quả khác nhau. Tuy nhiên, muốn đạt được kết quả nhanh và cao thì cần có những chiến lược thật cụ thể. Tại nghiên cứu này, tác giả muốn tìm hiểu hiệu quả của việc sử dụng sự kết hợp từ để nâng cao khả năng nói tiếng Anh, thể hiện thông qua điểm số thực hành nói tiếng Anh của sinh viên. Sử dụng ngôn ngữ không phải là sự kết hợp tự do, tuỳ sở thích của người nói; cũng không phải là sự chắp nối các từ lại với nhau theo nghĩa. Tiếng Việt và tiếng Anh, hay bất cứ một ngôn ngữ nào cũng có những sự kết hợp từ riêng của nó. Kết hợp từ tiếng Anh không suy ra được từ kết hợp từ của tiếng Việt do hai ngôn ngữ có những sự khác biệt nhất định. Khi biết kết hợp từ đúng, văn nói sẽ trở nên thêm trôi chảy và tự nhiên. Do vậy, sự kết hợp từ có tác dụng trực tiếp đến năng lực nói của sinh viên. Tuy nhiên, thói quen sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của người Việt lại hay tác động đến thói quen sử dụng tiếng Anh, khiến cho những câu nói của họ tuy không sai, nhưng có phần ngô nghê và thiếu tự nhiên. Sinh viên chuyên ngữ tại trường Đại học Sư phạm cũng không phải là ngoại lệ. Họ vừa chịu sự chi phối của tiếng mẹ đẻ, vừa chưa được hướng dẫn đủ về sự kết hợp từ, cho nên kết quả học phần nói tiếng Anh của họ không cao. Để khắc phục vấn đề này, tác giả đã tiến hành thực nghiệm dạy sự kết hợp từ cho sinh viên, trên cơ sở theo những chủ đề của phần Nói thuộc học phần Thực hành tiếng Anh 4 của sinh viên năm thứ hai. Nghiên cứu này nhằm giúp các sinh viên chuyên ngành tiếng Anh năm thứ hai nâng cao năng lực nói tiếng Anh đồng thời cải thiện điểm môn nói bằng việc sử dụng sự kết hợp từ. Nói cách khác, nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng việc sử dụng sự kết hợp từ khi thực hành nói của sinh viên, mức độ hiệu quả khi thực nghiệm tăng cường sử dụng sự kết hợp từ khi học môn nói, và đề xuất những biện pháp khả thi giúp việc dạy và học sự kết hợp từ được hiệu quả hơn. Cụ thể, nghiên cứu này nhằm trả lời 2 câu hỏi nghiên cứu sau: 1. Thực trạng việc sử dụng sự kết hợp từ trong khi nói của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh năm thứ hai như thế nào? 2. Sự kết hợp từ giúp sinh viên chuyên ngành tiếng Anh năm thứ hai nâng cao năng lực nói tiếng Anh với việc cải thiện điểm môn nói như thế nào? 2. Tổng quan tài liệu Kĩ năng nói có tầm quan trọng to lớn vì đó là công cụ bổ trợ thiết yếu cho giao tiếp. Nói là hành động diễn đạt ý tưởng, cảm xúc và suy nghĩ bằng lời, do đó, nói cũng được hiểu là giao tiếp bằng lời. Theo tác giả Syakur [1], nói là một kĩ năng phức tạp vì nó liên quan đến phát âm, ngữ pháp, từ vựng và sự trôi chảy. Học kĩ năng nói là khía cạnh quan trọng nhất của việc học một ngôn ngữ thứ hai hoặc một ngoại ngữ và sự thành công được đo bằng khả năng thực hiện hội thoại bằng thứ ngôn ngữ ấy [2]. Theo Rivers [3], nói được sử dụng gấp đôi so với đọc và viết trong giao tiếp hàng ngày. Điều này càng khẳng định tầm quan trọng của kĩ năng nói. Có một số yếu tố tác động đến khả năng nói như: độ trôi chảy, vốn từ vựng, ngữ pháp và phát âm [4], [5]. Trong đó, vốn từ vựng đối với kĩ năng nói giống nhưng những viên gạch Nguyễn Thị Thu Hương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 159 - 164 Email: jst@tnu.edu.vn 161 để xây lên một ngôi nhà. Có vốn từ vựng phong phú, biết kết hợp tự nhiên, và biết sử dụng phù hợp với văn cảnh góp phần rất lớn đối với sự thành công của kĩ năng nói. Vốn từ vựng có thể gồm nhiều loại, một trong số đó là những sự kết hợp từ. Theo Dweik & Abu Shakra, Lewis, kết hợp từ là sự kết nhóm thường xuyên của một từ với những từ cụ thể khác trong một câu [6]. Cùng nhau, những từ đó tạo nên một đơn vị ngữ nghĩa hoàn chỉnh và tự nhiên. Đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành và khẳng định được ý nghĩa của sự kết hợp từ đối với khả năng nói. Theo Brown, sự kết hợp từ giúp người học nâng cao năng lực nói tiếng Anh [7]. Bên cạnh đó, sự kết hợp từ giúp người học sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên hơn, trôi chảy và hiệu quả hơn. Laufer đã hướng dẫn người học học sự kết hợp từ bằng biện pháp đoán nghĩa của cụm kết hợp từ theo ngữ cảnh [8]. Cùng với sự hướng dẫn người học dùng cụm kết hợp từ, vốn từ vựng của họ được mở rộng và giúp ích cho họ khi họ nói tiếng Anh. Từ những nghiên cứu trước đây, tác giả thấy được tác động tích cực mà cụm kết hợp từ có thể mang lại cho người học. Người học có thể củng cố từ vựng, cải thiện sự lưu loát, đạt được mục đích giao tiếp, từ đó nâng cao năng lực nói tiếng Anh. Do đó, tác giả tiến hành nghiên cứu này nhằm tìm hiểu sử dụng kết hợp từ có thể giúp sinh viên tại trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên nâng cao khả năng nói đến mức nào. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thực nghiệm được tiến hành trên 20 sinh viên chuyên ngành tiếng Anh năm thứ hai; với một nhóm thực nghiệm và một nhóm đối chứng. 3.2. Phương pháp thu thập số liệu Hai phương pháp thu thập số liệu được áp dụng là: bảng hỏi và bài kiểm tra. Hai bảng hỏi được phát ra trong nghiên cứu; trong đó, bảng hỏi thứ nhất thu thập thông tin về thái độ, ý kiến, và những khó khăn khi sử dụng kết hợp từ của sinh viên trước khi tiến hành nghiên cứu. Bảng hỏi thứ hai cung cấp thông tin về thái độ và ý kiến của sinh viên sau nghiên cứu. Hai bài kiểm tra được sử dụng trước và ngay sau thực nghiệm nhằm đo năng lực nói của sinh viên bằng điểm số. Sinh viên được yêu cầu thực hiện một bài kiểm tra vấn đáp và bài nói của sinh viên được chấm điểm tại chỗ đồng thời được ghi âm để chấm điểm lại lần hai. Tác giả thực hiện chấm điểm cho bài kiểm tra bằng rubric chấm của Latifa và các đồng sự [9]. Những câu hỏi vấn đáp được thiết kế dựa trên những chủ đề của học phần Thực hành tiếng Anh 4 mà sinh viên đang học trên lớp. 3.3. Quy trình nghiên cứu Thực nghiệm được tiến hành trong 8 tuần, mỗi tuần một lần gặp mặt. Tác giả cung cấp cho sinh viên các cụm từ kết hợp theo từng chủ đề của môn Thực hành tiếng Anh 4 mỗi tuần. Những giải thích cần thiết và ví dụ trong thực hành được đưa ra cho sinh viên, để họ biết nghĩa và biết cách dùng của từng cụm kết hợp. Sau đó, sinh viên thực hành nói theo chủ đề của buổi đó, sử dụng hết tất cả các cụm kết hợp từ vừa được học. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thực trạng nói tiếng Anh và sử dụng cụm kết hợp từ của sinh viên Hình 1. Tự đánh giá của sinh viên về năng lực nói tiếng Anh Hình 1 trình bày kết quả từ bảng hỏi thứ nhất về tự nhận định của sinh viên về khả năng nói tiếng Anh của bản thân. Trong cả hai nhóm Nguyễn Thị Thu Hương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 159 - 164 Email: jst@tnu.edu.vn 162 sinh viên, 60% sinh viên tự nhận năng lực nói tiếng Anh của bản thân ở mức khá, 30% nhận mức trung bình, số còn lại nhận mức yếu. Từ kết quả đó ta cũng có thể nhận định thêm rằng đa số sinh viên không thấy tự tin với khả năng nói tiếng Anh của mình. Bảng 1. Tỉ lệ sinh viên gặp khó khăn khi nói tiếng Anh Phát âm Độ lưu loát Từ vựng Ngữ pháp Rất khó 20% 30% 30% 30% Khó 30% 20% 40% 20% Vừa phải 40% 30% 10% 40% Hơi khó 10% 10% 20% 10% Không khó 0% 10% 0% 0% Bảng 1 trình bày tỉ lệ sinh viên gặp khó khăn trong khi nói tiếng Anh. Tác giả đưa ra 4 sự lựa chọn: phát âm, độ lưu loát, vốn từ vựng, và ngữ pháp; và yêu cầu sinh viên đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đó. 50% sinh viên nhận định phát âm, độ lưu loát và ngữ pháp là rắc rối và gây nhiều khó khăn cho họ. Riêng với từ vựng, 80% sinh viên thừa nhận họ vấp phải nhiều khó khăn. Như vậy có thể nhận xét chung rằng, từ vựng là yếu tố khiến cho nhiều sinh viên gặp trở ngại khi nói tiếng Anh nhất. Hình 2. Mức độ thường xuyên dùng cụm kết hợp từ đúng cách Khi đi sâu hơn vào vấn đề sự kết hợp từ, hầu hết sinh viên đều phản hồi rằng họ biết khái niệm và ý nghĩa của sự kết hợp từ đối với kĩ năng nói tiếng Anh. Tuy nhiên, không nhiều sinh viên dùng thường xuyên cụm kết hợp từ. Khi bàn đến việc sử dụng cụm kết hợp từ, tác giả đang nói đến việc dùng đúng nghĩa và đúng cách. Hình 2 cho biết tỉ lệ sinh viên dùng thường xuyên cụm kết hợp từ khi nói. Chỉ 20% sinh viên tự thấy mình có thường xuyên sử dụng sự kết hợp từ khi nói. 70% số sinh viên khẳng định họ chỉ đôi khi dùng đúng sự kết hợp từ. 10% thừa nhận họ không mấy khi sử dụng các cụm kết hợp từ khi nói tiếng Anh. Bảng 2. Lí do sinh viên không dùng cụm kết hợp từ khi nói Khả năng tự học hạn chế Không có bạn luyện nói Ảnh hưởng của tiếng Việt 40% 50% 80% Cũng trong bảng hỏi, sinh viên được hỏi về lí do khiến trước đó họ không thường xuyên sử dụng sự kết hợp từ. Bảng 2 thể hiện 3 lí do chính khiến sinh viên không sử dụng cụm kết hợp từ tính theo tỉ lệ sinh viên. 40% trong số họ thừa nhận do khả năng tự học còn hạn chế, 50% khẳng định do không có người để luyện tập cùng nhau, và một phần lớn nói rằng họ có sự liên tưởng từ tiếng Việt sang tiếng Anh khiến cho họ nhiều khi không dùng sự kết hợp từ đúng cách. 4.2. Hiệu quả của việc sử dụng sự kết hợp từ với khả năng nói tiếng Anh của sinh viên Bảng 3. Điểm trung bình của bài kiểm tra Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Trước thực nghiệm 54,1 53,6 Sau thực nghiệm 70,3 57,8 Số liệu từ bài kiểm tra trước và sau thực nghiệm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số hai. Bảng 3 trình bày điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và đối chứng trước và sau thực nghiệm. Nhóm đối chứng có điểm trung bình trước và sau là 53,6 và 57,8 trên tổng 100 điểm. Trong khi đó, nhóm thực nghiệm có điểm trung bình là 54,1 và 70,3 trên tổng 100 điểm. Xuất phát điểm của hai nhóm là khá tương đồng nhau, nhưng sau quá trình làm nghiên cứu, nhóm thực nghiệm đã tăng điểm trung bình thêm 16,2 điểm. Như vậy, giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng đã có sự khác biệt rõ ràng về mặt điểm số. Có thể Nguyễn Thị Thu Hương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 159 - 164 Email: jst@tnu.edu.vn 163 khẳng định rằng, việc hướng dẫn cho sinh viên biết và dùng đúng các cụm kết hợp từ đã nâng cao thêm khả năng nói tiếng Anh của sinh viên. Khi nghe lại những đoạn ghi âm bài nói của sinh viên, tác giả cũng đã nhận thấy sự tự tin hơn, giọng nói dõng dạc hơn, và phần nào độ lưu loát được tăng lên. Như vậy, sử dụng sự kết hợp từ không những khiến cho điểm số của sinh viên nâng cao, mà bản thân sinh viên cũng tự cảm thấy tự tin vào chính khả năng của mình hơn. Phần nào từ đó cũng củng cố thêm niềm yêu thích với tiếng Anh. Bảng hỏi sau thực nghiệm cũng ủng hộ cho nhận định trên của tác giả. Hình 3. Thái độ của sinh viên sau thực nghiệm Hình 3 thể hiện cảm nhận của sinh viên sau khi tham gia thực nghiệm. Tất cả các bạn sinh viên đều nhận xét rằng sự kết hợp từ có tác dụng rất lớn đối với việc thực hành kĩ năng nói. 100% sinh viên nhận định họ tự tin hơn với vốn từ vựng; 90% cảm thấy mình nói lưu loát hơn nhờ vào những cụm kết hợp mà họ được học; và 80% khẳng định sự hữu ích của sự kết hợp từ đối với việc phát triển chủ đề. 5. Kết luận và đề xuất Từ các kết quả nghiên cứu trên, tác giả kết luận như sau. Sinh viên tham gia nghiên cứu này tuy rằng có nhận thức rõ ràng về kĩ năng nói nói chung và sự kết hợp từ nói riêng, nhưng họ vẫn chưa liên tục và thường xuyên sử dụng sự kết hợp từ khi thực hành nói tiếng Anh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt đó, trong đó đa phần là do khả năng tự học còn hạn chế, sự luyện tập còn ít và do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. Thực trạng đó càng khẳng định thêm tính cần thiết phải bổ sung cụm kết hợp từ cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh. Sinh viên trong nghiên cứu này đã nâng điểm thực hành nói lên, chứng tỏ rằng việc sử dụng cụm kết hợp từ có tác dụng rất tích cực đối với năng lực nói tiếng Anh của họ. Sau nghiên cứu, sinh viên cũng tự khẳng định về tính hiệu quả của việc sử dụng cụm kết hợp từ đối với kĩ năng nói và bày tỏ ý muốn được tiếp tục học thêm nhiều cụm kết hợp từ. Từ góc độ lắng nghe ghi âm bài nói của sinh viên và quan sát sinh viên khi họ thực hành nói, tác giả cũng đã nhận thấy sự thay đổi tích cực trong thái độ của sinh viên. Họ thể hiện sự tự tin tăng dần trong giọng điệu, âm lượng, vẻ mặt và độ trôi chảy. Để giúp những tác giả khác đạt hiệu quả cao khi áp dụng dạy cụm kết hợp cho người học, tác giả xin đưa ra một số đề xuất như sau. Thứ nhất, học sự kết hợp từ theo chủ đề cụ thể. Đây là yếu tố quan trọng nhất, vì khi học theo chủ đề sinh viên sẽ nhớ dễ dàng hơn và lâu hơn, và họ cũng luyện nói hiệu quả hơn. Thứ hai, khuyến khích khả năng tự học của sinh viên. Người hướng dẫn có thể tạo những nhiệm vụ học tập thú vị, gắn liền với nhu cầu và hứng thú của chính người học. Những phần thưởng phù hợp là gợi ý không tệ để những nhiệm vụ học tập đó thu hút được sự chú ý của người học. Thứ ba, ghép đôi hoặc nhóm sinh viên để họ có bạn cùng rèn luyện nói với nhau. Việc ghép nhóm học tập cần dựa trên sự phù hợp về năng lực ngôn ngữ, hứng thú, và tính cách để nhóm học tập đạt được hiệu quả tối ưu. TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1]. Syakur, Language Testing and Evaluation. Surakarta: Sebelas Maret University Press, 1987. [2]. D. Nunan, Language Teaching Methodology, Hemel Hempstead: Phoenix ELT, 1995. Nguyễn Thị Thu Hương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 159 - 164 Email: jst@tnu.edu.vn 164 [3]. W. M. Rivers, Teaching Foreign-Language Skills. The University of Chicago Press, Chicago, 1981. [4]. R. Hughes, S. Reed, and B. Barbara, Teaching and researching speaking, Third ed. New York: Routledge, 2017. [5]. S. Thornbury, How to teach vocabulary. London: Longman, 2005. [6]. B. S. Dweik, and M. Abu Shakra, “Problems in translating collocations in religious texts from Arabic into English,” Linguistics Journal, vol. 5, no. 1, pp. 320-356, 2011. [7]. D. F. Brown, “Advanced Vocabulary Teaching: the Problem of Collocation,” Sage Journal, vol. 5, no. 2, pp. 1-11, 1974. [8]. B. Laufer, “The Development of Passive and Active Vocabulary in a Second Language: Same or Different?,” Applied Linguistics, vol. 19, no. 2, pp. 255-271, 1998. [9]. A. Latifa et al., “Developing a Practical Rating Rubric of Speaking Test for University Students of English in Parepare, Indonesia,” English Language Teaching, vol. 8, no. 6, pp. 166-177, 2015.
File đính kèm:
- su_dung_su_ket_hop_tu_de_nang_cao_kha_nang_noi_tieng_anh_cho.pdf