Sử dụng phương pháp thang đo điểm tổng hợp kết hợp với phương pháp phân tích thứ bậc để đánh giá sự phát triển du lịch bền vững tại Phú Quốc

Phát triển du lịch theo hướng bền vững luôn là mục tiêu quan trọng của các điểm đến du lịch hướng

đến. Nghiên cứu nhằm xây dựng mô hình đánh giá sự phát triển du lịch bền vững của đảo Phú Quốc

bằng phương pháp thang đo điểm tổng hợp kết hợp với phương pháp phân tích thứ bậc (AHP). Nghiên

cứu đã cho thấy sự phát triển du lịch tại đảo Phú Quốc là một mô hình khá thành công và có mức độ

bền vững tiềm năng nhưng chưa đáp ứng tốt tất cả các yếu tố bền vững, trong đó có yếu tố Môi trường

được đánh giá là không bền vững, các tiêu chí đạt được mức độ bền vững tiềm năng là Kinh tế, Văn

hóa - xã hội và Cộng đồng và phát triển du lịch. Nghiên cứu đã gợi ý một số giải phá p về chí nh sá ch

và quy hoạch phá t triển du lịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đẩy mạnh xú c tiến quảng

bá , bảo vệ môi trường để phá t triển bền vững du lịch biển đảo Phú Quốc.

Sử dụng phương pháp thang đo điểm tổng hợp kết hợp với phương pháp phân tích thứ bậc để đánh giá sự phát triển du lịch bền vững tại Phú Quốc trang 1

Trang 1

Sử dụng phương pháp thang đo điểm tổng hợp kết hợp với phương pháp phân tích thứ bậc để đánh giá sự phát triển du lịch bền vững tại Phú Quốc trang 2

Trang 2

Sử dụng phương pháp thang đo điểm tổng hợp kết hợp với phương pháp phân tích thứ bậc để đánh giá sự phát triển du lịch bền vững tại Phú Quốc trang 3

Trang 3

Sử dụng phương pháp thang đo điểm tổng hợp kết hợp với phương pháp phân tích thứ bậc để đánh giá sự phát triển du lịch bền vững tại Phú Quốc trang 4

Trang 4

Sử dụng phương pháp thang đo điểm tổng hợp kết hợp với phương pháp phân tích thứ bậc để đánh giá sự phát triển du lịch bền vững tại Phú Quốc trang 5

Trang 5

Sử dụng phương pháp thang đo điểm tổng hợp kết hợp với phương pháp phân tích thứ bậc để đánh giá sự phát triển du lịch bền vững tại Phú Quốc trang 6

Trang 6

Sử dụng phương pháp thang đo điểm tổng hợp kết hợp với phương pháp phân tích thứ bậc để đánh giá sự phát triển du lịch bền vững tại Phú Quốc trang 7

Trang 7

Sử dụng phương pháp thang đo điểm tổng hợp kết hợp với phương pháp phân tích thứ bậc để đánh giá sự phát triển du lịch bền vững tại Phú Quốc trang 8

Trang 8

Sử dụng phương pháp thang đo điểm tổng hợp kết hợp với phương pháp phân tích thứ bậc để đánh giá sự phát triển du lịch bền vững tại Phú Quốc trang 9

Trang 9

Sử dụng phương pháp thang đo điểm tổng hợp kết hợp với phương pháp phân tích thứ bậc để đánh giá sự phát triển du lịch bền vững tại Phú Quốc trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 2900
Bạn đang xem tài liệu "Sử dụng phương pháp thang đo điểm tổng hợp kết hợp với phương pháp phân tích thứ bậc để đánh giá sự phát triển du lịch bền vững tại Phú Quốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sử dụng phương pháp thang đo điểm tổng hợp kết hợp với phương pháp phân tích thứ bậc để đánh giá sự phát triển du lịch bền vững tại Phú Quốc

Sử dụng phương pháp thang đo điểm tổng hợp kết hợp với phương pháp phân tích thứ bậc để đánh giá sự phát triển du lịch bền vững tại Phú Quốc
ở 2 bãi rác thuộc 
thị trấn An Thới và xã Cửa Cạn. Số rác thải chưa 
được thu gom và nước thải chưa qua xử lý trôi dạt 
trong tự nhiên, theo các cống, kênh rạch, sông ngòi 
trôi thẳng ra biển gây ô nhiễm môi trường sinh thái 
biển của Phú Quốc.
Lượng rác thải từ hoạt động du lịch có xu 
hướng tăng nhanh, mức tăng trưởng bình quân là 
32,5%/năm giai đoạn 2010 - 2015. Nếu như 2010 
lượng rác thải từ hoạt động du lịch là 97 tấn thì đến 
năm 2015 là 396 tấn gấp 3 lần so với năm 2010. 
Lượng nước thải cũng có mức tăng trưởng bình 
quân 32,6%. Lượng nước thải này kết hợp với 
lượng nước thải sinh hoạt và sản xuất của người dân 
hầu hết chỉ được xử lý thô sơ, lắng đọng rồi sau đó 
thải ra kênh, biển; đã góp phần làm gia tăng hàm 
lượng các chất ô nhiễm có trong môi trường nước, 
gây ảnh hưởng đến chất lượng nước trong khu vực. 
Kết quả tính toán cho thấy, điểm bền vững 
chung của tiêu chí Môi trường chỉ đạt 38,65 điểm - 
41
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 39 (08-2019)
chưa bền vững. Hầu hết kết quả đánh giá không thể 
làm hài lòng khi số lượng các biến thang đo và tiêu 
chí có điểm đánh giá ở mức trung bình lại chiếm ưu 
thế. Trong đó, tiêu chí Bảo vệ tài nguyên tự nhiên 
và môi trường được đánh giá < 40 điểm, trong đó 
thấp nhất là Xử lý rác thải (22,28 điểm) và tiêu chí 
Ảnh hưởng của bê tông hóa đến cảnh quan và môi 
trường với 32,68 - ở mức dưới trung bình. Thực tế 
cho thấy, rất nhiều bãi biển, rừng phòng hộ, đã 
bị lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng thành nhà 
hàng, khách sạn, bãi đỗ xe cho du khách và các 
công trình bê tông xuất hiện ngày càng nhiều làm 
ảnh hưởng lớn tới cảnh quan của huyện đảo, ngoài 
ra số lượng cây xanh giảm nhiều khiến hình ảnh 
Phú Quốc không còn đẹp như trước đây. Ý thức của 
người dân và khách du lịch tại Phú Quốc được đánh 
giá chưa cao, hầu hết các ý kiến đều cho rằng khách 
du lịch nước ngoài có ý thức hơn trong việc giữ 
gìn vệ sinh chung so với khách du lịch trong nước. 
Trong khi đó nhận thức về việc bảo vệ môi trường 
từ phía chính quyền và cộng đồng địa phương là 
khá tốt, người dân thường xuyên được nhắc nhở 
về vấn đề môi trường trong các cuộc họp phường, 
xã; có một số lượng đáng kể poster tuyên truyền về 
bảo vệ môi trường tại điểm du lịch và đặc biệt luôn 
có các buổi dọn vệ sinh chung do Đoàn thanh niên 
xã thực hiện đều đặn vào chủ nhật hàng tuần trong 
một vài năm trở lại đây. Vấn đề đáng lưu tâm nữa 
là xử lý rác thải, theo đánh giá của người dân địa 
phương rác thải tại đây vẫn được xử lý một cách 
thô sơ, dù có bãi rác tập trung nhưng thông thường 
rác thải sinh hoạt vẫn được xử lý bằng cách đốt, 
dễ gây ô nhiễm đất trồng trọt nếu nơi xử lý ở gần 
ruộng nương và còn ảnh hưởng đến các vùng đất 
thấp hơn. Chính quyền địa phương chưa có quy 
hoạch xử lý rác thải cho Phú Quốc và các bản hoạt 
động du lịch xung quanh khiến gây ra lo ngại về 
mặt môi trường trong tương lai.
Bảng 3. Điểm bền vững và điểm đánh giá các tiêu chí về Môi trường
Điểm 
bền vững
Tiêu chí 
thành phần
Điểm 
đánh giá Chỉ số/Thang đo
Điểm 
đánh giá
38,65
Bảo vệ tài 
nguyên tự nhiên 
và môi trường
28,68
Bảo vệ rừng 52,07
Bảo vệ đất nông nghiệp 38,97
Ảnh hưởng của bê tông hóa đến cảnh quan và môi trường 35,68
Xử lý rác thải 22,28
Ý thức bảo vệ 
môi trường 58,22
Tuyên truyền bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương 62,72
Ý thức của khách du lịch 42,24
Hành động của cộng đồng địa phương 68,12
Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả.
Để nâng cao tính bền vững cho nhóm tiêu chí 
Môi trường chúng ta cần một hệ thống bền vững 
về môi trường phải duy trì nền tảng nguồn lực ổn 
định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn 
lực tái sinh hay những vận động tiềm ẩn của môi 
trường và việc khai thác các nguồn lực không tái 
tạo không vượt quá mức độ đầu tư cho sự thay thế 
một cách đầy đủ. Điều này bao gồm việc duy trì 
sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và các 
hoạt động sinh thái khác mà thường không được 
coi như các nguồn lực kinh tế. Cụ thể: 
- Giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại 
các điểm du lịch, bãi biển,... bằng việc triển khai 
nhiều biện pháp làm sạch, đẹp môi trường, đặc 
biệt là môi trường biển; thực hiện nghiêm các biện 
pháp chế tài trường hợp gây ô nhiễm môi trường, 
lấn chiếm trái phép;
- Đánh giá chất lượng các dự án ảnh hưởng 
tới môi trường du lịch; kiểm tra định kỳ hoặc đột 
xuất về công nghệ, thiết bị, quy trình vận hành hệ 
thống xử lý nước thải và khả năng ứng phó với sự 
cố môi trường của các cơ sở kinh doanh du lịch;
- Các nhà khoa học, thanh tra, quản lý phải 
thường xuyên thực hiện đánh giá chất lượng vệ sinh 
môi trường của địa phương, đảm bảo vận hành tốt 
hệ thống xử lý chất thải, các chỉ tiêu môi trường 
nằm ở mức cho phép và khắc phục được các sự cố 
môi trường một cách kịp thời;
42
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 39 (08-2019)
- Hiện nay tỉnh Kiên Giang đã có quy hoạch 
du lịch Phú Quốc trở thành điểm du lịch quốc gia, 
trong quy hoạch cần thể hiện nhận thức đúng mực 
hơn về tác động của môi trường đối với tương lai, 
phải có sự tham gia tích cực và phối hợp của cả 
chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch và 
cộng đồng trong vấn đề bảo vệ môi trường;
- Cuối cùng, trong tương lai khi hạ tầng cơ 
sở đổi mới và hiện đại, nên có hướng phát triển du 
lịch dựa vào các nguồn năng lượng tái tạo, áp dụng 
công nghệ hiện đại giám sát và quản lý môi trường.
3.2.4. Đánh giá trạng thái bền vững theo tiêu 
chí Cộng đồng và phát triển du lịch
Vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch 
đã trở thành một tiêu chuẩn được chấp nhận rộng 
rãi đối với mục tiêu bền vững (Uzun, 2015; Lin 
& Lu, 2012) [1][5][6], sự tham gia của cộng đồng 
địa phương quyết định sự duy trì ổn định các hoạt 
động du lịch, nhất là với mô hình du lịch dựa vào 
cộng đồng. Khía cạnh bền vững cuối cùng được 
đưa ra đánh giá nhằm vào năng lực thực hiện các 
hoạt động du lịch của cộng đồng và sự hỗ trợ cộng 
đồng địa phương từ phía chính quyền. Kết quả đánh 
giá cho thấy còn nhiều vấn đề cần phải cải thiện để 
giúp cho mô hình Phú Quốc bền vững từ khía cạnh 
này. Trong 3 biến thang đo của tiêu chí Tương tác 
giữa người dân và khách du lịch thì 2 biến được 
đánh giá ở mức trung bình (40-60 điểm) là Thái 
độ phản ứng khi gặp khách du lịch và Khả năng 
sử dụng tiếng Anh, Giao lưu văn hóa là kém nhất 
với 32,58 điểm. Cụ thể cho tình trạng này, nhóm 
nghiên cứu đã phỏng vấn một số khách du lịch, 
theo đánh giá của họ người dân Phú Quốc thường 
không chủ động trong việc tương tác với khách du 
lịch và không thể hiện được sự niềm nở cần thiết. 
Theo quan sát của nhóm nghiên cứu, các quầy hàng 
lưu niệm, sản phẩm du lịch thường không chuyên 
nghiệp, thiếu tính thẩm mỹ, ít thu hút được hoạt 
động thăm quan và nhu cầu mua đồ của khách. 
Bên cạnh đó các sản phẩm được bày sẵn và thường 
thiếu sự tư vấn hay giải thích của người bán hàng 
về ý nghĩa và giá trị của chúng làm cho khách du 
lịch khá khó khăn khi lựa chọn. Một vấn đề khác 
về tương tác giữa người dân và khách du lịch là 
tiếp cận các buổi giao lưu văn hóa chưa thực sự dễ 
dàng, các buổi văn nghệ này chỉ biểu diễn khi có 
lễ hội được tổ chức tại địa phương. Ngoài ra, khả 
năng sử dụng tiếng Anh của người dân còn khá hạn 
chế khi mà đây là một điểm du lịch khá hấp dẫn du 
khách nước ngoài (48,32 điểm).
Bảng 4. Điểm bền vững và điểm đánh giá các tiêu chí về Cộng đồng và phát triển du lịch
Điểm 
bền vững
Tiêu chí 
thành phần
Điểm 
đánh giá Thang đo
Điểm 
đánh giá
58,38
Tương tác giữa 
người dân và 
khách du lịch
48,53
Khả năng sử dụng tiếng Anh 48,32
Giao lưu văn hóa với khách du lịch 32,58
Hỗ trợ làm du lịch cho người dân địa phương 52,00
Thái độ phản 
ứng khi gặp 
khách du lịch
56,90
Lợi ích nhận được từ các khóa học du lịch 73,45
Hỗ trợ khác của nhà nước 15,52
Tiếp thu ý kiến người dân 73,45
Sức tải du lịch 63,29
Sự đáp ứng nhà ở homestay khi quá đông khách du lịch 82,41
Sự đáp ứng địa điểm tổ chức các hoạt động giải trí khi 
quá đông khách du lịch 85,86
Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả
Có thể nói các vấn về năng lực thực hiện du 
lịch của cộng đồng địa phương đã được quan tâm 
một cách đúng mực. Người dân địa phương đánh 
giá cao về lợi ích của các khóa học này đối với 
công việc của gia đình họ với 73,45 điểm. Bên 
cạnh đó, chính quyền địa phương thường xuyên tổ 
chức họp tiếp thu ý kiến người dân của chính quyền 
địa phương và nhận được phản hồi tích cực (73,45 
điểm - Tốt). Ở khía cạnh này còn cho ta một tiêu 
chí thành phần được đánh giá với số điểm cao nhất, 
43
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 39 (08-2019)
đó là Sức tải du lịch với 63,29 điểm - rất tốt, thực tế 
khách du lịch đến thăm quan Phú Quốc ngày càng 
đông nhưng khả năng phục vụ một lượng khách rất 
lớn vào ngày cuối tuần và các kỳ nghỉ lễ vẫn được 
đảm bảo. Cuối cùng, nằm trong nhóm các tiêu chí 
về hỗ trợ làm du lịch cho người dân địa phương là 
chỉ tiêu được đánh giá ở mức thấp nhất - Hỗ trợ 
khác của nhà nước chỉ đạt 15,54 điểm (rất kém). 
Hỗ trợ của nhà nước được hiểu là các hỗ trợ ngoài 
giáo dục du lịch và tiếp thu xử lý ý kiến của cộng 
đồng địa phương, như hỗ trợ về vốn, nâng cấp cơ 
sở hạ tầng, hỗ trợ tiếp thị du lịch, 
Giải pháp về nâng cao tính bền vững cho nhóm 
tiêu chí Cộng đồng và phát triển du lịch.
- Để thu hút du khách, cần xác định rõ các sản 
phẩm du lịch đặc trưng; phát triển các sản phẩm 
theo thứ tự ưu tiên; phải có sự tham gia của cộng 
đồng địa phương trong việc xây dựng quy hoạch, 
chiến lược phát triển du lịch có liên quan đến cộng 
đồng địa phương;
- Cần có thái độ ứng xử thân thiện, tôn trọng 
và hỗ trợ du khách trong quá trình tham quan, tìm 
hiểu tại địa phương; hiểu biết về nguồn tài nguyên 
và giới thiệu đến với du khách; tham gia hoạt động 
du lịch một cách có tổ chức, tránh tình trạng tự phát, 
gây lộn xộn, thiếu văn minh,;
- Xã hội hóa và đa dạng hóa sản phẩm du 
lịch, hướng tới sản phẩm có giá trị cao, tạo được 
lợi thế so sánh với các địa phương khác, tăng sức 
hấp dẫn của sản phẩm du lịch nhằm thu hút du 
khách, tạo nhiều công ăn việc làm, đóng góp vào 
sự nghiệp phát triển du lịch của địa phương một 
cách bền vững;
- Phát triển du lịch cần có sự liên kết hợp tác 
của cộng đồng địa phương và các đối tượng liên 
quan. Để phát triển du lịch bền vững cần phải kết 
hợp hai mục tiêu bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên 
với phát triển cộng đồng. Vì vậy, cần phải tăng 
cường thực hiện hiệu quả hoạt động liên kết giữa 
các bên liên quan: nhà nước, doanh nghiệp du lịch 
và cộng đồng địa phương. Cần nâng tầm từ “hỗ trợ 
lẫn nhau” thành” lợi ích cùng nhau”;
4. Kết luận
Nghiên cứu này thực hiện đánh giá phát triển 
du lịch bền vững của du lịch tại đảo Phú Quốc, tỉnh 
Kiên Giang nhằm phát hiện các khía cạnh thiếu 
bền vững và đề xuất phương án cải thiện, kết quả 
nghiên cứu đã đưa đến một số kết luận sau:
Thứ nhất, sự phát triển du lịch tại đảo Phú 
Quốc là một mô hình khá thành công và có mức 
độ bền vững tiềm năng nhưng chưa đáp ứng tốt 
tất cả các yếu tố bền vững, trong đó có yếu tố Môi 
trường được đánh giá là không bền vững, điều này 
cũng phù hợp với hiện trạng môi trường tại đảo Phú 
Quốc ngày càng đi ô nhiễm nghiêm trọng, 3 tiêu 
chí đạt được mức độ bền vững tiềm năng là Kinh 
tế, Văn hóa - xã hội và Cộng đồng và phát triển du 
lịch. Các phương án cải thiện tính bền vững của các 
khía cạnh trên phải được quan tâm cả trong ngắn 
hạn và lâu dài.
Thứ hai, mặc dù hai khía cạnh Kinh tế và Văn 
hóa - xã hội được đánh giá là có khả năng bền vững 
trong tương lai nhưng điều cấp thiết vẫn phải cải 
thiện các yếu tố chưa đáp ứng được yêu cầu phát 
triển như chính sách thuế phí, hệ thống cấp tải 
điện và đóng góp kinh tế cho bảo tồn di sản nhân 
văn. Bên cạnh đó, các yếu tố văn hóa nguyên bản 
có nguy cơ mai một ngày càng nhiều là khiến cho 
các khía cạnh này có thể trở nên thiếu bền vững 
về lâu dài.
Thứ ba, sự thành công và duy trì tốt sự phát 
triển bền vững của du lịch Phú Quốc phụ thuộc 
chủ yếu vào cộng đồng địa phương, người dân tại 
đây có nhận thức và kinh nghiệm làm du lịch tốt 
và sự tham gia của các bên liên quan như chính 
quyền, doanh nghiệp và du khách. Tuy nhiên, sự 
tham gia này là vô cùng hạn chế, hỗ trợ của nhà 
nước yếu cả về vấn đề tài chính và phi tài chính, 
liên kết hợp tác với doanh nghiệp lữ hành chuyên 
nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng phát triển 
và sức hấp dẫn của điểm du lịch này. Ngoài ra công 
tác xúc tiến, quảng bá du lịch còn nhiều thiếu sót, 
quy hoạch du lịch được thực hiện muộn và chưa 
được triển khai./.
44
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 39 (08-2019)
Tài liệu tham khảo
[1]. Daniela Dumbraveanu (2004), “Principles and practice of sustainable tourism planning”, 
Nationala pentru Turism, Strategia de ecoturism a Romaniei: cadru theoretic de dezvoltare, Bucuresti, 
Romania. pp. 77-80.
[2]. Thủ tướ ng Chí nh phủ (2007), Quyết định số 01/QĐ-TTg, ngày 08 tháng 01 năm 2007 về việc 
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2006 - 2020.
[3]. Thủ tướ ng Chí nh phủ (2010), Quyết định số 633/QĐ-TTg, ngày 11 tháng 5 năm 2010 về việc 
phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030.
[4]. Cấ n Thu Văn, Nguyễ n Thanh Sơn (2015), Xây dự ng phương phá p tí nh trọ ng số để xá c đị nh 
chỉ số dễ bị tổ n thương lũ lụ t lưu vự c sông Vu Gia - Thu Bồ n”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà 
Nội: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 1S (2015) 93-102.
[5]. UNWTO (2004), Indicators of Sustainable Development for Tourism Destinations, Madrid, 
Spain.
[6]. UNWTO & UNEP (2015), The handbook on sustainable tourism development. ISBN: 
978-1-63463-672-8.
USING THE SCALE METHOD OF AGGREGATED SCORE COMBINED WITH 
THE ANALYTICAL HIERARCHICAL PROCESS TO EVALUATE 
THE SUSTAINABLE TOURISM DEVELOPMENT IN PHU QUOC
Summary
Developing tourism in a sustainable way has always been an important goal of travel destinations. 
This research aims to establish a model to evaluate sustainable tourism development via the scale method 
of aggregate score combined with the analytical hierarchical process (AHP). The research results show 
that Phu Quoc tourism model was quite successful, but limitedly sustainable, wherein the Environment 
factor was evaluated unsustainable, while those of Economy, Socio-Culture, Community and Tourism 
Development were sustainable. Thus, the research suggests a number of solutions on policy and tourism 
development planning to improve the quality of human resources, promote tourism promotion, and 
protect the environment for sustainable development of marine tourism in Phu Quoc island.
 Keywords: AHP, analytical hierarchical process, sustainable tourism development, Phu Quoc. 
Ngày nhận bài: 22/3/2019; Ngày nhận lại: 12/6/2019; Ngày duyệt đăng: 15/8/2019.

File đính kèm:

  • pdfsu_dung_phuong_phap_thang_do_diem_tong_hop_ket_hop_voi_phuon.pdf