Sử dụng “Google dịch” để hỗ trợ thực hành dịch cho sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất – Trường Đại học Hồng Đức

Dịch thuật đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình học ngoại ngữ của

sinh viên chuyên ngữ. Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin toàn cầu, các công cụ

dịch thuật hỗ trợ trong việc học ngoại ngữ cũng phát triển một cách khá mạnh mẽ. Ứng dụng

“Google Dịch” được xem là một trong những ứng dụng phổ biến và được người học sử dụng

rộng rãi nhất. Tuy nhiên, vẫn còn có những bất lợi đáng kể gây không ít khó khăn cho sinh

viên chuyên ngữ khi sử dụng. Bài viết này nhằm đưa ra cái nhìn thấu đáo nhất về vấn đề sử

dụng công cụ “Google Dịch” trong việc hỗ trợ dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại

để giúp cải thiện được khả năng dịch thuật của sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất trường

Đại học Hồng nói riêng và của người học ngoại ngữ nói chung.

Sử dụng “Google dịch” để hỗ trợ thực hành dịch cho sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất – Trường Đại học Hồng Đức trang 1

Trang 1

Sử dụng “Google dịch” để hỗ trợ thực hành dịch cho sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất – Trường Đại học Hồng Đức trang 2

Trang 2

Sử dụng “Google dịch” để hỗ trợ thực hành dịch cho sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất – Trường Đại học Hồng Đức trang 3

Trang 3

Sử dụng “Google dịch” để hỗ trợ thực hành dịch cho sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất – Trường Đại học Hồng Đức trang 4

Trang 4

Sử dụng “Google dịch” để hỗ trợ thực hành dịch cho sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất – Trường Đại học Hồng Đức trang 5

Trang 5

Sử dụng “Google dịch” để hỗ trợ thực hành dịch cho sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất – Trường Đại học Hồng Đức trang 6

Trang 6

Sử dụng “Google dịch” để hỗ trợ thực hành dịch cho sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất – Trường Đại học Hồng Đức trang 7

Trang 7

Sử dụng “Google dịch” để hỗ trợ thực hành dịch cho sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất – Trường Đại học Hồng Đức trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 2160
Bạn đang xem tài liệu "Sử dụng “Google dịch” để hỗ trợ thực hành dịch cho sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất – Trường Đại học Hồng Đức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sử dụng “Google dịch” để hỗ trợ thực hành dịch cho sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất – Trường Đại học Hồng Đức

Sử dụng “Google dịch” để hỗ trợ thực hành dịch cho sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất – Trường Đại học Hồng Đức
ày nay, thì việc lựa chọn 
một công cụ dịch thuật trực tuyến hữu ích 
không phải là vấn đề quá khó khăn đối với 
người học ngoại ngữ nói chung và sinh viên 
chuyên ngữ nói riêng. Tuy nhiên, để hỗ trợ 
tốt nhất cho việc thực hành dịch ngoại ngữ 
của mình thì người học cũng nên trang bị cho 
mình những công cụ dịch thuật đáng tin cậy.
Công cụ “Google Dịch” là một trong 
những công cụ dịch thuật trực tuyến phổ 
biến. “Google Dịch” cung cấp một tỷ bản 
dịch mỗi ngày cho hơn 200 triệu người dùng 
(Shankland, 2013). Chỉ cần với một thiết bị 
điện tử có kết nối mạng internet như máy vi 
tính, iPad, điện thoại thông minh, v.v, người 
dùng có thể truy cập được bản dịch ngay lập 
tức và không phải trả bất kỳ một khoản chi 
phí nào (Anazawa et al., 2013). 
Vậy, “Google Dịch” có thực sự đem lại 
những tiện ích tốt nhất cho sinh viên chuyên 
ngữ? “Google Dịch” có thực sự là công cụ 
đáng tin cậy nhất để phục vụ cho việc dịch 
từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại của 
sinh viên chuyên ngữ? Trong bài viết này, 
tác giả muốn đề cập đến một số vấn đề trong 
việc sử dụng công cụ “Google Dịch” để hỗ 
trợ dịch tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược 
lại cho sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất 
trường Đại học Hồng Đức (ĐHHĐ) trong 
quá trình học ngoại ngữ của bản thân.
2. Nội dung
2.1. Công cụ “Google Dịch”
“Google Dịch” là một dịch vụ dịch máy 
tự động được cung cấp bởi Tập đoàn Google 
vào năm 2008. Nó có thể dịch một đoạn văn 
bản ngắn hoặc một trang web từ ngôn ngữ 
này sang ngôn ngữ khác một cách trực tiếp 
hoặc thông qua một ngôn ngữ trung gian là 
Tiếng Anh (Boitet et al., 2009). 
Cũng như nhiều ứng dụng dịch thuật 
trực tuyến nổi tiếng hiện nay, ứng dụng 
“Google Dịch” sử dụng mô hình dịch thống 
kê. Nghĩa là, khi người dùng tải nội dung cần 
dịch lên ứng dụng này, ngay lập tức nó sẽ có 
thể tự thống kê được lượng từ hoặc cụm từ 
cần dịch và sau đó tự động tìm kiếm bản song 
ngữ cho từ và cụm từ đó (Brown et al., 1990). 
2.2. Những lợi ích khi dùng 
“Google Dịch” 
Khi bàn về những lợi ích mà “Google 
Dịch” đem lại cho người dùng, Medvedev 
(2016) nhận định rằng: 
+ “Google Dịch” là một ứng dụng miễn 
phí. Người dùng không phải trả bất kỳ khoản 
phí nào khi sử dụng công cụ này. Người dùng 
chỉ cần mở trang ứng dụng của nó theo đường 
dẫn hoặc có thể tải ứng dụng về các thiết bị 
điện tử của mình rồi sử dụng. 
+ “Google Dịch” có thể truy xuất kết 
quả một cách nhanh chóng ngay sau vài 
giây người dùng tải bản dịch vào ứng dụng. 
Ngoài ra, chỉ cần chụp ảnh văn bản cần dịch, 
“Google Dịch” cũng có thể cung cấp ngay 
một bản dịch tương ứng cho người dùng. 
+ “Google Dịch” có thể thông dịch 90 
ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. 
37Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
+ Qua “Google Dịch”, người dùng có 
thể lưu bản dịch bằng văn bản viết hoặc văn 
bản âm thanh một cách dễ dàng. 
Dễ nhận thấy rằng, kể từ khi được giới 
thiệu bởi tập đoàn Google, “Google Dịch” đã 
đem lại nhiều tiện ích cho người dùng nói 
chung và cho sinh viên chuyên ngữ trong 
quá trình học ngoại ngữ nói riêng. Chỉ cần 
sử dụng các thiết bị điện tử có thể truy mạng 
internet là người dùng có thể truy cập được 
ngay vào công cụ hỗ trợ dịch thuật “Google 
Dịch” một cách dễ dàng. Vì thế, việc học 
ngoại ngữ trở nên thuận tiện hơn đối với sinh 
viên chuyên ngữ ở mọi cấp độ.
2.3. Một số vấn đề bất cập khi sử dụng 
“Google Dịch”
Bên cạnh những hữu ích mà “Google 
Dịch” mang lại cho người học, ứng dụng này 
vẫn còn một số bất lợi đáng chú ý, đặc biệt 
là khi dịch những câu văn dài hoặc những 
đoạn văn bản dài (Medvedev, 2016; Santoso, 
2010). Khi dịch những câu văn dài từ ngôn 
ngữ này sang một ngôn ngữ khác, ứng dụng 
này chỉ có thể dịch từng từ một. Vậy nên, ý 
nghĩa của văn bản sẽ bị thay đổi và không còn 
sát với văn bản nguyên gốc. Đặc biệt là khi 
dịch các thành ngữ hoặc các ngôn ngữ tượng 
hình qua “Google Dịch” (Santoso, 2010). 
Theo Santoso (2010), chiều dài của văn bản 
quyết định chất lượng của bản dịch, văn bản 
càng ngắn thì chất lượng bản dịch càng tốt 
khi dịch qua ứng dụng “Google Dịch”. 
2.4. So sánh bản dịch từ tiếng Anh sang 
tiếng Việt và ngược lại qua “Google Dịch”
Qua quá trình quan sát các hoạt động 
dịch trong lớp và qua việc tổng hợp các tài 
liệu nghiên cứu về việc sử dụng ứng dụng 
“Google Dịch” trong việc học ngoại ngữ, tác 
giả so sánh việc dịch từ tiếng Anh sang tiếng 
Việt và ngược lại dựa vào các tiêu chí đánh 
giá như Medvedev (2016) đã thực hiện để 
đánh giá các bản dịch qua “Google Dịch”. 
Theo đó, Medvedev (2016) đã dựa vào 4 tiêu 
chí đánh giá thường được sử dụng khi đánh 
giá các đoạn văn bản viết như: 1) Mức độ 
hoàn thành; 2) Tính mạch lạc và tính liên kết; 
3) Cách sử dụng từ vựng; 4) Ngữ pháp và 
tính chính xác.
2.4.1. Về mức độ hoàn thành
Với “Google Dịch”, mức độ hoàn thành 
khi dịch một từ, một câu, một văn bản hoặc 
thâm chí là một trang web được thực hiện chỉ 
trong vài giây bằng một cú nhấp chuột hoặc 
một cái chạm tay. Có thể nói, mức độ hoàn 
thành công việc qua công cụ “Google Dịch” 
nhanh hơn hẳn so với việc dịch thuật thông 
thường của một chuyên gia dịch thuật. Điều 
này, cho phép cá nhân người dùng có thể tiết 
kiệm được đáng kể lượng thời gian sử dụng 
trong công việc của mình. Tuy nhiên, để bản 
dịch có chất lượng tốt nhất thì cần có sự kết 
hợp hài hoà giữa cả người dịch và công cụ hỗ 
trợ dịch thuật như “Google Dịch”.
2.4.2. Về tính mạch lạc và tính liên kết
Nguyên tắc hoạt động của ứng dụng 
“Google Dịch” là dựa vào các mẫu từ điển 
hình được lập trình sẵn, sau đó tự động dịch 
từng từ một sang một ngôn ngữ cần được 
thông dịch. Vậy nên, tính liên kết về ý nghĩa 
trong câu, trong đoạn hay trong một văn 
bản dài sẽ không được đảm bảo. Ví dụ, khi 
người học muốn dịch các cụm từ khó phát 
âm (Tongue Twister) hoặc các thành ngữ 
(idioms) qua “Google Dịch” thì họ sẽ gặp 
khó khăn trong việc hiểu nội dung của đoạn 
văn bản khi được dịch sang tiếng Việt.
38 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Hình 1. Nghĩa của đoạn văn bản khi dịch qua “Google Dịch”
Hình 2. Nghĩa tiếng Việt của từ “Bitchy” qua “Google Dịch”
Những từ đơn được “Google Dịch” xử 
lý một cách khá tốt trong vai trò dịch thuật 
của mình. Tuy nhiên, đối với các văn bản có 
ngữ cảnh nhất định, công cụ này có thể gây 
ra một số hiểu nhầm nghiêm trọng cho người 
dùng. Ví dụ, trong một bài viết của người 
học ở trình độ trung cấp có đoạn: “8 years 
ago, I was a bad boy in my childhood. I was 
bitchy.” Và, nếu người học có chút băn khoăn 
về nghĩa của từ “bitchy” và sử dụng “Google 
Dịch” để dịch nghĩa, thì kết quả đưa ra sẽ như 
hình 2.
2.4.3. Về cách sử dụng từ vựng 
Trong trường hợp người học muốn dịch 
các từ hoặc cụm từ đồng nghĩa, thì sẽ xuất 
hiện một thử thách khá lớn đối với ứng dụng 
“Google Dịch”. Các kết quả mà ứng dụng 
này truy xuất đều giống nhau, mặc dù những 
từ hoặc cụm từ đó có ý nghĩa khác nhau trong 
những ngữ cảnh sử dụng khác nhau.
Hình 3. Nghĩa của từ “deal with” và “cope with” qua “Google Dịch”
39Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
 Hình 4. Nghĩa của từ “cope with” và “deal with” trong từ điển Cambridge trực tuyến
Hình 5. Nghĩa từ “set” qua “Google Dịch”
Hơn nữa, khi dịch những từ tiếng Anh 
đa nghĩa sang tiếng Việt, ứng dụng “Google 
Dịch” cũng gây ra một số khó khăn cho người 
học do chỉ hiển thị được một số nghĩa cơ bản. 
Xét một ví dụ về từ “set”: Theo từ điển tiếng 
Anh Oxford từ “set” là từ có số lượng nghĩa 
nhiều nhất. Tuy nhiên, khi tra theo ứng dụng 
“Google Dịch”, thì nghĩa được hiển thị đầu 
tiên là “bộ” khi người học vừa tra cứu.
Có thể nói, điều này sẽ gây không ít khó 
khăn cho những người mới bắt đầu học ngoại 
ngữ. Bởi lẽ, nếu sử dụng “Google Dịch” một 
cách thụ động, người học sẽ có những cách 
hiểu sai về mặt nghĩa của từ vựng tiếng Anh 
và dẫn tới dịch sai các văn bản cần dịch. Do 
đó, theo Carter (2012), người học cũng cần 
hình thành cho mình lối suy nghĩ biện chứng 
trong khi dịch thuật những văn bản có chứa 
những từ đơn đa nghĩa. 
2.4.4. Về mặt ngữ pháp và tính chính xác
Một khó khăn lớn mà người học cũng 
có thể gặp phải khi dùng “Google dịch là ứng 
dụng này không thể xử lý linh hoạt được các 
vấn đề ngữ pháp về sự phù hợp thì của động từ 
và sự phù hợp giữa chủ ngữ với động từ trong 
một câu (Bozorgian & Azadmanesh, 2015). 
Tóm lại, dịch thuật là một nghệ thuật 
chuyển đổi ngôn ngữ (Zaixi, 1997). Trong 
quá trình dịch thuật, người dịch cần duy trì ý 
nghĩa của bản gốc nhưng nên chuyển đổi phù 
hợp với yếu tố văn hoá của ngôn ngữ cần dịch 
(House, 1997). Người dịch nên tuân theo các 
tiêu chí đánh giá để có thể tự đánh giá bản 
40 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
dịch của mình một cách chính xác nhất và 
hiệu quả nhất. Và, không thể phủ nhận rằng 
ứng dụng “Google Dịch” đem lại rất nhiều 
lời ích cho người sử dụng nói chung và người 
học ngoại ngữ nói riêng. Tuy nhiên, để có thể 
áp dụng hiệu quả hơn trong việc giảng dạy và 
học tập ngoại ngữ, thì cả người học và người 
dạy nên phát huy tối đa và ưu việt hoá hơn 
các tính năng sử dụng và hạn chế bớt những 
bất lợi mà ứng dụng này đem lại. 
Hình 6. Ví dụ, một số câu được dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh qua “Google Dịch”
2.5. Một số gợi ý sử dụng “Google 
Dịch” trong lớp học 
Khi giới thiệu từ mới cho sinh viên, 
giáo viên có thể mở cửa sổ ứng dụng của 
“Google Dịch”, sau đó thêm các từ mới tiếng 
Anh cần cung cấp cho người học vào ô bên 
trái, ngay lập tức nghĩa tiếng Việt của từng 
từ sẽ được hiển thị ở ô bên phải. Như vậy, 
giáo viên sẽ có thể tiết kiệm được thời gian 
trình bày bài giảng và sẽ tạo hứng thú học tập 
hơn cho sinh viên. Tuy nhiên, giáo viên cũng 
cần có những xử lý linh hoạt trong các trường 
hợp nghĩa của từ cần dịch qua “Google Dịch” 
không sát với văn cảnh mà giáo viên muốn 
truyền tải.
Một tính năng ưu việt mà ứng dụng 
“Google Dịch” đem lại cho người dùng là 
có thể hiển thị được chức năng âm thanh của 
từ cần dịch. Vì thế, trong quá trình dạy từ 
vựng theo cách này, giáo viên có thể kích vào 
biểu tượng âm thanh ở phía dưới phần văn 
bản dịch để ứng dụng phát âm các từ đó. Kết 
quả là, người học không những vừa được học 
nghĩa của từ mà còn được nghe phát âm của 
chính những từ đó ngay tức thì. 
Ngoài ra, giáo viên có thể thiết kế các 
hoạt động đánh giá bản dịch hoặc dạng bài 
tập sửa lỗi sai dựa vào ứng dụng “Google 
Dịch” một cách nhanh chóng và dễ dàng. 
Trước tiên, giáo viên cần chuẩn bị sẵn một 
đoạn văn bản bằng tiếng Việt, sau đó tải đoạn 
văn bản này lên ứng dụng “Google Dịch” để 
ứng dụng tự động dịch văn bản sang tiếng 
Anh. Từ đó, giáo viên có thể sao chép đoạn 
văn bản vừa được dịch đó và yêu cầu sinh 
viên đánh giá bản dịch; hoặc tìm lỗi sai và 
sửa lại sao cho đúng ngữ pháp và sát nghĩa 
với bản ban đầu. 
Với sự hỗ trợ tính năng âm thanh trong 
ứng dụng “Google Dịch”, giáo viên có thể 
tải các bản âm thanh mà ứng dụng này đọc 
nguyên văn các đoạn văn bản bằng tiếng Anh 
và thiết kế thành các bài tập tuỳ vào mục đích 
áp dụng trong từng bài giảng của mình một 
cách hợp lý. Cách tải bản âm thanh như sau: 
người dùng sau khi tải văn bản cần đọc lên 
ứng dụng “Google Dịch”, thì kích chuột phải 
lên trang ứng dụng để hiển thị cửa sổ nhỏ; 
sau đó kích vào chữ Inspect/Kiểm tra; trong 
cửa sổ hiện ra bên tay phải, chọn Network 
ở tab trên cùng; rồi chọn Menu ngay bên 
41Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
dưới tab; Nếu chưa nhấn vào biểu tượng loa 
trong khung văn bản, thì ở cột Name của tab 
Media sẽ trống rỗng. (Mỗi lần nhấp vào biểu 
tượng loa thì một đoạn văn bản sẽ xuất hiện); 
Nhấp chuột phải vào văn bản trong cột Name 
của Media, chọn Open in new tab; Tab trình 
duyệt mới sẽ mở ra với một bản âm thanh có 
thể nghe được; lúc này, người dùng có thể 
tải về máy bản ghi âm thanh một cách thật 
dễ dàng.
Hình 7. Ví dụ, một đoạn được dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh qua “Google 
Dịch” 
Hình 8. Hướng dẫn tải bản ghi âm thanh từ “Google Dịch”
3. Kết luận 
Có thể nói, công cụ “Google Dịch” đã 
đang đem lại khá nhiều tiện ích cho người 
học ngoại ngữ nói chung và sinh viên chuyên 
ngữ nói riêng khi sử dụng. Nó giúp người 
dùng có thể truy xuất bản dịch từ một ngôn 
ngữ này sang một ngôn ngữ khác một cách 
nhanh nhất có thể. Qua đó giúp người dùng 
tiết kiệm được thời gian và quan trọng là 
họ không phải trả bất kỳ một chi phí nào 
khi sử dụng ứng dụng này. Tuy nhiên, bên 
cạnh những mặt ưu điểm, ứng dụng “Google 
Dịch” cũng đã thể hiện một số trở ngại gây 
khó khăn cho người dùng. Qua bài viết này 
tác giả muốn nhận diện những vấn đề có thể 
gặp phải khi người dùng sử dụng ứng dụng 
42 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
này và từ đó có những khắc phục hợp lý để 
làm giảm thiểu những mặt bất lợi và tối ưu 
hoá các lợi ích mà “Google Dịch” đem lại. 
Bên cạnh đó, sinh viên chuyên ngữ nói riêng 
và người học ngoại ngữ nói chung nên biết 
cách kết hợp sử dụng các ứng dụng dịch thuật 
khác như: Kool Dictionary, Wordfast, v.v. Có 
như vậy, việc thực hành dịch ngoại ngữ của 
sinh viên chuyên ngữ mới có những tiến bộ 
đáng kể. 
Tài liệu tham khảo:
1. Anazawa, R., Ishikawa, H., Park, M. J., and 
Kiuchi, T. 2013. Online Machine Translation Use 
with Nursing Literature: Evaluation Method and 
Usability. Computers Informatics Nursing, 31(2), 
Tr. 59-65.
2. Boitet, C., Hervé B., Mark S., and Valérie 
B. 2009. Evolution of MT with the Web. 
In Proceedings of the Conference Machine 
Translation 25 Years On, Tr. 1-13.
3. Bozorgian, M., & Azadmanesh, N. (2015). A 
survey on the subject-verb agreement in Google 
machine translation. International Journal of 
Research Studies in Educational Technology, 
4(1), Tr. 51–62.
4. Brown, P. F., Cocke, J., Pietra, S. A. D., Pietra, 
V. J. D., Jelinek, F., Lafferty, J. D., Mercer, R. 
L., and Rossin, P. 1990. A Statistical Approach to 
Machine Translation. Computational Linguistics, 
16(2), Tr. 76-85.
5. Carter, R. (2012). Vocabulary: Applied 
linguistic perspective. London: Routledge.
6. House, J. (1997). A Model for Assessing 
Translation Quality. Meta: Translators’ Journal, 
22(2), Tr. 103-109. doi:10.7202/003140ar.
7. Medvedev, G. (2016). Google Translate 
in teaching English. The Journal of Teaching 
English for Specific and Academic purposes, 4 
(1), 181-193.
8. Santoso, I. (2010). Google translate. Seminar 
Internasional.
9. Searls-Ridge, C. (2000). Thinking of taking 
up translation, or Good translators are made, not 
born? [position paper]. Seattle: Translation and 
Interpretation Institution.
10. Shankland, S. (2013). Google Translate Now 
Serves 200 Million People Daily. CNET. Truy 
cập ngày 23 tháng 3 năm 2019 tại 
cnet.com.
11. Zaixi, T. (1997). Reflections on the Science of 
Translation. Babel, 43(4), Tr. 331 - 352.
Địa chỉ tác giả: Khoa Ngoại ngữ - Đại học 
Hồng Đức

File đính kèm:

  • pdfsu_dung_google_dich_de_ho_tro_thuc_hanh_dich_cho_sinh_vien_c.pdf