Sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang qua đánh giá của du khách nội địa

TÓM TẮT

Với mục đích khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự đáp ứng các nguyên

tắc du lịch bền vững, phân tích sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững

của tỉnh An Giang, nghiên cứu này được thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho

thấy, 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững

của tỉnh An Giang theo tầm quan trọng giảm dần là “Hỗ trợ kinh tế địa

phương và sự trung thực trong quảng bá hình ảnh điểm đến”, “Bảo vệ môi

trường, sự đầu tư cơ sở hạ tầng, sự tham gia và hưởng lợi của người dân địa

phương, những hoạt động thay đổi hành vi của du khách”, “Đào tạo nhân

viên”, “Sử dụng nguồn lực một cách bền vững”, “Quản lý rác thải và hoạt

động thay đổi hành vi của người dân địa phương”, “Sự đa dạng thiên

nhiên”, “Sự đa dạng văn hóa”. Tỉnh An Giang được đánh giá cao về sự đáp

ứng các nguyên tắc du lịch bền vững.

Sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang qua đánh giá của du khách nội địa trang 1

Trang 1

Sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang qua đánh giá của du khách nội địa trang 2

Trang 2

Sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang qua đánh giá của du khách nội địa trang 3

Trang 3

Sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang qua đánh giá của du khách nội địa trang 4

Trang 4

Sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang qua đánh giá của du khách nội địa trang 5

Trang 5

Sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang qua đánh giá của du khách nội địa trang 6

Trang 6

Sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang qua đánh giá của du khách nội địa trang 7

Trang 7

Sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang qua đánh giá của du khách nội địa trang 8

Trang 8

Sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang qua đánh giá của du khách nội địa trang 9

Trang 9

Sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang qua đánh giá của du khách nội địa trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 5840
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang qua đánh giá của du khách nội địa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang qua đánh giá của du khách nội địa

Sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An Giang qua đánh giá của du khách nội địa
,000 1,03 
Nhân tố 5 0,279 0,049 0,263 5,703 0,000 1,05 
Nhân tố 6 0,174 0,045 0,174 3,854 0,000 1,01 
Nhân tố 7 0,215 0,45 0,214 4,759 0,000 1,00 
Nhân tố 8 0,190 0,046 0,185 4,106 0,000 1,00 
Nguồn: Kết quả phỏng vấn trực tiếp du khách của nhóm nghiên cứu, 2018 
Phương trình hồi quy tuyến tính như sau: 
Y = 0,014 + 0,439 F2 + 0,365 F1 + 0,348 F3 + 0,279 F5 + 0,215 F7 + 0,190 F8 + 0,174 F6 
Nhân tố 2 (F2) có hệ số là 0,439 và quan hệ cùng 
chiều với sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền 
vững của tỉnh An Giang. Khi du khách đánh giá 
nhân tố “Hỗ trợ kinh tế địa phương và sự trung 
thực trong quảng bá hình ảnh điểm đến” tăng 
thêm 1 điểm thì sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch 
bền vững ở địa bàn nghiên cứu tăng thêm 0,439 
điểm, tương ứng với hệ số tương quan chưa chuẩn 
hóa là 0,439. 
Nhân tố 1 (F1) có hệ số là 0,365 và quan hệ cùng 
chiều với sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền 
vững của tỉnh An Giang. Khi du khách đánh giá 
nhân tố “Bảo vệ môi trường, sự đầu tư cơ sở hạ 
tầng, sự tham gia và hưởng lợi của người dân địa 
phương, những hoạt động thay đổi hành vi của du 
khách” tăng thêm 1 điểm thì sự đáp ứng các 
nguyên tắc du lịch bền vững ở địa bàn nghiên cứu 
tăng thêm 0,365 điểm, tương ứng với hệ số tương 
quan chưa chuẩn hóa là 0,365. 
Nhân tố 3 (F3) có hệ số là 0,348 và quan hệ cùng 
chiều với sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền 
vững tỉnh An Giang. Khi du khách đánh giá nhân 
tố “Đào tạo nhân viên” tăng thêm 1 điểm thì sự 
đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững ở địa 
bàn nghiên cứu tăng thêm 0,348 điểm, tương ứng 
với hệ số tương quan chưa chuẩn hóa là 0,348. 
Nhân tố 5 (F5) có hệ số là 0,279 và quan hệ cùng 
chiều với sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền 
vững của tỉnh An Giang. Khi du khách đánh giá 
nhân tố “Sử dụng nguồn lực một cách bền vững” 
tăng thêm 1 điểm thì sự đáp ứng các nguyên tắc 
du lịch bền vững ở địa bàn nghiên cứu tăng thêm 
0,279 điểm, tương ứng với hệ số tương quan chưa 
chuẩn hóa là 0,279. 
Nhân tố 7 (F7) có hệ số là 0,215 và quan hệ cùng 
chiều với sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền 
vững của tỉnh An Giang. Khi du khách đánh giá 
nhân tố “Quản lý rác thải và hoạt động thay đổi 
hành vi của người dân địa phương” tăng thêm 1 
điểm thì sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền 
vững ở địa bàn nghiên cứu tăng thêm 0,215 điểm, 
tương ứng với hệ số tương quan chưa chuẩn hóa 
là 0,215. 
Nhân tố 8 (F8) có hệ số là 0,190 và quan hệ cùng 
chiều với sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền 
vững tỉnh An Giang. Khi du khách đánh giá nhân 
tố “Sự đa dạng thiên nhiên” tăng thêm 1 điểm thì 
sự đáp ứng các nguyên tắc của du lịch bền vững ở 
địa bàn nghiên cứu tăng thêm 0,190 điểm, tương 
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 18 – 29 
26 
ứng với hệ số tương quan chưa chuẩn hóa là 
0,190. 
Nhân tố 6 (F6) có hệ số là 0,174 và quan hệ cùng 
chiều với sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền 
vững của tỉnh An Giang. Khi du khách đánh giá 
nhân tố “Sự đa dạng văn hóa” tăng thêm 1 điểm 
thì sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững ở 
địa bàn nghiên cứu tăng thêm 0,174 điểm, tương 
ứng với hệ số tương quan chưa chuẩn hóa là 
0,174. 
Tổng hệ số hồi quy chuẩn hóa của nhân tố 1, 2, 3, 
5, 6, 7, 8 là 1,97 (Bảng 2). Do đó, nhân tố 2 đóng 
góp 22,64%, nhân tố 1 đóng góp 17,47%, nhân tố 
3 đóng góp 17,46%, nhân tố 5 đóng góp 13,35%, 
nhân tố 7 đóng góp 10,86%, nhân tố 8 đóng góp 
9,39%, nhân tố 6 đóng góp 8,83% đối với sự đáp 
ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh An 
Giang. Điều này có nghĩa là “Hỗ trợ kinh tế địa 
phương và sự trung thực trong quảng bá hình ảnh 
điểm đến” đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự 
đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững của tỉnh 
An Giang. Tầm quan trọng của các nhân tố khác 
theo thứ tự giảm dần là “Bảo vệ môi trường, sự 
đầu tư cơ sở hạ tầng, sự tham gia và hưởng lợi của 
người dân địa phương, những hoạt động thay đổi 
hành vi của du khách”, “Đào tạo nhân viên”, “Sử 
dụng nguồn lực một cách bền vững”, “Quản lý rác 
thải và hoạt động thay đổi hành vi của người dân 
địa phương”, “Sự đa dạng thiên nhiên”, “Sự đa 
dạng văn hóa”. 
3.2 Sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền 
vững của tỉnh An Giang 
Qua cảm nhận của du khách, 7 nhân tố ảnh hưởng 
đến sự đáp ứng các nguyên tắc du lịch bền vững 
của tỉnh An Giang theo tầm quan trọng giảm dần 
là “Hỗ trợ kinh tế địa phương và sự trung thực 
trong quảng bá hình ảnh điểm đến”, “Bảo vệ môi 
trường, sự đầu tư cơ sở hạ tầng, sự tham gia và 
hưởng lợi của người dân địa phương, những hoạt 
động thay đổi hành vi của du khách”, “Đào tạo 
nhân viên”, “Sử dụng nguồn lực một cách bền 
vững”, “Quản lý rác thải và hoạt động thay đổi 
hành vi của người dân địa phương”, “Sự đa dạng 
thiên nhiên”, “Sự đa dạng văn hóa”. 
- Nhân tố “Hỗ trợ kinh tế địa phương và sự 
trung thực trong quảng bá hình ảnh điểm đến” 
được du khách đánh giá ở mức đáp ứng sự bền 
vững (M = 3,79). Các phương diện của nhân tố 
cũng được đánh giá ở mức đáp ứng sự bền 
vững bao gồm việc sử dụng sản vật địa 
phương trong chế biến món ăn (M = 4,00), 
xuất xứ địa phương của hàng lưu niệm (M = 
3,89), sự tương thích giữa mức độ hấp dẫn của 
khu/điểm du lịch với thông tin quảng bá (M = 
3,68), sự tham gia cung cấp dịch vụ tham quan 
của người dân địa phương (M = 3,60). Trong 
nhân tố này, hai khía cạnh được du khách đánh 
giá thấp nhất là sự trung thực trong quảng bá 
hình ảnh điểm đến và mức độ tham gia của 
người dân địa phương trong cung cấp dịch vụ 
tham quan. 
- Nhân tố “Bảo vệ môi trường, sự đầu tư cơ sở 
hạ tầng, sự tham gia và hưởng lợi của người 
dân địa phương, những hoạt động thay đổi 
hành vi của du khách” được du khách đánh giá 
ở mức đáp ứng sự bền vững (M = 3,89). Các 
phương diện thuộc nhân tố này cũng được 
đánh giá ở mức đáp ứng sự bền vững, chẳng 
hạn, sự tham gia bán hàng lưu niệm của người 
dân địa phương ở điểm du lịch (M = 4,14), sự 
cung cấp dịch vụ ăn uống của người dân địa 
phương ở khu/điểm du lịch (M = 4,03), sự bố 
trí thùng đựng rác ở mỗi khu/điểm du lịch (M 
= 3,99), những quy định về hành vi của du 
khách nhằm bảo vệ các yếu tố văn hóa vật thể 
và phi vật thể (M = 3,97), những quy định về 
hành vi của du khách nhằm bảo vệ môi trường 
và xã hội (M = 3,87), khả năng cải thiện sự 
hiểu biết của du khách về điểm đến thông qua 
sự cung cấp thông tin từ biển thông tin/ấn 
phẩm hướng dẫn du lịch ở khu/điểm du lịch 
(M = 3,85), sự hưởng lợi từ du lịch của người 
dân địa phương (M = 3,82), hệ thống cung cấp 
điện (M = 3,80), hệ thống giao thông đường bộ 
(M = 3,57). Trong các phương diện này, hệ 
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 18 – 29 
27 
thống giao thông đường bộ ở tỉnh An Giang 
được đánh giá thấp nhất. 
- Nhân tố “Đào tạo nhân viên” được du khách 
đánh giá ở mức đáp ứng sự bền vững (M = 
3,64). Tuy nhiên, bên cạnh nhân viên phục vụ 
tham quan (M = 3,80), nhân viên lễ tân (M = 
3,72), nhân viên phục vụ ăn uống (M = 3,61) 
được đánh giá cao, nhân viên bán hàng chỉ 
được du khách đánh giá ở mức không phải đáp 
ứng cũng không phải không đáp ứng sự bền 
vững (M = 3,42). Để nâng cao mức độ đáp 
ứng các nguyên tắc du lịch bền vững, địa 
phương cần quan tâm nhiều hơn đối với công 
tác đào tạo nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ 
ăn uống và nhân viên bán hàng. 
- Nhân tố “Sử dụng nguồn lực một cách bền 
vững” được du khách đánh giá ở mức đáp ứng 
sự bền vững (M = 3,71). Theo đó, tỉnh An 
Giang đã khai thác và bảo tồn tài nguyên du 
lịch tự nhiên tốt (M = 3,78), khai thác và bảo 
tồn tài nguyên du lịch nhân văn tốt (M = 3,74), 
các yếu tố văn hóa vẫn còn duy trì được tính 
chân thực (M = 3,61). Tuy nhiên, để cải thiện 
mức độ đáp ứng các nguyên tắc của du lịch 
bền vững, tỉnh cần quan tâm nhiều hơn đối với 
các phương diện này. 
- Nhân tố “Quản lý rác thải và hoạt động thay 
đổi hành vi của người dân địa phương” được 
đánh giá ở mức không phải đáp ứng cũng 
không phải không đáp ứng sự bền vững (M = 
3,32). Theo đó, tỉnh An Giang có những quy 
định về hành vi ứng xử của người dân địa 
phương nhằm nâng cao vị thế hình ảnh của 
khu/điểm du lịch và quyền lợi của du khách 
(M = 3,54), tuy nhiên, ở khu/điểm du lịch của 
tỉnh vẫn còn tình trạng rác thải bừa bãi (M = 
3,10). Để nâng cao mức độ đáp ứng các 
nguyên tắc du lịch bền vững, địa phương cần 
quan tâm nhiều đối với hai phương diện này. 
- Nhân tố “Sự đa dạng thiên nhiên” được du 
khách đánh giá ở mức đáp ứng sự bền vững 
(M = 3,94). Điều này có nghĩa rằng, tỉnh An 
Giang có nhiều hệ sinh thái tự nhiên điển hình 
(M = 4,05) và đa dạng các loài động, thực vật 
(M = 3,83). 
- Nhân tố “Sự đa dạng văn hóa” được du khách 
đánh giá ở mức đáp ứng sự bền vững (M = 
3,83). Theo đó, tỉnh An Giang có nhiều yếu tố 
văn hóa vật thể (M = 3,90) và văn hóa phi vật 
thể (M = 3,75). 
Như vậy, tỉnh An Giang có sự đáp ứng cao các 
nguyên tắc du lịch bền vững theo cảm nhận của 
du khách. Điều này được thể hiện qua 6 nhân tố 
được đánh giá ở mức đáp ứng và chỉ 1 nhân tố 
được đánh giá ở mức chưa đáp ứng sự bền vững. 
Mức độ đáp ứng sự bền vững của các nhân tố theo 
thứ tự giảm dần là “Sự đa dạng thiên nhiên”, “Bảo 
vệ môi trường, sự đầu tư cơ sở hạ tầng, sự tham 
gia và hưởng lợi của người dân địa phương, 
những hoạt động thay đổi hành vi của du khách”, 
“Sự đa dạng văn hóa”, “Hỗ trợ kinh tế địa phương 
và sự trung thực trong quảng bá hình ảnh điểm 
đến”, “Sử dụng nguồn lực một cách bền vững”, 
“Đào tạo nhân viên”. Nhân tố được đánh giá ở 
mức chưa đáp ứng sự bền vững là “Quản lý rác 
thải và hoạt động thay đổi hành vi của người dân 
địa phương”. 
4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
Du lịch bền vững có vai trò rất trọng đối với sự 
phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường 
của mỗi điểm đến bởi nó có khả năng tạo ra sự tác 
động thấp đối với môi trường, xã hội và văn hóa 
địa phương; tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho 
người dân địa phương; mang lại những trải 
nghiệm tích cực cho người dân địa phương, công 
ty du lịch và du khách. Để thúc đẩy sự phát triển 
du lịch bền vững ở điểm đến, việc tham khảo các 
nguyên tắc du lịch bền vững của Tổ chức Tourism 
Concern và ứng dụng vào địa bàn quản lý là rất 
cần thiết. Tuy nhiên, để thực thi những giải pháp 
phát triển du lịch bền vững sát với địa phương nên 
thực hiện những nghiên cứu trên cơ sở nội dung 
các nguyên tắc du lịch bền vững của tổ chức trên. 
Kết quả nghiên cứu ở tỉnh An Giang cho thấy, có 
7 nhân tố ảnh hưởng đến sự đáp ứng các nguyên 
tắc du lịch bền vững theo tầm quan trọng giảm 
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 18 – 29 
28 
dần là “Hỗ trợ kinh tế địa phương và sự trung 
thực trong quảng bá hình ảnh điểm đến”, “Bảo vệ 
môi trường, sự đầu tư cơ sở hạ tầng, sự tham gia 
và hưởng lợi của người dân địa phương, những 
hoạt động thay đổi hành vi của du khách”, “Đào 
tạo nhân viên”, “Sử dụng nguồn lực một cách bền 
vững”, “Quản lý rác thải và hoạt động thay đổi 
hành vi của người dân địa phương”, “Sự đa dạng 
thiên nhiên”, “Sự đa dạng văn hóa”. Tỉnh An 
Giang đáp ứng cao các nguyên tắc du lịch bền 
vững bởi 6/7 nhân tố được du khách đánh giá ở 
mức đáp ứng sự bền vững và 26/28 biến của 
những nhân tố được đánh giá ở mức đáp ứng sự 
bền vững. 
Để ngành du lịch tỉnh An Giang phát triển bền 
vững hơn trong tương lai, địa phương cần quan 
tâm đến các khuyến nghị sau đây: 
(1) Cung cấp đầy đủ thông tin về điểm đến du lịch 
nhưng phải đảm bảo tính trung thực nhằm 
tránh sự thất vọng của du khách; đảm bảo số 
lượng và chất lượng dịch vụ chào bán đúng 
như thông tin. 
(2) Phát triển du lịch theo hướng cộng đồng nhiều 
nhất có thể để cải thiện cơ hội tham gia vào du 
lịch của người dân và nâng cao chất lượng 
cuộc sống của họ. 
(3) Khảo sát, kiểm kê, đánh giá và đẩy mạnh đầu 
tư hệ thống giao thông đường bộ kết nối các 
điểm du lịch, các điểm tài nguyên có khả năng 
hấp dẫn du khách và có thể khai thác phục vụ 
du lịch ở tương lai. 
(4) Phân loại nhân viên phục vụ du lịch, đánh giá 
trình độ chuyên môn và nghiệp vụ du lịch của 
từng nhóm nhân viên, tiến hành đào tạo, bồi 
dưỡng; cần đặc biệt chú ý đến chất lượng của 
nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ ăn uống và 
nhân viên bán hàng. 
(5) Khai thác tài nguyên du lịch phải đi đôi với 
bảo tồn để không làm suy giảm số lượng và 
chất lượng các yếu tố hấp dẫn ở điểm đến du 
lịch; đảm bảo tính chân thực của văn hóa địa 
phương. 
(6) Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo 
dục nâng cao nhận thức và hành vi của người 
dân địa phương có lợi cho hình ảnh điểm đến 
và đảm bảo quyền lợi cho du khách; đẩy mạnh 
công tác bảo vệ môi trường ở các điểm đến du 
lịch. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bộ Chính trị. (2017). Nghị quyết về phát triển du 
lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn (Số 8-
NQTW). Hà Nội: Ban chấp hành trung ương 
Đảng cộng sản Việt Nam. 
Daniels, P., Bradshaw, M., Shaw, D. & Sidaway, 
J. (2005). An Introduction to Human 
Geography. 2 edn. London: Pearson Publisher. 
Đinh Phi Hổ. (2012). Phương pháp nghiên cứu 
định lượng & Nghiên cứu thực tiễn trong kinh 
tế phát triển - nông nghiệp. Thành phố Hồ Chí 
Minh: Nhà xuất bản Phương Đông. 
Lê Văn Huy., & Trương Trần Trâm Anh. (2012). 
Phương pháp nghiên cứu trong Kinh doanh. 
Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tài 
chính. 
Lê Văn Khoa (Chủ biên). (2009). Môi trường và 
phát triển bền vững. Hà Nội: Nhà xuất bản 
Giáo dục Việt Nam. 
Lu, J. & Nepal, S. K. (2009). Sustainable tourism 
research: an analysis of papers published in 
the Journal of sustainable tourism. Journal of 
sustainable tourism, 1, 5-16. 
Niedziolka, I. (2012). Sustainable tourism 
development. Regional formation and 
development studies, 8), 158-166. 
Sirakaya-Turk, E., Uysal, M., Hammitt, W. & 
Vaske, J. J. (2011). Research Methods for 
Leisure, Recreation and Tourism. Cambridge: 
Cambridge University Press. 
Lê Văn Thăng (Chủ biên). (2008). Giáo trình Du 
lịch và môi trường. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại 
học Quốc gia Hà Nội. 
Lê Minh Tiến. (2003). Phương pháp thống kê 
trong nghiên cứu Xã hội. Thành phố Hồ Chí 
Minh: Nhà xuất bản Trẻ. 
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 18 – 29 
29 
Nguyễn Đình Thọ. (2011). Phương pháp nghiên 
cứu khoa học trong kinh doanh. Hà Nội: Nhà 
xuất bản Lao động - Xã hội. 
Tổ chức Tourism Concern. (1992). Bên kia chân 
trời xanh - Các nguyên tắc du lịch bền vững. 
Hà Nội: Cục Môi trường tổ chức dịch, chỉnh 
biên và xuất bản năm 1998. 
Hoàng Trọng., & Chu Nguyễn Mộng Ngọc. 
(2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS 
(tập 2). Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất 
bản Hồng Đức. 
Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang. (2017). Chương 
trình hành động về phát triển hạ tầng du lịch 
tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, định 
hướng đến năm 2025 (Số 59/CTr-UBND). An 
Giang: Ủy ban Nhân dân. 
Yazdi, S. K. (2012). Sustainable tourism. 
American International Journal of Social 
Science, 1(1), 50-56. 

File đính kèm:

  • pdfsu_dap_ung_cac_nguyen_tac_du_lich_ben_vung_cua_tinh_an_giang.pdf