Sự biến đổi của Hinđu giáo ở Ấn Độ dưới thời vương triều hồi giáo Đêli và đế quốc Môg
Hinđu giáo là một tôn giáo lớn của đất nước Ấn Độ. Thế kỉ XIII - XVII, Ấn Độ
chịu sự xâm nhập và cai trị của người Hồi giáo. Trong bối cảnh đó, sự đụng độ với Hồi
giáo đã làm cho cả Hinđu giáo và Hồi giáo có sự cải huấn. Bài viết đề cập đến sự biến
đổi của Hinđu giáo trong bối cảnh khắc nghiệt của lịch sử, khẳng định sức sống mãnh
liệt của tôn giáo này, và phân tích bài học về tính mềm dẻo, linh hoạt trong cách ứng xử
tôn giáo.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Bạn đang xem tài liệu "Sự biến đổi của Hinđu giáo ở Ấn Độ dưới thời vương triều hồi giáo Đêli và đế quốc Môg", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự biến đổi của Hinđu giáo ở Ấn Độ dưới thời vương triều hồi giáo Đêli và đế quốc Môg
c về kinh tế, chính trị. Tính chất tàn bạo của sự cưỡng bức thể hiện rõ trong việc các Xuntan Đêli đặt những người Hinđu giáo trước sự lựa chọn “đạo Hồi hay là chết”[1]. Lịch sử đẫm máu của Ấn Độ trong thời kỳ các Hồi vương Đêli cai trị đã chứng thực sự tàn bạo đó. Ví dụ, chính người sáng lập Hồi quốc Đêli Cututdin Aibech đã phá huỷ hàng ngàn nhà thờ Hinđu giáo và thay thế vào đó những thánh đường Hồi giáo. Hành động này thể hiện sự xúc phạm niềm tin tôn giáo của bọn thống trị đối với tín đồ Hinđu một cách sâu sắc. Hồi giáo rõ ràng được áp đặt bằng chính sức mạnh của nhà nước, bằng sự phá hoại, chà đạp, xúc phạm tàn bạo những tôn giáo bản địa: “Người Hồi giáo muốn mua chỗ ngồi trên thiên đường bằng máu của bọn bất trung” (không thờ thánh Ala) [3]. Cả năm triều đại Đêli đều xem Hinđu giáo là “tà giáo” và thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh của họ không thương tiếc. Những người tham gia đấu tranh hoặc là bị lột da sống, bị ném xuống chân voi, vùi vào đống rơm cho chết ngạt, treo cổ lên cổng thành Đêli, hoặc bị biến thành nô lệ [2]. Bên cạnh những biện pháp bạo lực đẫm máu trên, các Xuntan Đêli còn thực hiện chính sách phân biệt đối xử để mua chuộc, lôi kéo tín đồ của các tôn giáo khác theo đạo Hồi. Người Hồi giáo, không phụ thuộc vào địa vị xã hội đều được hưởng những đặc quyền nhất định: được cử làm quan, khi phạm pháp được xét xử ở toà án riêng, thương nhân được chiếu cố về thuế má - chỉ phải nộp bằng 1/2 so với thương nhân Hinđu giáo, được miễn thuế đầu người, giảm mức thuế ruộng. Các Hồi vương Đêli còn cho phép người Hinđu giáo ở bất kỳ đẳng cấp nào nếu lấy vợ hoặc chồng người Hồi giáo đều trở thành tín đồ Hồi giáo và được hưởng ưu đãi. Nếu những biện pháp bạo lực tỏ ra ít hiệu quả thì những biện pháp mua chuộc này đã hấp dẫn được một bộ phận đông đảo tín đồ Hinđu giáo cải hoá theo đạo Hồi. Hinđu giáo đứng trước thử thách khốc liệt của lịch sử. Sang thời thống trị của vương triều Môgôn, mặc dù có mềm dẻo hơn nhưng với Hinđu giáo, vẫn là quan hệ với sự “thống trị” của Hồi giáo. Trong bối cảnh trên, để chống lại sự tấn công, tiêu diệt của đạo Hồi, tiếp tục trụ lại và phát triển, Hinđu giáo đã có những biến đổi phù hợp. 2. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA HINĐU GIÁO DƯỚI SỰ THỐNG TRỊ CỦA ĐẠO HỒI 2.1. Sự nhấn mạnh con đường giải thoát sùng tín (Bhakti) Giải thoát là mục đích cuối cùng của mọi tôn giáo. Theo truyền thống Hinđu giáo, có ba con đường dẫn tới sự giải thoát: Con đường trí thức (Jnana), con đường hành động (Karma) và con đường sùng tín (Bhakti). 73 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 1. 2009 Hoàn toàn khác những thời kỳ phát triển trước, thời kỳ này Hinđu giáo đã nhấn mạnh con đường giải thoát Bhakti, con đường rộng mở nhất có thể dành cho mọi hạng người. Chỉ cần dâng tất cả lòng ngưỡng mộ, tin yêu chân thành, nồng nhiệt của tín đồ lên đấng tối cao con người đã được giải thoát. Trong sự đàn áp tàn bạo của Hồi giáo, Hinđu giáo đã tỏ ra khoan hoà, rộng mở hơn bao giờ hết. Nó đã suy tôn tình yêu và tôn giáo tình yêu. Thơ ca sùng tín trung đại chính là kinh điển quan trọng của tôn giáo ấy. Mảng thơ ca này đã thể hiện mãnh liệt sự dâng hiến, thái độ kính tín, ý thức phụng sự tận tâm tận lực của tín đồ Hinđu đối với thần thánh. Từ thế kỷ XI những lời ca thành kính với tấm lòng dâng nguyện của những tín đồ Bhakti đã tuôn trào, bỏng cháy và đến tận thế kỷ XVII những lời ca tâm nguyện ấy vẫn tràn đầy niềm hứng khởi... Con đường Bhakti hoàn toàn phù hợp với đại đa số quần chúng. Hinđu giáo đã chống đỡ mọi cuộc tấn công gay gắt của đạo Hồi với một sức kháng cự mềm dẻo và hiệu quả. Bởi vậy, trong thời kỳ này, nếu Hồi giáo là tôn giáo của nhà nước, của vương triều, của giai cấp thống trị thì Hinđu giáo vẫn là tôn giáo của quần chúng nhân dân, của những giai tầng nghèo khổ khác nhau trong xã hội, của những con người chỉ có lòng tin và sự sùng tín. Hinđu giáo, nhờ vậy, vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển, vẫn phát huy được nền văn hoá rực rỡ của mình, trong khi một số tôn giáo bản địa khác gần như bị tiêu diệt. 2.2. Dành tình yêu hết lòng đối với một vị thần duy nhất được cá thể hoá và nhân cách hoá Chúng ta biết rằng, Hinđu giáo là tôn giáo thờ đa thần. Hệ thống thần linh của nó rất đồ sộ, bao gồm hàng nghìn vị thần. Tuy nhiên, Hinđu giáo thời kỳ này không sùng tín tất cả các vị thần trong hệ thống thần linh đa dạng ấy mà chỉ dành tình yêu cho một vị thần duy nhất. Chủ yếu là Vishnu với hai kiếp hoá thân Krisna và hoàng tử Rama, Sihva cùng với Linga và vợ của thần. Sự biến đổi của Hinđu giáo thời kỳ này còn được biểu hiện ở chỗ, các vị thần mà tín đồ Bhakti thờ phụng được cá thể hoá và nhân cách hoá rõ nét. Nếu các thần linh cơ bản của Hinđu giáo vốn mang tính trừu tượng, thần thánh hoá, vốn là đấng siêu nhiên, siêu nhân thì nay đã trở thành những nhân vật có cá tính rất cụ thể, mang phẩm chất của con người. Các vị thần này trong tâm thức của các tín đồ cũng hết sức gần gũi. Quan hệ giữa tín đồ và thần không còn là quan hệ giữa con người trần tục với lực lượng siêu nhiên nữa mà trở thành một quan hệ riêng tư, tình cảm, mang tính cá nhân, mật thiết. Đó là quan hệ giữa “kẻ nô tì” với “chúa tể”, giữa “đệ tử” với “sư phụ”, giữa “con” với “mẹ, cha” và phổ biến, thường xuyên nhất là giữa “người yêu” với “người yêu dấu”. Đó là những quan hệ hết sức trần thế, rất con người. Những vị thần Bhakti cũng tràn đầy tình cảm, đầy tình yêu và sự hi sinh cho những tín đồ trung thành. Sihva đã trở thành một vị thần đầy tình thương mà các tín đồ mong mỏi. Krisna lại là một vũ trụ của tình yêu. Trong tác phẩm nổi tiếng Gita Gôvinđa (Mục tử ca) của Jayadeva - tác phẩm được đánh giá là đứng ở vị trí trung tâm trong dòng thơ sùng tín bao trùm sáu thế kỷ - Krisna đã hiện lên với mọi phương diện: vẻ đẹp hình thức, những khao khát bản năng, những lạc thú yêu đương. Nhân vật này quả thật tràn ngập tình yêu, thấm đẫm nhục cảm mà vẫn tao nhã, tuyệt nhiên không dung tục, tầm thường Hay Rama đã trở thành cứu cánh của cuộc sống. Vợ thần Sihva với nhiều tên gọi khác nhau lại trở thành hình ảnh người mẹ giàu lòng nhân ái 74 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 1. 2009 So với Hinđu giáo thời kỳ trước, trạng thái tình cảm của các tín đồ Bhakti cũng được thể hiện ở mức độ sâu sắc hơn. Lòng sùng tín, trung thành, tình yêu đối với đấng tối cao, cả niềm vui lẫn nỗi khổ đau đều được đẩy lên đến tận cùng, sự hiến dâng, ý thức phụng sự cũng vậy, đến tận tâm, tận lực. Thơ ca sụng tín trung đại chính là những đỉnh điểm xúc cảm ấy. 2.3. Chủ trương thiết lập mối giao cảm trực tiếp giữa tín đồ với thần thánh Nét biến đổi này vừa thuộc phương diện giáo lý, vừa thuộc phương diện lễ thức của tôn giáo. Đẳng cấp tăng lữ Balamôn vốn có vai trò quan trọng trong các lễ hiến tế, là người trung gian giữa tín đồ và thần linh, cùng với nó là uy thế và đặc quyền của đẳng cấp này với các đẳng cấp khác trong xã hội; khuynh hướng Bhakti chủ trương cần có và chỉ cần có một lòng sùng kính tại tâm, mong muốn thiết lập một tình yêu trực tiếp và nguyên sơ giữa tín đồ và thần thánh, không cần đến một thế lực trung gian nào. Như vậy, giáo lý Bhakti đã phủ nhận vai trò trung gian của tăng lữ Balamôn, từ chối một tôn giáo - tăng lữ và thay vào đó là một tôn giáo- trái tim. Đây cũng chính là tư tưởng chung của các phong trào tôn giáo cải cách khác. Sự biến đổi này đã nhấn mạnh vai trò, giá trị của bản thân tín đồ trước thần thánh và trong tôn giáo, bởi vậy, nó đã tấn công trực tiếp, tích cực vào chế độ đẳng cấp tồn tại dai dẳng ở Ấn Độ. 2.4. Sự đơn giản hoá tối đa về mặt lễ thức Cúng tế, lễ nghi vốn chiếm vị trí quan trọng trong Hinđu giáo. Điều đó được quy định rõ trong các bộ kinh cổ điển. Về sau, việc cúng tế được đơn giản hoá bớt đi - các lễ hiến tế súc vật được thay thế bằng những hiện vật, bên cạnh những đền đài đồ sộ đã xuất hiện những điện thờ trong gia đình. Tuy nhiên, về cơ bản lễ thức Hinđu giáo vẫn rất cầu kỳ, phức tạp. Phong trào Bhakti dưới thời người Hồi cai trị chủ trương đơn giản hóa tối đa các nghi lễ tôn giáo cũng như hình thức cúng tế. Không cần đến những lễ hiến tế tốn kém, không cần những đền đài kì vĩ, thậm chí không cần bất cứ hình tượng nào, chỉ cần “xây dựng giáo đường trong chính trái tim”, một lễ vật đơn giản nhưng với tất cả tấm lòng thành. Có thể nói, đây là đỉnh cao trong sự thể hiện đơn giản hóa và khuynh hướng chống tệ hình thức của đạo Hinđu. Sự biến đổi này hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh, khả năng của quần chúng nhân dân lao động, đặc biệt dưới ách thống trị của người Hồi giáo. 2.5. Kinh thánh phương ngữ thay thế cho những bộ kinh Sanxcrit cổ điển Nếu những bộ kinh cổ điển Hinđu giáo là kết quả của sự tìm tòi không mệt mỏi qua nhiều thế hệ các thánh nhân, đạo sư, đạo sĩ và thuộc độc quyền của ngôn ngữ Sanxcrit thì kinh sách quan trọng của khuynh hướng Bhakti chính là sáng tác của những đại biểu phong trào và được thể hiện bằng phương ngữ gần gũi, dễ hiểu. Các bộ kinh cổ điển Hinđu giáo thực tế được lưu hành rất hạn chế trong số ít người thuộc đẳng cấp Balamôn chuyên tổ chức tế lễ. Một mặt, do đặc quyền của họ, mặt khác do sự không phổ biến của tiếng Sanxcrit. Khuynh hướng Bhakti cùng với sự tự do, cởi mở trong tinh thần là sự phóng khoáng trong cách thể hiện. Thời kỳ này đã nở rộ phong phú trong bản sắc của rất nhiều ngôn ngữ địa phương: Tamin, Kannada, Têlugu, Malayalam 75 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 1. 2009 (miền Nam), Bengali, Assam, Oriya (miền Đông), Hinđi (miền Trung), Marathi, Gujarati, Sinđi(miền Tây). Thơ văn phương ngữ khác biệt rõ ràng so với những kinh sách cổ điển Sanxcrit. Nó hoàn toàn tự phát và thấm nhuần một tình cảm chân thật, còn kinh sách Sanxcrit mang tính gò bó, bắt buộc. Mặt khác, cũng tiếp nối truyền thống Rig Vêđa ca ngợi thần thánh với hình thức tụng thi, nhưng những cầu mong của cải cùng sức mạnh vật chất đã được thay thế bằng những khát vọng tâm linh. Chủ đề của những tác phẩm tôn giáo thời kỳ này chính là tình cảm tin yêu, sùng kính, dâng hiến của tín đồ đối với vị thần mà họ lựa chọn. Bên cạnh sáng tác, các tín đồ Hinđu giáo thời kỳ này còn dịch những bộ kinh cổ điển sang tiếng địa phương. Nhờ sáng tác bằng phương ngữ với nội dung dễ hiểu nên kinh sách Hinđu giáo thời kỳ Hồi cai trị dễ dàng được lưu truyền sâu rộng trong quần chúng, tạo sức chống đỡ hiệu quả đối với những đòn tấn công của Hồi giáo. Bên cạnh việc tự thích nghi bằng củng cố cá tính của mình với những nét biến đổi như trên, Hinđu giáo còn chọn lọc thu hút những yếu tố văn hoá mới từ Hồi giáo. 2.6. Sự tiếp thu thuyết độc thần quyết liệt từ Hồi giáo Hồi giáo là tôn giáo độc thần tuyệt đối. Vị thần duy nhất mà đạo Hồi tôn thờ là thánh Ala. Hoàn toàn khác biệt, Hinđu giáo vốn thờ đa thần. Như vậy, hai tôn giáo này có quan niệm và niềm tin khác nhau đối với thần thánh. Điều đó dẫn đến thái độ thù địch, sự đàn áp khốc liệt, ý muốn tiêu diệt triệt để của những kẻ thống trị Hồi giáo đối với Hinđu giáo và những tôn giáo bản địa khác. Mặc dù vậy, việc chung sống với nhau lâu dài trong cùng môi trường đã đẫn tới sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa hai tôn giáo. Chính J.Nêru đã từng nhận định “Thuyết độc thần quyết liệt của Hồi giáo đã có ảnh hưởng đến Hinđu giáo và thái độ đa thần mơ hồ của người Hinđu cũng tác động đến người Hồi giáo ở Ấn Độ”(4). Cùng với thuyết nhất nguyên tuyệt đối vốn là cơ sở của phần lớn triết học Ấn Độ, mỗi tín đồ Hinđu giáo có thể tự lựa chọn vị thần sùng tín của mình với những hình thức thờ phụng phổ biến và giản đơn hơn. Như vậy, rõ ràng thuyết độc thần của Hồi giáo đã có mặt trong Hinđu giáo thời kỳ này. 2.7. Sự tiếp thu tư tưởng dân chủ Tư tưởng dân chủ, bình đẳng của lý thuyết Hồi giáo vốn hoàn toàn khác biệt với chế độ đẳng cấp đã bị “cốt hoá” ở Ấn Độ. Tư tưởng đó đã có mặt trong sự phát triển của Hinđu giáo. Cụ thể, được thể hiện trong khuynh hướng Bhakti với sự phát ngôn của nhiều đại biểu tôn giáo. Hầu hết họ đều chống lại hệ thống xã hội lúc bấy giờ, chống lại chế độ đẳng cấp, muốn phá huỷ mọi trật tự của nó. Cần phải thấy được đây là nét biến đổi linh hoạt và rất “cách mạng” của Hinđu giáo. Tóm lại, dưới gót giầy xâm lược và sự cai trị của những vương triều ngoại nhân, với chính sách tôn giáo tàn bạo và cuồng tín, với sự xâm nhập, tấn công của Hồi giáo, thực tế, văn hoá và tôn giáo Ấn Độ đã có sự biến đổi lớn lao. Văn hoá cổ điển chìm lắng xuống bề sâu, Phật giáo cáo chung, đạo Jaina khó lòng tồn tại. Chỉ riêng Hinđu giáo vẫn trụ lại và tiếp tục phát triển. Trong bối cảnh lịch sử ấy, Hinđu giáo đã có những biến đổi uyển 76 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 1. 2009 chuyển theo hai khuynh hướng cơ bản: Một mặt nó nhấn mạnh chủ nghĩa sùng tín, suy tôn tôn giáo tình yêu, rộng mở hơn trong con đường giải thoát, đơn giản hoá mặt nghi lễ, khước từ vai trò trung gian của tăng lữ Balamôn, địa phương hoá ngôn ngữ thể hiện, mặt khác, nó đã chọn lọc, tiếp thu những yếu tố văn hoá mới từ Hồi giáo - đó là thuyết độc thần không hình tượng, tư tưởng dân chủ, bình đẳng của đạo Hồi. Với những biến đổi, Hinđu giáo không chỉ khẳng định được sức sống mãnh liệt của mình mà còn thể hiện một tinh thần khoan dung tôn giáo - tinh thần đáng được gìn giữ trong mọi thời đại. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Alaiep. L.E, Antônôva.K. AxraphianK.D, “Lịch sử Ấn Độ trung đại”(3 tập), NXB Matxcơva 1968 (PGS. Đặng Đức An, P.GS Đinh Ngọc Bảo dịch - bản lưu tại ĐHSPHN), Tr. 502. [2] Antônôva. K, Bôngatêvin.G, “Lịch sử Ấn Độ cổ đại và trung đại”, NXB Tiến Bộ, Matxcơva 1979 (Nguyễn Việt dịch, bản lưu tại thư viện ĐHSPHN), Tr. 455. [3] Durant. W, “Lịch sử văn minh Ấn Độ”, NXB Văn học Hà Nội, 1997(Nguyễn Hiến Lê dịch), Tr. 200. [4] Nêru. J., “Phát hiện Ấn Độ” (tập 2), NXB Văn hoá, 1990, Tr.37. [5] Renuie. L., “Đạo Hinđu”, Pari, 1961(Ban Đông Nam Á dịch). [6] Thedore, Ludwig. M., “Những con đường tâm linh phương Đông”, Phần I, NXB Văn hoá thông tin, 2001. [7] Lưu Đức Trung, Phan Thu Hiền (Giới thiệu, tuyển chọn, trích dịch), “Hợp tuyển văn học Ấn Độ”, NXB Giáo dục, 2002. [8] Helmolt. D. R. H. F., “The world History”, Wlliam Heinemam, 1904. [9] Thapar. R., “A history of India”, Benguin Books, 1996. THE CHANGES OF HINDU IN INDIA UNDER DELI’S TIME AND EMPIRE OF MOGON Nguyen Thi Van1 1Faculty of Social Sciences, Hong Duc University ABTRACT Hinduism is the predominant religion of the Indian subcontinent During the Muslim conquests, Islam gained many converts on the Indian sub-continent primarily from Hinduism or Buddhism; the two dominant local religions. Within this setting, Hinduism underwent profound changes. However, Muslim and Hindu conflict still exists in India fueled by a history of regional politics, nationalism, continued conflict. The paper aims at investigating the change of Hindu in India under the Deli’s time and Empire of Mogon. 77
File đính kèm:
- su_bien_doi_cua_hindu_giao_o_an_do_duoi_thoi_vuong_trieu_hoi.pdf