Sinh viên quốc tế: Nhóm du khách tiềm năng cho du lịch Đồng bằng sông Cửu Long
Sinh viên quốc tế ngày càng gia tăng về số lượng trong dòng dịch chuyển công dân toàn cầu. Các
nghiên cứu trên thế giới cho thấy nhóm đối tượng này không chỉ có tác động trong lĩnh vực giáo
dục mà còn có đóng góp trong các hoạt động du lịch. Họ là nhóm du khách có những đặc trưng
riêng thể hiện qua tần suất thực hiện hoạt động du lịch, hình thức trải nghiệm, loại hình lưu trú,
mức chi tiêu và tiềm năng thu hút thêm người thân và bạn bè đến du lịch. Nói cách khác, nhóm
đối tượng này vừa đóng góp trực tiếp vừa đóng góp gián tiếp và dài hạn vào các hoạt động du
lịch ở quốc gia điểm đến. Xu hướng gia tăng sinh viên quốc tế đến từ các quốc gia trên thế giới
trong bối cảnh hội nhập quốc tế giáo dục đại học ở nước ta hiện nay thì việc tìm hiểu tiềm năng
đóng góp cho du lịch của nhóm đối tượng này là cần thiết. Trong bài viết này, chúng tôi dựa trên
những công trình đã công bố quốc tế để xác định những đặc điểm du lịch của sinh viên quốc tế,
từ đó đưa ra những đề xuất hướng đến khai thác hiệu quả nhóm khách hàng tiềm năng này trên
cơ sở liên kết các trường đại học có thế mạnh hợp tác quốc tế, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) với sức mạnh hệ thống và vị thế đầu mối
kết nối sinh viên quốc tế TP.HCM và các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sinh viên quốc tế: Nhóm du khách tiềm năng cho du lịch Đồng bằng sông Cửu Long
át t riển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 5(1):947-954 hợp lý, vùng ĐBSCL hoàn toàn có điều kiện trở thành một điểm nhấn để ĐHQG-HCM và các trường đại học trong vùng một mặt tối ưu nguồn lực sinh viên quốc tế hiện có trong phát triển du lịch, mặt khác là điểm sáng để quảng bá và thu hút các đối tượng người học nước ngoài tiềm năng để đến học tập và giao lưu. Nhìn rộng ra phạm vi quốc gia, vùng ĐBSCL với vai trò là một trong 5 vùng du lịch cả nước, với các khu du lịch quốc gia và các sản phẩm du lịch đặc thù tiềm năng củamình, cùng với các đường bay trực tiếp từ các địa phương Cần Thơ, Cà Mau, Rạch Giá và Phú Quốc hay gián tiếp qua Tân Sơn Nhất có nhiều thuận lợi để thu hút sinh viên quốc tế không chỉ ở TP.HCM và nội vùng mà còn từ các trường đại học ở các tỉnh thành phía Bắc và miền Trung. Một số liên kết liên vùng có thể nghĩ đến bao gồm: TP.HCM- ĐBSCL (50-350km), Hà Nội-ĐBSCL (2000 km), và Đà Nẵng-ĐBSCL (1000km). Các cự ly này tương ứng với các lịch trình kéo dài 1-3 ngày, 4-7 ngày, và 4-6 ngày là những độ dài lịch trình phổ biến đối với sinh viên quốc tế trên thế giới. Ngoài ra, du lịch kết hợp với các hoạt động xã hội, tình nguyện cũng làmột loại hình trải nghiệm thu hút sinh viên quốc tế nhiều tiềm năng mà hiện nay đã và đang được thực hiện tại ĐBSCL. Du lịch tình nguyện (vol- unteer tourism) là hình thức trải nghiệm du lịch mà khách hàng có thể tham gia vào các hoạt động tham quan kết hợp với các yếu tố hoạt động tình nguyện, từ đó tăng cường quá trình tương tác trao đổi văn hóa giữa du khách và người dân địa phương23. Loại hình du lịch này đã phát triển từ lâu và được dự báo là sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ với ngày càng nhiều đối tượng cung cấp dịch vụ và quy mô thị trường sẽ ngày càng mở rộng trên phạm vi toàn cầu cùng với quy mô ngày càng tăng của dòng chảy du khách trên thế giới, trong đó có sinh viên quốc tế24. Đối với đối tượng sinh viên quốc tế, vừa đi du lịch vừa tham gia vào các hoạt động xã hội và tình nguyện là một loại trải nghiệm đặc biệt thú vị, mang lại cho họ những cảm nhận chân thật về môi trường, con người, văn hóa cũng như cuộc sống ở địa phương thông qua các hoạt động tương tác. Ngoài ra, các hoạt động tình nguyện còn giúp sinh viên quốc tế được thực hiện “ước mơ” của mình, phát triển bản thân, đóng góp cho xã hội và phần nào thực hiện được lý tưởng của mình thông qua các hoạt động hỗ trợ cộng đồng25. Hiện nay, theo NgôThanh Loan&NgôHuỳnhThủy Tiên (2018), các hoạt động du lịch tình nguyện ở ĐBSCL khá phong phú và đã có các chương trình do các tổ chức quốc tế cũng như các công ty du lịch trong nước tổ chức kết hợp các hoạt động tham quan với tình nguyện, tham dự hoạt động ở một dự án xã hội, tham gia hoạt động từ thiện, hoặc mua sắm, sử dụng dịch vụ tại một cơ sở xã hội. Với đối tượng du khách của những chương trình này đa phần là các tình nguyện viên-sinh viên quốc tế, thì đây là một loại hình du lịch ở ĐBSCL có nhiều tiềm năng thu hút đối tượng sinh viên nước ngoài. Có thể nói, nếu như có sự quan tâm đúng mức và khai thác hiệu quả thì du lịch tình nguyện ở ĐBSCL không chỉ làmột yếu tố thu hút sinh viên quốc tế đến Việt Nam học tập và trải nghiệm, mà còn, như nhóm tác giả Ngô Thanh Loan & Ngô Huỳnh Thủy Tiên (2018) đã lập luận, giúp các hoạt động du lịch đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. KẾT LUẬN VÀĐỀ XUẤT Như vậy có thể thấy được sinh viên quốc tế là một phân khúc tiềm năng vẫn chưa được khai thác ở nước ta nói chung và ĐBSCL nói riêng. Để khai thác hiệu quảnhómđối tượng kháchhàngnày, trước tiên ngành du lịch cần phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo đại học nhằm tạo hiệu ứng tương hỗ, một mặt mang các sản phẩm du lịch đến với sinh viên quốc tế hiện đang học tập ở Việt Nam, mặt khác sử dụng hiệu quả hình ảnh du lịch ĐBSCL để thu hút thêm sinh viên quốc tế đến nước ta. Các trường đại học trong Vùng cần phát huy vai trò điểm hội tụ để tạo hiệu ứng lan tỏa toàn vùng. ĐHQG-HCM có vị thế đặc biệt trong việc tận dụng thế mạnh sinh viên quốc tế hiện có. ĐBSCL cần mạnh dạn quảng bá hình ảnh như một vùng du lịch quan trọng cho các tỉnh phía Nam cũng như trên phạm vi toàn quốc. Ngành du lịch và ngành giáo dục cần có sự liên kết để tối ưu các lợi thế cạnh tranh mà sinh viên quốc tế có thể mang lại. Ngành du lịch có vai trò cung cấp các thông tin quảng bá, giúp cho các trường đại học có sinh viên quốc tế có phương tiện truyền thông các điểm đến du lịch cho các đối tượng này để tăng cường nhận thức của họ đối với các lựa chọn du lịch hiện có. Ngoài ra các thông tin du lịch nên được tích hợp vào các kênh thông tin tuyển sinh nước ngoài của các trường đại học, một mặt tạo điều kiện dễ dàng chia sẻ thông tin qua mạng xã hội, mặt khác góp phần tạo điểmnhấn thu hút sinh viên quốc tế đến học tập tại cơ sở đào tạo cũng như quốc gia điểm đến. Về phía các trường đại học, trong quá trình giới thiệu nhà trường đến với sinh viên quốc tế, cần quan tâmkết hợp các tài liệu thông tin quảng bá du lịch như làmột yếu tố cộng hưởng thu hút tuyển sinh bênh cạnh các chương trình đào tạo19. Ngoài ra do đặc thù nhóm đối tượng này có thể thu hút thêm bạn bè và người thân đến thăm (VFR), ngành du lịch và các trường đại học có thể kết hợp thiết kế những tour du lịch trọn gói thiết kế riêng cho mục đích VFR không chỉ giới hạn xung quanh 951 Tạp chí Phát t riển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 5(1):947-954 khu vực học tập mà còn có thể mở rộng ra các điểm đến xa hơn nhằm tạo sự khác biệt10. Ngoài ra, các bên liên quan (stakeholders) trong bức tranh chung của ngành du lịch ĐBSCL nói chung và các tỉnh trong vùng nói riêng cần xác định được các thếmạnh đặc trưng, từ đó phát triển những sản phẩm du lịch đặc thù ở từng địa phương nhắm vào các đối tượng khách du lịch phù hợp. Nếu như các sản phẩm du lịch tâm linh, văn hóa, hay trải nghiệm sông nước có thể thu hút du khách ở các độ tuổi từ trung niên trở lên, thì du lịch tình nguyện, như đã nói ở trên, đặc biệt phù hợp với yêu cầu mong muốn được trải nghiệm thực tế và thực hiện lý tưởng của đối tượng sinh viên quốc tế. Như vậy nên chăng cần có những chương trình kết hợp du lịch tình nguyện với trải nghiệm văn hóa nhắmđếnnhómđối tượng này, đặc biệt từ liên kết trường đại học-doanh nghiệp du lịch. Nếu làm được điều này, các chương trình du lịch trải nghiệm-tình nguyện sẽ trở thànhmột sản phẩm có lượng du khách ổn định, vừa tăng cường các trải nghiệm của sinh viên quốc tế, vừa góp phần vào quá trình giao lưu văn hóa tạo sự hiểu biết giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới cũng như đóng góp thiết thực vào công tác xã hội và phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương trong khu vực ĐBSCL. DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT ĐHQG-HCM: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM:Thành phố Hồ Chí Minh ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long: VFR: thu hút người thân và bạn bè (Visiting of friends and relatives) AUG, VNU-HCM: Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM LỜI CẢMƠN Nghiên cứu được tài trợ bởi TrườngĐại họcKhoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc giaThành phốHồ Chí Minh trong khuôn khổ Đề tài mã số T2020-18. XUNGĐỘT LỢI ÍCH Nhóm tác giả cam kết không có xung đột lợi ích trong công bố bài báo. ĐÓNGGÓP CỦA TÁC GIẢ - Mai Thị Kim Khánh: Triển khai ý tưởng, phân tích tư liệu và dữ liệu thu thập được, soạn thảo, hiệu đính cuối cùng. -NguyễnThịQuỳnhNhư: tập hợp, xử lý tư liệu, chỉnh sửa văn bản theo mẫu tạp chí. TÀI LIỆU THAMKHẢO 1. OECD. Education at a Glance: OECD Indicators . Paris: OECD Publishings. 2019;Available from: https://www.oecd. org/education/education-at-a-glance/. 2. Chan SJ. Shifting Patterns of Student Mobility in Asia. Higher Education Policy. 2012;(25):207–224. Available from: https:// doi.org/10.1057/hep.2012.3. 3. Ministry of Education. Statistical report on international stu- dents in China for 2018. 2019;Available from: gov.cn/news/press_releases/201904/t20190418_378586.html. 4. Yang Z. International Students in China: facts, paths and challenges. International Higher Education. 2019;(97):18–20. Available from: https://doi.org/10.6017/ihe.2019.97.10945. 5. Godfrey A, Hall R. International Education Association of Australia. Edu-tourism and the impact of international stu- dents. 2020;Available from: https://www.ieaa.org.au/blog/edu- tourism-and-the-impact-of-international-students. 6. Glover P. International Students: Linking Education and Travel. Journal of Travel & TourismMarketing. 2011;28(2):180– 195. Available from: https://doi.org/10.1080/10548408.2011. 546210. 7. Jarvis J. Study in Estonia: the strategic implications of hosting international students on Estonia’s tourism economy. Journal of Baltic Studies. 2020;Available from: https://doi.org/10.1080/ 01629778.2018.1439847. 8. Weaver D. The contribution of international stu- dents to tourism beyond the core educational ex- perience: Evidence from Australia. Tourism Review International. 2003;7(2):95–105. Available from: https://doi.org/10.3727/154427203773069262. 9. Varasteh H, et al. International students’ travel behaviour in Malaysia. Anatolia. 2015;26(2):200–216. Available from: https: //doi.org/10.1080/13032917.2014.934698. 10. Lee CF, King B. International Students in Asia: Travel Be- haviors and Destination Perceptions. Asia Pacific Journal of Tourism Research. 2015;Available from: https://doi.org/10. 1080/10941665.2015.1062786. 11. Shi Y, et al. Travel Behavior of International Students at a Uni- versity in Japan: A Comparison of Chinese and Non-Chinese Students. Journal of China TourismResearch. 2010;6(1):61–72. Available from: https://doi.org/10.1080/19388160903586596. 12. Moisă CO. The Distinctiveness Of The Youth Travel Prod- uct. Annales Universitatis Apulensis Series Oeconomica. 2010;12(2):638–648. Available from: https://doi.org/10.29302/ oeconomica.2010.12.2.16. 13. Mundia M. A study on the travel behavior of Shanghai In- ternational Students. IOSR Journal of Business and Manage- ment. 2014;16(3):88–94. Available from: https://doi.org/10. 9790/487X-16358894. 14. Freestone P, Geldens P. For More tha Just the Postcard: Stu- dent exchange as a tourist experience? Annals of Leisure Re- search. 2008;11(1-2):41–56. Available from: https://doi.org/10. 1080/11745398.2008.9686785. 15. Daina V, Rasa RD. Foreign students as a contributing factor for Tourism in Latvia. Journal of Turiba University Acta Pros- peritatis. 2010;10. 16. Lantai T, Mei XY. Travel behaviour of Mainland Chinese international students in Norway. Anatolia. 2017;28(3):394– 403. Available from: https://doi.org/10.1080/13032917.2017. 1327872. 17. Davidson M, et al. International Education. Gold Coast : CRC for Sustainable Tourism Pty Ltd. 2010;Available from: https://sustain.pata.org/wp-content/uploads/2014/12/120013- Davidson-IntEdVis-WEB.pdf. 18. Tourism Bureau, MOTC (Taiwan). Annual Report on Tourism Taiwan ROC. Taipei. 2017;Available from: https://admin.taiwan.net.tw/upload/contentFile/auser/b/ annual_2017_htm/en/. 19. Shankar AC. Tourists spent RM41.69b in Malaysia in the first half of 2019. 2019;Available from: https: //www.theedgemarkets.com/article/tourist-spending- malaysia-grew-68-first-half-2019. 952 Tạp chí Phát t riển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 5(1):947-954 20. Trusov M. Effects of Word-of-Mouth VersusTradi- tional Marketing: Findings froman Internet Social Net- working Site. Journal of Marketing. 2009;73:90–102. Available from: download?doi=10.1.1.622.9010&rep=rep1&type=pdfhttps: //doi.org/10.1509/jmkg.73.5.90. 21. Tiền Phong. Gần 21.000 lưu học sinh nước ngoài đang học tập ở Việt Nam. Tiền Phong. 2019;Available from: https://www.tienphong.vn/giao-duc/gan-21000-luu-hoc- sinh-nuoc-ngoai-dang-hoc-tap-o-viet-nam-1448877.tpo. 22. Sen VV, et al. Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù Đồng bằng sôngCửu Long. TP.HCM: NXB. Đại họcQuốc gia TP.HCM. 2018;. 23. Loan NT, et al. Du lịch kết hợp với các hoạt động xã hội tại Đồng bằng sông Cửu Long. In V. V. Sen, N. T. Lan, & N. T. Loan, Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù Đồng bằng sông Cửu Long. TP.HCM: NXB ĐHQG-HCM. 2018;p. 383–395. 24. Benson AM. Volunteer tourism: theory and practice. In A. M. Benson (Ed.), Volunteer tourism: Theory framework to Practi- cal applications. New York: Routledge. 2011;p. 1–6. Available from: https://doi.org/10.4324/9780203854266. 25. Chan JK. Developing and promoting sustainable volunteer tourism sites in Sabah,Malaysia: experiences, dimensions and tourists’ motives. In A. M. Benson (Ed.), Volunteer tourims: Theory framework to Practical applications. New York : Rout- ledge. . 2011;p. 71–89. 953 Science & Technology Development Journal – Social Sciences & Humanities, 5(1):947-954 Open Access Full Text Article Review University of Social Sciences & Humanities, VNU-HCM, Vietnam Correspondence Mai Thi Kim Khanh, University of Social Sciences & Humanities, VNU-HCM, Vietnam Email: kimkhanhmai@hcmussh.edu.vn History Received: 6/01/2021 Accepted: 17/03/2021 Published: 31/03/2021 DOI : 10.32508/stdjssh.v5i1.652 Copyright © VNU-HCM Press. This is an open- access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution 4.0 International license. International students: potential clients for Mekong Delta Tourism Mai Thi Kim Khanh*, Nguyen Thi Quynh Nhu Use your smartphone to scan this QR code and download this article ABSTRACT International students are becoming a significant part of global mobility. Studies from different parts of the world have shown they not only have impacts on education but also contribute to tourism. They make up a distinctive group of international tourists characterized by travelling fre- quency, types of tourist activities, accommodation preferences, levels of expenditure and poten- tials of attracting visits of friends and relatives. In other words, international tourists not only directly contribute to but could also have long term impact on the destination country's tourism. As Viet- nam has proactively engage in international integration in higher education, which would result in an increase in the influx of international students, an exploratory study on this group of potential tourists is needed. Based on researches from different countries this article identifies features of in- ternational students in conducting tourist activities before proposing recommendations for more effective engagement in this group of clients with the highlights of the role of Vietnam National University-Ho Chi Minh City (VNU-HCM) and linkages among higher education institutions in Ho Chi Minh City Metropolitan Area and the Mekong Delta. Key words: international students, Mekong Delta, potentials for tourism Cite this article : Khanh M T K, Nhu N T Q. International students: potential clients for Mekong Delta Tourism. Sci. Tech. Dev. J. - Soc. Sci. Hum.; 5(1):947-954. 954
File đính kèm:
- sinh_vien_quoc_te_nhom_du_khach_tiem_nang_cho_du_lich_dong_b.pdf