Sinh trưởng các lâm phần rừng trồng phòng hộ chắn gió, chắn cát ven biển tỉnh Thanh Hóa

Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng của rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay tại các

huyện và thành phố ven biển tỉnh Thanh Hóa (Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn và

Tĩnh Gia) cho thấy, rừng trồng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay hầu hết là rừng trồng Phi

lao thuần loài. Các trạng thái rừng trồng với mật độ ban đầu 5000 cây/ha (rừng trồng

năm 2010 ở huyện Hậu Lộc; năm 1998, 2007 ở huyện Hoằng Hóa; năm 2015 ở huyện

Quảng Xương; năm 2014 ở huyện Tĩnh Gia) mật độ hiện tại dao động từ 2180 cây/ha đến

4820 cây/ha. Các trạng thái rừng trồng còn lại được trồng với mật độ ban đầu 2500

cây/ha, mật độ hiện tại dao động từ 480 cây/ha đến 1840 cây/ha. Nhìn chung, Phi lao sinh

trưởng khá tốt trên vùng đất cát của các huyện ven biển tỉnh Thanh Hóa. Đường kính và

chiều cao bình quân đạt 17 cm và 19,3 m ở rừng trồng năm 1998; 4,6 cm và 6,6 m ở rừng

trồng năm 2015; dao động từ 14,1 - 18,3 cm và 10,4 - 16,8 m ở rừng trồng năm 2000, từ

12,7 - 14,3 cm và 12,7 - 16,4 m ở rừng trồng năm 2007, từ 10,5 - 12,8 cm và 11,5 - 13,9 m

ở rừng trồng năm 2010, từ 6,4 - 8,9 cm và 8,3 - 10,8 m ở rừng trồng năm 2014. Chỉ tiêu

tăng trưởng bình quân chung cho thấy cây tăng trưởng mạnh về đường kính và chiều cao

ở những năm đầu, sau đó giảm dần khi tuổi tăng lên.

Sinh trưởng các lâm phần rừng trồng phòng hộ chắn gió, chắn cát ven biển tỉnh Thanh Hóa trang 1

Trang 1

Sinh trưởng các lâm phần rừng trồng phòng hộ chắn gió, chắn cát ven biển tỉnh Thanh Hóa trang 2

Trang 2

Sinh trưởng các lâm phần rừng trồng phòng hộ chắn gió, chắn cát ven biển tỉnh Thanh Hóa trang 3

Trang 3

Sinh trưởng các lâm phần rừng trồng phòng hộ chắn gió, chắn cát ven biển tỉnh Thanh Hóa trang 4

Trang 4

Sinh trưởng các lâm phần rừng trồng phòng hộ chắn gió, chắn cát ven biển tỉnh Thanh Hóa trang 5

Trang 5

Sinh trưởng các lâm phần rừng trồng phòng hộ chắn gió, chắn cát ven biển tỉnh Thanh Hóa trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 1760
Bạn đang xem tài liệu "Sinh trưởng các lâm phần rừng trồng phòng hộ chắn gió, chắn cát ven biển tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sinh trưởng các lâm phần rừng trồng phòng hộ chắn gió, chắn cát ven biển tỉnh Thanh Hóa

Sinh trưởng các lâm phần rừng trồng phòng hộ chắn gió, chắn cát ven biển tỉnh Thanh Hóa
ng xuất hiện gió Tây Nam khô 
nóng. Bão và áp thấp nhiệt đới từ 2002 - 2015 có tới 11 cơn b o c tâm b o đổ bộ vào 
Thanh Hóa, gây thiệt hại rất lớn về ngƣời, tài sản (nhà ở, giao thông, thủy lợi, đê biển, công 
trình điện, văn h a, thông tin liên lạc...); sạt lở đất làm mất đất sản xuất ven sông, ven biển, 
về sản xuất gây ngập úng, nhiễm mặn làm hƣ hại lúa, màu và nuôi trồng thủy sản. 
 Tháng 9/2017, Thanh Hóa chịu ảnh hƣởng của bão số 10 Doksuri đ làm 15 ngƣời chết, 
2.681 ngôi nhà bị thiệt hại, 39.698 ngôi nhà bị ngập, 1.913,7 ha diện tích lúa và 12.155,3 ha 
diện tích hoa màu bị thiệt hại. Vùng biển Thanh H a cũng tan hoang sau b o. Tại huyện 
Hoằng H a s ng to đ làm 8 ao nuôi tôm của ngƣời dân bị vỡ, thiệt hại ƣớc tính hơn 2 tỉ đồng. 
Hơn 2,5 km đê chắn sóng dọc bờ biển khu du lịch Hải Tiến (huyện Hoằng H a) cũng bị sóng 
biển đánh vỡ. Ở huyện Tĩnh Gia, hơn 200 m đê biển tại xã Hải Bình, bị s ng đánh x i lở 
1,2 Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức 
 125 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 49.2020 
 Trong những năm qua thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến 
đổi khí hậu và nƣớc biển dâng. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các huyện ven biển, đặc 
biệt là sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; tranh thủ các nguồn lực đầu tƣ 
cho công tác bảo vệ và phát triển rừng ven biển theo quy hoạch 3 loại rừng từng bƣớc đƣợc 
quan tâm. Từ năm 1993 đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh H a đ và đang thực hiện nhiều 
chƣơng trình, dự án bảo vệ và phát triển rừng ven biển: Chƣơng trình trồng rừng 327, 
chƣơng trình trồng mới 5 triệu ha rừng (dự án 661), Đề án Hội chữ thập đỏ Nhật Bản (JFC 
Project), Tổ chức Hành động và phục hồi rừng ngập mặn Nhật Bản (ATM Project), dự án 
CARE trên địa bàn các huyện và thành phố ven biển tỉnh Thanh Hóa. Các dự án, chƣơng 
trình tập trung vào trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng phòng hộ ven biển đ nâng cao độ che 
phủ rừng toàn quốc nói chung và vùng ven biển Thanh Hóa nói riêng. 
 Tuy nhiên, công tác trồng rừng ven biển tỉnh Thanh H a cũng gặp nhiều kh khăn 
do thƣờng xuyên chịu tác động tiêu cực mạnh mẽ của thiên nhiên gió bão, triều cƣờng, 
sóng biển gây sạt lở bờ biển làm mất rừng. Bên cạnh đ , các hạn chế về việc áp dụng các 
biện pháp kỹ thuật lâm sinh, quản lý bảo vệ, tập quán canh tác của ngƣời dân, chuyển đổi 
mục đích sử dụng rừng và đất rừng sang mục đích khác nhƣ xây dựng, nuôi tôm trên cát  
đ và đang ảnh hƣởng đến rừng. Vì vậy cây trồng sinh trƣởng kém, tỷ lệ thành rừng thấp, 
giảm khả năng phòng hộ của rừng. Đ là mối nguy hại ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hệ 
sinh thái rừng cũng nhƣ sinh kế ngƣời dân ven biển. 
 Kết quả nghiên cứu về sinh trƣởng của rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay ven 
biển tỉnh Thanh Hóa sẽ là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nhằm phục hồi và 
phát triển rừng bền vững, nâng cao khả năng phòng hộ của rừng, giảm nh các thiệt hại về 
thiên tai, gió bão gây ra cho các huyện và thành phố ven biển tỉnh Thanh Hóa. 
 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
 2.1. Đối tƣ ng nghiên cứu 
 Đối tƣợng nghiên cứu là rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát trên 5 huyện và thành phố 
ven biển tỉnh Thanh Hóa là Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xƣơng và Tĩnh Gia. 
 2.2. Nội dung nghiên cứu 
 Đánh giá sinh trƣởng về đƣờng kính và chiều cao các lâm phần rừng trồng Phi lao tại 
5 huyện và thành phố ven biển tỉnh Thanh Hóa. 
 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 
 2.3.1. hương pháp thu thập số liệu 
 Để thu thập số liệu về sinh trƣởng cây rừng trên khu vực nghiên cứu, đề tài sử dụng 
phƣơng pháp điều tra trên ô tiêu chuẩn (ÔTC) điển hình (theo tuổi rừng) trên các huyện và 
thành phố ven biển tỉnh Thanh Hóa. Tại các huyện với mỗi tuổi rừng lập 1 ÔTC. Diện tích 
ÔTC là 500 m2 (20 m x 25 m). Trên các ô tiêu chuẩn, tiến hành đo đếm thu thập các số liệu 
về: Đƣờng kính ngang ngực (D1.3), chiều cao vút ngọn (Hvn). Phƣơng pháp đo các chỉ tiêu 
sinh trƣởng của cây nhƣ sau: 
126 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 49.2020 
 Đường kính ngang ngực: Đƣợc đo bằng thƣớc k p kính theo hai chiều vuông góc 
với nhau. Đơn vị đo là centimet (cm). 
 Chiều cao vút ngọn (Hvn): Đƣợc đo bằng thƣớc đo cao Blumeleiss. Đơn vị đo là mét. 
 2.3.2. hương pháp xử lý số liệu 
 Số liệu về các chỉ tiêu sinh trƣởng của cây đƣợc xử lý bằng phần mềm Excel. 
 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
 Kết quả nghiên cứu về các chỉ tiêu sinh trƣởng của các lâm phần rừng trồng phòng 
hộ chắn gi , chắn cát ven biển tỉnh Thanh H a đƣợc thể hiện ở bảng 1 sau: 
 Bảng 1. Sinh trƣởng đƣờng kính và chiều cao cây 
 Năm N D1.3 Hvn 
 Huyện 
 trồng (cây/ha) D1.3 (cm) S S% D Hvn(m) S S% H 
 Hậu Lộc 2010 3120 10,5 2,2 21,0 1,3 11,8 1,5 12,6 1,5 
 1998 3000 17,0 3,8 22,8 0,9 19,3 1,21 6,4 1,0 
 2000 1720 15,4 3,8 24,7 0,9 16,8 3,04 18,1 0,9 
 Hoằng Hóa 
 2007 2180 12,7 3,4 26,8 1,2 16,5 3,6 21,8 1,5 
 2014 1833 8,85 3,1 35,0 2,2 10,8 3,35 31,o 2,7 
 2007 1527 14,3 3,7 25,9 1,3 14,1 2,05 14,5 1,3 
 Sầm Sơn 
 2010 1540 12,8 4,9 38,3 1,6 11,5 3,5 28,0 1,4 
 2000 1840 18,3 2,48 13,5 1,0 15,6 2,18 14,0 0,9 
 Quảng 2007 1447 13,3 3,71 27,8 1,2 12,7 2,86 22,5 1,2 
 Xƣơng 2010 1533 11,9 3,5 29,4 1,5 12,6 3,5 27,8 1,6 
 2015 4820 4,6 1,2 26,1 1,5 6,6 1,6 24,2 2,2 
 2000 480 14,1 4,8 34,0 0,8 10,4 4,9 47,1 0,6 
 2010 1340 12,2 2,6 21,2 1,5 13,9 1,23 8,9 1,7 
 Tĩnh Gia 
 2012 1060 12,2 4,2 34,4 2,0 10,7 1,86 17,3 1,8 
 2014 2288 6,4 2,94 45,9 1,6 8,3 2,89 30,0 2,1 
 Huyện Hậu Lộc: Trong các huyện ven biển tỉnh Thanh Hóa thì Hậu Lộc là huyện có 
diện tích rừng Phi lao nhỏ nhất, chỉ có 1 trạng thái rừng đƣợc trồng vào năm 2010. Kết quả 
nghiên cứu cho thấy, mật độ trung bình hiện tại của rừng là 3120 cây/ha. Đƣờng kính 
ngang ngực trung bình là 10,5 cm. Hệ số biến động về đƣờng kính ngang ngực là 21%. 
Mật độ cây rừng còn tƣơng đối lớn nên cây sinh trƣởng về chiều cao mạnh hơn đƣờng 
kính. Sự phân hóa về đƣờng kính giữa các cây trong rừng không lớn. Cây c sinh trƣởng 
chiều cao trung bình là 11,8 m. Hệ số biến động về chiều cao là 12,6%. Tăng trƣởng bình 
quân chung về đƣờng kính đạt 1,3cm/năm và chiều cao đạt 1,5 m/năm. 
 Huyện Hoằng Hóa: Về sinh trƣởng đƣờng kính: Trên địa bàn huyện có các trạng 
thái rừng trồng ở các năm: 1998, 2000, 2007, 2014. Rừng trồng năm 1998 thuộc địa phận 
xã Hoằng Châu, rừng đƣợc trồng đ lâu nhƣng do rừng đƣợc quản lý bảo vệ tốt nên mật độ 
hiện tại của cây rừng còn khá cao (3000 cây/ha) và cao hơn những trạng thái rừng còn lại. 
Sinh trƣởng về đƣờng kính của rừng dao động từ 8,9 cm đến 17 cm. Rừng trồng năm 1998 
c đƣờng kính lớn nhất là 17 cm, rừng trồng năm 2000 c đƣờng kính trung bình là 
 127 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 49.2020 
15,4cm, rừng trồng năm 2007 là 12,7 cm và thấp nhất là rừng trồng năm 2014 c đƣờng 
kính 8,9 cm. Hệ số biến động về đƣờng kính ở trạng thái rừng non lớn hơn và c chiều 
hƣớng giảm dần theo tuổi, lớn nhất là rừng trồng năm 2014 c S% là 35% và nhỏ nhất là 
22,8% ở rừng trồng năm 1998. Nhìn chung, hệ số biến động ở các trạng thái rừng tƣơng 
đối cao. Tăng trƣởng bình quân chung về đƣờng kính lớn nhất ở rừng trồng năm 2014 đạt 
2,2 cm/năm và thấp nhất ở rừng trồng năm 1998 và 2000. 
 Về sinh trƣởng chiều cao: Rừng trồng năm 1998 c chiều cao trung bình là 19,3 m, 
năm 2000 là 16,8 m, năm 2007 là 16,5 m và năm 2014 là 10,8 m. Hệ số biến động về chiều 
cao ở các trạng thái rừng đều thấp hơn so với đƣờng kính và cũng theo quy luật là giảm 
theo tuổi. Hệ số biến động về chiều cao cao nhất là ở trạng thái rừng trồng năm 2014 là 
31% và thấp nhất chỉ có 6,4% ở trạng thái rừng trồng năm 1998. Tăng trƣởng bình quân 
chung về chiều cao của rừng trồng năm 2014 cũng cao nhất và đạt 2,7 m/năm. 
 Thành phố Sầm Sơn: Kết quả ở bảng 1 cho thấy trên địa bàn Thành phố Sầm Sơn c 2 
trạng thái rừng là rừng trồng năm 2007 và năm 2010. Mật độ hiện tại ở cả hai trạng thái gần 
bằng nhau, mật độ rừng trồng năm 2007 là 1527 cây/ha và năm 2010 là 1540 cây/ha. 
 Về sinh trƣởng đƣờng kính: Rừng trồng năm 2007 c đƣờng kính trung bình là 
14,3 cm, hệ số biến động về đƣờng kính là 25,9%. Rừng trồng năm 2010 c đƣờng kính 
trung bình là 12,8 cm và hệ số biến động về đƣờng kính là 38,3%. Nhƣ vậy, mật độ hệ số 
biến động về đƣờng kính ở cả hai trạng thái rừng đều khá cao. Tăng trƣởng bình quân 
chung về đƣờng kính đạt 1,6 cm/năm đối với rừng trồng năm 2010 và 1,3 cm/năm đối 
với rừng trồng năm 2007. 
 Sinh trƣởng về chiều cao: Rừng trồng năm 2007 c chiều cao trung bình là 14,1 m 
và hệ số biến động về chiều cao là 14,5%. Rừng trồng năm 2010 c chiều cao trung bình là 
11,5 m và hệ số biến động về chiều cao là 28%. Tăng trƣởng bình quân chung về chiều cao 
đạt 1,4 m/năm đối với rừng trồng năm 2010 và 1,3 m/năm đối với rừng trồng năm 2007. 
 Huyện Quảng Xương: Rừng trồng trên đất cát của huyện Quảng Xƣơng c 4 trạng 
thái là rừng trồng năm 2000, 2007, 2010 và 2015. Mật độ rừng trồng năm 2015 còn khá 
cao (4820 cây/ha), mật độ ở các trạng thái rừng còn lại gần nhƣ bằng nhau, rừng trồng năm 
2000 là 1840 cây/ha, năm 2007 là 1447 cây/ha, năm 2010 là 1533 cây/ha. 
 Sinh trƣởng về đƣờng kính: Đƣờng kính trung bình của các trạng thái dao động từ 
4,6 cm (rừng trồng năm 2015) đến 18,3 cm (rừng trồng năm 2000). Hệ số biến động về 
đƣờng kính tƣơng đối nhỏ ở rừng trồng năm 2000 (13,5%). Ở các trạng thái còn lại mức độ 
phân hóa về đƣờng kính gần nhƣ bằng nhau và dao động từ 26,1% đến 29,4%. Tăng 
trƣởng bình quân chung về đƣờng kính của các trạng thái rừng khá đều nhau và đạt từ 
1cm/năm đến 1,5 cm/năm. 
 Sinh trƣởng chiều cao: Rừng trồng năm 2000 c chiều cao trung bình là 15,6 m, hệ 
số biến động về chiều cao thấp (14%). Rừng trồng năm 2007 c chiều cao trung bình là 
12,7 m và hệ số biến động về chiều cao là 22,5%. Rừng trồng năm 2010 c chiều cao 
trung bình là 12,6 m và hệ số biến động về chiều cao là 27,8%. Rừng trồng năm 2015 c 
chiều cao trung bình là 6,6 và hệ số biến động về chiều cao là 24,2%. Tăng trƣởng bình 
128 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 49.2020 
quân chung về chiều cao cao nhất là 2,2 m/năm ở rừng trồng năm 2015 và thấp nhất là 
0,9 m/năm đối với rừng trồng năm 2000. 
 Huyện Tĩnh Gia: Kết quả nghiên cứu cho thấy, rừng trồng trên đất cát của huyện của 
Tĩnh Gia c 4 trạng thái là rừng trồng năm 2000, 2010, 2012 và 2014 và loài cây cũng đều 
là Phi lao. Mật độ cây ở rừng trồng năm 2000 còn khá thấp (480 cây/ha), mật độ cây ở 
rừng trồng năm 2014 còn tƣơng đối cao (2288 cây/ha). Trạng thái rừng trồng năm 2010 
mật độ còn 1340 cây/ha và rừng trồng năm 2012 còn 1060 cây/ha. 
 Sinh trƣởng về đƣờng kính: Rừng trồng năm 2000 c đƣờng kính trung bình của cây 
cao nhất là 14,1 cm, năm 2010 c đƣờng kính trung bình là 12,2 cm, năm 2012 c đƣờng 
kính trung bình là 12.2 cm, năm 2014 c đƣờng kính trung bình là 6,4 cm. Hệ số biến động 
về đƣờng kính lớn ở các trạng thái rừng tƣơng đối cao, dao động từ 21,2% đến 45,9%. 
Tăng trƣởng bình quân chung về đƣờng kính lớn nhất là rừng trồng năm 2012 đạt 2,0 
cm/năm và thấp nhất là rừng trồng năm 2000, đạt 0,8 cm/năm. 
 Sinh trƣởng chiều cao: Chiều cao của các trạng thái rừng dao động từ 8,3 m đến 13,9 m. 
Rừng trồng năm 2000 c chiều cao khá thấp, cây sinh trƣởng kém. Rừng trồng năm 2010 
có chiều cao trung bình là 13,9 m, năm 2012 c chiều cao trung bình là 10,7 m, năm 2014 
có chiều cao trung bình là 8,3 m. Hai trạng thái rừng trồng năm 2000 và 2014 c hệ số biến 
động về chiều cao khá lớn (47,1% và 30%), hai trạng thái rừng còn lại có hệ số biến động 
về chiều cao thấp. Tăng trƣởng bình quân chung về chiều cao lớn nhất là rừng trồng năm 
2014 đạt 2,1m/năm và thấp nhất là rừng trồng năm 2000 đạt 0,6 m/năm. 
 4. KẾT LUẬN 
 Kết quả nghiên cứu trên cho thấy rừng trồng trên đất cát của các huyện ven biển tỉnh 
Thanh hóa đều là rừng trồng thuần loài Phi lao với mật độ cây dao động từ 480 đến 4820 
cây/ha. Hầu hết các trạng thái rừng đƣợc trồng từ năm 2012 trở về trƣớc (trừ rừng trồng 
năm 2010 ở Hậu Lộc và rừng trồng năm 1998, 2000 ở Hoằng Hóa) thì mật độ cây còn 
tƣơng đối thấp và cây phân bố không đều, một số cây sinh trƣởng kém do cụt ngọn, sâu 
bệnh đặc biệt một số trạng thái rừng của huyện Tĩnh Gia. Vì vậy, với các trạng thái rừng 
này cần phải trồng bổ sung để phục hồi rừng đảm bảo cả về mật độ và chất lƣợng rừng. 
Nhìn chung, Phi lao sinh trƣởng khá tốt trên vùng đất cát của các huyện ven biển tỉnh 
Thanh hóa. Đƣờng kính bình quân lớn nhất đạt 18,3cm và chiều cao đạt tới 19,3 m. Hệ số 
biến động về đƣờng kính lớn nhất là 45,9% và nhỏ nhất là 13,5%. Hệ số biến động về 
chiều cao lớn nhất là 47,1% và nhỏ nhất là 6,4%. Cây tăng trƣởng mạnh về đƣờng kính và 
chiều cao ở những năm đầu, sau đ giảm dần theo tuổi. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão Thanh Hóa (2017), Báo cáo số 167/BC-
 PCTT&TKCN về tình hình thiệt hại, công tác khắc phục hậu quả do mưa, lũ áp thấp 
 nhiệt đới gây ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 
 129 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 49.2020 
[2] Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế (1999), Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp 
 vùng khu 4 cũ, Kết quả nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp vùng Bắc Trung bộ 1991-
 1996, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 
[3] Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa (2016), Báo cáo quy hoạch 
 bảo vệ và phát triển rừng ven biển tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2025. 
 THE GROWTH OF PROTECTION FORESTS AGAINST SAND AND 
 WIND IN COASTAL AREAS IN THANH HOA 
 Lai Thi Thanh, Pham Huu Hung 
 ABSTRACT 
 Results on the study of the development of protection forests against sand and wind in 
coastal districts and cities in Thanh Hoa (Nga Son, Hau Loc, Hoang Hoa, Sam Son and Tinh 
Gia) show that most of the protection forests against sand and wind are purebred Casuarina 
equisetifolia forests. Planted forest with initial density of 5000 trees/ha (planted forest in 
2010 in Hau Loc district; in 1998, 2007 in Hoang Hoa; in 2015 in Quang Xuong; in 2014 in 
Tinh Gia) the current density ranged from 2180 plants/ha to 4820 plants/ha. The remaining 
forest was planted with initial density of 2500 trees/ha, the current density ranged from 480 
plants/ha to 1840 plants/ha. In general, casuarinas grow well on sandy soil in coastal 
districts of Thanh Hoa. The average diameter and height was 17cm and 19,3m in planted 
forest in 1998; 4,6cm and 6,6m in planted forest in 2015; ranging from 14,1cm to 18,3cm 
and from 10,4m to 16,8m in planted forest in 2000, from 12,7cm to 14,3cm and from 12,7m 
to 14,6m in planted forest in 2007, from 10,5cm to 12,8cm and from 11,5m to 13,9m in 
planted forest in 2010, from 6,4cm to 8,9cm and from 8,3m to 10,8m in planted forest in 
2014. Plants grew strongly in diameter and height in early years, then decreased with age. 
 Keywords: Protection forests against sand and wind, coastal protection forest, 
forest growth. 
* Ngày nộp bài: 6/8/2018; Ngày gửi phản biện: 23/8/2018; Ngày duyệt đăng: 4/3/2020 
130 

File đính kèm:

  • pdfsinh_truong_cac_lam_phan_rung_trong_phong_ho_chan_gio_chan_c.pdf