Sinh hoạt tín ngưỡng và một số khía cạnh kinh tế (Qua khảo cứu tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng

Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng Đồng bằng

Bắc Bộ là một loại hình tín ngưỡng dân gian được ra đời từ rất

sớm trong lịch sử. Cùng với thời gian, tín ngưỡng thờ Mẫu đã

có sự biến đổi để có thể phản ánh được sự thay đổi của xã hội

Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Nếu như trước

thế kỷ XVI, tín ngưỡng thờ Mẫu gắn nhiều với nền kinh tế nông

nghiệp thì sau thế kỷ XVI đã dần chuyển sang phản ánh nền

kinh tế hàng hóa với vai trò mới nổi của các thương nhân (qua

hình ảnh của Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Tam Tòa Thánh Mẫu).

Cho đến nay, tín ngưỡng thờ Mẫu vẫn tiếp tục phát triển trong

mối quan hệ mật thiết với hoạt động thương mại. Hàng loạt các

đền phủ thờ Mẫu được mọc lên trên con đường buôn bán Bắc -

Nam với sự tham gia của hầu hết các con nhang, đệ tử là những

người làm ăn buôn bán. Khi tham gia vào các sinh hoạt tín

ngưỡng thờ Mẫu, các con nhang đệ tử đã tìm thấy cho mình chỗ

dựa về tinh thần để có thể tự tin tham gia các hoạt động kinh tế.

Đồng thời, bản thân các cộng đồng dân cư - nơi đặt các đền,

phủ Mẫu hoặc các bản hội với vai trò trung tâm là các đồng

thầy - cũng chịu sự tác động mạnh mẽ trên phương diện đời

sống kinh tế.

Sinh hoạt tín ngưỡng và một số khía cạnh kinh tế (Qua khảo cứu tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng trang 1

Trang 1

Sinh hoạt tín ngưỡng và một số khía cạnh kinh tế (Qua khảo cứu tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng trang 2

Trang 2

Sinh hoạt tín ngưỡng và một số khía cạnh kinh tế (Qua khảo cứu tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng trang 3

Trang 3

Sinh hoạt tín ngưỡng và một số khía cạnh kinh tế (Qua khảo cứu tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng trang 4

Trang 4

Sinh hoạt tín ngưỡng và một số khía cạnh kinh tế (Qua khảo cứu tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng trang 5

Trang 5

Sinh hoạt tín ngưỡng và một số khía cạnh kinh tế (Qua khảo cứu tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng trang 6

Trang 6

Sinh hoạt tín ngưỡng và một số khía cạnh kinh tế (Qua khảo cứu tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng trang 7

Trang 7

Sinh hoạt tín ngưỡng và một số khía cạnh kinh tế (Qua khảo cứu tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng trang 8

Trang 8

Sinh hoạt tín ngưỡng và một số khía cạnh kinh tế (Qua khảo cứu tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng trang 9

Trang 9

Sinh hoạt tín ngưỡng và một số khía cạnh kinh tế (Qua khảo cứu tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang xuanhieu 3000
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sinh hoạt tín ngưỡng và một số khía cạnh kinh tế (Qua khảo cứu tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sinh hoạt tín ngưỡng và một số khía cạnh kinh tế (Qua khảo cứu tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng

Sinh hoạt tín ngưỡng và một số khía cạnh kinh tế (Qua khảo cứu tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng
thực dụng cao của tín đồ thì phải chăng niềm tin về mối quan hệ mật 
thiết giữa tín ngưỡng thờ Mẫu và hoạt động buôn bán, kinh doanh đã 
tạo nên điều đó! 
 Như vậy, với tín đồ của tín ngưỡng thờ Mẫu, niềm tin của họ vào 
thần linh Tứ phủ đóng vai trò rất quan trọng giúp họ có thể yên tâm, 
tự tin để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình trong đời sống 
thực. Và tất nhiên, trong thực tế thì kết quả cuối cùng phụ thuộc rất 
nhiều vào chính hành động của bản thân họ, còn lộc Thánh (sự phù 
hộ, vật thiêng) chỉ là chỗ dựa về tinh thần, là “vốn ban đầu”15 mà 
Thánh ban mà thôi. 
 4. Tín ngưỡng thờ Mẫu và kinh tế dưới khía cạnh cộng đồng. 
 Tín ngưỡng thờ Mẫu không chỉ là một hình thái ý thức xã hội mà 
nó còn là một hiện tượng xã hội với những sinh hoạt tín ngưỡng, như: 
nghi lễ thờ cúng, cơ sở thờ tự, cộng đồng tín đồ trong sự tác động 
qua lại với các hiện tượng xã hội khác. 
 Với sự hồi sinh và phát triển mạnh mẽ của tín ngưỡng thờ Mẫu 
vùng Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay thì chính những sinh hoạt tín 
ngưỡng này đã tác động mạnh mẽ tới xã hội, trong đó không thể 
không kể đến những lợi ích về kinh tế mà các cộng đồng cư dân sống 
quanh các cơ sở thờ Mẫu được hưởng lợi, như: Làng Cổ Mễ, Từ Sơn, 
Bắc Ninh; Phủ Giầy ở Nam Định; Đền Sòng Sơn ở Thanh Hóa; Đền 
ông Hoàng Mười ở Hà Tĩnh; Đền Hoàng Bảy ở Lào Cai; Phủ Tây Hồ 
ở Hà Nội; Đền Mẫu Thượng Ngàn ở Yên Bái; Đền Chúa Thác Bờ ở 
Hòa Bình, v.v 
 Theo thống kê thì lượng khách hành hương về Phủ Giầy, Nam 
Định vào khoảng 1,5 triệu khách/năm16 với trên dưới 1.000 canh hầu 
trình và hầu giá tại Phủ Giầy/năm17; Phủ Tây Hồ, Hà Nội vào những 
ngày đầu xuân năm mới trung bình có hàng vạn khách về lễ Mẫu mỗi 
Nguyễn Hữu Thụ. Sinh hoạt tín ngưỡng và một số khía cạnh kinh tế 123 
ngày18. Còn theo thống kê của Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Bắc Ninh, 
có những thời điểm số người về hành lễ tại đền Bà Chúa Kho lên đến 
200.000 người/ngày. Với một lượng người lớn như vậy đổ về một cơ 
sở tín ngưỡng đã giúp cho cộng đồng cư dân ở đây có cơ hội tìm kiếm 
việc làm và tăng thêm thu nhập. Một loạt các dịch vụ của người dân 
được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu của những người đi lễ, như: 
sản xuất và bán hương, hoa, vàng mã, viết sớ, sắp lễ, cúng khấn, dịch 
vụ ăn uống, ngủ nghỉ, trông giữ xe, quản lý và tu bổ cơ sở thờ tự,. 
Thậm chí có nơi Ban quản lý cơ sở tín ngưỡng phải tiến hành phân bổ 
“chỉ tiêu” người được phép làm dịch vụ cúng thuê trong di tích cho 
từng gia đình trong làng hay tiến hành bốc thăm, đấu giá những vị trí 
bán hàng trong khuôn viên của điện thờ để tránh tình trạng tranh chấp 
lẫn nhau. 
 Bên cạnh sự được lợi của cộng đồng cư dân tại chỗ thì bản thân 
những cơ sở tín ngưỡng cũng không ngừng tăng thêm nguồn thu từ 
tiền giọt dầu, công đức mà người đi lễ dâng lên. Một số ông đồng bà 
đồng cho biết, nếu trước đây việc hành hương về các đền, phủ lớn của 
tín ngưỡng thờ Mẫu thường không phải đăng ký trước và với số tiền 
giọt dầu cúng cho bản đền là không nhiều (khoảng 50.000đ-
100.000đ), thì hiện nay, để có thể thực hiện được các vấn hầu ở những 
đền phủ lớn này, các ông đồng, bà đồng thường phải đăng ký trước 
với bản đền và phải bỏ ra từ 300.000đ đến 500.000đ với những canh 
hầu giá, còn hầu trình trầu thì chỉ từ 100.000 - 150.000đ tiền giọt 
dầu19, chưa kể các tiền dịch vụ khác như vàng mã, ăn uống, ngủ 
nghỉ,.... Bên cạnh đó, không thể không nói đến khoản tiền công đức 
mà các đồng thầy dâng cúng vào điện thờ sau khi làm lễ (số tiền này 
nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào quy mô của buổi lễ lớn hay nhỏ và khả 
năng kinh tế của tín đồ mạnh hay yếu). 
 Đó chính là lý do mà rất nhiều các đền, phủ trong tín ngưỡng thờ 
Mẫu ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay đã được trùng tu và sửa chữa 
với một hệ thống dịch vụ tâm linh hết sức chuyên nghiệp được hình 
thành để có thể thu hút được nhiều hơn nữa tín đồ hành hương về lễ 
Mẫu. Theo đó, các nhà đền có thể cung cấp thầy cúng, cung văn, hầu 
dâng (của nhà đền), vàng mã, trang phục lễ, các loại lễ vật cũng như 
124 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2019 
các dụng cụ khác dùng trong nghi lễ lên đồng và các nghi lễ khác của 
tín ngưỡng thờ Mẫu. Thậm chí một số nhà đền còn cung cấp cả dịch 
vụ đổi tiền lẻ và dịch vụ ăn uống, ngủ nghỉ cho tín đồ về hành lễ. Rõ 
ràng là sự gia tăng các sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu đã tạo ra một 
lượng việc làm và thu nhập đáng kể cho cộng đồng cư dân nơi có cơ 
sở thờ tự. Như Trần Đình Luyện đã khẳng định khi nghiên cứu về đền 
Bà Chúa Kho: việc có nhiều người về đền Bà Chúa Kho cúng lễ đã 
giúp cho các dịch vụ hỗ trợ của cư dân địa phương phát triển mạnh mẽ 
với sự tham gia của hàng nghìn người dân làng Cổ Mễ và xã Vũ Ninh. 
Khu di tích được bảo vệ, tu bổ, tôn tạo ngày càng khang trang, làng 
xóm đổi mới, đời sống người dân được nâng cao nhanh chóng20. 
 Những sinh hoạt tín ngưỡng không chỉ đem lại nguồn lợi kinh tế 
cho cộng đồng cư dân tại chỗ mà còn góp phần tạo lên một mạng lưới 
liên kết về kinh tế giữa những người trong cùng một bản hội. Bản hội 
(bản phủ, bản đền) là một nhóm người có cùng niềm tin đối với tín 
ngưỡng thờ Mẫu mà trung tâm của sự liên kết giữa họ với nhau là 
Đồng Thầy. Mỗi đồng thầy sẽ tìm cách mở rộng càng nhiều càng tốt 
số lượng các con nhang, đệ tử để bản hội của mình lớn mạnh. Việc 
bản hội ngày càng lớn mạnh không chỉ đem lại nhiều lợi ích về kinh tế 
cho đồng thầy mà ngay cả con nhang đệ tử trong bản hội cũng được 
hưởng lợi nhất định. Nguyễn Ngọc Mai trong nghiên cứu của mình đã 
chỉ ra rằng rất nhiều người tham gia vào bản hội của một đồng thầy 
nào đó thì bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu về tâm linh họ còn được 
hưởng lợi từ rất nhiều sự liên kết giữa họ với đồng thầy, giữa họ với 
các con nhang đệ tử khác về mặt kinh tế21. Như Nguyễn Kim Hiền 
nhận xét, ngoài việc tìm kiếm niềm tin nơi thần cho cá nhân, bản hội 
còn có thể coi là một liên minh làm ăn tin cậy22. 
 Để chuẩn bị cho buổi lễ lên đồng thì các ông đồng, bà đồng phải lo 
bầy biện, trang trí ban thờ, như: hoa quả, bánh kẹo, rượu, bia, thuốc lá, 
nước,; đồ vàng mã để dâng cúng các vị thần linh; quần áo trang 
phục các giá hầu; mời cung văn, thầy cúng, hầu dâng... Thông thường, 
các ông đồng, bà đồng sẽ có trong tay một số nguồn cung cấp có uy 
tín về chất lượng, giá cả và dịch vụ mà thầy đồng thấy phù hợp với 
mình. Tuy nhiên, theo quan sát của tác giả thì hầu hết những nhà cung 
Nguyễn Hữu Thụ. Sinh hoạt tín ngưỡng và một số khía cạnh kinh tế 125 
cấp ấy đều là con nhang, đệ tử của đồng thầy. Đó chính là sự ưu tiên 
của đồng thầy cho người trong bản hội của mình trước khi có sự lựa 
chọn ở bên ngoài. 
 Ngay cả với đội ngũ hầu dâng, cung văn, thầy cúng cũng vậy, mặc 
dù về thực chất, họ có thể thể nhận bất kỳ lời đề nghị tham gia buổi lễ 
của đồng thầy nào - miễn là họ thấy có lợi cho họ. Nhưng thường thì 
cung văn, hầu dâng và thầy cúng sẽ luôn ưu tiên một đồng thầy hay 
bản điện nào đó mà họ cho rằng họ được ăn lộc ở đó, hoặc cũng có thể 
đó chính là nơi đã trình đồng cho họ. Sự ưu tiên này thể hiện ở chỗ, họ 
sẽ không đặt nặng vấn đề tiền cọc hay tiền lộc mà họ nhận được trong 
buổi lễ đó nhiều hay ít (trong sự so sánh với các buổi lễ của các đồng 
thầy hay điện thờ khác mà họ tham gia) hoặc họ cũng có thể hủy lịch 
với những nơi khác mà họ đã nhận lời nếu buổi lễ trùng lịch với đồng 
thầy hay bản điện chính của họ. 
 Những lợi ích về kinh tế của con nhang đệ tử không chỉ dừng lại ở 
việc là nguồn cung cấp đồ lễ, hàng hóa cho đồng thầy, mà còn thể 
hiện ở việc mở rộng mối quan hệ kinh tế, xã hội của bản thân với 
những người trong cùng bản hội. Có thể thấy, chính niềm tin vào thần 
linh Tứ Phủ cùng sự tin tưởng vào quyền năng của đồng thầy đã giúp 
họ có một sự tin tưởng lẫn nhau trong nhiều việc, trong đó có những 
giao dịch kinh tế, làm ăn. Tuy nhiên, khi được hỏi thì phần lớn những 
tín đồ được hưởng lợi về kinh tế khi tham gia vào bản hội đều giải 
thích rằng sự ổn định và phát triển về kinh tế của họ không phải là tình 
cờ, ngẫu nhiên mà đó là do sự phù hộ của thần linh mà người trung 
gian đem đến sự phù hộ ấy chính là đồng thầy mà họ đang theo. Điều 
đó đã phần nào tạo thêm động lực để họ tham gia nhiều hơn vào các 
hoạt động của bản hội khi đồng thầy yêu cầu. 
 5. Trong giai đoạn hiện nay, với sự biến đổi mạnh mẽ của xã hội 
Việt Nam nói riêng (đặc biệt về kinh tế, văn hóa, xã hội), tình hình thế 
giới nói chung, tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng Đồng bằng 
Bắc Bộ và những sinh hoạt tín ngưỡng của nó không những không bị 
mất đi mà ngày càng phát triển mạnh mẽ. Những tác động của nó trên 
bình diện cá nhân và cộng đồng đã đem lại những giá trị tích cực nhất 
định, nhưng cũng không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực, như: 
126 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2019 
tệ nạn mê tín dị đoan tăng lên, kèm theo nó là sự lãng phí về thời gian, 
tiền bạc của cá nhân và xã hội; sự phục hồi quá nhanh của tín ngưỡng 
Mẫu đã phần nào dẫn đến sự lúng túng và bất cập trong quản lý nhà 
nước về sinh hoạt tín ngưỡng nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu nói 
riêng. Để có thể đem lại sự lành mạnh trong các sinh hoạt tín ngưỡng 
thờ Mẫu thì không chỉ đòi hỏi cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật 
về tôn giáo mà còn phải hoàn thiện các hệ thống pháp luật khác, như: 
kinh tế, đất đai, ngân hàng/. 
CHÚ THÍCH: 
1 Đỗ Trinh Huệ (2000), Văn hóa - Tín ngưỡng gia đình Việt Nam qua nhãn quan 
 học giả L. CARDIERE, Nxb. Thuận Hóa, Huế, tr. 79-81. 
2 Hương Nguyên (2004), “Quanh tục thờ Thánh Mẫu”, Di sản văn hóa (7), tr. 74-
 77. 
3 Ngô Đức Thịnh (2010), Đạo Mẫu Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr. 387. 
4 Ngô Đức Thịnh (2010), Đạo Mẫu Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr. 388. 
5 Nhiều tác giả (2008), Sự biến đổi của tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay, 
 Nxb. Thế giới, Hà Nội, tr. 300 
6 Theo GS. Ngô Đức Thịnh, cội nguồn ban đầu của Bà Chúa Kho là nữ thần Mẹ 
 lúa, là biểu tượng của một nền kinh tế nông nghiệp. Trong quá trình vận động 
 của xã hội Việt Nam mà cốt lõi của nó là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần chống 
 giặc ngoại xâm đã dần dần thâm nhập, làm biến dạng nguồn cội ban đầu và trở 
 thành Bà Chúa Kho Lương gắn với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược (Ngô 
 Đức Thịnh (2004), Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở 
 Việt Nam và Châu Á, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 150-156). 
7 https://news.zing.vn/co-nen-vay-von-den-ba-chua-kho-de-lam-giau 
8  
9 Theo Toan Ánh, “Tục đốt vàng mã có ban đầu là dùng đồ bạch ngọc (ngọc 
 trắng) để cúng tế. Đời sau vì bạch ngọc đắt và hiếm, nên người ta thay thế bằng 
 tiền, những tiền này sau khi cúng xong đều bỏ đi rất phí tổn. Trước sự phí tổn 
 này, vua Huyền Tôn nhà Đường ra lệnh dùng tiền giấy thay cho tiền thật, những 
 thoi vàng thoi bạc giấy được thay cho vàng bạc thật và hình những đồng tiền vẽ 
 trên giấy được cúng thay cho tiền quan. Đến đời Đường Thế Tôn, quan Từ tế sứ, 
 lo việc tế tự là Vương Dữ, đã cho cúng toàn tiền giấy rồi đốt đi. Về sau thêm tục 
 cúng quần áo mũ và đồ dùng bằng giấy từ đời Ngũ Đại (Toan Ánh (1992), Tín 
 ngưỡng Việt Nam (quyển thượng - quyển hạ), Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, tr. 416-
 417). 
10 Nhiều tác giả (2008), Sự biến đổi của tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay, 
 Nxb. Thế giới, Hà Nội, tr. 310. 
11 Ngô Đức Thịnh (2004), Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người 
 ở Việt Nam và Châu Á, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 52. 
12 Ngô Đức Thịnh (2010), Đạo Mẫu Việt Nam, tập 2, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr. 306. 
Nguyễn Hữu Thụ. Sinh hoạt tín ngưỡng và một số khía cạnh kinh tế 127 
13 Ngô Đức Thịnh (2010), Đạo Mẫu Việt Nam, tập 2, Sđd, tr. 356. 
14 Ngô Đức Thịnh (2010), Đạo Mẫu Việt Nam, tập 2, Sđd, tr. 95. 
15 Nhiều tác giả (2008), Sự biến đổi của tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay, 
 Nxb. Thế giới, Hà Nội, tr. 301. 
16 Báo Điện tử Giadinh.net, Hội Phủ Dầy “hút” hàng nghìn du khách. 
17 Nguyễn Ngọc Mai (2013), Nghi lễ lên đồng - Lịch sử và giá trị, Nxb. Văn hóa 
 Thông tin, Hà Nội, tr. 190. 
18 Báo Điện tử VTC, Đi lễ Phủ Tây Hồ phải dâng lễ từ xa. 
19 Nguyễn Ngọc Mai (2013), Nghi lễ lên đồng - Lịch sử và giá trị, Nxb. Văn hóa 
 Thông tin, Hà Nội, tr. 127. 
20 Ngô Đức Thịnh (2004), Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người 
 ở Việt Nam và Châu Á, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 159. 
21 Nguyễn Ngọc Mai (2013), Nghi lễ lên đồng - Lịch sử và giá trị, Nxb. Văn hoá 
 Thông tin, Hà Nội, tr. 306. 
22 Nhiều tác giả (2008), Sự biến đổi của tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay, 
 Nxb. Thế giới, Hà Nội, tr. 301. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Toan Ánh (1992), Tín ngưỡng Việt Nam (quyển thượng - quyển hạ), Nxb. Tp. Hồ 
 Chí Minh. 
2. Đỗ Trinh Huệ (2000), Văn hóa-Tín ngưỡng gia đình Việt Nam qua nhãn quan 
 học giả L.CARDIERE, Nxb. Thuận Hóa, Huế. 
3. Nguyễn Ngọc Mai (2013), Nghi lễ lên đồng lịch sử và giá trị, Nxb Văn hoá 
 Thông tin, Hà Nội 
4. Hương Nguyên (2004), “Quanh tục thờ Thánh Mẫu”, Di sản văn hóa (7), tr. 74-
 77. 
5. Nhiều tác giả (2008), Sự biến đổi của tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay, 
 Nxb. Thế giới, Hà Nội. 
6. Ngô Đức Thịnh (2004), Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người 
 ở Việt Nam và Châu Á, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 
7. Ngô Đức Thịnh (2010), Đạo Mẫu Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 
8. Ngô Đức Thịnh (2010), Lên đồng, hành trình của thần linh và thân phận, Nxb. 
 Thế giới, Hà Nội. 
9. Ngô Đức Thịnh (2010), Đạo Mẫu Việt Nam, tập 2, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 
10. Báo Điện tử Giadinh.net, Hội Phủ Dầy “hút” hàng nghìn du khách 
11. Báo Điện tử VTC, Đi lễ Phủ Tây Hồ phải dâng lễ từ xa 
12. https://news.zing.vn/co-nen-vay-von-den-ba-chua-kho-de-lam-giau 
13.  
128 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2019 
Abstract 
 RELIGIOUS ACTIVITIES AND ECONOMIC ASPECTS 
 (Research on the Vietnamese’s Mother Goddess worship in the 
 Red River Delta of Vietnam) 
 Nguyen Huu Thu 
 University of Social Sciences and Humanities, VNU. 
 The Mother Goddess worship of the Vietnamese in the Red River 
Delta is a folk belief that was born early in the history. By the time, 
the worship of Mother Goddesses has changed to reflect the change of 
Vietnamese society in different historical periods. Before the sixteenth 
century, the worship had attached to the agricultural economy. After 
the 16th century, it gradually reflected the commodity economy with 
the emerging of traders’ role (through the image of Princess Lieu 
Hanh and Three Realms). So far, the worship of Mother Goddesses 
has been developed in close relationship with commercial activities. A 
series of Mother Goddesses temples were built along the North-South 
trade road with the participation of businessmen, traders. Believers 
found their spiritual support to be able to confidently participate in 
economic activities when participating in the worship activities, the 
communities who lived around the temples were also influenced (in 
terms of economic life). 
 Keywords: Red River Delta; belief; Mother Goddess worship; 
economy; Vietnam. 

File đính kèm:

  • pdfsinh_hoat_tin_nguong_va_mot_so_khia_canh_kinh_te_qua_khao_cu.pdf