Sáng kiến Genève và vai trò của các nước lớn trong giải quyết chiến tranh ở Đông Dương năm 1954

Cuối thập niên 40 và đầu thập niên 50 của thế kỷ 20, các cuộc xung đột, chiến

tranh, chạy đua nhằm sở hữu vũ khí hạt nhân, sự cạnh tranh địa chính trị giữa các nước

lớn, sự đối đầu giữa hệ thống xã hội chủ nghĩa và hệ thống các nước tư bản do Liên Xô

và Mỹ đứng đầu, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi,

châu Mỹ La – Tinh,. làm cho tình hình thế giới rất căng thẳng. Ở khu vực châu Á, cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam, cuộc chiến tranh Triều Tiên

bùng nổ với sự tham gia của Trung Quốc và liên quân do Mỹ đứng đầu ngày càng khốc

liệt. Tình hình thế giới vốn dĩ đã căng thẳng nay lại càng căng thẳng hơn. Điều này, đặt

ra yêu cầu bức thiết cần phải thiết lập kênh đối thoại giữa các nước với sự tham gia của

các nước lớn và các bên liên quan trực tiếp thông qua các hội nghị quốc tế đa phương

nhằm cùng nhau giải quyết các điểm nóng, tháo ngòi nổ chiến tranh. Sáng kiến Genève

ra đời trong bối cảnh như vậy. Bài viết trình bày bối cảnh ra đời của sáng kiến Genève,

vai trò của các nước lớn trong việc giải quyết chiến tranh ở Đông Dương năm 1954 và

một số kết quả đạt được từ các hội nghị này. Qua đó làm sáng rõ xu thế vận động hòa

bình quốc tế cũng như xu hướng chung giải quyết cuộc chiến tranh ở Đông Dương của

các nước lớn trong quá trình tham gia Hội nghị Genève.

Từ khóa: chiến tranh lạnh, chiến tranh Triều Tiên, chiế

Sáng kiến Genève và vai trò của các nước lớn trong giải quyết chiến tranh ở Đông Dương năm 1954 trang 1

Trang 1

Sáng kiến Genève và vai trò của các nước lớn trong giải quyết chiến tranh ở Đông Dương năm 1954 trang 2

Trang 2

Sáng kiến Genève và vai trò của các nước lớn trong giải quyết chiến tranh ở Đông Dương năm 1954 trang 3

Trang 3

Sáng kiến Genève và vai trò của các nước lớn trong giải quyết chiến tranh ở Đông Dương năm 1954 trang 4

Trang 4

Sáng kiến Genève và vai trò của các nước lớn trong giải quyết chiến tranh ở Đông Dương năm 1954 trang 5

Trang 5

Sáng kiến Genève và vai trò của các nước lớn trong giải quyết chiến tranh ở Đông Dương năm 1954 trang 6

Trang 6

Sáng kiến Genève và vai trò của các nước lớn trong giải quyết chiến tranh ở Đông Dương năm 1954 trang 7

Trang 7

Sáng kiến Genève và vai trò của các nước lớn trong giải quyết chiến tranh ở Đông Dương năm 1954 trang 8

Trang 8

Sáng kiến Genève và vai trò của các nước lớn trong giải quyết chiến tranh ở Đông Dương năm 1954 trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 3060
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến Genève và vai trò của các nước lớn trong giải quyết chiến tranh ở Đông Dương năm 1954", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến Genève và vai trò của các nước lớn trong giải quyết chiến tranh ở Đông Dương năm 1954

Sáng kiến Genève và vai trò của các nước lớn trong giải quyết chiến tranh ở Đông Dương năm 1954
Tiên, sau đó là chiến tranh Đông Dương. Các hội nghị được tổ chức tại thành phố Genève, 
Thụy Sĩ. Hiệp định đình chiến ở Triều Tiên (Thỏa thuận Bàn Môn Điếm) các bên tham 
gia chiến tranh ký kết ngày 27/7/1953. Kết cục của chiến tranh Triều Tiên đã “thúc đẩy xu 
hướng giải quyết các cuộc xung đột vũ trang ở Viễn Đông bằng thương lượng hòa bình và 
khởi động quá trình các nước lớn tìm cách giải quyết vấn đề Đông Dương qua một giải 
pháp quốc tế” (Bộ Ngoại giao, 2002). 
 Sáng kiến Genève ra đời là một kênh đối thoại mới, một diễn đàn đa phương, với sự 
tham gia của các nước lớn. Nổi bật nhất của sáng kiến Genève đó là các nước lớn đã có 
nhiều biện pháp tích cực để giải quyết cuộc chiến tranh Triều Tiên ở khu vực Đông Bắc Á 
và cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở khu vực Đông Dương. 
 3.2. Các nước lớn tham gia giải quyết vấn đề chiến tranh Đông Dương 
 Từ phương thức giải quyết cuộc chiến tranh ở Triều Tiên, Liên Xô đã chủ động đề 
nghị các nước lớn cần thiết tổ chức hội nghị đàm phán hòa bình tiếp theo để giải quyết cuộc 
chiến tranh ở Đông Dương. Là nước đầu tiên đưa ra sáng kiến Genève, Liên Xô đã thể hiện 
vai trò kết nối rất tích cực với các nước lớn và các bên liên quan. Liên Xô cho rằng: “Đình 
 50 
Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 1(50)-2021 
chiến ở Triều Tiên cho thấy các cuộc tranh chấp quốc tế đều có khả năng giải quyết bằng 
thương lượng; đình chiến ở Triều Tiên có thể thúc đẩy chấm dứt chiến tranh ở Đông 
Dương” (Bộ Ngoại giao, 2002). 
 Ngày 25/1/1954, Hội nghị bốn nước lớn Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp được tổ chức tại 
Berlin - Đức, bế mạc ngày 18/2/1954, ra tuyên bố cuối cùng. Hội nghị đã thống nhất sẽ tổ 
chức Hội nghị quốc tế về Triều Tiên vào tháng 4/1954 với sự tham gia của nhiều bên gồm: 
Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp, hai miền Triều Tiên, các nước có quân đội tham 
chiến ở Triều Tiên. Mục tiêu của Hội nghị là tìm kiếm các giải pháp chính trị cho vấn đề 
Triều Tiên. Bên cạnh đó, vấn đề hòa bình cho Đông Dương cũng được xem xét. Việc giải 
quyết cuộc chiến tranh Triều Tiên là mô hình được các nước lớn, kể cả nước Pháp cũng 
đồng thuận và được áp dụng như một “nguyên tắc chuẩn” để giải quyết đối cuộc chiến 
tranh do Pháp tiến hành ở Đông Dương. 
 Ngày 20/2/1954, Thủ tướng Ấn Độ ra lời kêu gọi ngừng bắn ở Đông Dương để tạo 
điều kiện thuận lợi cho Hội nghị Genève. Sau đó, Indonesia, Trung Quốc cũng tán thành tổ 
chức Hội nghị Genève. Đến tháng 4/1954, các nước đã thống nhất được các bên sẽ tham gia 
Hội nghị Genève với phương án chính bên do Liên Xô đề xuất: Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ, 
Anh, Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc gia Việt Nam, Vương quốc Campuchia, 
Vương quốc Lào). Ngày 13/3/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn. Trận quyết chiến 
chiến lược cuối cùng của thực dân Pháp với nhân dân Việt Nam bắt đầu. Thông tin từ việc 
Trung ương Đảng, Chính phủ mở chiến dịch Điện Biên Phủ đã thúc giục quân dân, đồng 
bào cả nước phấn khởi đẩy mạnh các cuộc đấu tranh toàn diện, cùng chia lửa với chiến 
trường Điện Biên Phủ. 
 Sau 56 ngày đêm chiến đấu ngoan cường, ngày 7/5/1954, quân và dân Việt Nam đã 
tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Sự kiện Pháp thất thủ ở Điện Biên Phủ 
nhanh chóng lan toả khắp cả nước và gây nên cơn “chấn động địa cầu”. Các báo tiếng Việt, 
tiếng Pháp đều đồng loạt đưa tin thất bại thảm hại của Pháp ở Điện Biên Phủ. Mặc dù hạn 
chế đến mức tối đa sự kiện Điện Biên Phủ, thế nhưng tin thất trận tại Điện Biên Phủ như 
những “cơn sóng trào cứ dồn dập vỗ bờ” lại càng làm cho quân Pháp và lực lượng Quốc gia 
Việt Nam thêm hoang mang, dao động. Trong thời gian này, nhiều cuộc tuần hành, mít tinh 
của các giới, tầng lớp nhân dân Việt Nam được tổ chức ở các thành phố lớn, đấu tranh công 
khai đưa ra yêu cầu đòi chính phủ Pháp và chính quyền Bảo Đại chấm dứt chiến tranh, 
tham gia cuộc đàm phán tại Hội nghị Genève với Chính phủ Hồ Chí Minh để lập lại hoà 
bình. Điển hình là cuộc đấu tranh chính trị của nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, ký giả và đồng 
bào các giới cả nước trong thời điểm cuối của chiến dịch Điện Biên Phủ đòi chính phủ Pháp 
và chính quyền Bảo Đại phải tham gia Hội nghị và có thiện ý đưa ra các giải pháp lập lại 
hoà bình. Trên trường quốc tế, chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho 
đấu tranh ngoại giao của phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève. 
 Trước đó, thông qua các kênh ngoại giao và các cuộc tiếp xúc báo chí quốc tế, trả lời 
Báo Thụy Điển Expressen ngày 26/11/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Miễn 
 51 
là Chính phủ Pháp đình chỉ cuộc chiến tranh xâm lược thì cuộc đình chiến ở Việt Nam thực 
hiện. Cơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ Pháp thật thà tôn trọng nền độc 
lập thực sự của nước Việt Nam Nếu có những nước nào trung lập muốn cố gắng để xúc 
tiến việc chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam bằng cách thương lượng, thì sẽ được hoan 
nghênh, nhưng việc thương lượng đình chiến chủ yếu là một việc giữa Chính phủ nước Việt 
Nam Dân chủ Cộng hoà với Chính phủ Pháp” (Hồ chí Minh toàn tập, tập 8, 201). Thông 
qua cuộc trả lời phỏng vấn, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cũng đã tỏ rõ quan 
điểm về một giải pháp kết thúc chiến tranh bằng khả năng đàm phán. 
 Ngày 8/5/1954, Hội nghị Genève bắt đầu thảo luận bàn về các giải pháp lập lại hoà 
bình ở Đông Dương. Đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Phó 
Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu. Đoàn đại biểu Pháp do Ngoại trưởng Biault dẫn đầu. 
Tham dự Hội nghị còn có các đoàn đại biểu của Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc, Anh, Quốc gia 
Việt Nam, Vương quốc Lào và Vương quốc Campuchia. 
 Hội nghị Genève diễn biến qua ba giai đoạn chính: Giai đoạn đầu diễn ra từ ngày 
8/5/1954 đến ngày 19/6/1954, các bên tham gia thảo luận các chương trình nghị sự, trình 
bày lập trường của mình về giải pháp cho vấn đề Việt Nam và Đông Dương, với 6 phiên 
toàn thể và 17 phiên hẹp cấp trưởng đoàn (Bộ Ngoại giao, 2002). Giai đoạn thứ hai diễn ra 
từ ngày 20/6/1954 đến ngày 9/7/1954 là thời gian phần lớn các trưởng đoàn vắng mặt tại 
Genève, với sáu phiên họp hẹp. Giai đoạn cuối từ ngày 10/7/1954 đến 20/7/1954, diễn ra 
các cuộc gặp gỡ, trao đổi ráo riết, tay đôi, tay ba hoặc nhiều bên giữa các trưởng đoàn và 
một phiên họp hẹp cấp trưởng đoàn và một phiên họp toàn thể, bế mạc. 
 Ngày 21/7/1954, sau nhiều tháng đấu tranh gay gắt, căng thẳng với 31 phiên họp, 
trong đó 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp, ba Hiệp định đình chiến ở Việt Nam, ở 
Lào và ở Cao miên (Campuchia) được ký kết. Hiệp định có 6 chương, 47 điều, một phụ bản 
và Bản tuyên bố cuối cùng gồm 13 điều(2). 
 Ngày 21/7/1954, Lời tuyên bố của Hội nghị được đưa ra trong đó đưa tên các quốc 
gia Hội nghị Genève về Đông Dương gồm: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc gia Việt 
Nam, Vương quốc Campuchia, Vương quốc Lào, Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ, Anh và Pháp. 
Bên cạnh đó, trong khuôn khổ Hội nghị, còn có các tuyên bố của Pháp về việc sẵn sàng rút 
quân ra khỏi ba nước Đông Dương và tôn trọng độc lập chủ quyền của ba nước Việt – Miên 
– Lào (Bộ Ngoại giao, 2002), Tuyên bố của Vương Quốc Lào, Vương quốc Cam - pu - 
chia. Mặc dù đoàn của Mỹ không ký vào văn bản Hiệp định, nhưng đại diện của chính phủ 
Mỹ cũng ra tuyên bố cam kết: Mỹ sẽ không dùng vũ lực phá hoại hiệp định và 12 điều đầu 
tiên của Tuyên bố chung, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc. 
 Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Eisenhower lại ngay lập tức phủ nhận trách nhiệm của 
Mỹ: “Hoa Kỳ không bị các điều khoản của Hiệp định Genève ràng buộc” (tr.160). Các điều 
khoản được các bên thống nhất ký tại Hội nghị Genève gắn liền với những nội dung cơ bản 
nhất về quốc gia, dân tộc, về quyền bình đẳng giữa các quốc gia được các dân tộc ủng hộ, 
xem đây là cơ sở pháp ký quan trọng. Theo Nguyễn Thị Hạnh (2018), “với tuyên ngôn về 
 52 
Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 1(50)-2021 
quyền bình đẳng giữa các quốc gia được nhắc tới trong Hiến chương Liên hợp quốc đã tạo 
nền tảng pháp lý quốc tế đầu tiên cho các quốc gia thuộc địa và phụ thuộc đấu tranh giành 
độc lập”. Trước xu thế vận động hoà bình quốc tế cũng như xu hướng chung giải quyết 
cuộc chiến tranh ở Đông Dương của các cường quốc tham gia Hội nghị, đặc biệt là Trung 
Quốc và Liên Xô, căn cứ tình hình thực tế, Đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân 
chủ Cộng hoà đã chấp thuận ký Hiệp định. 
 Trong Bản Tuyên bố cuối cùng của đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại 
phiên họp cuối cùng của Hội nghị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm 
Văn Đồng đã có phát biểu: “Nhân dân Việt Nam! Đồng bào miền Nam! Thắng lợi thuộc về 
chúng ta! Độc lập và thống nhất Tổ quốc chúng ta là ở trong tay chúng ta. Những người yêu 
chuộng hoà bình và công lý trên toàn thế giới đều đồng tình với chúng ta. Đồng bào hãy 
nhớ lấy lời Hồ Chủ tịch: “Cuộc đấu tranh phải gian khổ, nhưng cuối cùng chúng ta nhất 
định thắng lợi” (Bộ Ngoại giao, 2002). 
 3.3. Thảo luận 
 Phương thức giải quyết cuộc chiến tranh ở Triều Tiên, Liên Xô đã chủ động đề nghị 
các nước lớn cần thiết tổ chức hội nghị đàm phán hòa bình tiếp theo để giải quyết cuộc 
chiến tranh ở Đông Dương. Là nước đầu tiên đưa ra sáng kiến Genève, Liên Xô thể hiện vai 
trò kết nối rất tích cực giữa các nước lớn và các bên liên quan. Nhìn ở góc độ lợi ích địa 
chiến lược, trước mâu thuẫn đang ở mức cao độ, hai cường quốc Liên Xô và Mỹ cũng 
không muốn đẩy tình hình căng thẳng đi đến cuộc chiến tranh lan rộng, thậm chí là cuộc 
chiến tranh thế giới lần thứ ba. Do vậy, thông qua sáng kiến Genève, xu thế hòa hoãn giữa 
các nước lớn cũng đã làm giảm tình hình căng thẳng trên thế giới, giải quyết được cuộc 
chiến Triều Tiên, ngay sau đó là chiến tranh Đông Dương. 
 Hội nghị Genève không chỉ bàn riêng về vấn đề Việt Nam, Đông Dương mà còn có 
sự dàn xếp, can thiệp và lợi ích chính trị của các nước lớn. Hội nghị thường xuyên bị gián 
đoạn do sự chống phá và bất hợp tác của phái đoàn Mỹ và thế lực hiếu chiến Pháp. Qua 
đây, chúng ta nhận diện được đế quốc Mỹ sẽ là trở lực chính trên con đường thống nhất đất 
nước của nhân dân Việt Nam. Sớm muộn gì, Mỹ sẽ thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở 
Đông Dương một khi thực dân Pháp thất bại. 
 Vấn đề chính đặt ra là sáng kiến Genève có thật sự hữu ích? Lợi ích chính trị giữa các 
bên, đặc biệt là nguyện vọng hòa bình, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam có thật 
sự đạt được? Và nếu như không có thắng lợi trên chiến trường của nhân dân Việt Nam thì 
thực dân Pháp có chịu xuống thang, chấp nhận đàm phán theo sáng kiến Genève với sự 
tham dự của các nước lớn? Những giả định này cũng có thể giúp chúng ta có cái nhìn toàn 
cảnh về sáng kiến Genève, về vai trò của các nước lớn trong việc tham gia giải quyết chiến 
tranh Đông Dương. Về cơ bản, sáng kiến Genève chủ yếu nhằm làm giảm căng thẳng giữa 
Liên Xô và Mỹ, thể hiện xu thế hoà hoãn giữa các nước lớn. Quyền tự quyết của nhân dân 
Việt Nam đã bị gạt sang một bên. Các nước lớn chỉ thật sự vào cuộc khi không thể đảo 
chiều những thắng lợi của nhân dân Việt Nam. 
 53 
4. Kết luận 
 Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, xuất hiện nhiều xung đột, chiến tranh ở các khu 
vực, nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa luôn 
thường trực đã làm cho tình hình trên thế giới căng thẳng cao độ. Trong bối cảnh đó, Liên 
Xô đã chủ động đề xuất sáng kiến Genève. Theo đó, các nước lớn cùng nhau đối thoại, tìm 
các giải pháp giảm căng thẳng, tổ chức các hội nghị quốc tế đa phương giải quyết cuộc 
chiến tranh ở Triều Tiên và Đông Dương. Từ sáng kiến Genève, cuộc chiến tranh Đông 
Dương được đưa ra bàn thảo tại nhiều phiên họp khác nhau của Hội nghị Genève. Ngày 
20/7/1954, Hiệp định đình chiến được ký kết. Các nước lớn tham dự Hội nghị Genève đều 
thông qua bản tuyên bố chung thừa nhận độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh 
thổ của Việt Nam. Đây cũng được xem như một thắng lợi quan trọng của nền ngoại giao 
Việt Nam. Tham dự Hội nghị Genève, lần đầu tiên, Việt Nam tiến hành một hoạt động đối 
ngoại có sự tham dự của tất cả các nước lớn trên thế giới, với lợi ích chính trị và quân sự 
phức tạp. Mặc dù chưa đạt được hết các mục tiêu đề ra nhưng “Bài học đàm phán và ký kết 
Hiệp định Genève 1954 đã được quan tâm đúng mức trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, khi 
Việt Nam tiến hành đàm phán với Hoa Kỳ nhằm chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở 
Việt Nam” (Bộ Ngoại giao, 2002). 
Chú thích: 
(1) TS Đỗ Văn Biên, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM. Nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học 
 Quốc gia TP. Hồ Chí Minh trong khuôn khổ Đề tài mã số C2020-18b-00. 
(2) Các Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam và Lào được ký kết lúc 2h45 phút sáng ngày 21 tháng 7 
 năm 1954; Hiệp định đình chiến tại Campuchia ký lúc 11 giờ ngày 21 tháng 7, nhưng cuối hiệp định 
 ghi: Ký lúc 24 giờ, ngày 20 tháng 7 năm 1954 để giúp cho Chính phủ Mendes France giữ được lời hứa 
 trước Quốc hội và nhân dân Pháp là lập lại hoà bình trong vòng một tháng. Thủ tướng Mendes France 
 nhận chức ngày 18 tháng 6 năm 1954, tuyên bố sẽ từ chức nếu trong vòng một tháng không đạt được 
 một cuộc ngừng bắn ở Đông Dương. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ Ngoại giao (2001). Tổng kết chính sách đối ngoại Việt Nam 1930-1995. 
[2] Ban Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Chính phủ Việt Nam (2006). Lịch sử Chính phủ Việt Nam, 
 tập 2, 1955-1976. NXB Chính trị Quốc gia. 
[3] Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996). Tổng kết cuộc kháng chiến 
 chống Mỹ cứu nước - thắng lợi và bài học. NXB Chính trị Quốc gia. 
[4] Bộ Ngoại giao (1995). Những văn bản chính của Hội nghị Geneva, Nxb Chính trị Quốc 
 gia, Hà Nội. 
[5] Bộ Ngoại giao (2002). Ngoại giao Việt Nam 1945-2000. NXB Chính trị Quốc gia. 
[6] Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự (2013). Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 
 1954-1975, tập 1- Nguyên nhân chiến tranh. NXB Chính trị Quốc gia. 
[7] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001). Văn kiện Đảng toàn tập, tập 15. NXB Chính trị Quốc gia. 
 54 
Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 1(50)-2021 
[8] Daniel Ellsberg, Peter A.Poole (1973). The United States and Indochina from FDR to 
 Nixon. George Washington University Washington, D.C. The Dryden Press. 
[9] Vũ Dương Ninh (2017). Cách mạng Việt Nam trên bàn cờ quốc tế – Lịch sử và vấn đề. NXB 
 Chính trị Quốc gia Sự thật. 
[10] Vũ Dương Huân (2009). Một số vấn đề quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại và ngoại giao 
 Việt Nam. NXB Chính trị – Hành chính. 
[11] Henri Nava (2004). Đông Dương hấp hối. NXB Công an Nhân dân. 
[12] Hồ chí Minh toàn tập, tập 8 (2011). NXB Chính trị Quốc gia. 
[13] Nguyễn Thị Hạnh (2018). Học Viện Ngoại giao, Nhân dân Pháp đoàn kết với Việt Nam 
 trong đấu tranh thống nhất đất nước (1954-1975). NXB Chính trị Quốc gia. 
[14] Thông tấn xã Việt Nam – Văn phòng Chính phủ (2004). Chính phủ Việt Nam 1945-2003. 
 NXB Thông tấn. 
[15] Bogaturov Aleksey Demofenovich, Averkov Viktor Vitorovich (2013). Lịch sử Quan hệ Quốc 
 tế. NXB Chính trị Quốc gia Sự thật. 
 55 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_geneve_va_vai_tro_cua_cac_nuoc_lon_trong_giai_quye.pdf