Quyền văn hóa và quan điểm người trong cuộc: Nhìn từ việc phục dựng lễ ăn trâu của người Cor ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi
Trong chuyến điền dã ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi vào tháng 12 năm
2014, tôi đến thăm nhà ông Hồ Ngọc A. trú tại thôn 2 xã Trà Thủy, người rất am
tường văn hóa truyền thống của người Cor để tìm hiểu các lễ hội của tộc người
này trong quá khứ. Tiếp chuyện tôi trong ngôi nhà được xây cất khá khang trang,
sau vài ba câu thăm hỏi, ông A. bắt đầu kể cho tôi nghe về các lễ hội của tộc người
mình. Theo ông, trong số các lễ hội của người Cor, lễ ăn trâu, tiếng Cor gọi là xa
ố kpiêu là lễ hội lớn nhất vì nó hội tụ được nhiều thành tố văn hóa khác nhau của
tộc người. Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ sự tiếc nuối khi cho biết, ngoại trừ thôn 2
xã Trà Thủy, hiện nay người Cor ở các thôn xã khác của huyện Trà Bồng không
còn tổ chức lễ ăn trâu nữa. Ông cũng không quên lưu ý với tôi rằng, mặc dầu vẫn
được duy trì ở thôn 2 nhưng vì lễ ăn trâu không phải là hội lễ diễn ra theo chu kỳ
cố định, nên ông không chắc vào thời điểm nào - một năm, hai năm hay nhiều năm
nữa - người dân nơi đây mới mở lại lễ hội. Ông dặn, nếu tôi muốn quan sát lễ hội
vào thời gian sớm nhất, tôi có thể tham dự lễ ăn trâu được tổ chức trong lễ hội điện
Trường Bà vào tháng Tư âm lịch năm đến.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Quyền văn hóa và quan điểm người trong cuộc: Nhìn từ việc phục dựng lễ ăn trâu của người Cor ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi
một nghiên cứu khác. Tuy nhiên, có thể thấy, chia sẻ của vị lãnh đạo này là rất phù hợp với các diễn ngôn truyền thông về các lễ hội hiến sinh, trong đó có lễ ăn trâu của người Cor. Trong những năm gần đây, không ít bài báo đã lên án, xếp một số lễ hội hiến sinh như lễ chém lợn ở Bắc Ninh hay lễ ăn trâu của các tộc người ở Tây Nguyên vào những lễ tục phản cảm, có tính chất man rợ, bạo lực, cần được xóa bỏ. Một số tổ chức bảo vệ vật nuôi quốc tế cũng vào cuộc, đòi hỏi chấm dứt các hiện tượng văn hóa tâm linh liên quan đến tục hiến sinh. Trên nhiều diễn đàn, các nhà khoa học cũng có những ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này. Mặc dù không có bất cứ cáo buộc trực tiếp nào về lễ ăn trâu của người Cor, tương lai của việc phục dựng lễ ăn trâu của tộc người này vẫn là chủ đề còn bỏ ngỏ. Thực tế, xung quanh vấn đề này còn rất nhiều khía cạnh cần được xem xét. Có thể dễ dàng nhận thấy, nhiều ý kiến được trao đổi trên các diễn đàn còn mang nặng suy diễn chủ quan, cá nhân.(3) Trong khi đó, các tiêu thức quốc tế về nhân quyền và luật pháp của Nhà nước Việt Nam luôn bị bỏ qua. Chính vì thế, nhiều nhận định, đánh giá hiện nay không phản ánh tâm lý người trong cuộc mà thể hiện sâu sắc sự thiên kiến chủ quan của những người đến từ ngoài cộng đồng. Từ lâu, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn Tuyên ngôn về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (1948), các Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 7 (161) . 2020 87 hội và văn hóa (1966), Tuyên ngôn thế giới về đa dạng văn hóa (2001). Thông qua đó, Nhà nước chính thức thừa nhận quyền của “nhóm thiểu số về dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ” là quyền “có một đời sống văn hóa riêng, quyền được theo và thực hành tôn giáo riêng hoặc được sử dụng tiếng nói riêng”. Các quyền thực hành văn hóa của các thành phần tộc người cũng được ghi nhận trong mọi bản Hiến pháp từ 1946 đến 2013. Cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng cũng như Hiến pháp, pháp luật, chính sách của Nhà nước đối với các tộc người thiểu số đã thể hiện rất rõ quan điểm nhân văn xuyên suốt: Việt Nam là một thực thể không thể chia cắt, là một quốc gia thống nhất gồm nhiều tộc người cùng sinh sống; quan hệ giữa các tộc người là “bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển”. Mỗi tộc người đều có phong tục, tập quán, văn hóa, lối sống riêng. Điều đó đã tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Giữ gìn tính đa dạng và bản sắc của nền văn hóa Việt Nam trên cơ sở bảo đảm quyền bình đẳng giữa các tộc người là quyền, lợi ích; đồng thời cũng là trách nhiệm của Nhà nước, của mỗi công dân, không kể họ thuộc tộc người nào. Để bảo đảm thực hiện các quyền về văn hóa, Nhà nước cũng ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng: Bộ luật Dân sự, Luật Di sản văn hóa, và Luật Sở hữu trí tuệ, trong đó nhấn mạnh đến “Quyền được bảo hộ các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể”. Theo Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013 và các bộ luật hiện hành, mọi thực hành văn hóa phản ánh quan điểm nhân sinh, có giá trị lịch sử - văn hóa đều được Nhà nước bảo hộ. Điều này không chỉ phù hợp với các công ước và thông lệ quốc tế, mà còn hoàn toàn đáp ứng được đòi hỏi của các phương pháp tiếp cận hiện đại về thực hành văn hóa, vẫn được biết đến với tên gọi “thuyết tương đối văn hóa” mà các nhà khoa học Âu-Mỹ đưa ra và áp dụng trong việc xây dựng các tiêu thức đánh giá từ nhiều năm qua. Không được phép quên rằng, không ai có quyền can thiệp và yêu cầu người khác phải dẹp bỏ lễ hội trong khi nội dung và nghi thức trong lễ hội không hề vi phạm pháp luật hiện hành. Một trong những khía cạnh cần lưu ý nữa trong việc nhận định, đánh giá về tục hiến sinh trong các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, như đã trình bày ở trên là “quan điểm người trong cuộc”, một quan điểm tiến bộ trong nhân học hiện đại. Phần lớn các nhà báo và công luận khi đánh giá về tục hiến sinh đều nhìn dưới lăng kính người ngoài cuộc, đến từ nền văn hóa khác và có quan điểm lấy văn hóa bản tộc làm trung tâm, làm tiêu thức để đưa ra nhận định. Khi phán xét nghi thức đâm trâu là dã man, thì không hẳn đã là duy nhất nhà báo đưa ra ý kiến mà trong đó đã có “một người Kinh” đưa ra ý kiến từ góc nhìn văn hóa tộc người Kinh. Dường như chúng ta đã quên rằng, các tộc người có tục ăn trâu có quan niệm khác về vai trò và giá trị của con trâu. Đối với người Cor cũng vậy. Trong tâm thức của người Cor, con trâu hoàn toàn khác với con trâu trong tâm thức của người Kinh. Trong xã hội truyền thống, cũng như nhiều tộc người thiểu số Tây Nguyên, con 88 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 7 (161) . 2020 trâu trong tâm thức của người Cor không phải là sức sản xuất nhưng có giá trị, có tính thiêng trong đối thoại, thông linh với các vị thần. Với họ, hiến tế một con trâu là lúc con vật thực hiện sứ mệnh thiêng liêng cao quý của mình đối với cộng đồng, tìm kiếm sự che chở từ các vị thần, mang lại bình an, no đủ cho cộng đồng làng. Vì vậy, người Cor mua, đổi, nuôi trâu thường để làm lễ hiến sinh trong các lễ cúng quan trọng. Tinh thần nhân văn của lễ hội còn được cộng đồng thể hiện qua nghi thức khóc trâu. Ở đó, người phụ nữ trong gia đình chủ lễ hoặc những người phụ nữ trong làng có thể bày tỏ tình cảm quyến luyến, thương xót con trâu trước ngày con vật được hiến tế. Cũng trong bối cảnh xã hội truyền thống, tính gắn kết cộng đồng được người Cor đề cao. Đó là sự gắn kết tự nhiên dựa trên quá trình cộng cư, cộng sinh, cộng cảm, và cộng đồng tâm linh. Trong lễ ăn trâu, tính cộng đồng được biểu hiện qua việc cả cộng đồng làng cùng chung tay chuẩn bị và thực hiện. Suốt quá trình lễ hội diễn ra, các hoạt động tâm linh hay vui chơi giải trí đều có sự chia sẻ giữa các thành viên trong cộng đồng. “Chính trong môi trường cộng đồng và bình đẳng ấy đã khơi dậy sự sáng tạo và thôi thúc mọi người thêm gắn kết; con người cảm thấy mình là người chủ động trong sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, làm cho văn hóa mang tính nhân dân sâu sắc, có tính lan tỏa rộng. Đó là những giá trị nhân bản cao.” (Trương Minh Dục, 2016: 247-248). Trong xã hội truyền thống, lễ ăn trâu của người Cor được xem như một giải pháp an ninh tinh thần, thỏa mãn nhu cầu tâm linh, nhu cầu thụ hưởng văn hóa của cộng đồng. Ngày nay, trong những điều kiện đặc biệt, khi các giải pháp về khoa học, y tế không thỏa mãn mong đợi của cộng đồng, trong làng có người bị bệnh dùng thuốc lâu ngày không khỏi, hoặc khi cộng đồng gặp các vận rủi, các biến cố lớn, lễ ăn trâu vẫn được người Cor sử dụng như một giải pháp nhằm mưu cầu sự bình an, yên ổn, may mắn cho cộng đồng. Trong bối cảnh đương đại, lễ ăn trâu còn là dịp cố kết tình người, thắt chặt mối quan hệ nội tộc. Lễ hội cũng là nơi hội tụ, lan tỏa các thành tố văn hóa của người Cor. Thông qua lễ ăn trâu, các thành tố văn hóa như nghệ thuật tạo tác cây nêu và bộ gu, nghệ thuật cồng chiêng, dân ca, dân vũ, ẩm thực, trang phục truyền thống của người Cor có dịp được hội tụ, chia sẻ trong và ngoài cộng đồng. Mỗi lễ hội, quả thực là một bảo tàng sống, ở đó sự kết tinh văn hóa tộc người trải qua nhiều thế hệ được giới thiệu, trao truyền và chia sẻ. Thay lời kết Từ những phân tích trên đây, có thể thấy rằng, chủ trương phục dựng lễ ăn trâu của người Cor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi những năm vừa qua là hợp Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 7 (161) . 2020 89 lý. Nó thể hiện được sự quan tâm sâu sắc của chính quyền địa phương trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của tộc người. Chủ trương này hoàn toàn phù hợp với tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đàn bản sắc dân tộc”. Tuy nhiên, khi đi vào thực tế, việc phục dựng lễ ăn trâu của người Cor cũng đặt ra một số vấn đề cần giải quyết để đảm bảo tính ổn định, bền vững. Tiếp cận từ quan điểm người trong cuộc, có thể thấy, việc phục dựng lễ ăn trâu trong lễ hội điện Trường Bà không hoàn toàn nhận được sự đồng thuận của cộng đồng người Cor lẫn người Kinh ở địa phương, kể cả bộ phận người Cor tham gia vào tiến trình phục dựng lễ hội. Cho dù có vì mục tiêu nhân văn cao cả, nếu không có sự đồng thuận, chủ động, tự giác của người dân, mà chỉ dựa vào ý chí và sự bao cấp của chính quyền địa phương, việc phục dựng các lễ hội cũng khó có thể đảm bảo tính bền vững. Thiết nghĩ, các cơ quan có thẩm quyền ở Trà Bồng cần tiếp tục có phương án bảo tồn lễ ăn trâu. Song, việc quan trọng nhất cần phải làm là tham vấn cho được ý kiến, quan điểm của cộng đồng tộc người, sao cho việc phục dựng lễ hội phải đảm bảo được vai trò của chủ thể. Quá trình phục dựng lễ hội cũng không tránh khỏi việc điều chỉnh, bổ sung hoặc giản lược các hoạt động sao cho phù hợp với bối cảnh mới mà nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập trong một khái niệm được gọi là “sáng tạo truyền thống”. Tuy nhiên, mọi sự điều chỉnh, sáng tạo đều phải được thực hiện theo cách mà cộng đồng tộc người Cor mong muốn, tránh sự can thiệp tối đa của các đội ngũ bên ngoài cộng đồng tộc người. Mặt khác, phân tích trên cũng cho thấy, việc huy động vốn văn hóa trong phát triển kinh tế ở các địa phương phải được cân nhắc sao cho không làm ảnh hưởng đến các chuẩn mực, giá trị văn hóa truyền thống của các cộng đồng tộc người. Đó cũng là nguyên tắc của phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Sau cùng, đối với đòi hỏi của công luận về chuyện cấm đoán các thực hành văn hóa được cho là phản cảm, các nhà tổ chức cần tham chiếu các quy định hiện hành của Nhà nước về quyền con người, quyền về văn hóa của các tộc người trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Trong một Nhà nước pháp quyền, mọi quyết định đều phải dựa trên Hiến pháp và các bộ luật liên quan. Và vì vậy, để có thể loại bỏ một thực hành văn hóa nào đó, chúng ta cần phải dựa vào các điều luật cụ thể. P T G 90 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 7 (161) . 2020 CHÚ THÍCH (1) Về biểu tượng nữ thần được thờ cúng trong điện Trường Bà, tôi sẽ trình bày thêm trong một nghiên cứu khác. (2) Việc lược bỏ lễ tục cúng sấm và lấp lỗ chân trâu chỉ xảy ra vào năm 2012. (3) Xem thêm các bài viết: - “Những lễ hội “tàn bạo”: Hiểu sao cho đúng?”. https://giaoduc.net.vn/van-hoa/nhung-le- hoi-tan-bao-hieu-sao-cho-dung-post155171.gd. - “Nhà thơ Trần Nhuận Minh: Nên dẹp những lễ hội ‘man rợ’”. https://zingnews.vn/nha-tho- tran-nhuan-minh-nen-dep-nhung-le-hoi-man-ro-post392136.html. - “Nên dẹp lễ hội bạo lực!: Tạo ra được thì bỏ được”. https://nld.com.vn/ban-doc/nen-dep- le-hoi-bao-luc-tao-ra-duoc-thi-bo-duoc-20190213223230901.htm. - “Đừng mua vui bằng sự man rợ”. https://suckhoedoisong.vn/dung-mua-vui-bang-su-man- ro-n141849.html. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Brière. (1904). Trồng và buôn bán quế ở Trung bộ. Nguyễn Ngọc Mô dịch. Bản đánh máy lưu tại Thư viện tỉnh Quảng Ngãi. 2. Hoàng Cầm, Nguyễn Trường Giang. (2014). “Văn hóa là cái ta có, nghĩ và làm” vn/blog/Article/van-hoa-la-cai-ta-co-nghi-va-lam, (truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2018). 3. Nguyễn Đức Cung. (1998). Lịch sử vùng cao qua Vũ Man tạp lục thư. Nxb Nhật Lệ. Philadelphia. 4. Cao Chư. (2009). Văn hóa cổ truyền dân tộc Cor – tổng thể và những giá trị đặc trưng. Nxb Đà Nẵng. 5. Trương Minh Dục. (2016). Quan hệ tộc người ở Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội. 6. Đào Thế Đức. (2011). “Quyền bảo tồn sự đa dạng văn hóa”. Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm quyền kinh tế, văn hóa và xã hội. Nxb Khoa học Xã hội. Hà Nội. 7. Nguyễn Văn Hiệu. (2009). “Quan điểm tiếp cận emic và etic”. vn/nghien-cuu/ly-luan-van-hoa-hoc/vhh-phuong-phap-nghien-cuu/1300-nguyen-van-hieu- quan-diem-tiep-can-emic-va-etic.html, (truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2018). 8. Quốc Sử Quán triều Nguyễn. (2013). Đại Nam nhất thống chí. Quyển 1. Nxb Thuận Hóa. Huế. 9. Guilleminet, Paul. (1926). “Một ngành công nghiệp An Nam: Các guồng nước ở Quảng Ngãi”. Những người bạn Cố đô. BAVH. Tập XIII. 10. Chu Thái Sơn, Phạm Văn Lợi. (2016). Người Cor. Nxb Quân đội Nhân dân. Hà Nội. 11. Võ Thị Thảo. (2015). Lễ hội điện Trường Bà, Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi - Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị. Luận văn thạc sỹ, Khoa Văn hóa - Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh. 12. Nguyễn Bá Trác. (1932). Quảng Ngãi tỉnh chí. Bản đánh máy lưu tại Thư viện tỉnh Quảng Ngãi. 13. Hobsbawm, Iric. (1983). The Invention of Tradition (Sáng tạo/phát minh truyền thống). Cambridge University Press, Cambridge. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 7 (161) . 2020 91 TÓM TẮT Người Cor hiện có khoảng 37.000 nhân khẩu, cư trú chủ yếu ở hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Trong các thực hành văn hóa tâm linh của người Cor, lễ ăn trâu (xa ố kpiêu) được coi là lễ hội lớn nhất, phản ánh sinh động thế giới quan, nhân sinh quan truyền thống tộc người. Vì nhiều nguyên nhân, một thời gian dài sau ngày đất nước thống nhất, lễ ăn trâu bị ngưng trệ và có nguy cơ mai một. Sau năm 1986, cũng như phần lớn lễ hội truyền thống ở Việt Nam, lễ ăn trâu của người Cor được một số địa phương lên phương án phục dựng. Tuy nhiên, quá trình phục dựng lễ ăn trâu cũng đặt ra một số vấn đề cần phải giải quyết từ quan điểm người trong cuộc; trong khi đó, sức ép của truyền thông và công chúng đối với tục hiến sinh đang ngày một tăng cao. Thực tế đó đòi hỏi các nhà khoa học cần có tiếng nói chính thức nhằm bảo vệ các giá trị văn hóa và quyền được biểu đạt văn hóa của các cộng đồng tộc người. Đó là những vấn đề mà bài viết này hướng đến giải quyết qua nghiên cứu việc phục dựng lễ ăn trâu của người Cor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. ABSTRACT CULTURAL AUTONOMY AND PERSPECTIVE OF INSIDERS: LOOKING THE RESTORATION WATER BUFFALO SACRIFICE CEREMONY OF THE COR PEOPLE IN TRÀ BỒNG DISTRICT, QUẢNG NGÃI PROVINCE The Cor people has about 37.000 inhabitants, residing mainly in Quảng Nam and Quảng Ngãi provinces. In cultural and spiritual practices of the Cor people, water buffalo sacrifice ceremony (xa ố kpiêu) is considered to be the biggest festival, vividly reflecting the worldview and the outlook of life in the ethnic group traditions. For many reasons, during a long time after the national reunification, water buffalo sacrifice ceremony had been delayed and in danger of extinction. After 1986, as well as most traditional festivals in Vietnam, the Cor’s water buffalo sacrifice ceremony was planned to restore by some localities. However, the process of restoring it causes a number of problems that need to be resolved from the perspective of the insiders; meanwhile, the pressures of the media and the public on sacrifice ceremonies are increasing, which requires scientists to speak out in order to protect cultural values and the right of cultural expression of ethnic communities. Those are the problems that this article aims to solve through the research on the restoration of the Cor’s water buffalo sacrifice ceremony in Trà Bồng District, Quảng Ngãi Province.
File đính kèm:
- quyen_van_hoa_va_quan_diem_nguoi_trong_cuoc_nhin_tu_viec_phu.pdf