Quyền tự do hợp đồng trong bối cảnh Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được kỳ vọng mang đến những lợi

ích lớn đối với nền kinh tế nước ta, tuy nhiên, bên cạnh đó c ng đặt ra không ít thách thức đối

với quyền tự do hợp đồng ở Việt Nam, cần tiếp tục có sự nghiên cứu nh m hoàn thiện pháp

luật sao cho phù hợp với bối cảnh hội nhập hiện nay. Bài viết tập trung phân tích thực trạng

pháp luật về quyền tự do hợp đồng trong bối cảnh Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định

thương mại tự do thế hệ mới, chỉ ra những bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện quyền

tự do hợp đồng hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nh m đảm bảo

quyền tự do hợp đồng ở Việt Nam, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải thiện môi

trường đầu tư, kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và tiệm cận với các chuẩn

mực quốc tế.

Quyền tự do hợp đồng trong bối cảnh Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 1

Trang 1

Quyền tự do hợp đồng trong bối cảnh Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 2

Trang 2

Quyền tự do hợp đồng trong bối cảnh Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 3

Trang 3

Quyền tự do hợp đồng trong bối cảnh Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 4

Trang 4

Quyền tự do hợp đồng trong bối cảnh Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 5

Trang 5

Quyền tự do hợp đồng trong bối cảnh Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 6

Trang 6

Quyền tự do hợp đồng trong bối cảnh Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 7

Trang 7

Quyền tự do hợp đồng trong bối cảnh Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 8

Trang 8

Quyền tự do hợp đồng trong bối cảnh Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 2900
Bạn đang xem tài liệu "Quyền tự do hợp đồng trong bối cảnh Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quyền tự do hợp đồng trong bối cảnh Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Quyền tự do hợp đồng trong bối cảnh Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
ng những quyền tự do hợp đồng cơ bản của mình.Tuy nhiên điều đó cũng mở ra 
 949 
những thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và tham 
gia các FTA thế hệ mới, chỉ có các doanh nghiệp mạnh , có đủ năng lực cạnh tranh với với 
doanh nghiệp nước ngoài mới có thể tồn tại và phát triển được. 
 Bên cạnh việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam được tự do, bình đẳng 
trong việc giao kết cũng như trong việc lựa chọn đối tác, pháp luật Việt Nam cũng gián tiếp 
có những quy định tạo điều kiện do doanh nghiệp trong nước trong việc thỏa thuận các nội 
dung, thay đổi nội dung hay thỏa thuận các điều kiện khác để thực hiện hợp đồng. Các doanh 
nghiệp trong nước khi ký kết hợp đồng với các đối tác trong các FTA thế hệ mới có thể dẫn 
chiếu những nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở Việt Nam như: đối 
tượng của hợp đồng, thời gian, địa điểm giao nhận hàn, giá cả, phương thức thanh toán, trách 
nhiệm pháp lý liên quan đến hợp đồng., từ đó có những thỏa thuận cho phù hợp với quy 
định của pháp luật, phừ hợp với tình hình thực tế của hai bên để có thể đưa ra những thỏa 
thuận đạt hiệu quả cao nhất, có lợi cho cả 2 bên. 
 Lựa chọn cơ quan tài phán và luật để giải quyết tranh chấp cũng là một nội dung 
quan trọng thể hiện quyền tự do hợp đồng, nhưng đến nay cũng chưa được pháp luật Việt 
Nam quy định cụ thể cho riêng hoạt động ký kết hợp đồng giữa các doanh nghiệp Việt Nam 
với các đối tác trong các FTA thế hệ mới. Thông thường khi ký kết hợp đồng giữa doanh 
nghiệp Việt Nam với các đối tác, các bên chủ thể đều có dự liệu về việc lựa chọn cơ quan tài 
phán và luật để giải quyết tranh chấp hợp đồng. Nếu xảy ra tranh chấp giữa các bên thì các 
bên là doanh nghiệp Việt Nam và đối tác dựa trên sự thỏa thuận đó trong hợp đồng để giải 
quyết. Điều này cũng có nghĩa là sự tự do thỏa thuận của các bên chủ thể về vấn đề này được 
Nhà nước đảm bảo thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho sự giải quyết tranh chấp giữa các 
bên. Còn trong trường hợp các bên không có sự thỏa thuận lựa chọn cơ quan tài phán và luật 
áp dụng, thì nhà nước vẫn đảm bảo cho các bên thực hiện quyền tự do này dựa trên một số 
quy định cụ thể. Chẳng hạn, khi lựa chọn cơ quan tài phán là trọng tài thương mại thì Điều 14 
Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định ―.Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài 
thì áp dụng pháp luật do các bên thỏa thuận. Nếu các bên không có thỏa thuận thì Hội đồng 
trọng tài quyết định luật để giải quyết tranh chấp‖. Hoặc trong lĩnh vực dân sự, quy định của 
pháp luật cũng thừa nhận ―Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật này và 
Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cùng 1 vấn đề thì áp dụng các quy định của Điều 
ước quốc tế‖ 
 Nhìn chung các cam kết của Việt Nam khi tham gia các FTA thế hệ mới về quyền tự 
do hợp đồng không được quy định trực tiếp cụ thể như một số ngành lĩnh vực khác, vì vậy 
cho tới thời điểm hiện tại thì cũng chưa thể đánh giá cam kết của Việt Nam về quyền tự do 
hợp đồng trong FTA thế hệ mới với quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tự do hợp 
đồng hiện hành có sự giống và khác nhau ở những điểm nào. Mặc dù chưa được thể hiện bằng 
những cam kết cụ thể bằng văn bản pháp luật, nhưng tinh thần của quyền tự do hợp đồng của 
 950 
Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới FTA vẫn được thể 
hiện khá rõ ràng và đầy đủ. Điều này đã góp phần tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho quyền tự 
do hợp đồng ở Việt Nam được thực hiện qua các FTA thế hệ mới. 
2.3. Những bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện quyền tự do hợp đồng ở Việt Nam. 
 Có thể nói, Việt Nam đã xây dựng được một khung pháp lý khá hoàn chỉnh và thống 
nhất để điều chỉnh quan hệ hợp đồng, đảm bảo quyền tự do hợp đồng phù hợp với thông lệ 
quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập hiện nay, bao gồm: Bộ Luật Dân sự năm 2015, Luật 
Thương mại năm 2005 và các luật chuyên ngành khác... Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn 
tại những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật về quyền tự do hợp đồng, phần 
nào là rào cản cho việc thực hiện các FTA thế hệ mới, cụ thể: 
 Thứ nhất, còn mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định của luật chuyên ngành với Bộ 
luật Dân sự năm 2015, như: quy định lại những quy định chung của Bộ luật Dân sự hoặc 
không có sự thống nhất khi quy định về hợp đồng, cụ thể: 
 Bộ luật Dân sự năm 2015 đưa ra các quy định tùy nghi khi quy định về nội dung 
hợp đồng nhằm bảo đảm quyền tự do hợp đồng của các bên trong hợp đồng, theo nguyên tắc 
ưu tiên áp dụng các thỏa thuận của các bên so với các quy định của pháp luật, tuy nhiên, các 
đạo luật chuyên ngành lại không thống nhất trong việc ghi nhận kỹ thuật lập pháp này. Một số 
đạo luật chuyên ngành khác quy định về hoạt động thương mại đặc thù, ví dụ như Luật Kinh 
doanh bảo hiểm, Luật Điện lực, lại thường sử dụng các quy phạm bắt buộc khi quy định về 
quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. 
 Một số luật chuyên ngành còn quy định lại những quy định chung về hợp đồng đã 
được quy định trong Bộ luật Dân sự. Ví dụ: Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 
(được sửa đổi, bổ sung năm 2014) có những quy định về hợp đồng trong hoạt động hàng 
không như: Vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hành khách và hành lý..., Luật Thương mại 
năm 2005 cũng có quy định về hợp đồng dịch vụ trong khi đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã 
có quy định về các loại hợp đồng cụ thể này tại Mục 10 - Một số hợp đồng thông dụng. 
 Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định “Giao dịch dân sự đã được xác 
lập b ng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một 
bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của 
một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong 
trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”. Trong khi 
đó rất nhiều quy định của các luật chuyên ngành bắt buộc hợp đồng phải có công chứng, 
chứng thực thì mới có hiệu lực pháp lý: Ví dụ như, quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở năm 
2014 về Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà 
ở: “Hợp đồng về nhà ở phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban 
nhân dân cấp huyện đối với nhà ở tại đô thị, chứng thực của Ủy ban nhân dân xã đối với 
nhà ở tại nông thôn...”. Như vậy, quy định này mâu thuẫn với Điều 129 Bộ luật Dân sự 
 951 
năm 2015, nếu áp dụng nguyên tắc ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành thì trong trường 
hợp này, nếu các bên chưa công chứng, chứng thực mà đã thực hiện được 2/3 nghĩa vụ 
hợp đồng thì hợp đồng vẫn không có giá trị pháp lý. Nếu một bên lợi dụng việc này, yêu 
cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì gây thiệt hại lớn cho bên còn lại, không đảm 
bảo được tính công bằng cho các bên cũng như sự tự do hợp đồng trong trường hợp cả hai 
bên đều thống nhất thỏa thuận mà không công chứng, chứng thực. 
 Việc các luật chuyên ngành có những quy định chồng chéo, mâu thuẫn với các quy 
định của Bộ luật Dân sự năm 2015 đã gây phức tạp trong việc áp dụng pháp luật và ảnh 
hưởng đến quyền tự do hợp đồng. 
 Thứ hai đối với mua bán hàng hoá quốc tế (khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại năm 
2015), phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá 
trị pháp lý tương đương, trong khi đó, Công ước Viên năm 1980 quy định về hợp đồng mua 
bán hàng hóa quốc tế còn có hình thức đa dạng hơn, chỉ cần có người làm chứng thì hợp đồng 
cũng được công nhận. Sự giới hạn này hiện nay là một rào cản gây trở ngại cho các chủ thể 
kinh doanh trong nước, hạn chế quyền tự do kinh doanh khi lựa chọn hình thức giải quyết 
tranh chấp hợp đồng trong nước, không thể kiện các đối tác nước ngoài khi họ ký kết hợp 
đồng theo hình thức có người làm chứng là bên môi giới. 
 Thứ ba, Bộ luật Dân sự năm 2015 vẫn còn một số quy định bất cập, vướng mắc như: 
Khoản 3 Điều 420 Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ đề cập đến vai trò của Tòa án mà không đề 
cập tới vai trò của trọng tài liên quan đến việc điều chỉnh lại hợp đồng. Việc này sẽ dẫn tới bất 
cập trong quá trình vận dụng khi các bên có thỏa thuận trọng tài. 
 Bên cạnh đó, cả 05 điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 420 Bộ luật Dân sự năm 
2015 đều không thể hiện được yếu tố hoàn cảnh thay đổi cơ bản là hoàn cảnh mà các bên đã 
căn cứ để thỏa thuận, thống nhất nội dung hợp đồng. Điểm c khoản 1 điều 420 Bộ luật Dân sự 
năm 2015 chỉ xác định mức độ thay đổi hoàn cảnh, chứ không thể hiện rõ tính liên quan giữa 
hoàn cảnh với nội dung của hợp đồng. Quy định này gây ảnh hưởng đến việc xác định tiêu chí 
khi nào việc thay đổi hoàn cảnh là thay đổi cơ bản, từ đó ảnh hưởng đến lợi ích giữa các bên 
trong quan hệ hợp đồng. 
3. Một số khuyến nghị nhằm đảm bảo quyền tự do hợp đồng trong bối cảnh Việt Nam 
tham gia ký kết các hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới 
 Trong bối cảnh Việt Nam tham gia ký kết các FTA thế hệ mới, cần nhanh chóng rà 
soát, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và đảm bảo quyền tự do hợp đồng nói 
riêng cho phù hợp thông lệ quốc tế và cam kết của các FTA thế hệ mới. Bên cạnh đó, cần có 
những giải pháp đồng bộ đối với Nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả 
thực hiện quyền tự do hợp đồng ở Việt Nam hiện nay. 
 Một là, các nhà làm luật cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh 
quan hệ hợp đồng và đảm bảo quyền tự do hợp đồng ở Việt Nam. Cụ thể: 
 952 
 Cần có quy định luật chuyên ngành phải nằm trong mối quan hệ thống nhất với các 
quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, các quy định về hợp đồng trong luật chuyên 
ngành không lặp lại những nội dung đã được quy định chung trong Bộ luật Dân sự mà chỉ quy 
định những nội dung mang tính đặc thù về hợp đồng trong từng lĩnh vực đặc thù. Mặt khác, 
có thể cụ thể hóa các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 nhưng phải phù hợp với nguyên 
tắc tự do hợp đồng, phù hợp với các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2015. 
 Tiếp tục nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định còn chưa hợp lý trong 
Bộ luật Dân sự năm 2015 liên quan đến việc bảo đảm thực hiện quyền tự do hợp đồng của 
doanh nghiệp từ những vướng mắc nêu trên. 
 Trong quá trình xây dựng, hoàn thiện văn bản pháp luật, cần tiếp thu kinh nghiệm của 
pháp luật nước ngoài để cải thiện quyền tự do kinh doanh, tự do hợp đồng của các chủ thể 
kinh doanh trong nước với đối tác nước ngoài. Trong quá trình chuyển đổi và hội nhập việc 
tiếp nhận này trở nên cần thiết, mang tính thực tiễn và đảm bảo lợi ích kinh tế, giúp Việt Nam 
có được một khung pháp lý hiện đại, công bằng và an toàn để thực hiện hợp đồng mua bán 
hàng hóa quốc tế và có căn cứ hợp lý để giải quyết tranh chấp nếu phát sinh; tránh được 
những rủi ro, tranh chấp trong kinh doanh quốc tế do xung đột pháp luật. 
 Hai là, bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật Nhà nước cần nghiên cứu, rà 
soát kỹ các quy định pháp luật cũng như các yêu cầu trong các FTA thế hệ mới, trên cơ sở đó: 
 Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách thương mại và hệ thống pháp luật gắn với 
việc thực hiện các cam kết hội nhập nhằm nâng cao hiệu quả huy động, sử dụng vốn đầu tư, 
cải thiện môi trường kinh doanh nhưng không gây xáo trộn, ảnh hưởng đến lợi ích của các 
doanh nghiệp đang hoạt động cũng như các nhà đầu tư mới, không xung đột với các cam kết 
trong các FTA mà Việt Nam đã và sẽ tham gia. 
 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến thông tin về các FTA thế hệ mới mà Việt Nam 
đang tham gia đến từng ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân; tổ chức tập huấn 
nâng cao năng lực cho các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước các cấp và cộng đồng 
doanh nghiệp về các cam kết cụ thể có liên quan, bảo đảm hiểu rõ, hiểu đúng, từ đó thực thi 
một cách đầy đủ, hiệu quả, tận dụng được cơ hội cũng như tránh việc vi phạm các cam kết 
trong FTA. 
 Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền pháp luật về quyền tự do kinh doanh nói chung 
và quyền tự do trong giao kết thực hiện hợp đồng nói riêng để các chủ thể kinh doanh có thể 
nắm bắt đầy đủ các quyền năng của mình mà pháp luật đã quy định, bảo vệ, cho phép các chủ 
thể kinh doanh thực hiện. Sự nắm bắt và hiểu rõ các quyền này có ý nghĩa rất lớn là tạo điều 
kiện cho các chủ thể kinh doanh biết các quyền của mình cũng như những quy định khác của 
pháp luật cần phải tuân thủ trong quá trình kinh doanh, tránh các rủi ro pháp lý. 
 Ba là, đối với các hiệp hội cần tiếp tục triển khai các hoạt động cung cấp và tư vấn 
cho doanh nghiệp về pháp luật kinh doanh, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như 
 953 
kinh nghiệm đối phó với các vụ kiện quốc tế, những rào cản thương mại của các thị trường 
xuất khẩu; tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại – đầu tư theo thị trường, ngành 
hàng và lĩnh vực kinh doanh cụ thể để nâng cao khả năng tiếp cận thị trường trong và ngoài 
nước, đẩy mạnh vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, tạo điều kiện kết 
nối giao lưu giữa các doanh nghiệp hội viên. 
 Bốn là, đối với doanh nghiệp cần tăng cường liên kết với nhau, tạo những cơ hội 
đầu tư, chủ động xây dựng năng lực sản xuất, kinh doanh, cải thiện chất lượng, mẫu mã sản 
phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh và xây dựng, quảng bá thương hiệu để có thể cạnh 
tranh với hàng hóa từ các nước trong khu vực ngay cả trong thị trường nội địa và thị trường 
xuất khẩu, nghiên cứu đáp ứng các tiêu chí về quy tắc xuất xứ để được hưởng các ưu đãi về 
thuế quan. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần theo dõi sát sao các thông tin, lộ trình cam 
kết... liên quan đến ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mình để chủ động xây dựng 
chiến lược chiến lược tiếp cận thị trường, mở rộng xuất khẩu, thu hút đầu tư từ các nước 
thành viên FTA thế hệ mới. 
 Tóm lại, Việt Nam hiện đã đàm phán, ký kết và thực thi 16 FTA với gần 60 đối tác. 
Đây cũng chính là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang tiến những bước dài trong quá trình 
hội nhập quốc tế, các giao dịch thương mại trong và ngoài nước không ngừng được xác lập, 
mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Việc tiếp tục hoàn thiện về hợp đồng nhằm 
đảm bảo quyền tự do hợp đồng ở Việt Nam là yêu cầu khách quan, đòi hỏi Đảng và Nhà nước 
cần phải xây dựng những chính sách pháp luật mang tính chất định hướng, đúng đắn, mềm 
dẻo... để tạo hành lang pháp lý an toàn nhất bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên 
tham gia vào các giao dịch trên cơ sở tôn trọng quyền tự do thỏa thuận, tự định đoạt. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Phạm Hoàng Giang (2006), “Quyền tự do giao kết hợp đồng trong hoạt động 
thương mại ở Việt Nam”, Luận văn Tiến sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội 
 2. Vũ Văn Hà (2017), Vai trò của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong 
thương mại quốc tế, Tạp chí Cộng sản; 
 3. Dương Đăng Huệ (2002), “Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam”, Tạp chí 
Nhà nước và Pháp luật. 
 4. Mutrap (2010, 2011), “Đánh giá tác động của FTA đối với nền kinh tế Việt Nam”; 
 954 

File đính kèm:

  • pdfquyen_tu_do_hop_dong_trong_boi_canh_viet_nam_tham_gia_ky_ket.pdf