Quyền sao chép và trích dẫn tác phẩm trong môi trường giáo dục

Theo quy định của pháp luật sở hữu trí

tuệ, chủ sở hữu quyền tác giả có độc quyền

trong việc sao chép tác phẩm và có quyền

cho phép hoặc ngăn cấm người khác thực

hiện sao chép tác phẩm của mình. Tuy nhiên,

trong một số trường hợp nhất định, chủ sở

hữu quyền không có quyền ngăn cấm người

khác sao chép tác phẩm. Bên cạnh đó, trích

dẫn hợp lý tác phẩm của người khác để bình

luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình

cũng là hành vi hợp pháp. Việc ghi nhận

những ngoại lệ quyền tác giả này là một điểm

rất tiến bộ của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt

Nam. Mặc dù vậy, vẫn còn tồn tại nhiều vấn

đề cần phải bàn luận xoay quanh vấn đề này.

Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích

những quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt

Nam hiện hành liên quan đến quyền sao chép

và trích dẫn tác phẩm trong môi trường giáo

dục, đồng thời chỉ ra một số bất cập và đề

xuất hướng hoàn thiện trên cơ sở tham khảo

kinh nghiệm từ Pháp, Hoa Kỳ và một số quốc

gia khác.

Quyền sao chép và trích dẫn tác phẩm trong môi trường giáo dục trang 1

Trang 1

Quyền sao chép và trích dẫn tác phẩm trong môi trường giáo dục trang 2

Trang 2

Quyền sao chép và trích dẫn tác phẩm trong môi trường giáo dục trang 3

Trang 3

Quyền sao chép và trích dẫn tác phẩm trong môi trường giáo dục trang 4

Trang 4

Quyền sao chép và trích dẫn tác phẩm trong môi trường giáo dục trang 5

Trang 5

Quyền sao chép và trích dẫn tác phẩm trong môi trường giáo dục trang 6

Trang 6

Quyền sao chép và trích dẫn tác phẩm trong môi trường giáo dục trang 7

Trang 7

Quyền sao chép và trích dẫn tác phẩm trong môi trường giáo dục trang 8

Trang 8

Quyền sao chép và trích dẫn tác phẩm trong môi trường giáo dục trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 4920
Bạn đang xem tài liệu "Quyền sao chép và trích dẫn tác phẩm trong môi trường giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quyền sao chép và trích dẫn tác phẩm trong môi trường giáo dục

Quyền sao chép và trích dẫn tác phẩm trong môi trường giáo dục
trữ (archives) hay các không gian văn hóa đa phương 
tiện (multicultural media space). 
 Nói tóm lại, có hai trường hợp mà Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định là ngoại lệ 
của quyền tác giả liên quan đến sao chép tác phẩm: (i) Tự sao chép một bản nhằm mục đích 
nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; (ii) Sao chép một bản để lưu trữ trong thư viện 
với mục đích nghiên cứu. Việc sao chép này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác 
bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác 
giả9. Trong những trường hợp còn lại, việc sao chép cần có sự đồng ý của chủ sở hữu quyền, 
nếu không sẽ là hành vi vi phạm. Khoản 6 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định là 
hành vi vi phạm quyền tác giả đối với việc “Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác 
giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 
của luật này”. Như đã phân tích, những quy định liên quan đến quyền sao chép tác phẩm trong 
Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành vẫn còn tồn tại một số bất cập cần phải được tiếp tục hoàn thiện. 
2.2. Trích dẫn tác phẩm trong môi trƣờng giáo dục 
 Trích dẫn là việc sử dụng có chủ ý một phần tác phẩm không đáng kể của người khác để 
làm sáng tỏ, chứng minh, minh họa cho một vấn đề nào đó hay nhằm mục đích đưa ra để bàn 
bạc, tranh luận, đối chiếu, so sánh trong tác phẩm của mình. Việc trích dẫn cho thấy người 
viết đã bỏ nhiều công sức, thời gian để nghiên cứu, đào sâu vấn đề và nhờ vậy sẽ nâng cao giá 
trị công trình nghiên cứu của mình. Chẳng hạn, trong khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án 
hay trong các đề tài nghiên cứu khoa học, tác giả của công trình thường trích dẫn một phần 
không đáng kể tác phẩm của người khác nhằm bình luận, chứng minh hay minh họa cho một 
vấn đề nào đó mà không phải xin phép tác giả. 
 Về ngoại lệ này, điểm b khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định “trích 
dẫn hợp l tác phẩm mà không làm sai tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm 
của mình” thì không phải xin phép, không phải trả tiền cho tác giả, chủ sở hữu quyền. Công 
ước Berne đưa ra điều kiện để một trích dẫn được công nhận hợp pháp, đó là trích dẫn phải 
được rút ra từ những tác phẩm đã được phổ cập đến công chúng một cách hợp pháp và sự 
trích dẫn phù hợp với các thông lệ đúng đắn, không vượt quá mục đích trích dẫn10. Luật Sở 
hữu trí tuệ năm 2005 không giải thích trích dẫn bao nhiêu thì được coi là hợp l nhưng Nghị 
định số 22/2018/NĐ-CP11 hướng dẫn một trích dẫn được coi là hợp l khi nó đáp ứng hai điều 
9 Khoản 2 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. 
10 Khoản 1 Điều 10 Công ước Berne. 
11 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở 
hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác 
giả, quyền liên quan. 
 18 
 TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ 
kiện: (i) Phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được 
đề cập trong tác phẩm của mình; (ii) Phần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng để trích dẫn 
không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn; phù hợp 
với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn. Chẳng hạn, khi viết 
khóa luận tốt nghiệp, sinh viên có thể trích dẫn một phần không đáng kể tác phẩm của người 
khác nhằm bình luận, chứng minh hay minh họa cho một vấn đề nào đó. Việc trích dẫn này 
không phải xin phép tác giả nhưng phải dẫn nguồn rõ ràng. Sẽ là hành vi vi phạm nếu sinh 
viên sử dụng một phần đáng kể hoặc toàn bộ bài viết của người khác vào khóa luận, đề tài 
nghiên cứu khoa học của mình cho dù có dẫn nguồn đầy đủ. 
 Tuy nhiên, quy định của pháp luật Việt Nam về trích dẫn hợp lý còn khá trừu tượng và 
do vậy việc áp dụng trên thực tế có thể sẽ gặp nhiều khó khăn12. Việc làm rõ nội hàm khái 
niệm “trích dẫn hợp l ” sẽ là ranh giới để phân định giữa trích dẫn hợp lý (hợp pháp) và hành 
vi bị coi vượt quá trích dẫn hợp lý (bất hợp pháp), tránh tình trạng lạm dụng quy định về trích 
dẫn tác phẩm để xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng. 
3. Kinh nghiệm nƣớc ngoài 
3.1. Kinh nghiệm về quyền sao chép tác phẩm trong môi trƣờng giáo dục 
 Thứ nhất, tương tự như pháp luật Việt Nam, pháp luật của rất nhiều quốc gia cũng 
không xem việc sao chép tác phẩm cho mục đích học tập là một ngoại lệ của quyền tác giả. 
Việc sao chép một bản đối với tác phẩm chỉ nên cho phép trong trường hợp phục vụ cho mục 
đích giảng dạy, nghiên cứu khoa học và để lưu trữ trong thư viện (cũng như những nơi có 
mục đích tương tự) nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, văn hóa và giáo dục. Tuy nhiên, chúng 
ta nên xem xét và ghi nhận việc cho phép sao chép một phần tác phẩm cho mục đích học tập 
của cá nhân. Thiết nghĩ, đây là hành vi chính đáng cần xem xét để khuyến khích người học 
tìm tòi tri thức nhưng vẫn tôn trọng quyền tác giả đối với tác phẩm được bảo hộ. Pháp luật 
của nhiều nước cho phép photocopy một phần của tác phẩm, phần đó là bao nhiêu thì tùy 
thuộc vào quy định mỗi nước, ví dụ tại Singapore, Úc là không quá 10% tác phẩm, tại Anh là 
không quá 20% tác phẩm13, tại Pháp là tối đa 10% đối với sách và 30% đối với tạp chí14. 
 Thứ hai, để nâng cao nhận thức của sinh viên về quyền sao chép tác phẩm thì những 
quy định pháp luật sở hữu trí tuệ liên quan đến vấn đề này cần phải được phổ biến đến tất cả 
sinh viên để sinh viên nắm được những trường hợp nào được phép sao chép tác phẩm, những 
12 Xem thêm: Nguyễn Trọng Luận, Vũ Việt Tường (2018), Ngoại lệ của quyền tác giả theo quy định của 
pháp luật Pháp, Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 16. 
13 Nguyễn Ngọc Lâm, Lê Thị Nam Giang, Nguyễn Thị Bích Ngọc (2007), Về quyền photocopy tác phẩm 
trong môi trường giáo dục, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 2, tr.21-24. 
14 Tham khảo:  truy cập 
ngày 03/01/2021. 
 19 
 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 46/2021 
trường hợp nào thì không được phép cũng như hiểu được tại sao pháp luật quốc tế (Công ước 
Berne) và pháp luật Việt Nam lại quy định như vậy. Ở Pháp, tại nhiều nơi, người ta còn trích 
các điều luật liên quan đến quyền sao chép tác phẩm cũng như mức phạt vi phạm rồi dán tại 
các cửa hàng photocopy, các máy photocopy và ở cả các thư viện để thông tin và nhắc nhở 
mọi người tôn trọng quyền tác giả. 
 Thứ ba, Điều L.122-5 Luật Sở hữu trí tuệ Pháp quy định “Việc sao chép một tác phẩm 
để lưu trữ trong thư viện, bảo tàng, cơ quan lưu trữ, trung tâm tư liệu và các không gian văn 
hóa đa phương tiện không nhằm mục đích thương mại” là một ngoại lệ của quyền tác giả. Đối 
chiếu với điểm đ khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì quy định của pháp luật 
Việt Nam lại chỉ giới hạn không gian lưu trữ tác phẩm là thư viện. Điều này không thật sự 
hợp l vì ngoài thư viện, tác phẩm còn có thể được lưu trữ trong các không gian khác có mục 
đích tương tự với nhiều tên gọi như trung tâm tư liệu, trung tâm lưu trữ, trung tâm văn hóa đa 
phương tiện. 
3.2. Kinh nghiệm về trích dẫn tác phẩm trong môi trƣờng giáo dục 
 Thứ nhất, pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành cần làm rõ hơn nội hàm khái niệm “trích 
dẫn hợp l ” để làm căn cứ áp dụng trên thực tế. Những quy định của pháp luật Hoa Kỳ và 
Pháp sẽ là những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để hoàn thiện vấn đề này. 
 Theo quy định của Điều 107 của Đạo luật Bản quyền Hoa Kỳ năm 197615, để đánh giá 
một hành vi có được xem là “sử dụng hợp l ” (fair use) đối với tác phẩm của người khác thì 
cần phải căn cứ vào bốn yếu tố sau: (i) Mục đích và đặc điểm của việc sử dụng, bao gồm việc 
sử dụng đó có tính chất thương mại không hay là chỉ nhằm mục đích giáo dục phi lợi nhuận; 
(ii) Bản chất của tác phẩm được bảo hộ; (iii) Số lượng và thực chất của phần được sử dụng 
trong tác phẩm được bảo hộ như là một tổng thể; (iv) Vấn đề ảnh hưởng của việc sử dụng đó 
đối với tiềm năng thị trường hoặc đối với giá trị của tác phẩm được bảo hộ. Như vậy, nếu sử 
dụng một phần nhỏ, không đáng kể từ tác phẩm của người khác để nhằm bình luận, đánh giá, 
dẫn chứng hay làm sáng tỏ vấn đề mà mình đang phân tích sẽ có khả năng “fair use” cao hơn 
việc sử dụng một phần lớn, đáng kể tác phẩm của họ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào 
sử dụng một phần nhỏ tác phẩm của người khác đều sẽ được coi là “fair use” bởi nếu chính 
phần nhỏ đó lại làm nên “linh hồn” của tác phẩm được sử dụng thì khả năng cao sẽ không 
được Tòa án coi là “sử dụng hợp l ”. Việc xác định sẽ căn cứ vào từng hoàn cảnh thực tế. 
 Điều L.122-5 Luật Sở hữu trí tuệ Pháp không sử dụng thuật ngữ “trích dẫn hợp l ” mà 
sử dụng thuật ngữ “trích dẫn ngắn” (courte citation) để đề cập đến một trong các ngoại lệ 
quyền tác giả. Theo đó, việc trích dẫn ngắn nhằm mục đích phê bình, bình luận, bút chiến, 
giáo dục, khoa học hay thông tin về tác phẩm được sử dụng là hành vi hợp pháp và chủ sở 
15 Copyright Act Law of 1976. 
 20 
 TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ 
hữu quyền không thể ngăn cấm với điều kiện phải nêu rõ tên tác giả và nguồn trích dẫn. Án lệ 
Pháp theo hướng căn cứ vào mức độ quan trọng của phần trích dẫn trong mối quan hệ với 
toàn bộ tác phẩm để đánh giá xem một trích dẫn có được xem là trích dẫn ngắn hay không. 
Điều này được đánh giá tùy vào từng trường hợp cụ thể. Chẳng hạn, việc sử dụng một trích 
đoạn dài 17 phút của một bộ phim trong chương trình truyền hình dài 58 phút không thể được 
coi là trích dẫn ngắn16. Theo Tòa án tối cao Pháp, “việc sao lại toàn bộ tác phẩm dưới bất kỳ 
hình thức nào không được coi là trích dẫn ngắn. Nếu phần trích dẫn trở thành phần quan 
trọng của tác phẩm mới thì đó là hành vi xâm phạm quyền tác giả cho dù có thêm phần bình 
luận, nhận xét của người trích dẫn vào trong phần trích dẫn”17. Ngoài ra, ngoại lệ về trích 
dẫn ngắn cũng không thể được vận dụng nếu nguồn trích dẫn là bất hợp pháp18. 
 Trên cơ sở kinh nghiệm của Hoa Kỳ và Pháp, tác giả đề xuất một “trích dẫn” được coi 
là “trích dẫn hợp l ” khi nó thỏa mãn các căn cứ sau: (i) Mục đích của việc trích dẫn: nhằm 
giới thiệu, bình luận, làm sáng tỏ vấn đề hoặc nhằm mục đích thông tin về tác phẩm; (ii) Khối 
lượng phần trích dẫn: khối lượng phần trích dẫn là không đáng kể trong tổng thể tác phẩm 
gốc; (iii) Yêu cầu của việc trích dẫn: Phần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng để trích dẫn 
không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn và 
không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu quyền 
tác giả; (iv) Việc trích dẫn tác phẩm của người khác phải kèm theo việc chú thích rõ ràng 
nguồn trích dẫn; (v) Nguồn trích dẫn phải là hợp pháp (tức tác phẩm được sử dụng để trích 
dẫn phải được công bố một cách hợp pháp và không vi phạm quyền tác giả). 
 Thứ hai, các cơ sở giáo dục nên xây dựng quy định cụ thể và chi tiết về trích dẫn tác 
phẩm để hướng dẫn vấn đề này nhằm giúp học sinh, sinh viên nhận thức đúng đắn về trích 
dẫn tác phẩm cũng như góp phần tăng cường bảo vệ quyền tác giả trong hoạt động học tập, 
đào tạo và nghiên cứu khoa học trong phạm vi đơn vị mình. 
4. Kết luận 
 Hiện nay, tình trạng xâm phạm quyền tác giả trong môi trường đại học đang diễn ra tràn 
lan, phổ biến. Một trong số các hành vi đó là việc sao chép tác phẩm mà không có sự cho 
phép từ chủ sở hữu quyền tác giả, hay hành vi sử dụng tác phẩm của người khác trong tác 
phẩm của mình vượt quá phạm vi “trích dẫn hợp l ”. Bên cạnh rất nhiều nguyên nhân xuất 
phát từ khía cạnh xã hội như thức của những người hành nghề dịch vụ photocopy, thức 
của sinh viên, sự thiếu hiểu biết về quyền tác giả, sự quản l của các cơ quan có thẩm quyền 
còn phải kể đến quy định pháp luật về vấn đề còn chưa thật sự hoàn thiện. Đối với tình trạng 
sử dụng tác phẩm của người khác trong tác phẩm của mình (khóa luận, luận văn, đồ án tốt 
16 TGI Paris, 14 septembre 1994: RIDA 1995, no 164, p. 407. 
17 Đỗ Văn Đại, Lê Thị Nam Giang (2009), Về vấn đề trích dẫn tác phẩm của người khác, Tạp chí Khoa học 
pháp lý, số 02, tr.52-60. 
18 TGI Paris, 13 janvier 2010, SPEDIDAM c/ Karl More Productions France & a.: Comm. com. électr. 2011. 
 21 
 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 46/2021 
nghiệp), bên cạnh thức, đạo đức của người vi phạm còn do chúng ta chưa quy định rõ 
ràng để xác định ranh giới giữa việc trích dẫn hợp l và trường hợp bị coi là vi phạm. Về mặt 
giải pháp, ngoài việc tăng cường công tác quản l , xử l nghiêm các vi phạm thì cũng cần 
phải hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Thứ nhất, về vấn đề sao chép tác phẩm, pháp luật sở 
hữu trí tuệ đã quy định rất rõ ràng tại Điều 25 rằng chỉ xem việc sao chép tác phẩm cho mục 
đích giảng dạy, nghiên cứu khoa học và sao chép để lưu trữ trong thư viện với mục đích 
nghiên cứu mới là ngoại lệ của quyền tác giả. Việc sao chép tác phẩm cho các mục đích khác 
(bao gồm mục đích học tập) mà không được phép của chủ sở hữu quyền là vi phạm. Tuy 
nhiên, cũng nên xem xét đến việc mở rộng đến việc cho phép sao chép một phần nhỏ tác 
phẩm, trong đó nêu rõ không được vượt quá bao nhiều phần trăm của tác phẩm để khuyến 
khích sinh viên, học viên dễ dàng hơn trong việc tiếp cận kiến thức. Bên cạnh đó, để nâng cao 
nhận thức của sinh viên về quyền sao chép tác phẩm thì những quy định pháp luật liên quan 
đến vấn đề này cần phải được phổ biến đến tất cả sinh viên để sinh viên nắm được những 
trường hợp nào được phép sao chép tác phẩm, những trường hợp nào thì không được phép. 
Thứ hai, về vấn đề trích dẫn tác phẩm, hiện nay cần phải cụ thể hơn nữa những tiêu chí để xác 
định như thế nào là trích dẫn hợp l để áp dụng thống nhất pháp luật. Ngoài ra, các trường đại 
học cũng cần phải ban hành những quy định về trích dẫn và chống đạo văn để góp phần bảo 
vệ quyền tác giả trong chính đơn vị mình. 
 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật. 
 2. Lê Thị Nam Giang, Đỗ Văn Đại (2009), Về vấn đề trích dẫn tác phẩm của người 
khác, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 02. 
 3. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019). 
 4. Luật Sở hữu trí tuệ Cộng hòa Pháp (Code de la propriété intellectuelle). 
 5. Nghị định số 22/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện 
pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở 
hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan. 
 6. Nguyễn Trọng Luận, Vũ Việt Tường (2018), Ngoại lệ của quyền tác giả theo quy 
định của pháp luật Pháp, Hoa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân, 
số 16. 
 7. Nguyễn Ngọc Lâm, Lê Thị Nam Giang, Nguyễn Thị Bích Ngọc (2007), Về quyền 
photocopy tác phẩm trong môi trường giáo dục, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 2. 
 8. TGI Paris, 14 septembre 1994: RIDA 1995, no 164. 
 9. TGI Paris, 13 janvier 2010, SPEDIDAM c/ Karl More Productions France & a.: 
Comm. com. électr. 2011. 
 10. U.S. Copyright Act Law of 1976. 
 22 

File đính kèm:

  • pdfquyen_sao_chep_va_trich_dan_tac_pham_trong_moi_truong_giao_d.pdf