Quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

Hình ảnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi cá nhân. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

là một trong những quyền nhân thân quan trọng được Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 điều chỉnh nhằm

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, tôn trọng quyền của mỗi công dân. Tuy vậy, trên thực tế, tình

trạng xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh đang diễn ra một cách phổ biến và phức tạp

do thói quen sử dụng hình ảnh người khác theo nhu cầu của họ mà không xin phép làm ảnh

hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có hình ảnh được pháp luật bảo vệ. Trong bài

báo, nhóm tác giả sử dụng biện pháp phân tích để làm rõ quy định của BLDS 2015 về quyền cá

nhân đối với hình ảnh và thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về quyền này

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 trang 1

Trang 1

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 trang 2

Trang 2

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 trang 3

Trang 3

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 trang 4

Trang 4

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 2840
Bạn đang xem tài liệu "Quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định của Bộ luật dân sự 2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
 quy định 
rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và đặt biệt là BLDS 2015, tuy nhiên, sự 
thiếu hiểu biết về pháp luật cũng như sự ảnh hưởng của đạo đức, mối quan hệ thân thiết giữa con 
người với nhau mà quá trình áp dụng trở nên khó khăn và thiếu hiệu quả, với sự phát triển nhanh 
chóng của internet như hiện nay, con người ta có nhu cầu tham gia vào các cộng đồng, vì vậy, hình 
ảnh cá nhân ngày càng bị công khai hơn nhiều người lợi dụng việc đó để gây ảnh hưởng, sử dụng 
hình ảnh của người khác cho lợi ích cá nhân của mình. Thông qua quy định về quyền cá nhân đối 
với hình ảnh của BLDS 2015 đổi mới so với BLDS 2005, nhóm tác giả muốn làm rõ hơn về lý luận 
cũng như quá trình áp dụng quy định của BLDS 2015 về quyền cá nhân đối với hình ảnh. 
2 NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH CỦA BLDS 2015 VỀ QUYỀN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI 
HÌNH ẢNH 
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Hiến pháp năm 2013: ‚Mọi người có quyền bất khả xâm phạm 
về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. 
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.‛ 
Như vậy, có thể thấy mọi cá nhân để có quyền bảo vệ danh dự uy tín cá nhân và được Nhà nước 
bảo vệ thông qua quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013. BLDS 2015 đã cụ thể hóa quy định của 
1637 
Hiếp pháp 2013 về quyền con người, quyền công dân thông qua Điều 32 làm rõ hơn về quyền của 
cá nhân đối với hình ảnh. 
Theo đó BLDS 2015 quy định rõ ‚Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình‛ quyền này được ghi 
nhận và điều chỉnh trong pháp luật dân sự từ khi họ sinh ra và không thể bị trưng mua hay chuyển 
giao cho người khác. Mỗi người có một hình dạng, đặc điểm, hình ảnh riêng, dù có một số trường 
hợp đặc biệt như đối với các cặp song sinh cùng trứng. Hình ảnh của họ có thể giống nhau, nhưng 
xét về bản chất, đó hoàn toàn là hai hình ảnh của hai cá nhân khác nhau và mang những đặc 
trưng nhất định. Do đó, hình ảnh chỉ gắn liền và thuộc về một cá nhân xác định. 
Đối với thời điểm hiện nay, các phương tiện thông tin công nghệ ngày càng phát triển, con người có 
nhu cầu thể hiện cũng như khoe hình ảnh của bản thân với bạn bè thông qua mạng xã hội, và việc 
mà bạn bè người thân xung quanh họ đưa hình ảnh họ lên với mục đích thiện chí dù không có sự 
đồng ý của người đó vẫn trở nên rất bình thường, tuy nhiên điều đó lại tạo ra một số việc hình ảnh 
của một cá nhân bị sử dụng cho một đích xấu hoặc tư thù cá nhân mặc dù người đó không hề 
đồng ý thậm chí là không hề biết đến. Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích cũng như tránh những xâm 
phạm không cần thiết cho người có hình ảnh BLDS 2015 đã quy định rõ:‚Việc sử dụng hình ảnh của 
cá nhân phải được người đó đồng ý‛. 
Theo Khoản 1 Điều 32 BLDS 2015 quy định: ‚Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích 
thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận 
khác‛. Ngày nay, với sự phát triển ngày càng mạnh của nền giải trí, việc sử dụng hình ảnh của 
các cá nhân để khai thác lợi ích trong thương mại ngày càng cao. Muốn sản phẩm của thương 
hiệu tiếp cận khách hàng thì lấy hình ảnh của cá nhân đại diện được dư luận quan tâm cao là 
biện pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, việc sử dụng hình ảnh của người khác với mục đích sinh lợi nhuận 
cho bản thân mình khi không có sự đồng ý hoặc không có thù lao cho người đó sẽ làm dễ làm 
phát sinh nên tranh chấp, sự bất đồng cũng như gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cá nhân 
có hình ảnh. 
BLDS 2015 cũng quy định rõ những trường hợp sử dụng hình ảnh của cá nhân mà không cần sự 
đồng ý của người đó hoặc người đại diện theo pháp luật của họ. Cụ thể: a) Hình ảnh được sử dụng 
vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công 
cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động 
công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. 
Như vậy BLDS đã làm rõ hơn việc sử dụng hình ảnh của cá nhân, từ đó, việc áp dụng luật cũng trở 
nên chặt chẽ và dễ dàng hơn tránh những trường hợp ‚lách luật‛ hay hiểu sai từ ngữ pháp lý. 
Theo quy định của luật, thì việc sử dụng hình ảnh cá nhân vi phạm những điều trên thì người có 
hình ảnh ‚có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân 
có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp 
dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật‛, điều luật này làm rõ biện pháp cũng 
như căn cứ xử lý pháp luật, giúp mọi người có tự tin hơn để bảo vệ hình ảnh cá nhân, không bị 
người khác làm ảnh hưởng xấu đến mình và mọi người xung quanh. Do đó, các cá nhân/tổ chức bị 
1638 
xâm phạm về uy tín danh dự khi hình ảnh của mình bị sử dụng không đúng theo ý muốn cá nhân 
có thể yêu cầ tòa án giải quyết, giành quyền lợi lại cho bản thân. 
BLDS 2015 đã có nhiều đổi mới so với BLDS 2005, điều luật áp dụng phù hợp từ lý luận cho tới thực 
tiễn cũng như cụ thể hóa quy định trách nhiệm đối với cá nhân/tổ chức có hành vi xâm phạm đến 
uy tín, danh dự thông qua việc sử dụng hình ảnh cá nhân của họ, làm ảnh hưởng đến cuộc sống, 
quyền và lợi ích của chủ thể có hình ảnh được pháp luật bảo vệ. 
3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BLDS 2015 VỀ QUYỀN CỦA CÁ 
NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH 
Trên thực tế, hành vi xâm phạm các quyền nhân thân của cá nhân nói chung, quyền riêng tư và 
quyền của cá nhân đối với hình ảnh nói riêng có thể được thực hiện với nhiều mức độ khác nhau. Mặc 
dù được Nhà nước bảo vệ dưới gốc độ pháp lý vô cùng chặt chẽ, song vấn đề này vẫn là câu chuyện 
muôn thuở. Nhiều chủ thể có hình ảnh bị nhiều cá nhân khác sử dụng với nhiều mục đích khác nhau 
như: phát tán hình ảnh cá nhân nhằm mục đích khác nhau từ ít nghiêm trọng đến nghiêm trọng, đặc 
biệt là các trang báo điện tử hiện nay, sử dụng hình ảnh cá nhân làm hình minh họa mà không được 
sự đồng ý của người đó gây ra nhiều thiệt hại đối với chủ thể có hình ảnh về vật chất lẫn tinh thần, 
xâm phạm nghiêm trọng ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, biểu tượng, 
Câu chuyện gây hậu quả đáng tiếc xảy ra vào ngày 27/06/2013 một nữ sinh lớp 12 ở Hà Nội đã tự 
tử vì không chịu nổi đả kích từ phía dư luận khi hình ảnh cá nhân bị chế nhạo và biến đổi sai sự thật 
đưa lên mạng xã hội. Cụ thể, em bị các bạn cùng lớp ghép ảnh chân dung vào ảnh một cô gái 
mặc áo cổ rộng rồi đăng lên Facebook. Không chịu được sự giễu cợt, miệt thị, nữ sinh này đã ‚uất 
ức‛ tìm đến cái chết [4]. Việc sử dụng hình ảnh cá nhân không chỉ đơn thuần dừng lại ở chuyện 
‚mua vui‛ hay ‚đùa giỡn‛, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tinh thần của người đó, thậm 
chí là đi đến kết cuộc gây ‚bàng hoàng‛ như vụ việc trên. Mọi người đều nghĩ rằng, bạn bè, người 
thân thì có quyền ‚nghịch‛ với nhau và đưa hình ảnh ‚vui‛ của người thân mình lên mạng xã hội là 
câu chuyện đơn thuần, hầu như bất kể ở đâu cũng có, đây lại là một dấu chấm hỏi lớn cho việc áp 
dụng pháp luật hiện nay, vì dưới lăng kính của đạo đức xã hội, các quan hệ thân thiết như bạn bè, 
người thân, thường được coi trọng, mọi người thường giải quyết vấn đề dựa trên phương diện 
tình cảm là chủ yếu. Vì vậy, những hình ảnh của cá nhân được đưa lên mạng xã hội từ những người 
xung quanh họ. Mặc dù, không hề có sự đồng ý của họ, cũng như không theo mong muốn của 
bản thân chủ thể có hình ảnh. Cũng chính vì vậy, nhiều kẻ gian lợi dụng cơ hội đó và biến vấn đề ‚e 
ngại‛ trong mối quan hệ này thành hành vi nghiêm trọng, đến khi xảy ra thì chủ thể có hình ảnh 
hoàn toàn bất lực trước dư luận khi bị bôi nhọ, xúc phạm và xâm hại đến đời tư của mình. 
Đối với người tham gia mạng xã hội hiện nay, một việc xảy ra ở thực tế mà họ cảm thấy vui, cảm 
thấy bất ngờ, họ liền sử dụng thiết bị ghi hình lại và đưa lên mạng xã hội để được mọi người chú 
ý đến, thực trạng đó xảy ra vô cùng phổ biến và mà không hề có một hình thức răn đe nào cụ thể, 
vì những chủ thể có hình ảnh bị phát tán hình ảnh cá nhân, đời tư, nhạy cảm, trên mạng mà họ 
không muốn và họ sẽ cảm thấy ‚ngại‛, ‚e dè‛ trước mọi người khi đưa vụ việc ra ánh sáng, họ có 
thể giữ im lặng mà mong rằng mọi chuyện sẽ qua đi, nếu đưa mọi chuyện ra pháp luật hoặc làm 
1639 
lớn vấn đề lên, sẽ càng có nhiều người biết đến và ‚cười nhạo‛. Chính vì thế mà tạo điều kiện cho 
những vụ việc đáng tiếc xảy ra, những kẻ chuyên xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh 
vẫn ‚nhởn nhơ‛ coi thường danh dự, hình ảnh cá nhân của người khác, và khi những cá nhân có 
hình ảnh bị phát tán trên mạng xã hội không thể ‚chống đỡ‛ những điều tiêu cực đến với mình, ở 
đây không còn dừng lại là xâm phạm danh dự nhân phẩm của họ nữa, mà ảnh hưởng trực tiếp 
đến đời sống, tính mạng của một con người. Điển hình như vụ việc của em H.T.L lớp 11 ở Quỳnh Lưu 
(Nghệ An) vào ngày 11 tháng 3 năm 2018 sau khi bị một trang mạng đăng clip nữ sinh này cùng 
một nam sinh khác ‚hôn nhau‛ [2]. Clip này đã ‚làm mồi‛ cho ‚các anh hùng bàn phím‛ chém gió 
cười cợt, hàng nghìn lượt like, share, bình luận ác ý Trong phút chốc, nữ sinh trở thành tội đồ và 
nghĩ quẩn tìm đến cái chết. 
Một gam màu tối nữa trong câu chuyện này là việc các trang mạng điện tử, hoặc thậm chí là các 
bài báo lá cải đã và đang có những hành vi sai trái khi đưa nguồn thông tin nhưng sử dụng hình 
ảnh của người không liên quan đến để minh họa cho bài báo của mình. Vụ việc hình ảnh cá nhân 
của một viên chức thuộc Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Nam bất ngờ bị nhiều trang mạng sử 
dụng làm ảnh minh họa cho người chồng trong vụ giết người tại tỉnh Bình Dương đã khiến nạn 
nhân hết sức bức xúc. Khi sử dụng hình ảnh như vậy, người đọc sẽ không hề phân biệt rõ được đâu 
là nhân vật chính trong câu chuyện và ngầm đồng ý rằng chính viên chức này là người trong cuộc, 
là kẻ giết người, thông qua hình ảnh vô ý của trang mạng đó, mà vô tình làm cuộc sống của nạn 
nhân trở nên xáo trộn, bị hạ uy tín, bị nghi ngờ nhân phẩm và thậm chí là khó khăn trong công việc 
khi ông đang là một viên chức. 
Hay vụ việc ông Trần Đ nhiều lần tự ý đăng tải các hình ảnh của ông Võ Văn D (huyện Hoài Nhơn, T. 
Bình Định) trên tài khoản Facebook của mình với nội dung: ‚núp danh Đảng‛, ‚bóng ma tráo trở‛, 
‚nhân sâm thì ít, cỏ dại thì nhiều‛ xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, gây tổn thất tinh 
thần cho ông D. Sau khi xem xét yêu cầu của ông D HĐXX quyết định buộc ông Đ phải thu hồi, 
chấm dứt việc sử dụng hình ảnh của ông D trên mạng xã hội Facebook. Ngoài ra, ông Đ phải bù 
đắp tổn thất về tinh thần cho ông D với số tiền 2.980.000 đồng [1]. 
Theo Điều 32 BLDS 2015, bất kỳ ai muốn sử dụng hình ảnh của cá nhân đó nhằm mục đích thương 
mại thì phải được cá nhân đó đồng ý, ngoài ra, họ còn được nhận một mức thù lao tương xứng. 
Không ai được phép sao chép, sử dụng hình ảnh của họ nhằm mục đích thương mại khi chưa có 
sự cho phép của họ. Theo nhóm tác giả, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân khác nhằm mục đích 
thương mại mà không xin phép hay có thoả thuận với chủ thể có hình ảnh, đây là hành động 
không những vi vi phạm pháp luật và còn trái với đạo đức xã hội. Nghệ sĩ là người nổi tiếng, được 
công chúng biết đến, do đó hình ảnh của họ dễ dàng đánh vào thị hiếu của công chúng và ‚uy tín‛ 
hơn là hình ảnh của cá nhân bình thường. Vậy nên, việc mời nghệ sĩ quảng cáo, PR sản phẩm là 
hình thức được nhiều thương nhân sử dụng. Tuy nhiên, bên cạnh phương thức này, thì nhiều người 
lại lợi dụng hình ảnh của nghệ sĩ để quảng cáo, PR sản phẩm mà không xin phép. Hình thức ‚xài 
chùa‛ này khiến các nghệ sĩ không khỏi bức xúc. Khi vướng phải, có nhiều nghệ sĩ cũng chỉ ngậm 
ngùi cho qua, mạnh mẽ hơn thì lên mạng xã hội giãi bày, cảnh báo người tiêu dùng, hoặc thanh 
minh nếu sản phẩm có tính chất lừa đảo. Đơn cử một trường hợp gần đây, shop quần áo do nam 
1640 
ca sĩ Nukan Trần Tùng Anh làm chủ đã tự ý sử dụng hình ảnh của ca sĩ, diễn viên Trương Thế Vinh 
mà không có sự thoả thuận hay sự đồng ý từ phía nam ca sĩ để quảng cáo cho shop [3]. Như vậy, 
trong trường hợp này, hành vi của nhãn hàng đã vi phạm quy định của pháp luật khi tự ý lấy hình 
ảnh của Trương Thế Vinh khi chưa được đồng ý và đưa lên trang bán hàng. Việc nghệ sĩ bị các 
nhãn hàng sử dụng hình ảnh trái phép để trục lợi là không mới và khá phổ biến. Việc sử dụng bừa 
bãi hình ảnh của nghệ sĩ như vậy sẽ mất niềm tin ở khách hàng. Có thể thấy, hiện nay, việc áp 
dụng luật trong đời sống chưa thật sự hiệu quả Luật pháp có quy định chủ thể có hình ảnh có thể 
khởi kiện cá nhân/tổ chức sử dụng hình của họ mà không xin phép nhưng khi khởi kiện để đòi bồi 
thường thiệt hại, bên nguyên đơn phải chứng minh mức độ thiệt hại và mất rất nhiều thời gian. Điều 
này nằm ngoài khả năng của nghệ sĩ trong điều kiện của Việt Nam. Không ai mạnh dạn kiện ra tòa 
để làm gương mà chỉ dừng lại việc yêu cầu cá nhân/tổ chức vi phạm gỡ hình ảnh xuống, vì vậy, 
tình trạng nghệ sĩ bị sử dụng hình ảnh để trục lợi vẫn tồn tại. 
4 KẾT LUẬN 
Qua phân tích trên của nhóm tác giả, quyền của cá nhân về hình ảnh là một trong những quyền 
nhân thân của con người được Nhà nước và Pháp luật bảo vệ. BLDS 2015 đã có nhiều đổi mới, quy 
định chặt chẽ và đi vào thực tế hơn so với BLDS trước đó. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân phát 
sinh từ vấn đề và núp sau gương kính đạo đức mà việc sử dụng hình ảnh người khác trái pháp luật 
vẫn đang là thực trạng đáng báo động trong nền xã hội ‚mở‛ hiện nay. Việc đẩy mạnh tuyên truyền 
cũng như các biện pháp răn đe theo quy định pháp luật là việc cần thiết để những nạn nhận không 
bị ảnh hưởng cả về vật chất lẫn tinh thần do bị xâm phạm hình ảnh cá nhân. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] D. Dung, ngày 04 tháng 06 năm 2020, Bị kiện vì tự ý đăng ảnh người khác trên Facebook, 
xem tại: https://plo.vn/phap-luat/bi-kien-vi-tu-y-dang-anh-nguoi-khac-tren-facebook-
909988.html; 
[2] Doãn Hòa, ngày 05 tháng 06 năm 2020, Giáo viên bàng hoàng chuyện nữ sinh tử vong sau 
khi có video hôn bạn trai, xem tại: https://tuoitre.vn/giao-vien-bang-hoang-chuyen-nu-sinh-
tu-vong-sau-khi-co-video-hon-ban-trai-20180312163801383.htm; 
[3] Gia Bảo, ngày 05 tháng 06 năm 2020, Dùng hình ảnh không xin phép, Nukan Tùng Anh còn 
tố Trương Thế Vinh ‚đòi tiền‛, xem tại: https://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/thoi-trang/truong-the-
vinh-dau-khau-nukan-tung-anh-vi-dung-hinh-anh-khong-xin-phep-553224.html; 
[4] Kênh14 – Trí thức trẻ, ngày 04 tháng 06 năm 2020, Nữ sinh tự tử vì bị ghép ảnh Facebook: 
Cái chết tức tưởi ngay trước kì thi Đại học, xem tại: https://genk.vn/net/nu-sinh-tu-tu-vi-bi-
ghep-anh-facebook-cai-chet-tuc-tuoi-ngay-truoc-ki-thi-dai-hoc-20130703090632504.chn. 
[5] Quốc hội, 2005, Bộ luật Dân sự 2005, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội; 
[6] Quốc hội, 2015, Bộ luật Dân sự 2015, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội; 
[7] Quốc hội, 2013, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị 
quốc gia Sự thật, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfquyen_cua_ca_nhan_doi_voi_hinh_anh_theo_quy_dinh_cua_bo_luat.pdf