Quy trình kiểm toán trong kiểm toán nội bộ ở Việt Nam

Tóm tắt

Việc hình thành kiểm toán nội bộ (KTNB) trong các DN (DN) trong điều kiện nền kinh tế

thị trường phát triển đa chiều, cạnh tranh gay gắt là một điều cần thiết, để nâng cao tính

hiệu quả của hoạt động quản lý của các DN. Xuất phát từ vai trò của kiểm toán nói chung

và KTNB nói riêng, trong nền kinh tế thị trường, thì việc hoàn thiện KTNB trong các DN

Nhà nước ở nước ta hiện nay là một vấn đề tất yếu cần thiết, để đảm bảo tính trung thực

của báo cáo tài chính cũng như tính tuân thủ, tính hoạt động của DN. Trên cơ sở đó, đưa

ra các kiến nghị, giải pháp về chế độ kế toán, hình thức quản lý và tính hiệu quả của DN.

Đối với Việt Nam, đây là một lĩnh vực mới mẻ nên việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn,

việc nghiên cứu một số vấn đề về quy trình kiểm toán trong KTNB, thông qua đó nêu một

số kiến nghị, giải pháp nhằm hỗ trợ cho các DN kiểm toán hoạch định chính sách và

nâng cao hiệu quả hoạt động của loại hình kiểm tra, kiểm soát trong nền kinh tế.

Quy trình kiểm toán trong kiểm toán nội bộ ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Quy trình kiểm toán trong kiểm toán nội bộ ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Quy trình kiểm toán trong kiểm toán nội bộ ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Quy trình kiểm toán trong kiểm toán nội bộ ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Quy trình kiểm toán trong kiểm toán nội bộ ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Quy trình kiểm toán trong kiểm toán nội bộ ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Quy trình kiểm toán trong kiểm toán nội bộ ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Quy trình kiểm toán trong kiểm toán nội bộ ở Việt Nam trang 8

Trang 8

Quy trình kiểm toán trong kiểm toán nội bộ ở Việt Nam trang 9

Trang 9

Quy trình kiểm toán trong kiểm toán nội bộ ở Việt Nam trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 9060
Bạn đang xem tài liệu "Quy trình kiểm toán trong kiểm toán nội bộ ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy trình kiểm toán trong kiểm toán nội bộ ở Việt Nam

Quy trình kiểm toán trong kiểm toán nội bộ ở Việt Nam
ng ty 
phải là nơi tổng hợp và xử lý kết quả kiểm toán cuối cùng. Kết quả kiểm toán từ KTVNB 
được bố trí tại các đơn vị thành viên thực hiện công việc kiểm toán tại đơn vị phụ trách. 
 - Đây là hình thức đòi hỏi số lượng kiểm toán viên và chi phí kiểm toán lớn, vì vậy 
hầu hết các DN đã không lựa chọn mô hình này. Một số ít DN lựa chọn theo mô hình này 
nhưng có điều chỉnh là KTVNB của công ty mẹ sẽ tham gia kiểm toán cùng với KTVNB của 
công ty con nhằm tiếp kiệm chi phí. Tuy nhiên, bộ máy KTNB vẫn cồng kềnh. 
 - Đại diện cho hình thức này là tổ chức bộ máy KTNB của Tập đoàn Công nghiệp Tàu 
thủy Việt Nam. Tại các công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, đều có 
khoảng 2 đến 3 kiểm toán viên dẫn đến chi phí lớn. Đây là lý do khiến các DN Việt Nam áp 
dụng phổ biến hình thức tập trung hoặc hình thức nửa tập trung, nửa phân tán. 
 - Hình thức nửa tập trung, nửa phân tán: Với hình thức tổ chức này, KTNB được tổ 
chức tại công ty mẹ và chỉ tổ chức KTNB tại các DN thành viên mà bản thân DN đó cũng là 
công ty mẹ của nhiều đơn vị thành viên. Hình thức tổ chức này đang được áp dụng tại các 
DN như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 154 
Việt Nam, Tập đoàn Tài chính Bảo Việt, Với hình thức tổ chức này, hiệu quả hoạt động 
KTNB đã được nâng cao một bước. 
4.2. Quy trình KTNB 
Với mỗi cuộc kiểm toán hoặc tư vấn, quy trình KTNB được chia thành bốn giai đoạn 
chính: lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán, báo cáo kết quả kiểm toán và giám sát triển khai kết 
quả thực hiện khuyến nghị kiểm toán. 
4.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 
Chuẩn mực của IIA yêu cầu các KTVNB phải xây dựng và ghi chép một kế hoạch cho 
mỗi cuộc kiểm toán hoặc tư vấn, bao gồm: Mục tiêu, phạm vi, thời gian và việc phân bổ 
nguồn lực. Các KTVNB sẽ lập biên bản ghi nhớ về kế hoạch, để ghi lại các mục tiêu, phạm vi 
kiểm toán, đánh giá rủi ro và nội dung ưu tiên kiểm toán. Biên bản ghi nhớ cũng là tài liệu 
quan trọng để trao đổi về mục tiêu, phạm vi kiểm toán và các thông tin quan trọng khác cho 
các thành viên trong nhóm kiểm toán. 
4.2.2 Thực hiện kiểm toán 
Thông thường, những kiểm soát cơ bản sẽ được tiến hành ở giai đoạn thực hiện đã 
được xác định ở giai đoạn lập kế hoạch căn cứ vào việc đánh giá tính đầy đủ của thiết kế hệ 
thống kiểm soát nội bộ (KSNB). Ở giai đoạn thực hiện kiểm toán, các KTVNB tiến hành 
những thử nghiệm kiểm soát cơ bản đó và ghi chép lại kết quả kiểm toán làm bằng chứng cho 
việc đánh giá hiệu quả quy trình KSNB. 
Trước khi thực hiện kiểm toán, các KTVNB xem xét: 
- Tài liệu kế hoạch kiểm toán để năm rõ mục tiêu, phạm vi, chương trình kiểm toán 
bao gồm các thủ tục kiểm toán, thời gian và nguồn lực thực hiện kiểm toán. 
- Các kỳ vọng của Hội đồng quản trị và lãnh đạo DN để phản ảnh thông tin cần thiết, 
nhằm đạt được mục tiêu kiểm toán. 
- Các chính sách và quy định pháp lý liên quan đến thông tin cá nhân trước khi thực 
hiện kiểm toán tư vấn với luật sư của DN hoặc các chuyên gia để làm rõ các quan ngại và thắc 
mắc có thể nảy sinh khi truy cập thông tin cá nhân. 
Ngoài ra, trong khi thực hiện kiểm toán, nếu thấy kế hoạch thử nghiệm không được 
lập đủ chi tiết thì các KTVNB có thể bổ sung các chi tiết thử nghiệm như các tiêu chí cũng 
như quy mô thử nghiệm, phương pháp chọn mẫu, số lượng mẫu cần thiết để thu thập được 
thông tin đầy đủ. Nếu các thủ tục thử nghiệm được nêu ở trong chương trình kiểm toán không 
mang lại được đầy đủ các thông tin để đưa ra kết luận hoặc ý kiến tư vấn, các KTVNB cần 
điều chỉnh thử nghiệm và tiến hành bổ sung. Mọi điều chỉnh hoặc bổ sung đối với chương 
trình kiểm toán đều phải được phê duyệt ngay. 
Để làm căn cứ cho kết quả kiểm toán và kết luận của mình, các KTVNB xác định 
thông tin, thực hiện phân tích và đánh giá và ghi chép thông tin thông qua việc thực hiện các 
thủ tục kiểm toán được lập trong chương trình kiểm toán. 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 155 
Bằng chứng kiểm toán là những thứ kiểm toán viên thu được, thông qua việc thực hiện 
các thủ tục quan sát, phỏng vấn và điều tra. Bằng chứng kiểm toán được sử dụng để làm căn 
cứ cho việc đưa ra kết luận và khuyến nghị đối với những phát hiện của kiểm toán. Bằng 
chứng kiểm toán có thể được chia thành các nhóm như sau: 
- Bằng chứng thu được bằng việc quan sát con người, tài sản, sự kiện như là hình ảnh, 
phim chụp, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ, các ghi chép kết quả quan sát. 
- Bằng chứng có tính chứng thực như các thư từ, biên bản ghi nhớ, thư điện tử, các 
phản hồi từ các cuộc khảo sát, điều tra và phỏng vấn. Bằng chứng có thể là trả lời trực tiếp 
hoặc bằng văn bản. 
- Bằng chứng dưới hình thức tài liệu là loại bằng chứng phổ biến nhất và bao gồm các 
thông tin được viết lại hoặc được cung cấp bới các phương tiện truyền thông khác. 
- Bằng chứng phân tích là các phân tích, xác nhận, tổng hợp, so sánh sử dụng thông tin 
được thu thập từ các nguồn khác nhau. Ví dụ như: Dữ liệu chuẩn của ngành, của các DN 
tương đương, kết quả của năm trước, quyết toán thuế,... 
4.2.3 Báo cáo kết quả kiểm toán 
Chuẩn mực của IIA yêu cầu Trưởng KTNB phải thực hiện báo cáo định kỳ cho Hội 
đồng quản trị và lãnh đạo DN. Tần suất và nội dung báo cáo, tùy thuộc vào tầm quan trọng 
của báo cáo và mức độ cấp thiết của các hành động cần được lãnh đạo và hội đồng quản trị 
thực hiện. Các KTVNB phải báo cáo kết quả theo các tiêu chí, chất lượng và các yêu cầu về 
việc phát hành cũng như gửi báo cáo. Ngoài ra, nếu có yêu cầu về việc đưa ra ý kiến tổng thể 
thì các KTVNB đưa ra các ý kiến tổng thể theo đúng yêu cầu quy định. 
Quy định về công tác trao đổi và báo cáo kết quả kiểm toán thường được xây dựng và 
bảo hành, nhằm đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả trong việc báo cáo kết quả kiểm toán. 
Quy định này được xây dựng căn cứ vào chính sách và quy trình của các bên liên quan cũng 
như kỳ vọng của Hội đồng quản trị và lãnh đạo DN về các báo cáo kiểm toán. Các KTVNB 
có thể xem xét quy trình và chính sách KTNB, để xác định các mẫu biểu nên sử dụng. Ngoài 
ra, các KTVNB cũng cần xem xét cả hướng dẫn về văn phòng của DN, trước khi soạn thảo 
các văn bản trao đổi có thể trình bày kết quả cuối cùng phù hợp với văn phong được DN chấp 
nhận. 
Nội dung chi tiết của quy định về trao đổi thông tin và báo cáo kết quả tùy thuộc vào 
bản chất của từng DN và mức độ phức tạp của công tác KTNB, nhưng thông thường sẽ bao 
gồm hướng dẫn liên quan đến trao đổi và báo cáo về: 
- Thông tin, quan sát và kết quả kiểm toán. 
- Thông tin giữa kỳ và cuối kỳ. 
- Theo dõi và quan sát. 
- Các vi phạm pháp luật. 
- Thông tin nhạy cảm. 
- Thông tin với các bên liên quan bên ngoài DN. 
Giám sát triển khai kết quả, thực hiện khuyến nghị kiểm toán 
Khi kết thúc cuộc kiểm toán, các phát hiện và khuyến nghị cải tiến phải được trao đổi 
và báo cáo đến các cấp có liên quan của DN để có biện pháp khắc phục, sửa chữa sai sót kịp 
thời. 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 156 
Giám sát triển khai kết quả thực hiện khuyến nghị kiểm toán là hoạt động các KTVNB 
kiểm tra xem các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót đã được thực hiện chưa. 
Chuẩn mực yêu cầu Trưởng KTNB phải thiết lập và duy trì một hệ thống kiểm soát về 
việc chuẩn bị giám sát và công tác giám sát kết quả triển khai khuyến nghị đã được báo cáo 
cho lãnh đạo DN. 
Quy trình giám sát có thể phức tạp hoặc đơn giản tùy thuộc vào một số các yếu tố bao 
gồm quy mô và mức độ phức tạp của DN, cũng như việc sử dụng phần mềm theo dõi giám 
sát. Khi xây dựng quy trình này, Trưởng KTNB cân nhắc những vấn đề sau: 
- Mức độ tự động và chi tiết. 
- Các loại phát hiện cần giám sát (cụ thể là, tất cả hay là chỉ có những phát hiện có rủi 
ro cao). 
- Cách thức và tần suất xác định tình trạng của các hành động/biện pháp khắc phục 
đang triển khai. 
- Khi nào KTNB xác nhận một cách độc lập tính hiệu quả của những biện pháp khắc 
phục. 
- Tần suất, thể loại và mức độ báo cáo được thực hiện. 
4.3.Ưu điểm và hạn chế của hoạt động KTNB 
4.3.1.Ưu điểm 
Sau 20 năm hình thành và phát triển, hoạt động KTNB trong DN Việt Nam, đã thể 
hiện được sự cần thiết trong công tác quản lý DN. KTNB với vai trò kiểm tra, kiểm soát độc 
lập trong nội bộ, phục vụ cho quản lý. Tổ chức bộ máy KTNB đã vận dụng một cách linh 
hoạt các mô hình tổ chức bộ máy KTNB trên thế giới. 
Mô hình tổ chức KTNB đa dạng, tùy thuộc vào quy mô và yêu cầu cụ thể của mỗi đơn 
vị. Điều này đã tạo điều kiện cho KTNB phát triển, không những giúp đơn vị xem xét, đánh 
giá về tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của các hoạt động (kể cả hoạt động KSNB trong đơn 
vị), mà còn đề xuất các giải pháp nâng cao, cải thiện tình hình hoạt động đơn vị. 
4.3.2.Hạn chế 
Bên cạnh những ưu điểm, tổ chức bộ máy KTNB trong các DN Việt Nam đã bộc lộ 
một số hạn chế sau: 
Thứ nhất, do các quy định pháp lý về tổ chức KTNB không mang tính bắt buộc và 
cũng không quy định một cách rõ ràng, hoặc không xác định rõ vị trí tổ chức cho bộ máy 
KTNB trong DN. Do đó, trong các DN có tổ chức KTNB chủ yếu tập trung vào các tổng 
công ty hoặc tập đoàn kinh tế nhà nước. Trong các DN này, bộ máy KTNB cũng được tổ 
chức theo nhiều mô hình rất khác nhau. 
Tại một số DN, bộ phận KTNB tổ chức thành một bộ phận chức năng độc lập trực 
thuộc Tổng giám đốc; Ủy ban kiểm soát nhưng trong một số DN khác KTNB lại được tổ 
chức thành một tổ hay một bộ phận (nhỏ) nằm trong phòng kế toán tài chính. Bộ phận kế 
toán thực hiện chức năng xử lý và cung cấp thông tin, đồng thời cũng thực hiện chức năng 
kiểm tra kế toán. 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 157 
Thông tin cung cấp cho các đối tượng sử dụng là các thông tin tài chính đã được kiểm 
tra. Việc đặt bộ phận KTNB nằm trong bộ phận kế toán (người phụ trách KTNB là bán 
chuyên trách) sẽ ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan của kiểm toán và dẫn tới những bất 
cập trong tổ chức, điều hành. 
Thứ hai, tổ chức bộ máy KTNB trong DN cũng chưa được quy định hay hướng dẫn 
khuôn mẫu, hình thức tổ chức phù hợp. Thực tiễn các DN Việt Nam tự mày mò xác định 
hình thức tổ chức bộ máy KTNB, phù hợp với đặc thù đơn vị. Chẳng hạn như, tổ chức bộ 
máy KTNB theo hình thức tập trung tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông chưa phù hợp với 
quy mô. 
4.4. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KTNB tại Việt Nam 
4.4.1.Về phía Nhà nước 
Một là, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về KTNB. Hệ thống văn bản pháp lý về 
KTNB cần quy định một cách rõ ràng, xác định vị trí tổ chức cho bộ máy KTNB trong các 
DN. Các văn bản về KTNB do Bộ Tài chính ban hành, cần phải làm tăng tính hiệu lực trong 
thực thi. Thay vì những quy định mang tính định hướng, gợi mở hay là hành lang pháp lý 
chung cho loại hình KTNB trong DN, những quy định này cần hướng dẫn cụ thể tổ chức 
KTNB trong DN. 
Hiện nay, Dự thảo Nghị định KTNB đã có những quy định mới khá chặt chẽ về 
KTNB như: Xác định rõ một số loại hình DN bắt buộc phải có KTNB, trách nhiệm báo cáo 
của người đứng đầu bộ phận này. Tuy nhiên, vẫn chưa có những hướng dẫn cụ thể, nhằm 
hướng hoạt động KTNB theo một khuôn mẫu nhất định. 
Hai là, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy KTNB. 
Cần ban hành các mô hình mẫu về tổ chức KTNB trong DN. Mô hình tổ chức bộ máy 
KTNB có thể thay đổi theo hướng hoàn thiện hơn về tính độc lập của bộ phận này bằng mô 
hình trực thuộc lãnh đạo cao nhất trong DN, đảm bảo thực hiện tốt các chức năng của bộ 
phận KTNB. 
4.4.2. Về phía DN 
Thứ nhất, khi tổ chức KTNB trong các đơn vị cần bắt đầu từ việc xây dựng Điều lệ 
KTNB. “Điều lệ KTNB là một bản tài liệu chính thức trong đó quy định về mục đích, quyền 
lợi, trách nhiệm của KTNB. Điều lệ KTNB thiết lập vị trí hoạt động của KTNB trong tổ 
chức, bao gồm cả chức năng báo cáo, quyền tiếp cận tài liệu, con người và các tài sản của 
DN, đồng thời đưa ra các phạm vi kiểm toán” (HM Treasury, 2011, tr.12). Tùy thuộc vào 
mỗi một tổ chức, Điều lệ KTNB sẽ khác nhau nhưng phải bao gồm mục đích, quyền hạn, 
trách nhiệm của hoạt động KTNB. 
Điều lệ KTNB cũng đòi hỏi phải bao gồm được các thông tin về nhiệm vụ công việc 
giữa chủ nhiệm kiểm toán với các KTVNB, phải xác định được những đòi hỏi về tính đảm 
bảo và chức năng tư vấn của KTNB cũng như trình độ, kỹ năng kiểm toán. Điều lệ kiểm toán 
cũng phải quy định về đạo đức kiểm toán và các Chuẩn mực KTNB cần phải tuân theo. 
Thứ hai, DN cần tích cực tham gia các hội thảo, hội nghị về lĩnh vực kế toán - kiểm 
toán nói chung và KTNB nói riêng; Tích cực đóng góp ý kiến, thảo luận về các vấn đề có 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 158 
liên quan đến KTNB nói chung và tổ chức bộ máy KTNB nói riêng, nhằm góp phần vào quá 
trình phát triển hoạt động KTNB trong DN. 
Thứ ba, DN cần thực hiện tuyển dụng và đào tạo KTV nội bộ đạt chất lượng, đáp ứng 
yêu cầu kiểm toán trong điều kiện phát triển CNTT cũng như tính phức tạp của các giao dịch 
kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 
Hoạt động KTNB tại Việt Nam đang trong giai đoạn mới phát triển, hệ thống quản lý 
chưa đồng bộ, chất lượng hoạt động còn thấp chưa tương xứng với yêu cầu. Do vậy, hoàn 
thiện tổ chức bộ máy KTNB là vấn đề cần được quan tâm một cách thích đáng trong giai 
đoạn hiện nay. 
Kết luận 
Cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, kiểm toán đã trở thành 
nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý của các DN. 
Tuy mới xuất hiện ở nước ta một quãng thời gian không lâu, song kiểm toán cũng đã có được 
một địa vị pháp lý vững chắc, được Nhà nước ta bảo hộ, tạo điều kiện cho hoạt động kiểm 
toán phát triển. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt, các DN phải tự vươn lên bằng 
chính sức lực của bản thân mình, KTNB giúp cho các nhà quản trị có đầy đủ các thông tin 
chính xác về tình hình hoạt động của DN mà từ đó ra các quyết định quản lý, đảm bảo kinh 
doanh một cách có lãi. Sự phát triển của KTNB diễn ra rộng khắp, xuất phát từ quá trình hoạt 
động của các bộ phận KTNB tại từng DN và tổ chức chính phủ. Những hoạt động này là cơ 
sở cho sự thành công của các tổ chức đó. Sự tiến triển trong tương lai của KTNB cũng sẽ lớn 
hơn qua những nỗ lực nghề nghiệp, trên một phạm vi rộng lớn. Tuy nhiên, về cơ bản, thành 
công của KTNB bắt nguồn từ những kết quả trong các hoạt động cụ thể của DN, các tổ 
chức. 
----------------------------------- 
Tài liệu tham khảo 
1. Tập đoàn Bảo Việt (2017), KTNB thực hiện đảm bảo Báo cáo Tích hợp và Báo cáo Phát triển bền vững, Tạp 
chí Tài chính; 
2. Ngọc Nhi (2016), Sẽ hướng KTNB theo chuẩn mực quốc tế, Đầu tư Chứng khoán; 
3. Thủy Ngọc (2017), KTNB: Áp lực chuyển dịch, Nhịp cầu Đầu tư. 
4. Bộ Tài chính Việt Nam (2016), Dự Thảo Nghị định KTNB; 
5. Vũ Thùy Linh (2014), Hoàn thiện quá trình và tổ chức bộ máy KTNB trong các Ngân hàng thương mại Nhà 
nước Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội; 
----------------------------------- 

File đính kèm:

  • pdfquy_trinh_kiem_toan_trong_kiem_toan_noi_bo_o_viet_nam.pdf