Quy trình kiểm toán nội bộ đối với hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại cổ phần
Tóm tắt:
Kiểm toán nội bộ (KTNB) có vai trò rất quan trọng, trong các tổ chức kinh tế nói chung và
trong hệ thống các ngân hàng thương mại nói riêng. Đối với các ngân hàng thương mại –
tổ chức hoạt động kinh doanh tiền tệ là chủ yếu và luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro (rủi ro tín
dụng, thanh khoản, tỷ giá, rủi ro về hoạt động giao dịch, kế toán, ), đặc biệt là hoạt động
tín dụng – hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất và là hoạt động đóng góp lợi nhuận nhiều
nhất. Để nắm chắc thắng lợi trong kinh doanh, các nhà quản trị ngân hàng phải quản trị
và kiểm soát được rủi ro tín dụng. KTNB sẽ đánh giá tính hiệu năng, hiệu lực của hệ
thống kiểm soát nội bộ (KSNB), kiểm tra tính tuân thủ của các hoạt động nghiệp vụ và
giúp hoàn thiện quy trình, quy chế kiểm soát rủi ro tại các bộ phận nghiệp vụ đó. Với
mong muốn tiếp tục quá trình nghiên cứu về quy trình kiểm toán, hoàn thiện quy trình
KTNB nói chung và đặc biệt là đối với hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại cổ
phần (NHTMCP) tại Việt Nam, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các
NHTMCP trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy trình kiểm toán nội bộ đối với hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại cổ phần
ghiên cứu về quy trình kiểm toán, hoàn thiện quy trình KTNB nói chung và đặc biệt là đối với hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) tại Việt Nam, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Từ khóa: NHTMCP; KTNB: KTNB; Summary: Internal auditor plays an important role in economic organizations in general and commercial banks in particular. For commercial banks - the main business activities are currency trading, which is always subject to many risks (risks of credit, liquidity, exchange rate, transaction, accounting, etc.) , especially credit activities - the most risky and profitable activity. To be successful in business, bank executives must manage and control credit risk. Internal auditors will assess performance and effectiveness of the internal control system, check the compliance of professional operations and improve the risk management process and regulation in the industrial sector, with the desire to continue studying the auditing process and finalizing the internal audit process in general and especially for lending activities in joint stock commercial banks in Vietnam, which will contribute to improving business efficiency of joint stock commercial banks in the context of international economic integration. Key word: JSC Bank; IA: Internal audi. KTNB là một trong những loại hình của kiểm toán nói chung và quy trình KTNB cũng tuân thủ theo một quy trình chung của kiểm toán. Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm, căn cứ cho kết luận của kiểm toán viên về tính trung thực và hợp lý của số liệu, cuộc kiểm toán thường được thực hiện theo một quy trình gồm các bước lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và kết thúc kiểm toán. Bên cạnh đó, KTNB có những đặc điểm riêng hình thành nên một quy trình đặc thù hơn so với quy trình chung của kiểm toán. Việc xây dựng và thực thi quy trình KTNB bao gồm các bước công việc theo trình n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 112 tự, thủ tục phù hợp với diễn biến khách quan của hoạt động KTNB, nhằm định hướng cho toàn bộ hoạt động KTNB cũng như cho một cuộc KTNB, đồng thời làm cơ sở cho việc quản lý KTNB. Qui trình KTNB là trình tự, thủ tục tiến hành công việc KTNB, trình tự thủ tục này được sắp xếp theo thứ tự phù hợp với diễn biến và yêu cầu khách quan của hoạt động KTNB. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin luận bàn quy trình hoạt động cho vay tại ngân hàng NHTMCP Việt Nam. Quy trình KTNB trong hoạt động cho vay tại các ngân hàng, theo chúng tôi gồm các bước như sau: * Bước 1: Đánh giá rủi ro tổng thể toàn ngân hàng, các đơn vị trực thuộc Đối với toàn ngân hàng, việc đánh giá rủi ro phụ thuộc vào việc phân tích các yếu tố: tình hình kinh tế chung, các thay đổi chính sách liên quan đến hoạt động ngân hàng, mục tiêu phát triển định hướng của ngân hàng, thay đổi cơ cấu tổ chức hoạt động, những khó khăn có khả năng gặp phải và kỳ vọng của cấp lãnh đạo đối với phòng KTNB, Đối với từng đơn vị trực thuộc, việc đánh giá rủi ro dựa trên các tiêu chí sau: Quy mô hoạt động, hiệu quả hoạt động, nợ quá hạn (dư nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, biến động nợ quá hạn qua các thời kỳ), mức độ sai phạm qua các đợt thanh tra kiểm tra, KTNB và việc khắc phục các sai phạm đó, mức độ thay đổi các cán bộ chủ chốt, cách thức quản lý, tác phong làm việc và đặc điểm hoạt động riêng của từng đơn vị phụ thuộc vào đặc điểm điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương, Tháng 12 hàng năm, Trưởng phòng KTNB sẽ xây dựng một bảng hệ thống các chỉ tiêu rủi ro áp dụng cho toàn bộ các đơn vị trên toàn hệ thống, từ đó xác định được đơn vị nào rủi ro cao, trung bình thấp đưa ra tần suất kiểm toán phù hợp. Việc xác định rủi ro và kế hoạch kiểm toán cụ thể cho từng đơn vị, được trưởng phòng Kiểm toán gửi Ban Kiểm soát duyệt và lưu bằng văn bản có chữ ký và đóng dấu của trưởng Ban Kiểm soát. Kế hoạch này mang tính bảo mật cao. Bảng các tiêu chí đánh giá rủi ro các đơn vị trực thuộc Chỉ tiêu Cách đánh giá Quy mô hoạt động Quy mô hoạt động của các đơn vị được xác định trên nhiều tiêu chí khác nhau, dựa trên các khoản mục của báo cáo tài chính và các chỉ tiêu phân tích từ báo cáo tài chính. Quy mô hoạt động càng lớn thì mức độ rủi ro càng cao. Hiệu quả hoạt động So sánh kết quả hoạt động với kế hoạch hoạt động năm đã đặt ra. Kế hoạch hoạt động tốt sẽ phản ánh khả năng kiểm soát rủi ro tại đơn vị tốt hơn. (Có thể sử dụng điểm hoàn thành kế hoạch từ phía Ban điều hành đánh giá xác định chỉ tiêu này). Nợ quá hạn Là sự kết hợp nhiều tiêu chí như dư nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ, tốc độ thay đổi tỷ lệ nợ quá hạn qua các tháng trong năm và nguyên nhân dẫn, đến nợ quá hạn để xác định mức độ rủi ro của các đơn vị. Mức độ sai phạm qua các đợt thanh tra, kiểm toán, kiểm tra nội bộ và tiến độ khắc phục sai phạm Mức độ sai phạm càng nghiêm trọng độ rủi ro càng cao Mức độ thay đổi cán bộ chủ chốt Tỷ trọng thay đổi cán bộ chủ chốt tại đơn vị càng lớn thì mức độ rủi ro càng cao. Một số yếu tố định tính khác Đánh giá về cách thức quản lý, tính đoàn kết, các dấu hiệu tiêu cực tại đơn vị từ các cấp lãnh đạo, qua các đợt kiểm toán, qua các nguồn thông tin khác. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 113 Mỗi tiêu chí chính kể trên được hình thành từ các tiêu chí nhỏ hơn, để việc đánh giá được chính xác. Với mỗi tiêu chí có trọng số đánh giá mức độ rủi ro khác nhau, tùy theo mức độ ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động của các đơn vị. Các tiêu chí chi tiết và trọng số để đánh giá rủi ro hàng năm do trưởng phòng KTNB trình Ban Kiểm soát xem xét. Ban Kiểm soát quyết định các vấn đề liên quan sau khi đã tham khảo ý kiến của Tổng Giám đốc. Qua phỏng vấn trưởng phòng KTNB, các chuyên viên tham gia công tác lập kế hoạch kiểm toán việc lập kế hoạch năm, dựa trên nguyên tắc đánh giá rủi ro tại các đơn vị và kiến nghị tần suất kiểm toán. Tất cả các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các đơn vị và nguyên tắc đánh giá rủi ro đó, đều do phòng KTNB thiết lập. Điều này không tránh khỏi các sai lầm mang tính chủ quan duy ý chí, các rủi ro sẽ không được thiết lập một cách toàn diện. Việc đưa ra các chỉ tiêu rủi ro không được sự tư vấn, tham gia ý kiến từ chính các đơn vị nghiệp vụ được kiểm toán sẽ dẫn đến việc không thống nhất trong cách nhìn nhận rủi ro từ các góc độ khác nhau, từ đó sẽ làm giảm hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro trong toàn hệ thống. * Bước 2: Lập kế hoạch năm. Sau khi đánh giá rủi ro, phòng KTNB xác định tần suất kiểm toán: Đối với đơn vị rủi ro cao thì tần suất kiểm toán cao (ít nhất 01 lần 01 năm) và ngược lại, rủi ro thấp được kiểm toán với tần suất ít nhất 05 năm 01 lần. Phòng đã đưa ra các chỉ tiêu và thống kê số liệu để đánh giá mức độ rủi ro của các đơn vị và từ đó định ra tuần suất kiểm toán các đơn vị trong năm. Từ tuần suất kiểm toán định ra, căn cứ vào nguồn nhân lực của phòng, phòng đã lên kế hoạch chi tiết về mặt thời gian đối với các đợt kiểm toán trong năm, chi tiết về một số nghiệp vụ cần tập trung kiểm toán. Kế hoạch được trình Ban Kiểm soát phê duyệt từ đầu năm và làm căn cứ thực hiện trong năm. Tuy nhiên, do những hạn chế cơ bản về việc đánh giá rủi ro kể trên mà công tác lập kế hoạch kiểm toán hoạt động năm chưa được tiến hành và triển khai một cách đồng bộ từ dưới lên trên, từ tổ lên phòng. Ngoài một số căn cứ đã chỉ ra để đánh giá rủi ro, việc lập kế hoạch còn phụ thuộc nhiều vào nhận định chủ quan của lãnh đạo phòng KTNB. Và hiện tại, cũng chưa có sự đánh giá lại kế hoạch KTNB theo định kỳ quý hoặc sáu tháng. * Bước 3: Thực hiện kế hoạch năm Trong năm, căn cứ vào kế hoạch năm được phê duyệt hàng tháng phòng kiểm toán đưa ra kế hoạch tháng và thực hiện kế hoạch, đảm bảo đúng các chỉ tiêu trong kế hoạch năm đề ra. Trong quá trình thực hiện, khi phân tích số liệu tại thời điểm thực hiện hoặc do diễn biến tình hình hoạt động có thay đổi nhiều so với khi lập kế hoạch, Phòng KTNB có tờ trình Ban Kiểm soát về việc điều chỉnh kế hoạch thực hiện với từng vụ việc cụ thể. Khi được chấp thuận, Phòng KTNB sẽ thực hiện theo kế hoạch đã được điều chỉnh. * Bước 4: Tự đánh giá hoạt động kiểm toán năm Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán năm đã đặt ra và các đợt kiểm toán phát sinh, căn cứ kết quả công việc hàng tháng có báo cáo với Ban Kiểm soát, phòng KTNB tự đánh giá hoạt n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 114 động kiểm toán năm trên các phương diện: Mức độ hoàn thành kế hoạch về mặt số lượng; Số lượng các đợt kiểm toán và các công việc liên quan ngoài kế hoạch; Chất lượng các đợt kiểm toán. Những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến kế hoạch kiểm toán năm. Bên cạnh đó, phòng thống kê lại các sai phạm chính trong từng mảng nghiệp vụ mà KTNB đã phát hiện trong năm. Với các sai phạm chủ yếu, phòng thống kê các kiến nghị trong năm đã kiến nghị với Ban điều hành cũng như với từng đơn vị được kiểm toán. Với những kiến nghị chưa được chỉnh sửa, phòng KTNB tiếp tục tổng hợp và đề cập trong báo cáo kiểm toán cuối năm. Hiện công tác đánh giá hoạt động kiểm toán cũng đã được thực hiện trên theo từng tháng (khi xem xét những việc đã làm được và chưa là được trong tháng). Cuối năm Phòng KTNB cũng có đánh giá về công việc của Phòng. Tuy nhiên, việc đánh giá hoạt động cũng chưa được chú trọng đúng mức, chưa thấm nhuần trong từng nhân viên kiểm toán về tư tưởng tự đánh giá, nhằm tìm ra những giải pháp tốt hơn trong công việc. Nguyên nhân của tồn tại trên là do, trong những năm gần đây khối lượng công việc của Phòng KTNB quá nhiều so với số lượng nhân sự và chất lượng nhân sự mà Phòng hiện có, nhiều khi bị chạy theo các vụ việc phát sinh đột xuất và không còn nhiều thời gian, để có thể tự đánh giá và tìm ra các biện pháp tổng thể giải quyết hữu hiệu hơn (mặc dù trong quá trình làm từng kiểm toán viên cũng như lãnh đạo phòng đã liên tục bổ sung, cải tiến cách thức, phương pháp làm cũng như nội dung công việc để công việc ngày càng hiệu quả hơn). * Bước 5: Theo dõi khắc phục thực hiện kiến nghị kiểm toán Việc theo dõi các khắc phục, kiến nghị kiểm toán được thực hiện hàng tháng đối với tất cả các đợt kiểm toán trong năm. Cuối năm, Phòng KTNB tổng hợp tất cả các kiến nghị và tiến trình thực hiện các kiến nghị kiểm toán cả các đơn vị được kiểm toán, có báo cáo Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc về những kiến nghị chưa được thực hiện, nguyên nhân dẫn đến việc chưa thực hiện và kiến nghị giải pháp thực hiện triệt để để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong hoạt động ngân hàng. Cho đến nay, công tác theo dõi việc thực hiện các kiến nghị kiểm toán mới chỉ được thực hiện khi thực hiện kiểm toán đợt sau tại đơn vị. Khoảng thời gian từ lần kiểm toán đợt trước đến đợt sau đang không có theo dõi cụ thể. Nguyên nhân do: (i) Lãnh đạo phòng chưa có sự quan tâm đúng mức với công tác này do còn phải ưu tiên nhiều trong việc kiểm toán các hoạt động nghiệp vụ, (ii) Số lượng nhân sự trong phòng chưa đủ đảm nhận tất cả khối lượng công việc lớn và thêm cả phần theo dõi khắc phục này. * Bước 6: Báo cáo KTNB năm Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, trưởng phòng KTNB phải gửi báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch KTNB của năm trước cho Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc. Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch KTNB của năm trước phải nêu rõ: Kế hoạch kiểm toán đã đề ra; Công việc kiểm toán đã được thực hiện; Các tồn tại, các sai phạm lớn đã được phát hiện; Các biện pháp mà KTNB đã kiến nghị sửa chữa và khắc phục các tồn tại, sai phạm; Đánh giá về hệ thống kiểm tra, KSNB liên quan đến các hoạt động được kiểm toán và các đề xuất, nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm tra, KSNB; tình n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 115 hình thực hiện các biện pháp, kiến nghị, đề xuất của KTNB. Thực hiện KTNB đối với kiểm toán hoạt động cho vay cần áp dụng phương pháp kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ, để thực hiện chương trình kiểm toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung kiểm toán hoạt động tín dụng cần thực hiện gồm: Đánh giá rủi ro liên quan đến hoạt động tín dụng, đánh giá chất lượng hoạt động của hệ thống kiểm soát tín dụng tại đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán hoạt động tín dụng có một điểm riêng biệt so với các hoạt động khác đó là xuất phát từ hoạt động tín dụng: Khi phát sinh một nghiệp vụ hoạt động tín dụng cần phải tuân thủ theo một quy trình tín dụng đã được qui định tại quy chế cho vay tại đơn vị gồm các bước chủ yếu: Tiếp nhận hồ sơ khách hàng, trình tự thẩm định, trình tự phê duyệt, cấp phê duyệt, trình tự giải ngân và kiểm tra sau giải ngân, Kiểm toán hoạt động cho vay cần chú ý đến đặc điểm từng loại hình sản phẩm cho vay, đặc điểm từng loại tài sản đảm bảo (các đặc trưng, rủi ro) như: Hồ sơ cho vay tiêu dùng cần chú ý đến nguồn trả nợ, cho vay bổ sung vốn lưu động chú ý đến mục đích sử dụng vốn, cho vay tài trợ xuất khẩu cần xác minh tính trung thực của hồ sơ xuất nhập khẩu, tài sản đảm bảo là hàng hóa, xe ô tô cần chú ý tới việc mua bảo hiểm, tài sản là bất động sản cần chú ý tới quyền sở hữu, việc nhập kho tài sản đảm bảo đúng quy định. Kết luận KTNB là một trong những loại hình của kiểm toán nói chung và quy trình KTNB cũng tuân thủ theo một quy trình chung của kiểm toán. Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kết luận của kiểm toán viên về tính trung thực và hợp lý của số liệu, cuộc kiểm toán thường được thực hiện theo một quy trình gồm các bước lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và kết thúc kiểm toán. Việc xây dựng và thực thi quy trình KTNB bao gồm các bước công việc theo trình tự, thủ tục phù hợp với diễn biến khách quan của hoạt động KTNB, nhằm định hướng cho toàn bộ hoạt động KTNB cũng như cho một cuộc KTNB. Đồng thời, làm cơ sở cho việc quản lý KTNB tại các NHTMCP được tốt hơn, minh bạch hơn, tránh những thất thoát trong hoạt động cho vay tại các ngân hàng, góp phần nâng cao uy tín, thì phần của ngân hàng trong tiến trình hội nhập kinh tế hiện nay. --------------------------------------- Tài liệu tham khảo 1. Phó Kiểm toán trưởng, Kiểm toán Nhà nước - Bùi Thị Thư, Chuyên ngành 7, “Hoạt động của hệ thống KTNB hiện nay”, Tạp chí Kiểm toán, 9,(3),0-6. 2. GS.TS Nguyễn Đình Hương (2000), KTNB hiện đại, NXB Tài chính 3. GS.TS Nguyễn Quang Quynh, TS. Ngô Trí Tuệ (2014), Giáo trình Kiểm toán Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân. 4. PGS.TS Đặng Văn Thanh (2014), Giáo trình Kiểm toán, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. ---------------------------------------
File đính kèm:
- quy_trinh_kiem_toan_noi_bo_doi_voi_hoat_dong_cho_vay_tai_cac.pdf