Quản lý thu quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên: thực trạng và giải pháp

Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành chính từ sự đóng

góp của người lao động, người sử dụng lao động trong chính sách về bảo hiểm xã hội của Nhà nước.

Theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, có 2 loại hình là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự

nguyện. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức bắt buộc người lao

động và người sử dụng lao động phải tham gia. Để công tác thu bảo hiểm xã hội đạt hiệu quả cao thì việc

quản lý thu bảo hiểm xã hội phải được tổ chức chặt chẽ, thống nhất, khoa học trong cả hệ thống. Do vậy

công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành bảo hiểm xã

hội. Trong những năm gần đây việc thu nộp bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Phú Lương đã

đạt được những kết quả khích lệ. Tuy nhiên, vẫn còn có một số chủ doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp

và lao động làm việc trong khu vực ngoài nhà nước) trên địa bàn chưa hiểu đúng và đầy đủ về chế độ bảo

hiểm xã hội, nên vẫn còn xảy ra tình trạng trốn đóng, chậm đóng, nợ bảo hiểm xã hội Bài viết này

nhằm phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả công tác thu bảo

hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.

Quản lý thu quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên: thực trạng và giải pháp trang 1

Trang 1

Quản lý thu quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên: thực trạng và giải pháp trang 2

Trang 2

Quản lý thu quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên: thực trạng và giải pháp trang 3

Trang 3

Quản lý thu quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên: thực trạng và giải pháp trang 4

Trang 4

Quản lý thu quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên: thực trạng và giải pháp trang 5

Trang 5

Quản lý thu quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên: thực trạng và giải pháp trang 6

Trang 6

Quản lý thu quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên: thực trạng và giải pháp trang 7

Trang 7

pdf 7 trang duykhanh 19060
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý thu quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên: thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản lý thu quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên: thực trạng và giải pháp

Quản lý thu quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên: thực trạng và giải pháp
 giảm cho ngân sách nhà 
nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 
4.2.3. Quản lý nợ đọng Bảo hiểm xã hội tại huyện 
Phú Lương 
Nợ BHXH là một trong những vấn đề gây 
ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện các chính sách 
an sinh xã hội của Nhà nước. Hiện nay, sự chậm 
đóng BHXH của các đơn vị sử dụng lao động vẫn 
còn nhiều. BHXH huyện Phú Lương là một trong 
những đơn vị đạt được số thu đúng kế hoạch mà 
BHXH tỉnh Thái Nguyên giao. Tuy nhiên công tác 
thu tiền đóng BHXH của huyện vẫn chưa đạt được 
100% do đơn vị sử dụng lao động, mà chủ yếu là 
khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh chậm đóng 
nộp cho người lao động. Do vậy tình trạng nợ 
đọng BHXH vẫn còn tồn tại ở khối các đơn vị này. 
Đây là một vấn đề thách thức lớn mà BHXH cần 
cố gắng khắc phục. 
Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 14 (2020) 
17 
Bảng 4: Quản lý nợ đọng Bảo hiểm xã hội tại BHXH huyện Phú Lương 
 Đơn vị: Triệu đồng 
Năm Số tiền phải thu Số tiền đã thu 
Số tiền các đơn 
vị còn nợ BHXH 
Tỷ lệ nợ đọng (%) 
2017 110.450 108.920 1.530 1,39 
2018 114.352 112.976 1.376 1,20 
2019 117.874 115.863 2.011 1,71 
Nguồn: BHXH huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên [2] 
Qua bảng 4 chúng ta thấy số tiền nợ đọng 
BHXH tại huyện Phú Lương về tuyệt đối hàng 
năm không đáng kể. Nếu xét về tỷ trọng nợ so với 
tổng số phải thu thì xu hướng năm sau giảm so với 
năm trước. So với tổng số tiền phải thu thì tỷ lệ nợ 
đọng năm 2017 là 1,39 %; năm 2018 là 1,2%. 
Năm 2019 tăng lên 1,71%. Nợ đọng chủ yếu thuộc 
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp 
có vốn đầu tư nước ngoài gặp khó khăn trong sản 
xuất kinh doanh,... Ngoài ra, tình trạng chiếm 
dụng số tiền đóng BHXH của người lao động cũng 
đã và đang diễn ra ở một số doanh nghiệp ngoài 
Nhà nước trên địa bàn. 
Nguyên nhân tình trạng nợ đọng BHXH 
trước hết là do ý thức của chủ doanh nghiệp trong 
việc chấp hành Luật BHXH, tiếp đến là do năng 
lực tài chính yếu kém, tình hình sản xuất kinh 
doanh của nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh 
nghiệp thuộc ngành xây dựng, cầu đường do vốn 
lớn, chậm được giải ngân, hoạt động của các 
doanh nghiệp tư nhân chưa ổn định, quy mô vốn 
nhỏ. Thêm vào đó, các chế tài xử phạt theo quy 
định của Luật BHXH và các Nghị định của Chính 
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong 
lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội chưa đủ mạnh, 
biện pháp khấu trừ vào tài khoản tiền gửi của các 
doanh nghiệp ở các ngân hàng thương mại không 
có tác dụng bởi một doanh nghiệp có thể mở tài 
khoản ở nhiều ngân hàng khác nhau và thực tế cơ 
quan BHXH cũng không nhận được sự phối hợp 
tích cực từ phía các ngân hàng. 
4.2.4. Kiểm tra, giám sát quản lý thu BHXH tại 
huyện Phú Lương 
Thanh tra, kiểm tra là nhiệm vụ không thể 
thiếu trong quá trình quản lý thu BHXH tại huyện 
Phú Lương. Hàng năm BHXH huyện Phú Lương 
luôn bám sát các văn bản pháp quy của Nhà nước 
và các quy định chức năng, nhiệm vụ của công tác 
kiểm tra theo định kỳ trên các lĩnh vực công tác. 
Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên 
quan tiến hành kiểm tra, thanh tra việc thực hiện 
các chế độ chính sách BHXH của các đơn vị đóng 
trên địa bàn huyện. Nội dung chủ yếu tập trung vào 
kiểm tra đăng ký trích thu, nộp BHXH của các đơn 
vị tham gia BHXH; quản lý đối tượng tham gia, 
hưởng BHXH; kiểm tra công tác quản lý tài chính; 
chi hoạt động của các đơn vị BHXH huyện theo 
chương trình kế hoạch đã xây dựng từ đầu năm. 
Từ năm 2015-2019, BHXH các huyện Phú 
Lương đã tổ chức hơn 200 cuộc kiểm tra, thanh 
tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT. Trong đó 
riêng năm 2019, BHXH huyện đã thanh tra, kiểm 
tra gần 100 cuộc, tập trung chủ yếu vào các nội 
dung kiểm tra chất lượng quản lý, công tác quản 
lý đối tượng, giải quyết chế độ BHXH cho người 
lao động, công tác trích và thu nộp BHXH tại các 
đơn vị sử dụng lao động, kiểm tra việc thực hiện 
chế độ kế toán và thực hiện các quy định trong 
quản lý tài chính tại BHXH cấp huyện, xã. Đồng 
thời BHXH huyện Phú Lương cũng phối hợp với 
các cơ quan hữu quan thanh tra liên ngành tại 
nhiều đơn vị sử dụng lao động nhằm phát hiện số 
lượng đơn vị sử dụng lao động trốn đóng bảo 
hiểm, chậm nộp bảo hiểm. Qua công tác thanh tra, 
kiểm tra đã kịp thời nhắc nhở, ra văn bản xử lý sau 
kiểm tra, rút kinh nghiệm vŕ đôn đốc xử lý kịp thời 
các sai phạm theo đúng quy định. 
4.3. Đánh giá chung về công tác quản lý thu Bảo 
hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Phú Lương 
4.3.1. Những kết quả đạt được 
BHXH huyện Phú Lương đã làm tốt sự phối 
hợp với cơ quan trên địa bàn huyện trong việc 
tuyên truyền, mở rộng đối tượng tham gia BHXH, 
mang lại nhiều kết quả trong việc mở rộng đối 
tượng tham gia BHXH bắt buộc. Đối tượng tham 
gia BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện tăng qua 
các năm, qua đó số thu BHXH bắt buộc cũng tăng 
nhanh qua các năm, đã đóng góp vào sự ổn định 
an sinh xã hội và đảm bảo quỹ BHXH chung. 
BHXH huyện Phú Lương đã từng bước ứng 
dụng công nghệ thông tin trong công tác thu, quản 
lý BHXH bắt buộc, thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ 
và trả kết quả giao dịch hồ sơ điện tử, không gây 
khó khăn, phiền hà cho người lao động, đơn vị sử 
dụng lao động, tạo điều kiện thuận làm việc thuận 
lợi. Quy trình quản lý thu và kết quả thu BHXH 
bắt buộc ngày càng đạt kết quả cao, công tác phát 
triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đã từng 
bước dần đi vào ổn định. Tỷ lệ nợ đọng qua các 
năm có xu hướng giảm. 
Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 14 (2020) 
18 
4.3.2. Một số hạn chế trong quản lý thu Bảo hiểm 
xã hội bắt buộc tại huyện Phú Lương 
Thứ Nhất, vấn đề lách luật để trốn tránh tham 
gia BHXH và nợ đọng BHXH trên địa bàn vẫn 
còn tồn tại. Chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý vấn 
đề này. Việc đăng ký sử dụng lao động, báo cáo 
định kỳ được quy định trong Bộ Luật Lao động 
nhưng chưa được thực hiện nghiêm túc tại một số 
doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng không kê khai 
đóng BHXH, hoặc kê khai không đủ số người 
thuộc diện tham gia. Việc quản lý quỹ tiền lương 
của các đơn vị còn gặp khó khăn, một số doanh 
nghiệp chưa trung thực tự giác trong việc đăng ký 
quỹ tiền lương thực tế tham gia BHXH cho NLĐ. 
Một số doanh nghiệp, hợp tác xã khu vực ngoài 
quốc cố tình trốn không đăng ký tham gia BHXH, 
hoặc chỉ đóng BHXH cho một số ít lao động trong 
đơn vị, dưới hình thức ký kết hợp đồng với người 
lao động dưới 3 tháng. 
Thứ hai, nhân lực của BHXH huyện Phú 
Lương hiện nay còn ít, do vậy chưa sâu sát được 
tới tất cả các đơn vị, doanh nghiệp để nắm bắt 
thông tin liên quan tới nhiệm vụ của ngành. Công 
tác thu BHXH bắt buộc dựa trên tiền lương của 
người lao động, do vậy công tác quản lý, xác định 
số tiền lương thực tế của người tham gia BHXH 
thường phức tạp và khó khăn dẫn đến số thu 
BHXH chưa cao ảnh hưởng tới quyền lợi của 
người lao động. Cán bộ thu chỉ biết thực hiện tính 
toán số tiền nộp BHXH dựa trên bảng lương tăng, 
giảm lao động của đơn vị chuyển đến hàng tháng 
hoặc thông qua phần mềm quản lý BHXH của các 
doanh nghiệp chứ không chủ động kiểm soát được 
đơn vị có trốn tránh tiền BHXH hay không. Do 
vậy việc quản lý thu, đôn đốc thu nợ hiệu quả chưa 
cao, mức đóng BHXH chưa đúng với thực tế. 
Không rà soát được hết các đơn vị vi phạm về 
đóng BHXH với nhiều chiêu thức tinh vi. 
Thứ ba, công tác thông tin, tuyên truyền về 
BHXH cũng còn hạn chế, các doanh nghiệp chưa 
nhận thức đúng mực về trách nhiệm của đơn vị 
trong việc thực hiện chế độ BHXH đối với người 
lao, chính vì vậy vẫn để xảy ra tình trạng nợ đọng 
BHXH ở các doanh nghiệp. Việc thông tin tuyên 
truyền chưa tiếp cận tới được tất cả người lao động. 
Do đó, nhận thức của người lao động chưa hiểu 
đúng về BHXH, chưa hiểu được quyền lợi của 
mình khi tham gia BHXH. Người lao động chưa 
nhận thức được số tiền nợ đọng của doanh nghiệp 
về khoản BHXH mà họ đáng lẽ ra được hưởng, 
chưa hiểu thấu đáo về quyền lợi của mình khi tham 
gia đóng BHXH. Cũng do công tác tuyên truyền 
còn yếu nên người lao động đôi khi chỉ nhận thấy 
lợi ích trước mắt là nếu tham gia BHXH thì tiền 
lương, tiền công hàng tháng họ nhận được sẽ ít hơn 
nên nhiều khi cũng đồng tình không chủ động yêu 
cầu được tham gia BHXH ngay sau khi ký hợp 
đồng lao động với doanh nghiệp hay hợp tác xã. 
4.4. Giải pháp tăng cường quản lý thu Bảo hiểm xã 
hội bắt buộc tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên 
4.4.1. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan 
quan trong việc quản lý thu BHXH 
Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ 
quan, ban ngành liên quan trong việc quản lý thu 
BHXH như cơ quan Công an huyện, Phòng Lao 
động Thương binh và Xã hội, Chi cục thuế, Bảo 
hiểm xã hội huyện . nhằm hạn chế tối đa hiện 
tượng trốn tránh tham gia BHXH và truy thu nợ 
đọng tiền BHXH tới từng doanh nghiệp, để đảm 
bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao 
động trên địa bàn huyện Phú Lương. Hoạt động 
phối hợp tập trung như tuyên truyền, phổ biến 
pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội; phối hợp 
trong công tác thanh tra, kiểm tra; phối hợp cung 
cấp thông tin danh sách các doanh nghiệp trên địa 
bàn mới được cấp phép; phối hợp với tổ chức công 
đoàn giám sát tình hình sử dụng lao động, quy chế 
trả lương ở các doanh nghiệp, đơn vị. Đặc biệt là 
tăng cường phối hợp trong công tác thanh tra, 
kiểm tra để hạn chế tình trạng trốn, chậm đóng 
BHXH bắt buộc. 
4.4.2. Nâng cao chất lượng nhân lực của BHXH huyện 
Khả năng làm việc và hiệu quả lao động của 
đội ngũ cán bộ cơ quan BHXH có ảnh hưởng 
quyết định đến việc quản lý các đối tượng tham 
gia BHXH. Vì vậy, cần phải chú ý công tác đào 
tạo lại cho phù hợp. Nội dung đào tạo nên tập 
trung vào nghiệp vụ BHXH, kỹ năng, năng lực 
quản lý. Bố trí những cán bộ có đủ năng lực, trình 
độ, phong cách và thái độ phục vụ tốt vào các bộ 
phận tiếp nhận, giải quyết các công việc, đặc biệt 
là trực tiếp làm việc với đối tượng hưởng chế độ 
BHXH. Mọi khúc mắc của đối tượng phải được 
giải thích rõ ràng, đúng quy định. 
Cùng với việc nâng cao trình độ cho cán bộ, 
nhân viên BHXH huyện Phú Lương cần tăng 
cường trang thiết bị làm việc hiện đại, áp dụng 
mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác quản 
lý, thu bảo hiểm xã hội. 
4.4.3. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền 
về BHXH 
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền 
đến người lao động. Công tác tuyên truyền cần 
rộng rãi, nội dung tuyên truyền phải thích hợp với 
trình độ của người lao động và đơn vị sử dụng lao 
động. Tuyên truyền dưới nhiều hình thức, đa dạng 
về phương thức và phong phú về nội dung, giúp 
chủ sử dụng lao động, người lao động hiểu rõ lợi 
Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 14 (2020) 
19 
ích của BHXH, nắm được quyền lợi và nghĩa vụ 
của mình, đồng thời qua đó thu thập tổng hợp các 
ý kiến thắc mắc đóng góp từ phía người lao động, 
chủ sử dụng lao động để đưa ra các biện pháp phù 
hợp với nguyện vọng của họ. 
Về nội dung, ngoài tuyên truyền chính sách, 
pháp luật và các chế độ BHXH, giải đáp và hướng 
dẫn việc thực hiện các chính sách BHXH, cần đặc 
biệt quan tâm đến nội dung tuyên truyền về mục 
đích, bản chất nhân đạo, nhân văn của BHXH. 
Về hình thức tuyên truyền có thể qua ấn phẩm 
tạp chí chuyên ngành, tờ rơi, tranh, sách hỏi - đáp 
về pháp luật và các chế độ BHXH, qua trang Web 
của BHXH, Đài truyền hình, truyền thanh, 
internet,để tuyên truyền sâu rộng hơn về BHXH. 
5. Kết luận 
Cùng với sự phát triển của đất nước, đối 
tượng tham gia BHXH sẽ ngày càng nhiều hơn về 
số lượng, kéo theo đó là công tác quản lý thu 
BHXH bắt buộc đối với ngành BHXH cũng ngày 
càng phức tạp hơn. Trong những năm qua, BHXH 
huyện Phú Lương đã và đang nỗ lực để hoàn thành 
tốt nhiệm vụ thu và quản lý quỹ BHXH bắt buộc 
cho các đối tượng hưởng trên địa bàn huyện Phú 
Lương, góp phần thực hiện tốt mục tiêu an sinh xã 
hội. Giai đoạn 2017 - 2019, số thu BHXH bắt buộc 
luôn vượt chỉ tiêu thu của BHXH tỉnh giao, số thu 
năm sau luôn cao hơn năm trước, đã góp phần tích 
cực vào việc tăng trưởng quỹ BHXH, đảm bảo 
quyền lợi cho người lao động. Tuy nhiên, công tác 
quản lý thu BHXH bắt buộc vẫn còn những khó 
khăn, tồn tại cần khắc phục. Tình trạng nợ đọng 
BHXH dù đã giảm song vẫn còn tương đối lớn, nếu 
không được tập trung giải quyết, truy thu thì số nợ 
sẽ tăng lên, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao 
động và quỹ BHXH. Trong khuôn khổ bài viết, 
nhóm tác giả đã tập trung nghiên cứu, thu thập tài 
liệu, số liệu, khảo sát đánh giá được thực trạng 
tham gia BHXH bắt buộc của các đơn vị, doanh 
nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lương, phân tích, 
làm rõ kết quả, những hạn chế của công tác thu 
BHXH, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp 
nhằm thực hiện tốt công tác quản lý thu BHXH 
trên địa bàn huyện Phú Lương trong giai đoạn tới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Ban chấp hành trung ương. (2018). Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội 
ngày 23/5/2018. 
[2]. Bảo hiểm xã hội huyện Phú Lương. (2017-2019). Báo cáo tình hình thu BHXH, BHYT. 
[3]. Chính phủ. (2013). Nghị định số 49/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số 
điều của bộ luật lao động về tiền lương ban hành ngày 14/05/2013. 
[4]. Chính phủ. (2015). Nghị định số 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của 
Luật BHXH và BHXH bắt Buộc, ban hành ngày 11/11/2015. 
[5]. Vũ Mạnh Chữ. (2015). Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy trình nghiệp vụ thu BHXH, BHYT 
cho người tham gia BHXH, BHYT. Đề tài khoa học cấp bộ. 
[6]. Phạm Trường Giang. (2010). Hoàn thiện cơ chế thu BHXH ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, Trường ĐH 
Lao động xã hội. 
[7]. Bùi Sỹ Lợi. (2016). Nghiên cứu các giải pháp nhằm triển khai thực hiện BHXH bắt buộc cho người 
LĐ làm việc theo hợp đồng LĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng theo quy định của luật BHXH 
năm 2014. Đề tài cấp Bộ, BHXH Việt Nam. 
[8]. Quốc hội. (2014). Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH 13, ngày 20/11/2014. 
[9]. Đỗ Văn Sinh. (2005). Hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện 
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 
[10]. Phạm Đỗ Nhật Tân. (2007). Các giải pháp đảm bảo cân đối quỹ BHXH bắt buộc khi thực hiện Luật 
BHXH. Đề tài cấp Bộ, Bộ Lao động thương binh và Xã hội. 
[11]. Hoàng Minh Tuấn. (2018). Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về Bảo 
hiểm xã hội ở Việt nam. Luận án tiến sĩ. 
[12]. Nguyễn Trọng Thản. (2014). Giải pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH ở Việt Nam. Đề tài cấp bộ. 
[13]. Trần Minh Thắng. (2018). Quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ. 
Thông tin tác giả: 
1. Nguyễn Văn Công 
- Đơn vị công tác: Bộ môn Kinh tế ngành - Khoa Kinh tế - Trường Đại học 
Kinh tế & QTKD 
- Địa chỉ email: congvan600@gmail.com 
2. Nguyễn Thị Kim Anh 
- Đơn vị công tác: Bộ môn Kiểm toán - Khoa Kế toán - Trường Đại học Kinh 
tế & QTKD 
Ngày nhận bài: 11/8/2020 
Ngày nhận bản sửa: 27/09/2020 
Ngày duyệt đăng: 30/09/2020 

File đính kèm:

  • pdfquan_ly_thu_quy_bao_hiem_xa_hoi_bat_buoc_tai_huyen_phu_luong.pdf