Quan điểm về khung khái niệm Báo cáo tài chính hợp nhất cho Chính phủ

Hiện nay, các quốc gia đang cải cách kế toán khu vực công để hiện đại hóa

quản trị khu vực công theo hướng hội nhập quốc tế. Hầu hết các quốc gia,

trong đó có Việt Nam định hướng xây dựng các chuẩn mực kế toán công

dựa trên cơ sở Chuẩn mực kế toán công quốc tế được ban hành bởi Ủy ban

Chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSASB). IPSASB đã nỗ lực giải quyết

vấn đề hòa hợp báo cáo tài chính (BCTC) khu vực công toàn cầu bằng việc

soạn thảo Khung khái niệm về BCTC chung của các đơn vị công phù hợp

trong sự đa dạng của cơ chế đặc thù riêng mỗi quốc gia. Khung khái niệm

hướng dẫn về các mục tiêu và đối tượng sử dụng BCTC chung, đặc tính

thông tin tài chính khu vực công, yếu tố của BCTC và việc trình bày thông

tin trên BCTC chung. Thực tiễn Việt Nam vẫn chưa có những quy định

chung thống nhất mang tính chuẩn tắc, đồng bộ và hòa hợp với thông lệ

quốc tế. Nhóm tác giả hàm ý rằng, Việt Nam cần nghiên cứu Khung khái

niệm của IPSASB để xây dựng BCTC hợp nhất cho Chính phủ phù hợp với

bối cảnh đặc thù Việt Nam và hài hòa với thông lệ quốc tế.

Quan điểm về khung khái niệm Báo cáo tài chính hợp nhất cho Chính phủ trang 1

Trang 1

Quan điểm về khung khái niệm Báo cáo tài chính hợp nhất cho Chính phủ trang 2

Trang 2

Quan điểm về khung khái niệm Báo cáo tài chính hợp nhất cho Chính phủ trang 3

Trang 3

Quan điểm về khung khái niệm Báo cáo tài chính hợp nhất cho Chính phủ trang 4

Trang 4

Quan điểm về khung khái niệm Báo cáo tài chính hợp nhất cho Chính phủ trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 5420
Bạn đang xem tài liệu "Quan điểm về khung khái niệm Báo cáo tài chính hợp nhất cho Chính phủ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan điểm về khung khái niệm Báo cáo tài chính hợp nhất cho Chính phủ

Quan điểm về khung khái niệm Báo cáo tài chính hợp nhất cho Chính phủ
m mang tính phù
hợp tất yếu, là nền tảng cho IPSAS.
Đây là một tài liệu tham khảo mang
tính hài hòa cho kế toán khu vực
công không thể chối cãi được (Eu-
rostat, 2013).
Tháng 7/2006, Khung khái
niệm IPSASB được soạn thảo bởi
hội đồng các chuyên gia trong lĩnh
vực công với vai trò là cố vấn. Ban
cố vấn là sự kết nối của IPSASB và
các quốc gia gồm Argentina,
Canada, Hà Lan, Hoa Kỳ, Israel,
Malaysia, Nam Phi, New Zeeleand,
Pháp, Tây Ban Nha, Thụy
Sĩ, Úc, Vương quốc Anh, Ý
và các tổ chức khác như
Eurostat, IASB, Federation
des Experts Européens
Comptables và Task Force
on the Harmonization of
the Public Sector Account-
ing. Tiến độ ban đầu của dự
án đến tháng 3/2007 đã tổng hợp ý
kiến của ban cố vấn thành bản thảo
Tài liệu tham vấn (Consultation
Paper). Tiếp theo, ghi dấu từ tháng
9/2008 đến hết tháng 3/2009, IP-
SASB lấy ý kiến phản hồi chính
thức từ công chúng. Sau đó, từ
tháng 5/2009 đến tháng 4/2010, IP-
SASB thực hiện báo cáo phân tích
phản hồi. Đến tháng 1/2013, giai
đoạn 1 của quá trình soạn thảo
Khung khái niệm IPSASB kết thúc
(Xem sơ đồ 1).
Vào ngày 31/10/2014, kết thúc
giai đoạn 1, IPSASB đã ban hành
Tuyên bố sau cùng cho Khung khái
niệm. Tuyên bố này kèm theo nội
dung 4 chương hoàn thiện, gồm:(1)
Vai trò và thẩm quyền của Khung
khái niệm; (2) Mục tiêu và đối
tượng sử dụng BCTC chung; (3)
Các đặc tính thông tin tài chính
công; (4) Đơn vị thuộc khu vực
công.Ba giai đoạn kế tiếp cùng các
nội dung soạn thảo trọng tâm, gồm:
Giai đoạn 2: Định nghĩa và ghi
nhận các yếu tố của BCTC; Giai
đoạn 3: Việc đo lường các yếu tố
được ghi nhận trong BCTC; và
Giai đoạn 4: Việc trình bày thông
tin trong BCTC chung.
Các thuật ngữ trong Khung khái
niệm IPSASB đã vận dụng vào
IPSAS theo hướng tiếp cận bản
chất bên trong. Dẫn chứng thuật
ngữ “Reporting entity” đã được
định nghĩa theo nhiều cách khác
nhau trong các IPSAS 36, IPSAS
37, IPSAS 38 (cập nhật đến năm
2015). Tuy nhiên, không phải lúc
nào các IPSAS cũng thỏa mãn các
định hướng trong Khung khái niệm
IPSASB (Calmel, 2014). IFAC
(2019) thừa nhận cần có sự liên hệ
chặt chẽ hơn các thuộc tính trong
Khung khái niệm với các IPSAS,
đặc biệt là các yêu cầu về “khuôn
khổ”. 
Quan điểm về khung khái
niệm BCTC hợp nhất cho Chính
phủ Việt Nam
Hiện nay, trong lĩnh vực kế toán
công tại Việt Nam chỉ mới xây
dựng và ban hành các chế độ kế
toán hướng dẫn công tác kế toán tại
các đơn vị kế toán cụ thể thuộc lĩnh
vực kế toán Nhà nước. Thực tiễn
cho thấy, chưa có những quy định
chung thống nhất mang tính chuẩn
tắc, đồng bộ và hòa hợp với thông
lệ quốc tế (Bộ Tài chính, 2019).
Định hướng chiến lược kế toán –
kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn
2030 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành ngày 18/3/2013 kèm Quyết
định số 480/QĐ – TTg đã xác định
một trong những nhiệm vụ trọng
tâm là “Tăng cường hội nhập quốc
tế, tạo dựng mối liên hệ chặt chẽ,
thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam
và các quốc gia trong khu vực, trên
thế giới và các tổ chức quốc tế;
tham gia với tư cách là thành viên
chính thức của các tổ chức nghề
nghiệp quốc tế; tham gia chủ động
vào quá trình xây dựng các chuẩn
mực BCTC quốc tế, chuẩn mực kế
toán công quốc tế, chuẩn mực kiểm
toán quốc tế thông qua các diễn đàn
trong khu vực và trên thế giới”. Bối
cảnh trong nước và sự cần thiết của
việc công bố chuẩn mực kế toán
khu vực công được phác họa rõ nét
trong “Đề án công bố hệ thống
chuẩn mực kế toán công của Việt
Nam” (Bộ Tài chính, 2019). 
Trên góc nhìn, điểm luận ấn
phẩm nhằm đánh giá ý nghĩa chính
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp)
Sơ đồ 1: Quá trình hình thành Khung khái niệm IPSASB giai đoạn 1
Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 11/2019 9
Nghiên cứu trao đổi
và không nhất thiết phải trình bày
lại toàn bộ nội dung của tài liệu
đang được bình luận (Allyson R.
Abbott, 2015), có thể đánh giá rằng
Đề án của Bộ Tài chính (2019) là
bước tiến đáng kể trong nhận thức
quản trị công tại Việt Nam. Giá trị
của đề án này có tác động lớn đến
nền kinh tế, cơ quan quản lý nhà
nước và không chỉ có ý nghĩa mang
tầm vĩ mô mà còn đối với người sử
dụng BCTC khu vực công. Theo
đó, việc xây dựng và công bố các
chuẩn mực kế toán công lànhu cầu
mang tính tất yếu khách quan, đòi
hỏi phải đạt được bốn mục tiêu cụ
thể: (1) phù hợp với thông lệ quốc
tế, (2) phù hợp với đặc thù của Việt
Nam, (3) phải xử lý được thực tế
phát sinh của Việt Nam, và (4) phải
tạo điều kiện thuận lợi đơn giản, áp
dụng công nghệ thông tin khi áp
dụng (Bộ Tài chính, 2019). 
“Việc nghiên cứu, ban hành và
công bố hệ thống chuẩn mực kế
toán công áp dụng tại Việt Nam
phải đảm bảo phù hợp với hệ thống
chuẩn mực kế toán công quốc tế do
IPSASB công bố” (Bộ Tài chính,
2019). Tuy nhiên, đề án này chưa
đề cập đến việc xem xét nghiên cứu
Khung khái niệm – đây được cho
là nền tảng từ trong việc xây dựng
các IPSAS của IPSASB.
Khi hoàn thiện Khung khái
niệm IPSASB vào tháng 9/2014,
IPSASB đã liên kết nhiều nội dung
có liên quan của Khung Khái niệm
IASB tại thời điểm đó. Do đó, các
sửa đổi gần đây đối với Khung khái
niệm IASB đã đặt ra câu hỏi về
việc liệu các khía cạnh liên quan
của Khung khái niệm riêng IP-
SASB có nên được sửa đổi hay
không? Từ năm 2019 – 2023 đánh
dấu chiến lược và kế hoạch hoạt
động sắp tới, IPSASB nhận thức
được rằng, các vấn đề mới liên
quan đến BCTC chung ở khu vực
công có thể xuất hiện. Trong đó, có
một nội dung được quan tâm ưu
tiên là Đánh giá phạm vi hạn chế
của khung khái niệm. Từ đây, IP-
SASB cần phải xem xét lại kế
hoạch hoạt động ưu tiên. Trên cơ sở
này, IPSASB cũng sẽ đánh giá sự
cần thiết phải thay đổi một số nội
dung của dự án. Do đó, IPSASB có
kế hoạch tổ chức một cuộc tham
vấn cộng đồng trong phạm vi giới
hạn trong năm 2021 với mục tiêu
thu thập các thông tin đầu vào cho
việc hoàn thiện Khung khái niệm
IPSASB(IPSASB, 2019).
Luận giải trên cho thấy, định
hướng Việt Nam xây dựng ban
hành chuẩn mực kế toán công dựa
trên các IPSAS, nhưng truy nguồn
các IPSAS này lại dựa trên các
thuật ngữ từ Khung khái niệm IP-
SASB. Trọng điểm trong giai đoạn
sắp tới, IPSASB kế hoạch điều
chỉnh các hạn chế từ Khung khái
niệm mà được chính IPSASB xem
xét thừa nhận (IPSASB, 2019). Do
vậy, kế hoạch và lộ trình cụ thể (dự
kiến) của Bộ Tài chính (2019) cần
tham chiếu trong tiến độ Đánh giá
phạm vi hạn chế của Khung IP-
SASB nhằm xem xét tính ảnh
hưởng của việc điều chỉnh này với
các IPSAS đã ban hành.
Bàn về vấn đề này, phải thừa
nhận rằng Khung khái niệm IP-
SASB không được tiếp cận như
một công trình nghiên cứu khoa
học, nên cũng vì vậy, giá trị của
khung này không thể bị bác bỏ bởi
các bằng chứng thực nghiệm khoa
học. Nhưng có cơ sở để cho rằng,
các khái niệm trong khung này là
các thuật ngữ chuyên ngành có độ
tin cậy khi được đúc kết từ ban cố
vấn có chuyên môn cao trong quy
trình dự án IPSASB tầm cỡ. Hiện
tại, Khung khái niệm IPSASBlà lý
thuyết đã có về các thuật ngữ liên
quan BCTC chung quốc tế nhưng
chưa giải thích riêng cho mỗi quốc
gia, ngay cả Việt Nam vàtừ đó, cần
thiết phải nghiên cứu về Khung
khái niệm BCTC hợp nhất cho
Chính phủ Việt Nam. 
Giá trị của Khung khái niệm
Việt Nam cần được minh chứng
thông qua việc so sánh với Khung
khái niệm IPSASB. Thiết kế
nghiên cứu trong trường hợp này
được khuyến nghị cần linh hoạt và
mềm dẻo nhưng không có nghĩa là
không hệ thống. Quá trình nghiên
cứu Khung khái niệm tại Việt Nam
luôn luôn có sự tương tác giữa Bộ
Tài chính, dữ liệu và lý thuyết.
Việc soạn thảo Khung khái
niệm BCTC hợp nhất cho Chính
phủ Việt Nam được định hướng
thực hiện như một công trình
nghiên cứu khoa học. Phương pháp
GT được đề xuất như một phương
pháp nghiên cứu định tính phổ biến
ngày nay. GT là phương pháp xây
dựng lý thuyết khoa học dựa vào
quá trình thu thập, so sánh dữ liệu
một cách có hệ thống (Creswell, J.
W., 2014). Để sử dụng GT hiệu
quả, một số đề xuất lưu ý: (1) Liên
hệ các khái niệm trong việc xây
dựng chuẩn mực kế toán công; (2)
Việc phân tích các khái niệm cần
phải thông qua quá trình so sánh
liên tục và chặt chẽ; (3) Việc vận
dụng khái niệm IPSASB cần được
xem xét, kiểm tra cẩn thận theo giai
đoạn hình thành Khung; (4) Thành
lập ban soạn thảo hội tụ nhiều nhà
nghiên cứu GT trong lĩnh vực kế
toán công; và (5) Cần phân tích
những ngữ cảnh rộng hơn. Điều
này cũng có nghĩa là, nếu có sự
khác biệt khái niệm trong bối cảnh
Việt Nam thì cần xem nó là một
hướng mới hay chỉ là vài trường
hợp cá biệt, ngoại lệ.
Mẫu lý thuyết thuộc tất cả các
đơn vị trong lĩnh vực công (ngoại
trừ doanh nghiệp nhà nước có hoạt
động sản xuất kinh doanh và các
đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ
thường xuyên và đầu tư, được phép
áp dụng chế độ kế toán doanh
nghiệp). Các phần tử lựa chọn
trong khu vực công phải thỏa mãn
một số đặc điểm đám đông nghiên
cứu sử dụng Khung khái niệm.
Nhằm tạo ra giá trị khoa học cho
Khung khái niệm đang nghiên cứu
cho Việt Nam, trong quá trình
phỏng vấn, ban soạn thảo cần bắt
Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 11/201910
Nghiên cứu trao đổi
đầu từ những câu hỏi tổng quát dần
dần đi đến hẹp và sâu; đồng thời,
các câu hỏi này không có cấu trúc
chặt chẽ. 
Cần lưu ý rằng, cách tiếp cận
phỏng vấn không phải mang tính
bắt buộc, không ban hành như quy
định của một văn bản pháp luật mà
cần như câu hỏi mở và mang tính
thảo luận. Kỹ thuật phỏng vấn tay
đôi thường được sử dụng trong lĩnh
vực công này do đối tượng nghiên
cứu có vị trí xã hội, nghề nghiệp và
tính chuyên môn đặc thù. Và trong
nghiên cứu định tính điển hình,
điều cần cho một nghiên cứu chất
lượng là nhà nghiên cứu phải đồng
thời trực tiếp thu thập và phân tích
dữ liệu. Chỉ khi ban soạn thảo
Khung khái niệm đồng thời là ban
thu thập dữ liệu thì trong quá trình
mô tả các hiện tượng mới có thể
nhận ra được các khái niệm hàm
chứa trong dữ liệu. Từ đó, tiến hành
phân loại hiện tượng và kết nối các
khái niệm lại với nhau (Creswell, J.
W., 2014).
Kết luận
Bài học kinh nghiệm từ việc ban
hành Khung khái niệm của IP-
SASB như một gợi ý định hướng
quan điểm về Khung khái niệm
BCTC hợp nhất cho Chính phủ
Việt Nam. Xem xét sử dụng các
thuật ngữ trong kế toán khu vực
công do IPSASB ban hành là sự hài
hòa với thông lệ quốc tế, định
hướng này phù hợp với “Chiến
lược kế toán – kiểm toán đến năm
2020, tầm nhìn 2030” cũng như
mục tiêu của Đề án của Bộ Tài
chính (2019). Hướng tiếp cận mang
tính dịch thuật và điều chỉnh các
thuật ngữ cho phù hợp với bối cảnh
Việt Nam. Các sửa đổi này không
có nghĩa là điều chỉnh tuyệt đối các
khái niệm liên quan BCTC chung
trên cơ sở kế toán dồn tích trong
Khung IPSASB. Bên cạnh đó, quá
trình soạn thảo Khung khái niệm
tại Việt Nam nên được tiếp cận như
một công trình nghiên cứu khoa
học và bước đi ban đầu được
khuyến nghị thiết kế nghiên cứu
định tính. Khung thời gian ban
hành Khung khái niệm nên được
xem xét thực hiện trước khi soạn
thảo và ban hành chuẩn mực kế
toán công Việt Nam. 
Tuy nhiên, khi soạn thảo Khung
khái niệm BCTC hợp nhất cho
Chính phủ Việt Nam, cũng cần xem
xét đến những khó khăn và thách
thức như trong “Đề án công bố hệ
thống chuẩn mực kế toán công của
Việt Nam”: (1) sự khác biệt với cơ
chế chính sách tài chính; (2) chất
lượng đội ngũ nhân lực kế toán
công còn chưa đáp ứng được nhu
cầu; (3) rào cản ngôn ngữ; và (4)
yếu tố văn hóa, tư duy (Bộ Tài
chính, 2019).
Giới hạn nghiên cứu và
hướng nghiên cứu tiếp theo
Nghiên cứu này chưa tiến hành
khám phá khái niệm liên quan
BCTC chính phủ Việt Nam qua
định hướng phương pháp GT.
Nghiên cứu sắp tới, bài viết tiếp tục
chọn mẫu lý thuyết và tiến hành
nghiên cứu định tính nhằm luận
giải cho tính khả thi trong nghiên
cứu ban hành Khung khái niệm
BCTC hợp nhất cho Chính phủ
Việt Nam. 
Tài liệu tham khảo
Bộ Tài chính, 2013. Quyết định số
2261/QĐ-BTC về việc phê duyệt kế hoạch
triển khai “Chiến lược kế toán - kiểm toán
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của
Bộ Tài chính ban hành ngày 10/9/2013.
Bộ Tài chính, 2014. Quyết định về việc
phê duyệt đề án “Tổng kế toán nhà nước” của
Bộ Tài chính ban hành ngày 30/5/2014. 
Bộ Tài chính, 2019. Đề án công bố hệ
thống chuẩn mực kế toán công của Việt Nam.
Dự thảo 3 – Cục Quản lý giám sát Kế toán,
kiểm toán, tháng 06/2019.
Allyson R. Abbott., 2015. How To Write a
Simple Book Review: It’s easier than you
think!. Publisher: CreateSpace Independent
Publishing Platform. ISBN: 9781517591748,
978-1517591748.
Benito, B., Brusca I and Montesinos V.,
2007. The harmonization of government fi-
nancial information systems: The role of the
IPSASs. International Review of Administra-
tive Sciences, 73(2), 293–317.
Creswell, J. W., 2014. Research Design:
Qualitative, Quantitative, and Mixed Methods
Approaches (4th ed.). Thousand Oaks, CA
Sage Publications.
Calmel, M.P., 2014. Harmonisation of
EPSASs: developments and prospects. Ac-
counting, Economics and Law, 4(3), 215–236.
Eurostat., 2013. Report from the commis-
sion to the council and the European parila-
ment. Suitability of the international Public
Sector Accounting Standards for EU Member
States [Public Consultation] 
ropa.eu/eurostat/about/opportunities/consul-
tations/ipsas. 
Heald, D., 2003. The Global Revolution
in Government Accounting: Introduction to
Theme Articles. Public Money and Manage-
ment, 23(1), 11–12.
International Public Sector Accounting
Standards Board – Final Pronouncement
(IPSASB)., 2013. The Conceptual Framework
for General Purpose Financial Reporting by
Public Sector Entities, January 2013 by the
International Federation of Accountants
(IFAC),, available online at
 pt/pdf
/IPSAS_Janeiro_2013.pdf, accessed at Octo-
ber 6, 2019.
International Public Sector Accounting
Standards Board – Final Pronouncement
(IPSASB)., 2019. Strategy and Work Plan
2019–2023, Delivering Global Standards,
February 2019 by the International Federa-
tion of Accountants (IFAC), available online
at https://www.ifac.org/system/files/publica-
tions/files/IPSASB-Strategy-and-Work-Plan-
2019-2023.pdf, accessed at October 21, 2019.
Newberry, S., 2015. Public sector ac-
counting: shifting concepts of accountability.
Public Money & Management, 35(5), 371–
376.
Pina, V., Torres, L., & Yetano, A., 2009.
Accrual Accounting in EU Local Govern-
ments: One Method, Several Approaches. Eu-
ropean Accounting Review, 18(4), 765–807.
doi:10.1080/09638180903118694 
Rossi, F. M., Cohen, S., Caperchione, E.,
& Brusca, I., 2016. Harmonizing public sec-
tor accounting in Europe: thinking out of the
box. Public Money & Management, 36(3),
89–196. doi: 10.1080/ 09540962. 2016.
1133976
The International Federation of Account-
ants (IFAC)., 2011. 2011 Handbook of Inter-
national Public Sector Accounting
Pronouncements. ISBN: 978-1-60815-582-8.
Whittington, G., 2008. Harmonisation or
discord? The critical role of the IASB concep-
tual framework review. Journal of Accounting
and Public Policy, 27, 495.
Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 11/2019 11
Nghiên cứu trao đổi

File đính kèm:

  • pdfquan_diem_ve_khung_khai_niem_bao_cao_tai_chinh_hop_nhat_cho.pdf