Nâng cao vai trò của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp hiện nay

Kiểm toán nội bộ (KTNB) đã trải qua quá trình hình thành và phát triển tại Việt Nam xuất phát từ nhu cầu

cần thiết khách quan của việc quản trị doanh nghiệp. Nhận thức vai trò và nhiệm vụ của KTNB trong từng

loại hình doanh nghiệp phù hợp sẽ tăng cường sự hoạt động có hiệu quả, bài viết sẽ trình bày các nội dung

khái quát về KTNB, thực trạng KTNB trong doanh nghiệp siêu nhỏ (DNSN), trong doanh nghiệp nhỏ và vừa

(DNNVV) và doanh nghiệp lớn (DNL), để từ đó đưa ra các đánh giá về thực tế này theo các khía cạnh những

kết quả đạt được - những hạn chế tồn tại thời gian qua, làm cơ sở đưa ra các hàm ý chính sách, giải pháp

nhằm tăng cường áp dụng KTNB có hiệu q

Nâng cao vai trò của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp hiện nay trang 1

Trang 1

Nâng cao vai trò của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp hiện nay trang 2

Trang 2

Nâng cao vai trò của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp hiện nay trang 3

Trang 3

Nâng cao vai trò của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp hiện nay trang 4

Trang 4

Nâng cao vai trò của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp hiện nay trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 8640
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao vai trò của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao vai trò của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp hiện nay

Nâng cao vai trò của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp hiện nay
ng mại nói chung và xúc tiến thương 
mại trực tuyến nói riêng. Bên cạnh đó là sự thiếu 
hụt trong khâu quản lý tài chính dẫn đến việc thực 
hiện kiểm toán nội bộ một cách khó khăn.
KTNB tại DNL: Có thể nói rằng các doanh 
nghiệp có quy mô lớn hiện nay đang đóng một 
vai trò chủ đạo và then chốt trong việc phát triển 
kinh tế của Việt Nam. Chính vì vậy, việc xây 
dựng được tổ chức bộ máy KTNB phù hợp là cực 
kì cần thiết, đòi hỏi phát triển, nâng cao sự đa 
dạng của các mô hình KTNB. Cụ thể:
Thứ nhất, mô hình KTNB được tổ chức thành 
một phòng, ban chức năng riêng biệt trực thuộc 
Tổng giám đốc. Tổng giám đốc thực hiện phân 
công người phụ trách công việc kiểm toán. Trong 
đó, xu hướng chủ yếu của các công ty hiện nay là 
phân công một phó tổng giám đốc là người trực 
tiếp chỉ đạo hoạt động KTNB.
Thứ hai, bộ phận KTNB được tổ chức thành 
một tổ kiểm toán nằm trong ban kiểm soát. KTNB 
được xây dựng dưới sự chỉ đạo của ban kiểm soát 
là mô hình được áp dụng phổ biến trong các định 
chế tài chính, khi các doanh nghiệp này chịu sự 
chi phối của Luật Các tổ chức tín dụng. Theo 
mô hình này, tổ KTNB thực hiện kiểm toán theo 
quyết định của Ủy ban kiểm toán. Mô hình tổ 
TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Soá 10 (195) - 2019
63Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
chức này đảm bảo được tính độc lập và quyền lực 
trong công tác KTNB. Tuy nhiên, Ủy ban kiểm 
toán lại hoạt động định kỳ theo lịch của HĐQT 
nên điều này có thể dẫn đến việc chậm trễ trong 
điều hành hoạt động KTNB theo yêu cầu quản lý 
của doanh nghiệp.
Thứ ba, bộ phận KTNB được tổ chức thành 
một tổ KTNB nằm trong bộ phận kế toán của 
công ty mẹ. Thực tế mô hình này không được áp 
dụng phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam. 
Theo mô hình này, tổ KTNB thực hiện kiểm toán 
theo quyết định của tổng giám đốc. Tổ KTNB sẽ 
báo cáo công việc thực hiện trước hết cho ban 
kiểm soát và tổng giám đốc.
Đánh giá thực trạng KTNB trong các doanh 
nghiệp hiện nay
Những kết quả đạt được 
Tại Việt Nam, thực tế, các đơn vị đều biết vị 
trí, vai trò, tầm quan trọng của thông tin trong 
quá trình quản lý cũng như KTNB. Sự hiểu biết 
này một phần do bản thân đơn vị tự nhận thức, 
một phần cũng do sự nhận thức có tính chất bắc 
cầu thông qua KTNB và KTĐL. Các đơn vị tự 
đặt ra vấn đề làm thế nào để công cụ nội kiểm 
lại phát huy được tác dụng thiết thực như các 
công cụ ngoại kiểm hiện nay. Bên cạnh đó còn 
rất nhiều vấn đề nổi cộm, nhiều ý kiến đề xuất, 
nhiều vướng mắc và hạn chế của KTNB trong 
các đơn vị cần phải được tháo gỡ khắc phục và 
hoàn thiện. Một số đơn vị đã có tổ chức KTNB 
và hoạt động được một số năm, sau đó lại giải 
thể hoặc thu hẹp nội dung và phạm vi hoạt động. 
Điều đó nói lên KTNB chưa định hình một cách 
chắc chắn, cũng như chưa được thừa nhận một 
cách rộng rãi ở các đơn vị. Thông qua khảo sát 
thực tiễn về KTNB, một điều thừa nhận rất phổ 
biến hiện nay ở nước ta là KTNB hoàn toàn hình 
thành dựa trên nền tảng công tác kiểm tra kế toán 
trước đây. Các quy định về KTNB cũng được dựa 
trên các quy định về kiểm tra kế toán. Nhiều quan 
điểm và nhận thức của các đơn vị còn đồng nghĩa 
giữa việc kiểm tra kế toán với KTNB. Do vậy, 
công việc KTNB đều dựa trên những nội dung, 
quy trình và thủ tục kiểm tra kế toán nhưng có 
sự phát triển bổ sung thêm. Quy chế KTNB được 
ban hành tại Quyết định số 832/TC/QĐ/CĐKT 
của Bộ Tài chính ngày 28/10/1997 là văn bản 
pháp lý đầu tiên đề cập đến các quy định về mục 
đích, chức năng, nguyên tắc, phạm vi, nhiệm vụ, 
nội dung cũng như các vấn đề về tổ chức và nhân 
sự của KTNB. Tính đến nay có thêm 03 văn bản 
pháp lý liên quan đến KTNB do Bộ Tài chính ban 
hành, đó là Thông tư số 52/1998/TT-BTC ngày 
16/4/1998 hướng dẫn tổ chức bộ máy KTNB tại 
doanh nghiệp nhà nước; Công văn số 287-TC/
TCDN ngày 3/8/1998 về việc bổ nhiệm KTVNB 
và Thông tư 171/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 
hướng dẫn thực hiện KTNB tại doanh nghiệp nhà 
nước. Nghị định số 05/2019/NĐ-CP về KTNB, 
Nghị định này quy định về công tác KTNB trong 
các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập 
và các doanh nghiệp. Các đơn vị sau đây phải 
thực hiện công tác KTNB: a) Công ty niêm yết; 
b) Doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% 
vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình 
công ty mẹ-công ty con; c) Doanh nghiệp nhà 
nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công 
ty mẹ-công ty con.
Ở các loại hình công ty khác, hoạt động KTNB 
ít nhiều đã hình thành khi các công ty thực hiện hệ 
thống quản lý chất lượng hay môi trường (ISO). 
Các công ty có được chứng chỉ ISO bắt buộc phải 
thực hiện đánh giá nội bộ (thực chất là KTNB) 
ít nhất mỗi năm một lần về mức độ tuân thủ các 
tiêu chuẩn ISO. Việc đánh giá này thường do một 
ban hay một bộ phận - thường gọi là ban ISO hay 
ban bảo đảm chất lượng - thực hiện và báo cáo 
lên tổng giám đốc. Tuy nhiên, do đánh giá nội bộ 
chỉ giới hạn ở việc tuân thủ các tiêu chuẩn của 
ISO (chủ yếu về mặt thủ tục, văn bản), nên hầu 
như không giúp cải tiến nhiều về hệ thống kiểm 
soát ở công ty. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp 
thực hiện ISO đã nhận ra điều này và đã thiết lập 
bộ phận đánh giá nội bộ ở cấp độ cao hơn, đầy 
đủ hơn và thực chất hơn. Xu hướng thiết lập hệ 
thống KTNB cũng sẽ phát triển trong các doanh 
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động 
tại Việt Nam. Các doanh nghiệp này đang ngày 
càng có đóng góp cao về doanh thu, lợi nhuận đối 
với công ty mẹ ở nước ngoài. Và rất nhiều công 
ty mẹ đó đang niêm yết trên thị trường chứng 
khoán Mỹ hay ở các thị trường chứng khoán lớn 
khác trên thế giới. Do đó, dần dần, các công ty 
nước ngoài ở Việt Nam cũng buộc phải tuân thủ 
những quy định. Các công ty này sẽ ngày càng 
nhận được nhiều chương trình KTNB do công 
ty mẹ thực hiện hoặc sẽ phải xây dựng bộ phận 
KTĐL của riêng mình. 
Những hạn chế của KTNB
Một là, nhiều đơn vị chưa nhận thức đúng đắn 
về KTNB ở đơn vị, chưa thấy rõ tính thiết thực, 
vai trò của nó nên chưa tập trung tổ chức KTNB, 
TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄPSoá 10 (195) - 2019
64 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
chưa xác định rõ mô hình, cách thức tổ chức và 
hoạt động hiệu quả. Mặt khác, các nhà quản lý 
ở các đơn vị này cũng chưa muốn ủng hộ, chưa 
tạo điều kiện và đầu tư đúng mức cho KTNB với 
những lý do tế nhị trong quản lý.
Hai là, nội dung KTNB ở nhiều đơn vị chưa 
đi đúng vào bản chất, trọng tâm và chưa đúng với 
nhiệm vụ và chức năng cơ bản của KTNB, đó là 
kiểm toán hoạt động với chức năng tư vấn là chủ 
yếu.
Ba là, hình thức và phạm vi KTNB vẫn được 
xem như là hoạt động kiểm tra kế toán. Hoạt động 
diễn ra chủ yếu là thực hiện kiểm tra sau khi hoạt 
động xảy ra và chỉ tập trung vào những bộ phận 
nội dung, chỉ tiêu chứa đựng nhiều sai phạm với 
rủi ro cao.
Bốn là, phương pháp kiểm toán ở các đơn vị 
mới chỉ áp dụng các phương pháp thu thập bằng 
chứng kiểm toán giống như các phương pháp 
kiểm tra kế toán. Hầu hết các đơn vị khi thực hiện 
kiểm toán chưa có sự nghiên cứu, đánh giá về hệ 
thống KTNB, để từ đó xây dựng và xác định nội 
dung, quy mô, phạm vi và thời gian kiểm toán.
Năm là, tính hiệu quả, hiệu lực và ý nghĩa vai 
trò của KTNB chưa được khẳng định một cách 
rộng rãi, chắc chắn. Hầu hết ở các doanh nghiệp 
chưa có đội ngũ KTNB. Hoạt động KTNB còn 
rất lỏng lẻo, chỉ mang tính hình thức chứ chưa đi 
vào thực chất. Bộ phận KTNB chủ yếu là kiêm 
nhiệm, do đó không có thời gian tập trung công 
việc, không đủ năng lực để thực hiện chức năng 
này.
Nhóm giải pháp để KTNB hoạt động có 
hiệu quả ở DNSN
Thứ nhất, cần thống nhất về nhận thức, quan 
điểm về vai trò ý nghĩa của KTNB, đây là yếu 
tố rất quan trọng, tác động trực tiếp đến việc tổ 
chức, vận hành KTNB trong DN. Các nhà quản lý 
cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của KTNB, 
trong việc kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện các 
sai phạm trong quản lý. Cần có một cái nhìn bao 
quát tổng thể, vĩ mô về vai trò của KTNB. Việc 
tổ chức bộ phận KTNB, ban đầu có thể làm tăng 
các chi phí cho DN. Tuy nhiên, hiệu quả của nó 
đem lại vô cùng lớn, nhờ có bộ phận KTNB có 
thể ngăn ngừa, phát hiện ra các hành vi gian lận 
làm thất thoát tài sản có thể gấp nhiều lần chi phí 
tổ chức và duy trì hoạt động của bộ phận KTNB. 
Các nhà quản lý DN cũng cần có một cái nhìn 
tích cực hơn về KTNB, đây không hoàn toàn là 
bộ phận kiểm tra, kiểm soát hành vi của cá nhân 
hay tập thể, mà bản chất cuối cùng của nó là xây 
dựng một DN phát triển bền vững do chính mình 
quản lý, điều hành, đóng góp vào sự phát triển 
chung của kinh tế - xã hội. 
Thứ hai, việc bổ nhiệm đúng người lãnh đạo 
KTNB cũng là một điều rất cần thiết. Họ cần phải 
có những kỹ năng chuyên môn, giao tiếp và tổ 
chức phù hợp với chức vụ. Bên cạnh đó là nguồn 
lực. Bộ phận KTNB có thể dựa trên nguồn lực 
trong, ngoài doanh nghiệp hoặc kết hợp cả trong 
và ngoài. Tuy nhiên, nguồn lực đó được xây dựng 
như thế nào, trách nhiệm KTNB phải do những 
người của doanh nghiệp đó gánh vác. Người của 
doanh nghiệp phải có trách nhiệm đạt được kết 
quả như mong muốn.
Nhóm giải pháp để KTNB hoạt động có hiệu 
quả ở DNVVN
Dù áp dụng phương pháp tiếp cận nào để 
xây dựng KTNB (mô hình tập trung hay phi tập 
trung) thì cũng cần cân nhắc một số nguyên tắc: 
(1) KTNB phải được coi là một bộ phận cấu thành 
quan trọng trong các thủ tục kiểm soát tài chính 
nội bộ nhằm bảo đảm lợi ích tài chính của các 
cơ quan, tổ chức nhà nước; (2) Mặc dù tập trung 
chủ yếu vào kiểm toán tính tuân thủ nhưng chức 
năng KTNB cần được mở rộng ra với các thủ tục 
kiểm toán chi tiết, kiểm tra hệ thống, hoạt động 
và kiểm toán công nghệ thông tin; (3) Để thực 
hiện một cách hiệu quả, chức năng KTNB phải 
độc lập với hoạt động quản lý thường nhật của 
cơ quan, tổ chức, nhưng đồng thời phải có sự liên 
hệ trực tiếp với ban quản lý cấp cao nhất để đảm 
bảo rằng các phát hiện và kiến nghị của KTNB sẽ 
được thực hiện hợp lý; (4) Hoạt động KTNB phải 
được thực hiện trên cơ sở áp dụng và tuân thủ các 
chuẩn mực quốc tế.
Cần xây dựng bộ máy tổ chức KTNB phù 
hợp với quy mô, tổ chức của đơn vị để đảm bảo 
vị thế, đặc biệt là tính độc lập khách quan của 
KTNB. KTNB cần trực thuộc ban lãnh đạo trong 
doanh nghiệp. Mô hình tổ chức của KTNB cần 
được xây dựng phù hợp với cơ cấu tổ chức chung 
của doanh nghiệp, cần xem xét sự phù hợp, hiệu 
quả của các hoạt động kiểm soát để có cách thức 
tổ chức bộ máy KTNB hợp lý, tránh xảy ra tình 
trạng chồng chéo, trùng lặp, đơn thuần chỉ là tăng 
thêm tầng lớp kiểm tra, kiểm soát, gây áp lực cho 
TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Soá 10 (195) - 2019
65Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
hoạt động kinh doanh. Cơ cấu tổ chức của các 
công ty cũng cần phải nhanh chóng ổn định để 
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động KTNB.
Về nội dung và phạm vi kiểm toán, KTNB 
cần bao quát tất cả các hoạt động trong đơn vị, 
đặc biệt định hướng tăng cường tập trung các 
khu vực như KTNB hiện đại, cần chú trọng tới 
3 nội dung cơ bản của kiểm toán bao gồm: Kiểm 
toán tuân thủ, đánh giá việc chấp hành pháp luật, 
chính sách quy định của ngành, quy định nội bộ 
của đơn vị; kiểm toán các vấn đề liên quan đến tài 
chính, rủi ro thông tin; kiểm toán hoạt động đánh 
giá hiệu quả các quy trình kiểm soát, quản trị rủi 
ro, đánh giá hiệu quả, hiệu năng các hoạt động 
của đơn vị. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, 
quản trị rủi ro và cắt giảm chi phí hoạt động kinh 
doanh trong mối quan hệ đảm bảo tính hiệu quả 
và kinh tế cũng là một trong những nội dung căn 
bản mà KTNB cần chú ý. Về lựa chọn phương 
pháp tiếp cận kiểm toán để đạt được hiệu quả cao 
trong quá trình kiểm toán. 
Nhóm giải pháp để KTNB hoạt động có hiệu 
quả ở DN lớn
Cần đảm bảo tính chuyên nghiệp trong tổ chức 
và hoạt động KTNB bằng việc tiếp cận thông lệ 
và chuẩn mực quốc tế. Việc thực hành kiểm toán 
cần tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp phù 
hợp, sử dụng hướng dẫn thực hành KTNB theo 
khung của Hiệp hội KTNB toàn cầu. Hiện tại, 
chưa có chuẩn mực cho KTNB Việt Nam nhưng 
đã có một số các chuẩn mực cơ bản được dịch 
sang tiếng Việt trên trang thông tin chính thức 
của Hiệp hội KTNB toàn cầu như: Chuẩn mực 
Quốc tề về Thực hành Chuyên môn KTNB và 
các Chuẩn mực thuộc tính khác, tạo điều kiện cho 
KTVNB Việt Nam trong quá trình thực hiện kiểm 
toán. Bên cạnh đó, cần ứng dụng các đổi mới của 
công nghệ thông tin trong kiểm toán. Các đơn vị 
nên xem xét việc sử dụng phần mềm kiểm toán 
để nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ kiểm 
toán thông qua việc tăng năng suất lao động, cũng 
như đảm bảo sự chính xác, khoa học hơn trong 
kiểm toán. Trong nghiên cứu gần đây nhất của 
Trung tâm quản lý kiểm toán thuộc Viện KTNB 
toàn cầu, việc ứng dụng CNTT trong kiểm toán 
còn khá hạn chế tại các nước đang phát triển. Việt 
Nam cần có kế hoạch sử dụng công nghệ tự động 
để phân tích dữ liệu, thực hiện công việc kiểm 
toán, phân tích bằng chứng kiểm toán. Các ứng 
dụng CNTT cho phép giảm thiểu thời gian kiểm 
toán, mang lại tính chính xác cao, góp phần nâng 
cao hiệu quả, năng suất kiểm toán.
Các đơn vị cũng cần chú trọng nâng cao trình 
độ của KTVNB phù hợp với yêu cầu và định 
hướng theo thông lệ quốc tế. KTVNB cần được 
trang bị những chuyên môn cơ bản bao gồm: 
Trình độ học vấn lẫn kinh nghiệm và các kỹ năng 
trong giai đoạn Cách mạng công nghệ 4.0. Về mặt 
học vấn, KTVNB phải có được các chứng chỉ, 
bằng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế. Về mặt kinh 
nghiệm, cần từng tham gia các hoạt động nghiệp 
vụ, chú ý rèn luyện chuyên môn sâu các lĩnh vực 
kinh tế, kỹ thuật đặc biệt chú ý phát triển chuyên 
môn công nghệ thông tin và an ninh mạng. Bên 
cạnh đó, các kỹ năng thuộc về tư duy sáng tạo, tư 
duy phản biện, nhạy bén kinh doanh và nhận diện 
rủi ro cũng là điều cần thiết phải hoàn thiện đối 
với từng KTVNB.
Tài liệu tham khảo:
Bộ Tài chính, Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
Vương Đình Huệ (2002), Đề tài Hoàn thiện mô hình kiểm 
toán nội bộ trong các doanh nghiệp Nhà nước, Đề tài NCKH 
cấp Bộ Tài chính.
Tài liệu Đại hội kế toán các nước ASEAN lần thứ 14 (tháng 
12/2005) tại Hà Nội.
Hội nhập với các nguyên tắc kế toán và kiểm toán quốc tế, 
NXB Chính trị quốc gia (2005).
Giáo trình, Tài liệu tham khảo về Kiểm toán của HVTC, 
ĐH KTQD; Kinh tế TP.HCM...
toan-noi-bo-trong-cac-doanh-nghiep-tai-Viet-Nam-Thuc-
trang-va-giai-phap--Internal-audit-in-Vietnamese-firms-
Current-situations-and-solutions
kiem-toan-noi-bo-tai-viet-nam-theo-thong-le-quoc-te-302405.
html
bo-tai-1-so-nuoc-oecd.sav
tro-cua-kiem-toan-noi-bo-trong-quan-ly-doanh-nghiep-53858.
htm
dong-kiem-toan-noi-bo-o-viet-nam-va-dieu-kien-de-kiem-
toan-noi-bo-hoat-dong-hieu-qua-47754.htm
phat-trien-tat-yeu-.html
kiem-toan-noi-bo-tai-viet-nam-theo-thong-le-quoc-te-302405.
html
toan-noi-bo-trong-cac-doanh-nghiep-tai-Viet-Nam-Thuc-
trang-va-giai-phap--Internal-audit-in-Vietnamese-firms-
Current-situations-and-solutions
TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄPSoá 10 (195) - 2019

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_vai_tro_cua_kiem_toan_noi_bo_trong_cac_doanh_nghiep.pdf