Phương hướng hoàn thiện lý luận về chức năng buộc tội trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay

Trong các chức năng tố tụng, chức năng buộc tội xuất hiện trước, là cơ sở xuất hiện chức năng

bào chữa và chức năng xét xử. Bài viết phân tích và đánh giá thực trạng lý luận về chức năng buộc

tội trong tố tụng hình sự Việt Nam cũng như đưa ra phương hướng xây dựng cấu trúc lý luận của

chức năng này để phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.

Phương hướng hoàn thiện lý luận về chức năng buộc tội trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay trang 1

Trang 1

Phương hướng hoàn thiện lý luận về chức năng buộc tội trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay trang 2

Trang 2

Phương hướng hoàn thiện lý luận về chức năng buộc tội trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay trang 3

Trang 3

Phương hướng hoàn thiện lý luận về chức năng buộc tội trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay trang 4

Trang 4

Phương hướng hoàn thiện lý luận về chức năng buộc tội trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 7820
Bạn đang xem tài liệu "Phương hướng hoàn thiện lý luận về chức năng buộc tội trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương hướng hoàn thiện lý luận về chức năng buộc tội trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay

Phương hướng hoàn thiện lý luận về chức năng buộc tội trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay
vi của CNBT là CNBT chỉ 
tồn tại trong giai đoạn xét xử. Bên cạnh đó, 
cũng có những quan điểm mở rộng về phạm 
vi chủ thể thực hiện CNBT. Bên cạnh VKS là 
chủ thể buộc tội còn có sự tham gia của người 
bị hại trong các vụ án khởi tố theo yêu cầu của 
người bị hại.9
Tuy nhiên, nếu chỉ bó hẹp ở hai chủ thể 
này thì chưa chính xác. Bởi lẽ, bên cạnh VKS, 
người bị hại xuất phát từ bản chất, mục đích, 
nội dung, phạm vi của CNBT thì bất cứ chủ 
thể có thẩm quyền nào thực hiện một trong 
các nội dung của CNBT đều được coi là chủ 
thể buộc tội. Pháp luật đã quy định cho CQĐT, 
Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một 
số hoạt động điều tra những quyền năng nhất 
định trong giai đoạn điều tra để phát hiện, 
thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh làm 
rõ tội phạm và người thực hiện hành vi phạm 
tội theo chức năng, nhiệm vụ được giao như: 
Quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam, đề nghị 
truy tố Những hoạt động này là nội dung 
của CNBT. Vì vậy, chỉ nhấn mạnh đến ý nghĩa 
quyết định trong truy cứu trách nhiệm hình 
sự mới là chủ thể của CNBT là không hợp lý.
Sự không thống nhất trên trong các nội 
8  Nguyễn Mạnh Hùng (2011), Thuật ngữ pháp lý, Nxb 
Chính trị quốc gia – Sự thật.
9  Nguyễn Đức Thái (2015), Quyền buộc tội của người 
bị hại trong tố tụng hình sự, Tạp chí Khoa học pháp 
lý số 1.
NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
31Số Chuyên đề 01 - 2021 Khoa học Kiểm sát
dung lý luận về CNBT trong TTHS Việt Nam 
đã chỉ ra những hạn chế nhất định, đòi hỏi 
phải có những nghiên cứu hoàn thiện về hệ 
thống lý luận CNBT trong TTHS Việt Nam, 
đủ khả năng làm cơ sở sáng tỏ thực tiễn thực 
hiện CNBT, làm mới lý luận cũ theo quan 
điểm đổi mới và cải cách tư pháp trong tình 
hình hiện nay.
2. Phương hướng xây dựng cấu trúc lý 
luận về chức năng buộc tội trong tố tụng 
hình sự Việt Nam
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng lý luận 
về CNBT trong TTHS Việt Nam hiện nay, cần 
xác định phương hướng cụ thể xây dựng cấu 
trúc lý luận về CNBT trong TTHS như sau:
Thứ nhất, xác định cấu trúc của CNBT trong 
TTHS
Việc làm rõ những vấn đề này có ý nghĩa 
quan trọng, cho phép chủ thể nghiên cứu 
có được cái nhìn toàn cảnh về đối tượng 
nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng 
nghiên cứu, qua đó phát hiện những thiếu 
sót về mặt lý luận để tiếp tục nghiên cứu, bổ 
sung, hoàn thiện. Lý luận về CNBT có thể 
được xác định bao gồm khái niệm, nội dung, 
phạm vi, chủ thể của CNBT trong TTHS.
Thứ hai, hoàn thiện khái niệm CNBT trong 
TTHS
Buộc tội là hoạt động của các chủ thể có 
thẩm quyền do pháp luật quy định, đưa ra sự 
khẳng định trong việc truy cứu trách nhiệm 
hình sự đối với một chủ thể cụ thể thực hiện 
hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội 
phạm theo trình tự, thủ tục luật định. Trên cơ 
sở phân tích các quan điểm khoa học, tác giả 
cho rằng: CNBT là phương diện hoạt động cơ 
bản của TTHS bắt đầu từ khi khởi tố bị can 
(trong một số trường hợp bắt đầu từ khi bắt, 
tạm giữ người) cho đến khi bản án của Tòa án 
tuyên có hiệu lực pháp luật được các chủ thể 
có thẩm quyền (VKS, CQĐT, Cơ quan được 
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động 
điều tra, bị hại trong trường hợp khởi tố theo 
yêu cầu của bị hại) sử dụng các quyền năng tố 
tụng nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự đối 
với người hoặc pháp nhân thực hiện hành vi 
mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm.
Thứ ba, hoàn thiện lý luận về nội dung CNBT 
trong TTHS
Nội dung CNBT bao gồm những hoạt 
động tố tụng nhằm phát hiện người đã thực 
hiện hành vi phạm tội, tội phạm đã thực hiện, 
những tình tiết thể hiện tính chất và mức độ 
nguy hiểm của hành vi phạm tội, chứng minh 
lỗi của những người đã thực hiện tội phạm, 
động cơ mục đích cũng như những tình tiết 
tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Có 
thể nói, nội dung CNBT chính là nội dung các 
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể buộc tội 
theo quy định của pháp luật. 
Một là, để góp phần hoàn thiện lý luận về 
nội dung CNBT, pháp luật TTHS cần công 
nhận quyền công tố và thực hành quyền công 
tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra cho CQĐT.
Hai là, bên cạnh việc công nhận chức năng 
buộc tội của CQĐT, luật TTHS cũng cần có 
các quy định cụ thể về cơ chế buộc tội và gỡ 
tội của CQĐT. Thông thường, một chủ thể 
vừa thực hiện chức năng gỡ tội, vừa thực hiện 
chức năng buộc tội sẽ không đạt hiệu quả cao 
bằng việc hai chủ thể thực hiện hai chức năng 
một cách độc lập. Do đó, pháp luật TTHS 
cần quy định thêm một lực lượng trực thuộc 
CQĐT làm nhiệm vụ gỡ tội để phản biện lại 
bên buộc tội là một giải pháp cần thiết nhằm 
giải quyết vụ án hình sự đúng đắn, khách 
quan, tránh làm oan người vô tội. Việc làm 
này còn giúp CQĐT định hướng trước những 
khả năng mà người bào chữa có thể tranh biện 
để giúp CQĐT chủ động hơn trong giai đoạn 
điều tra, đặc biệt là trong giai đoạn xét xử khi 
CQĐT được mời tham gia phiên tòa.
Ba là, cần hoàn thiện quy định pháp luật tố 
tụng đảm bảo tính độc lập của những người 
tiến hành tố tụng trong CQĐT, VKS. Bổ sung, 
hoàn thiện các quy định liên quan đến việc 
xác định nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐT, 
VKS trong việc thực hiện chức năng buộc tội.
Bốn là, pháp luật TTHS cần tăng thẩm 
quyền của CQĐT và những người tiến hành 
tố tụng trong CQĐT. Thực tế trong giai đoạn 
khởi tố, điều tra, VKS là chủ thể giám sát hoạt 
động điều tra của CQĐT, hỗ trợ về mặt pháp 
lý để CQĐT thực hiện chức năng buộc tội. Do 
đó, ở các giai đoạn này, VKS thực hiện chức 
năng kiểm sát hoạt động buộc tội của CQĐT 
là chủ yếu. Còn Thủ trưởng, Phó thủ trưởng 
CQĐT là người cùng với Điều tra viên chịu 
trách nhiệm trước pháp luật về kết quả điều 
tra vụ án hình sự, là chủ thể chính trong việc 
đưa ra các quyết định thực hiện chức năng 
buộc tội đối với người bị buộc tội. 
Năm là, để xây dựng lý luận về nội dung 
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG...
32 Khoa học Kiểm sát Số Chuyên đề 01 - 2021
CNBT cần hoàn thiện quy định pháp luật 
tố tụng về quan hệ giữa CQĐT với VKS. Để 
đảm bảo nâng cao hiệu quả việc thực hiện 
chức năng buộc tội của CQĐT và VKS trong 
các giai đoạn tố tụng, Bộ Công an, Bộ Quốc 
phòng cùng với Viện kiểm sát nhân dân tối 
cao căn cứ trên đường lối chủ trương, chính 
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong 
đấu tranh phòng, chống tội phạm, cần ký kết 
các Thông tư liên tịch để hướng dẫn công 
tác kiểm sát, phối hợp trong các hoạt động 
tố tụng thực hiện chức năng buộc tội, trong 
việc thực hiện các hoạt động thu thập chứng 
cứ, củng cố chứng cứ, đánh giá chứng cứ, áp 
dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện CNBT. 
Đồng thời, CQĐT và VKS các cấp cần ký kết 
các quy chế phối hợp công tác để nâng cao 
hiệu quả buộc tội trong TTHS góp phần giải 
quyết vụ án hình sự nhanh chóng, hiệu quả, 
chính xác, không làm oan người vô tội, không 
bỏ lọt tội phạm.
Thứ tư, hoàn thiện lý luận về phạm vi CNBT 
trong TTHS
Phạm vi CNBT hiện nay trong tố tụng có 
nhiều quan điểm tồn tại. Có những trường 
hợp, CNBT trong TTHS xuất hiện sớm hơn, 
khi mà các cơ quan có thẩm quyền có những 
cáo buộc bằng văn bản thông qua các biện 
pháp cưỡng chế TTHS như bắt, tạm giữ. Sau 
khi xuất hiện, các hoạt động tố tụng sẽ diễn ra 
nhằm làm sáng tỏ sự buộc tội của các chủ thể 
có thẩm quyền. Tuy nhiên, việc này được tiến 
hành ở các mô hình tố tụng khác nhau cũng 
có sự khác nhau. Ở mô hình thẩm vấn hoặc 
mô hình tố tụng pha trộn thiên về thẩm vấn, 
sau sự buộc tội là quá trình điều tra, truy tố, 
xét xử. Trong mô hình tố tụng tranh tụng, các 
chủ thể buộc tội tiếp tục có hoạt động thu thập 
chứng cứ để bảo vệ quan điểm buộc tội của 
mình và đưa vụ án ra Tòa án để xem xét. Vì 
vậy, phạm vi của CNBT xuất hiện và kéo dài 
tùy thuộc vào từng mô hình tố tụng. Hầu hết 
các quan điểm đều cho rằng CNBT kết thúc 
khi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật. 
Có thể nói, quá trình xét xử tại phiên tòa là 
quá trình các chức năng tố tụng được thể hiện 
một cách đầy đủ và rõ nét nhất. Các CNBT và 
gỡ tội đều được thực hiện để bảo đảm cho Tòa 
án ra phán quyết cuối cùng kết luận bản chất 
của vụ án. Khi Tòa án ra bản án và bản án của 
Tòa án có hiệu lực pháp luật thì mọi cơ quan, 
tổ chức, cá nhân đều có nghĩa vụ tôn trọng và 
nghiêm chỉnh chấp hành. 
Để hoàn thiện lý luận về phạm vi CNBT 
trong TTHS, tác giả đưa ra quan điểm sau: 
Việc xác định phạm vi của CNBT phải dựa 
vào các yếu tố nhất định như bản chất, nội 
dung của CNBT, đối tượng của CNBT và chủ 
thể tiến hành cũng như xem xét những yếu 
tố mang tính nguyên lý về mối quan hệ của 
chức năng tố tụng với mô hình tố tụng và các 
chức năng tố tụng với nhau. Xét ở góc độ bản 
chất, CNBT có thể kết thúc sớm hơn tùy từng 
vụ án, tùy từng giai đoạn tố tụng; có thể vụ án 
bị đình chỉ ở giai đoạn điều tra, truy tố hoặc 
tiền xét xử thì CNBT cũng chấm dứt ở đó. Mặt 
khác, CNBT tồn tại từ giai đoạn điều tra và sẽ 
kéo dài cho đến khi bản án hoặc quyết định 
của Tòa án có hiệu lực pháp luật, tức là nó 
phải trải qua giai đoạn điều tra và giai đoạn 
xét xử. Tất nhiên, việc buộc tội trong giai 
đoạn điều tra và giai đoạn xét xử có những 
nội dung khác nhau.
Thứ năm, hoàn thiện lý luận về chủ thể chức 
năng buộc tội trong tố tụng hình sự
Chủ thể buộc tội là các cơ quan và cá nhân 
được pháp luật quy định chịu trách nhiệm 
trong việc thực hiện truy cứu trách nhiệm 
hình sự đối với chủ thể thực hiện hành vi có 
dấu hiệu vi phạm và bảo đảm thuyết phục 
Tòa án bằng việc ra một bản công nhận một 
người đã thực hiện hành vi phạm tội theo 
pháp luật hình sự quy định. Để xác định đúng 
đắn, chủ thể thực hiện chức năng buộc tội cần 
xuất phát từ mục đích, bản chất, vị trí, vai trò, 
phạm vi tồn tại và nội dung của CNBT. Ở mỗi 
mô hình tố tụng khác nhau, chủ thể buộc tội 
được pháp luật quy định khác nhau.
Từ những phân tích trên, tác giả đưa ra 
quan điểm: CNBT do nhiều chủ thể thực hiện 
ở những mức độ và phạm vi khác nhau. Chủ 
thể đó bao gồm VKS, CQĐT, Cơ quan được 
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động 
điều tra, người bị hại và người đại diện hợp 
pháp của họ.
VKS là chủ thể chính thực hiện CNBT. Tất 
cả các quan điểm khoa học đều thừa nhận 
đây là chủ thể buộc tội. VKS thông qua các 
quyền năng pháp lý của mình tham gia buộc 
tội từ khi bắt người, tạm giữ, khởi tố thông 
qua việc phê chuẩn các quyết định này của 
CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến 
hành một số hoạt động điều tra. Có một số 
trường hợp, VKS còn trực tiếp ra các quyết 
định buộc tội đó. Trong giai đoạn điều tra, 
NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
33Số Chuyên đề 01 - 2021 Khoa học Kiểm sát
VKS tiếp tục cùng với CQĐT thu thập, củng 
cố các chứng cứ để phát hiện người thực hiện 
hành vi phạm tội cũng như làm rõ hành vi 
phạm tội, lỗi của bị can trong vụ án. Trong 
giai đoạn truy tố, sự củng cố tài liệu, chứng 
cứ tiếp tục được thực hiện nhằm ra bản cáo 
trạng làm cơ sở đưa bị can ra tòa xét xử về 
hành vi phạm tội mà cơ quan này đã khẳng 
định. Ở giai đoạn xét xử, VKS tiếp tục duy trì 
sự buộc tội tại phiên tòa thông qua phần việc 
xét hỏi, luận tội, tranh tụng tại tòa để bảo vệ 
quan điểm buộc tội của mình và thuyết phục 
Tòa án đưa ra phán quyết về hành vi phạm tội 
của bị cáo. Như vậy, có thể thấy, với các nội 
dung buộc tội trong các giai đoạn đó thì VKS 
luôn giữ vai trò là chủ thể chính trong việc 
thực hiện CNBT.
CQĐT là chủ thể thực hiện CNBT. Để 
xác định CQĐT là chủ thể buộc tội cần phải 
khẳng định CNBT tồn tại trong giai đoạn điều 
tra và điều tra không phải là chức năng độc 
lập trong TTHS. Trong giai đoạn điều tra, 
CNBT của CQĐT được thể hiện thông qua tất 
cả những gì CQĐT thực hiện theo quy định 
của pháp luật để phát hiện, thu thập tài liệu, 
chứng cứ chứng minh làm rõ tội phạm và 
người thực hiện hành vi phạm tội. Trên cơ sở 
đó, CQĐT đưa ra những quyết định buộc tội 
đối với người thực hiện hành vi phạm tội như: 
Bắt, tạm giữ, khởi tố... Những hoạt động trên 
đây chính là cơ sở pháp lý xác định CQĐT là 
chủ thể buộc tội trong TTHS.
Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành 
một số hoạt động điều tra cũng tương tự như 
CQĐT. Ở những vụ án thuộc thẩm quyền của 
mình, Cơ quan này cũng được pháp luật trao 
quyền để thu thập chứng cứ chứng minh tội 
phạm, người phạm tội và ra các quyết định 
buộc tội nhất định trong các vụ án mình thụ 
lý theo thẩm quyền. Kết quả của sự buộc tội từ 
các cơ quan này làm cơ sở quan trọng để VKS 
thực hiện CNBT của mình ở các giai đoạn tiếp 
theo. Chính vì vậy, Cơ quan được giao nhiệm 
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng 
là chủ thể thực hiện CNBT.
Bị hại trong các vụ án khởi tố theo yêu cầu 
cũng được xác định là chủ thể buộc tội. Bị 
hại là người hoặc cơ quan, tổ chức bị hành vi 
phạm tội trực tiếp xâm hại đến. Việc tham gia 
tố tụng của chủ thể này nhằm bảo vệ quyền 
lợi chính đáng của mình, quyền lợi chính 
đáng đó có mối quan hệ biện chứng đối với 
hành vi phạm tội đã gây ra cho họ. Trong các 
vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại hoặc 
người đại diện hợp pháp của bị hại thực hiện 
CNBT thông qua yêu cầu khởi tố vụ án hình 
sự. Yêu cầu khởi tố của bị hại là căn cứ để khởi 
tố vụ án hình sự. Đối với các vụ án khởi tố 
theo yêu cầu của bị hại, pháp luật chính thức 
thừa nhận họ có quyền buộc tội công khai tại 
phiên tòa. Đây là điểm nhấn mạnh vai trò chủ 
thể buộc tội của bị hại trong các vụ án khởi tố 
theo yêu cầu. Mặt khác, việc rút yêu cầu khởi 
tố vụ án của bị hại cũng trong các vụ án này 
cũng chính là căn cứ để đình chỉ giải quyết vụ 
án, có nghĩa là sự tồn tại của CNBT đã chấm 
dứt. Vì vậy, có thể khẳng định bị hại trong các 
vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại là 
một trong các chủ thể buộc tội trong TTHS.
Tóm lại, chức năng TTHS là những mặt, 
những phương diện hoạt động chủ yếu nhằm 
thực hiện trình tự, thủ tục TTHS. Đây là nội 
dung quan trọng trong TTHS Việt Nam; do 
đó, bài viết là quan điểm khoa học của tác giả 
nhằm góp phần xây dựng cấu trúc lý luận 
hoàn chỉnh về CNBT theo tinh thần cải cách 
tư pháp của nước ta trong giai đoạn hiện nay./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Tiến Châu (2003), Một số vấn đề về chức 
năng buộc tội, Tạp chí Khoa học pháp lý số 3;
2. Phạm Hồng Hải (1998), Mấy suy nghĩ về 
vấn đề bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự ở 
nước ta, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 3;
3. Nguyễn Mạnh Hùng (2011), Thuật ngữ 
pháp lý, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật;
4. Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Các chức năng 
trong tố tụng hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý 
luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ, Học viện khoa 
học xã hội;
5. Nguyễn Thái Phúc (1999), Một số vấn đề về 
quyền công tố của Viện kiểm sát, Kỷ yếu đề tài khoa 
học cấp Bộ của Viện khoa học kiểm sát, Viện kiểm 
sát nhân dân tối cao;
6. V.M.Xavitxki (1971), Buộc tội Nhà nước tại 
phiên tòa, Nxb Khoa học Matxcơva;
7. Nguyễn Đức Thái, (2015), Quyền buộc tội 
của người bị hại trong tố tụng hình sự, Tạp chí Khoa 
học pháp lý số 1;
8. Từ điển Luật học, Nxb Quốc gia;
9. Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa Sài Gòn, 
Tp Hồ Chí Minh.

File đính kèm:

  • pdfphuong_huong_hoan_thien_ly_luan_ve_chuc_nang_buoc_toi_trong.pdf