Phục dựng nhà cộng đồng truyền thống dân tộc Katu có sự tham gia của cộng đồng tại thôn A Ka, xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông

Dự án phục dựng nhà cộng đồng truyền thống dân tộc Katu hay gọi là Gươl (theo

tiếng Katu) tại thôn A Ka, xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế được

triển khai trong hơn hai năm (3/2016 - 8/2018) bởi công sức của toàn bộ cộng đồng thôn A Ka,

với sự tài trợ của Đại học Kyoto, Nhật Bản và trợ giúp về kỹ thuật của các nhà nghiên cứu về

kiến trúc và dân tộc học. Trong đó, quá trình gia công cấu kiện và dựng nhà được thực hiện

trong vòng 6 tháng (3/2018 đến 8/2018). Bài viết này tập trung làm rõ kỹ thuật và vai trò của

cộng đồng trong các bước phục dựng Gươl tại thôn A Ka. Việc phục dựng thành công ngôi

nhà đã chứng tỏ rằng dù gặp một số khó khăn trong quá trình phục dựng nhưng kỹ thuật xây

dựng truyền thống vẫn còn được lưu giữ rõ nét trong cộng đồng. Đây là cơ sở để lưu truyền

tri thức bản địa cho các thế hệ sau bảo quản ngôi nhà như một mô hình tiêu biểu để nhân

rộng tại các thôn khác trên địa bàn Huyện.

Phục dựng nhà cộng đồng truyền thống dân tộc Katu có sự tham gia của cộng đồng tại thôn A Ka, xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông trang 1

Trang 1

Phục dựng nhà cộng đồng truyền thống dân tộc Katu có sự tham gia của cộng đồng tại thôn A Ka, xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông trang 2

Trang 2

Phục dựng nhà cộng đồng truyền thống dân tộc Katu có sự tham gia của cộng đồng tại thôn A Ka, xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông trang 3

Trang 3

Phục dựng nhà cộng đồng truyền thống dân tộc Katu có sự tham gia của cộng đồng tại thôn A Ka, xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông trang 4

Trang 4

Phục dựng nhà cộng đồng truyền thống dân tộc Katu có sự tham gia của cộng đồng tại thôn A Ka, xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông trang 5

Trang 5

Phục dựng nhà cộng đồng truyền thống dân tộc Katu có sự tham gia của cộng đồng tại thôn A Ka, xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông trang 6

Trang 6

Phục dựng nhà cộng đồng truyền thống dân tộc Katu có sự tham gia của cộng đồng tại thôn A Ka, xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông trang 7

Trang 7

Phục dựng nhà cộng đồng truyền thống dân tộc Katu có sự tham gia của cộng đồng tại thôn A Ka, xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông trang 8

Trang 8

Phục dựng nhà cộng đồng truyền thống dân tộc Katu có sự tham gia của cộng đồng tại thôn A Ka, xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông trang 9

Trang 9

Phục dựng nhà cộng đồng truyền thống dân tộc Katu có sự tham gia của cộng đồng tại thôn A Ka, xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 19 trang xuanhieu 2320
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Phục dựng nhà cộng đồng truyền thống dân tộc Katu có sự tham gia của cộng đồng tại thôn A Ka, xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phục dựng nhà cộng đồng truyền thống dân tộc Katu có sự tham gia của cộng đồng tại thôn A Ka, xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông

Phục dựng nhà cộng đồng truyền thống dân tộc Katu có sự tham gia của cộng đồng tại thôn A Ka, xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông
i không bị nứt, gãy. Cần 80 công với 80 người tham gia 
để hoàn thành các bước trên. 
 b. Dựng khung mái (bước 5) 
 Dựng khung mái nhà cũng là một công đoạn quan trong quá trình dựng Gươl. So với Gươl 
ở Quảng Nam, Gươl A Ka có chiều cao và độ dốc nhỏ hơn. Theo ý kiến của các già làng, điều này 
có thể được lý giải bởi 2 nguyên nhân chính: thứ nhất, vùng Nam Đông thường nằm ở vị trí thấp, 
gần đồng bằng, nên mái phải làm thấp để giảm tác động các cơn bão lớn; thứ 2, các làng ở Nam 
Đông có quy mô nhỏ, nguồn lực và nguồn vật liệu hạn chế nên không đủ khả năng để làm mái 
lớn. Để tiến hành dựng mái, đầu tiên thôn phải làm các nghi lễ cúng nối cột giữa và đặt đòn đôn; 
đây là một trong những nghi lễ quan trọng trong quá trình dựng Gươl. Sau khi kết thúc phần lễ, 
là công việc dựng khung mái. Đầu tiên, phần cột giữa phía trên (có tiết diện vuông và tròn) được 
liên kết với phần cột dưới (có tiết diện tròn) đã được dựng trước đó; sau đó, đòn đôn được gác 
lên cột trung tâm ở vị trí trung điểm. Hai kèo ở 2 chái được gắn với với đòn đôn thông qua 2 lỗ ở 
2 đầu đòn đôn; hệ thống cột giữa, đòn đôn và 2 kèo chái được định vị tạm thời bởi các cây tre lớn 
và dây buộc. Tiếp theo, 8 cây kèo ở phần gian giữa và 4 cây còn lại ở 2 chái lần lượt được gác lần 
lượt từ xuyên, vành hồi lên đến đòn đôn. Các cây kèo này lại được liên kết bởi 12 đòn tay ở gian 
giữa và 10 đòn tay cong bằng thân cây mây hèo ở 2 chái6 để tạo nên một bộ khung mái vững chắc, 
có thể chịu được lực tác động của các cơn gió lớn trong mùa mưa bão cũng như đảm bảo độ dốc 
phù hợp (48) để không bị thấm dột sau khi lợp mái lá (hình 13). Cần khoảng 20 công để hoàn 
thành phần khung mái. 
 Hình 12. Dựng cột chái và vành hồi Hình 13. Dựng khung mái (đòn đôn – kèo) 
 Ảnh chụp bởi các thành viên dự án Ảnh chụp bởi các thành viên dự án 
5 Theo anh Hồ Văn Bằng, việc dùng đinh trong dựng Gươl đã được áp dụng phổ biến trong những thập kỷ gần đây, giúp 
 cho việc liên kết các cấu kiện được chắc chắn hơn. 
6 Do hình dạng cong của 2 chái nên không thể dùng các đòn tay gỗ mà thay vào đó là dùng thân cây mây hèo có đường 
 kính lớn và có thể uốn cong và có độ bền hơn gỗ rất nhiều. Tuy nhiên, để dễ dàng uốn cong khi lắp vào kèo thì chúng 
 được hơ lửa trước về một phía để tạo độ cong cơ bản (cách làm tương tự với vành hồi) 
74 
jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 2A, 2020 
 c. Lợp mái (bước 6) 
 Hình 14. Đan tấm lá lợp mái Hình 15. Lợp mái lá cho 2 chái 
 Ảnh chụp bởi các thành viên dự án Ảnh chụp bởi các thành viên dự án 
 Để lợp mái, các tấm mái lá phải được làm trước. Các nan tre được đan với nhau để tạo nên 
bộ khung; sau đó, lá nón sau khi đã được người dân thu thập đầy đủ và được cắt gọn được gắn 
vào khung tre với mật độ làm sao để đảm sau khi lợp mái không bị thấm dột khi có mưa lớn 
(hình 14). Sau khi các tấm lợp được làm xong (kích thước (KT): 180x250cm), thôn tiến hành lợp 
mái nhà. Công việc này cũng cần được tính toán cẩn thận để làm sao không bị hở hoặc vênh. Việc 
lợp các tấm mái được tiến hành từ trên xuống dưới đúng theo cách lợp mái truyền thống và phổ 
biến của người Katu ở cả vùng Quảng Nam và Thừa Thiên Huế. Theo giải thích của người dân, 
cách lợp từ trên xuống này giúp cho việc di chuyển các tấm lá có kích thước và khối lượng lớn 
được dễ dàng hơn. Tấm lợp đầu tiên được cột chặt vào đòn đôn trên và vào các đòn tay bằng dây 
cước và mây. Để đưa được các tấm lợp lên đúng vị trí, đầu tiên 2 thanh gỗ dài được kê lên cùng 
góc với mái, đầu tấm lợp được cột với 2 sợi dây thừng, sau đó 3 người đứng dưới đặt tấm lợp lên 
2 thanh gỗ này, 2 người phía trên phối hợp kéo tấm lợp dọc lên cho đến vị trí cần thiết. Đối với 
hàng thứ 2 trở đi thì tấm lá được lợp trước đó phải được nâng hở lên để tấm lá hàng sau có thể 
luồn vào phía dưới và giao với tấm trên một khoảng thích hợp (hình 15). Cách lợp lá đối với 2 
chái cũng tương tự, tuy nhiên có sự khác nhau về diện tích của các tấm lá lợp ở 2 chái, các tấm 
trên có diện tích nhỏ hơn tấm dưới; các tấm lá này được cuốn cong theo hình bán nguyệt của chái 
và được cột chặt với vành hồi và các đòn tay bằng thân cây mây (Hình 16). Toàn bộ công đoạn 
lợp mái cần khoảng 220 công (trong đó khai thác lá nón: 160 công với 80 người tham gia, đan tấm 
lá: 30 công với 20 người tham gia và lợp tấm lá: 30 công với 30 người tham gia). 
 75 
Trương Hoàng Phương và CS. Tập 129, Số 2A, 2020 
 d. Ráp đà sàn và sạp (bước 7) 
 Hình 16. Liên kết tấm mái với đòn tay vành hồi Hình 17. Đan sạp lồ ô 
 Ảnh chụp bởi các thành viên dự án Ảnh chụp bởi các thành viên dự án 
 Ở công đoạn này, 21 đà sàn dọc bằng gỗ (KT: 8x12cm) được ráp song song với khoảng cách 
giữa các đà khoảng 20cm và kê lên 5 đà sàn chính ở dưới. Trong đó, một số đà ở 2 chái được cắt 
ngắn để làm 2 khuôn bếp (KT: 70x70cm). Để tăng độ vững chắc, các đà này được liên kết với vành 
hồi, đà chính và khuôn bếp bằng đinh. Sạp được tiến hành làm khi ráp xong đà dọc. Việc lắp các 
thanh đà này đã được tính toán làm sao để sau khi ráp sạp xong phải tạo ra độ phẳng và ngang. 
Sạp được làm từ các thanh lồ ô7 được nối với nhau bằng cước và được cột chặt vào đà. Khoảng 
cách giữa các thanh lồ ô trung bình khoảng 5cm (Hình 17). Cần khoảng 40 công với 20 người 
tham gia để hoàn thành công đoạn này (gồm cả công đi khai thác lồ ô). 
 e. Ráp cầu thang (bước 8) 
 Cầu thang là nơi để người dân lên xuống nhà nên cần loại gỗ tốt và dày bản. Trước tiên, 3 
dầm cốn thang (KT: 5x26cm) được gác chéo một góc hợp lý với mục đích là để đỡ các bậc thang. 
Một đầu dầm cốn thang được gắn vào các lỗ mộng của các cột gian giữa, kẹp vào phần nhô ra 
của đà sàn. Việc liên kết này đảm bảo độ chắc chắn cần thiết. Sau đó, 4 bậc thang dưới (KT: 
5x25cm) được đưa vào các khe ở dầm cốn thang đã được đục sẵn với các khoảng cách đều nhau. 
Riêng bậc trên cùng được gác lên phần đà sàn thừa ra khỏi cột và khoảng cách với bậc dưới lớn 
hơn với mục đích như bậc ngồi khi cần thiết. 5 người hoàn thành công việc này trong 1 ngày. 
 f. Đan phên và ráp vách (bước 9) 
 Khác với loại dùng để đan sạp, loại dùng để làm vách là cây Bọp Bọp (một loại lồ ô nhỏ) 
7 Các thanh lồ ô để làm sạp được chẻ nhỏ từ cây lồ ô có độ rộng khoảng 3cm. Mặt ngoài của thanh lồ ô sẽ được quay lên 
 phía trên. Theo người dân, sạp lồ ô có khoảng ở có độ bền không cao so với sạp làm từ các thanh gỗ nhưng lại rất mát 
 và sạch do bề mặt láng. 
76 
jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 2A, 2020 
do đặc tính mỏng, mềm và dẻo. Cần tổng cộng 100 công (80 công khai thác, 20 công làm tại chỗ). 
Để làm phên, trước tiên các cây Bọp Bọp được chẻ và làm dập thành từng miếng phẳng. Sau đó 
các miếng này được đan theo kiểu nong đôi và mặt trong - ngoài được lật xen kẽ để tạo ra hiệu 
quả về mặt thẩm mỹ khi đan (hình 18). Các tấm phên có các kích thước khác nhau được gắn vào 
các vành hồi trên dưới và các cột. Tổng cộng có 17 tấm phên lớn nhỏ được lắp bao gồm 8 tấm ở 2 
chái, 2 tấm ở gian giữa mặt trước, 2 tấm cửa, 4 tấm cho giá để đồ phía sau gian giữa (hình 19). 
 Hình 18. Đan phên vách giá để đồ Hình 19. Lắp phên cho vách và giá để đồ 
 Ảnh chụp bởi các thành viên dự án Ảnh chụp bởi các thành viên dự án 
 Bảng 3. Các thông số cơ bản (số lượng, kích thước, vật liệu) các cấu kiện của Gươl thôn A Ka 
 Số 
 STT Tên cấu kiện Kích thước (cm) Vật liệu 
 lượng 
 1 Cột chái 06 cái 22-25 (chân cột), 18-22 (đầu cột)x330 De 
 2 Cột gian giữa 06 cái 22-25 (chân cột), 18-22 (đầu cột)x330 Da chôn, muỗi, tè, kiền 
 35 (chân cột), 29 (đầu cột); 18 (cạnh đầu 
 3 Cột trung tâm 01 cái Mít nài 
 cột vuông)x590 
 4 Đà sàn chính 05 cái 19x15x540 (gian giữa), 350 (chái) Trường 
 5 Đà sàn phụ 20 cái 10x10x230 (gian giữa), 80-260 (chái) Đào, chò, chua trường 
 6 Dầm sàn biên 02 cái 6x20x510 Chò trường 
 7 Sạp 80 cây Lồ ô 
 8 Băng ngang 03 cái 10,5x29x460 Chò, mẹc 
 77 
Trương Hoàng Phương và CS. Tập 129, Số 2A, 2020 
 9 Băng dọc 04 cái 10,5x25x235 Chò, mẹc 
 10 Xuyên 02 cái 6x20x460 Chò 
 11 Vành hồi trên 02 cái 1,8x16 Dỗi, gội 
 12 Vành hồi dưới 02 cái 1,8x16 Dỗi, gội 
 13 Kèo 14 cái 10-12x 460 Kiền 
 14 Đòn tay 12 cái 5x10x520 Chò 
 15 Đòn tay vành hồi 6 cái 3-4 Mây hèo 
 16 Đòn đôn trên 01 cái 12x490 Kiền 
 17 Đòn đôn dưới 01 cái 6x22 (hình thang cân)x520 Chò 
 18 Mái lá 24 tấm 180 x 250 (1 tấm) Lá nón 
 19 Trang trí đầu hồi 2 cái 60x60 (hình con gà trống) Chò 
 20 Bậc cầu thang 05 cái 5x25x530 Mẹc 
 21 Dầm cốn thang 03 cái 5x26x180 Mẹc 
 17 tấm 3x84 (trên) 
 22 Vách (phên) Bọp Bọp (lồ ô loại nhỏ) 
 (800 cây) 3x81 (dưới) 
 23 Giá để đồ 48x48 Bọp Bọp (lồ ô loại nhỏ) 
 24 Phên 100x180 Bọp Bọp (lồ ô loại nhỏ) 
 Cửa đi 
 Nẹp 
 25 8x8 Chò 
 viền 
78 
jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 2A, 2020 
 Hình 20. Các chi tiết liên kết các cấu kiện chính ở Gươl thôn A Ka 
 Nguồn: Trương Hoàng Phương 
3 Ý nghĩa thực tiễn và bài học kinh nghiệm 
 Trong suốt một thời gian dài, người Katu ở Nam Đông không xây dựng lại được Gươl 
truyền thống nào thì việc phục dựng thành công Gươl ở thôn A Ka đánh dấu sự nỗ lực to lớn của 
cộng đồng thôn cùng các tổ chức hỗ trợ, và có ý nghĩa lớn lao đối với đồng bào Katu ở Nam Đông. 
Điều này thể hiện được các điểm sau: 
 Việc phục dựng thành công Gươl đã chứng tỏ rằng tri thức bản địa trong việc xây dựng 
Gươl vẫn còn lưu lại rõ nét trong một bộ phận người dân, từ kinh nghiệm kiếm vật liệu, cho đến 
việc gia công các cấu kiện, trang trí, điêu khắc các chi tiết, rồi dựng nhà. Các công việc này đã 
được thực hiện một cách thuần thục và khéo léo. Bên cạnh đó, việc kết hợp sử dụng các công cụ, 
vật liệu và phương pháp xây dựng mới, được học hỏi từ người Kinh bên cạnh các phương pháp, 
công cụ truyền thống đã giúp rút ngắn thời gian xây dựng cũng như tăng tính chính xác và thẩm 
 79 
Trương Hoàng Phương và CS. Tập 129, Số 2A, 2020 
mỹ cho công trình. Điều này hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh hiện tại, là cơ hội để người dân 
thực hành kiến thức xây dựng đã được học từ các thế hệ cha ông. Hình dáng và không gian bên 
trong của ngôi nhà sau khi hoàn thành tuy không đồ sộ và sắc sảo như Gươl ở vùng Quảng Nam 
nhưng về cơ bản vẫn giữ được “hồn cốt” của Gươl truyền thống vùng Nam Đông. Ngoài ra, quá 
trình dựng Gươl là cơ hội rất tốt để thế hệ trẻ trong thôn có cơ hội học hỏi kỹ thuật dựng Gươl 
thông qua quá trình quan sát hoặc tham gia ở một số công việc. Thông qua việc dựng nhà, tính 
liên kết cộng đồng - yếu tố sống còn trong cộng đồng dân tộc thiểu số đang dần bị mai một cũng 
đã phần nào được khôi phục. Việc phục dựng Gươl nhất thiết phải gắn với cộng đồng, người dân 
thôn phải là nhân tố chủ đạo trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên, việc phục dựng sẽ khó thành 
hiện thực nếu thiếu một nhân tố đóng vao trò như chất xúc tác đó là các tổ chức tài trợ và các nhà 
nghiên cứu. Nhờ các nỗ lực lớn lao cũng như những hỗ trợ kịp thời về chuyên môn và kinh phí 
đã góp phần cho thành công của Dự án. 
 Gươl sau khi được phục dựng sẽ nơi để lưu giữ, trưng bày các các vật dụng truyền thống, 
là nơi để tổ chức các hoạt động lễ hội, các nghi lễ truyền thống của tộc người, là nơi để trao truyền 
cho các thế hệ trẻ những tri thức bản địa; những hoạt động như vậy sẽ giúp gắn kết cộng đồng. 
Ngoài ra, ngôi nhà sẽ một trong những điểm tham quan hấp dẫn trong chuỗi các hoạt động du 
lịch cộng đồng ở địa phương. Cộng đồng thôn A Ka cần tiếp tục nỗ lực để sử dụng và bảo quản 
một cách hiệu quả ngôi nhà này như là tài sản quý của thôn. Đây là bài học kinh nghiệm quý báu 
và là hình mẫu để có thể nhận rộng ra các thôn khác ở Nam Đông, giúp bảo tồn loại hình kiến 
trúc truyền thống đặc sắc của người Katu, góp phần bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Katu 
cũng như của dân tộc thiểu số trong bối cảnh hiện nay. 
 Tài liệu tham khảo 
 1. Bh’Riu Liếc (2018). P’rá Cơtu Tiếng Cơtu. NXB Hội Nhà Văn. 
 2. Đại học Nông Lâm Huế (2008). Xây dựng nhà cộng đồng truyền thống có sự tham gia của người dân ở 
 vùng núi miền Trung Việt Nam” (2008). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 
 3. Hirohide Kobayashi & Nguyen Ngoc Tung (2013). Body-based units of measurement for building Katu 
 community houses in Central Vietnam, Vernacular heritage and earthen architecture: contributions for 
 sustainable development. Proceedings of International Conference on Vernacular Architecture 
 CIAV2013 | 7ºATP | VerSus - 16-20 of October 2013 Vila Nova Cerveira, Portugal, pp. 359-364. 
 4. Truong, H.P., Kobayashi, H. (2016). Conserving traditional community houses of the Katu ethnic 
 minority in Nam Dong district, Central Vietnam. Journal of Architectural Institute of Japan. Vol. 81 No. 
 720, 333-343 
 5. Truong Hoang Phuong (2015). Conserving Traditional Community House of the Katu Ethnic Minority 
 - A Case Study in Nam Dong District, Thua Thien Hue Province, Central Vietnam. Doctoral 
 Dissertation, Kyoto University, Japan. 
 6. Nguyen Ngoc Tung, Hirohide Kobayashi, Truong Hoang Phuong, Miki Yoshizumi, Le Anh Tuan, Tran 
 Duc Sang (2019), Reconstruction process of traditional community house of Katu ethnic minority - Case 
 study of Aka hamlet in Nam Dong district, Thua Thien Hue province, Vietnam, Vernacular and earthen 
80 
jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 2A, 2020 
 architecture towards local development, Proceedings of 2019 ICOMOS CIAV-ISCEAH International 
 conference, ISBN 978-7-5608-8656-5, Pp. 518-524, China. 
 COMMUNITY-BASED RECONSTRUCTION OF KATU 
 TRADITIONAL COMMUNITY HOUSE IN A KA HAMLET, 
 THUONG QUANG COMMUNE, NAM DONG DISTRICT 
 Truong Hoang Phuong1*, Nguyen Ngoc Tung1, Hirohide Kobayashi2, Miki Yoshizumi3 
 1 University of Sciences, Hue University, 77 Nguyen Hue, Hue, Vietnam 
 2 Graduate School of Global Environmental Studies, Kyoto University, Japan 
 3 College of Gastronomy Management, Ritsumeikan University, Japan 
 4 National institute of Cultural and Art Studies, Sub-institute in Hue, Vietnam, 06 Nguyen Luong Bang, 
 Hue, Vietnam 
 Abstract. The reconstruction project of traditional community house of Katu ethnic group 
 (Guol in Katu language) in A Ka hamlet, Thuong Quang commune, Nam Dong district, Thua 
 Thien Hue province was implemented in two years (March 2016 – August 2018) by the efforts 
 of the entire hamlet community, with funding from Kyoto University, Japan and technical 
 support from ethnographic experts. In particular, the process of processing and building the 
 house has been implemented within 6 months (March 2018 – August 2018). This paper focuses 
 on clarifying the techniques and the role of community in the reconstruction steps of Guol in 
 A Ka hamlet. The successful restoration of the house has shown that despite some difficulties 
 in the restoration process, traditional construction techniques are still clearly preserved in the 
 community. This is the basis for passing down indigenous knowledge to the next generations 
 to preserve the house as a typical model for replication in other hamlets in the district. 
 Keywords: traditional community house, community, reconstruction, Katu ethnic group 
 81 

File đính kèm:

  • pdfphuc_dung_nha_cong_dong_truyen_thong_dan_toc_katu_co_su_tham.pdf