Phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân miền Tây Nam Kỳ từ sau năm 1867

Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân miền Tây Nam Kỳ

là một trong những cuộc kháng chiến điển hình cho truyền thống yêu nước và đấu

tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung

một số nội dung cơ bản: Làm rõ một số vấn đề về quá trình thôn tính miền Tây Nam

Kỳ của thực dân Pháp; Phân tích những phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp

của nhân dân Tây Nam Kỳ từ sau năm 1867 tiêu biểu (khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân,

khởi nghĩa Võ Duy Dương, Đốc Binh Kiều, khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, khởi nghĩa

Trần Văn Thành, ); từ đó tác giả đưa ra những nhận xét

Phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân miền Tây Nam Kỳ từ sau năm 1867 trang 1

Trang 1

Phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân miền Tây Nam Kỳ từ sau năm 1867 trang 2

Trang 2

Phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân miền Tây Nam Kỳ từ sau năm 1867 trang 3

Trang 3

Phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân miền Tây Nam Kỳ từ sau năm 1867 trang 4

Trang 4

Phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân miền Tây Nam Kỳ từ sau năm 1867 trang 5

Trang 5

Phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân miền Tây Nam Kỳ từ sau năm 1867 trang 6

Trang 6

Phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân miền Tây Nam Kỳ từ sau năm 1867 trang 7

Trang 7

Phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân miền Tây Nam Kỳ từ sau năm 1867 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 7220
Bạn đang xem tài liệu "Phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân miền Tây Nam Kỳ từ sau năm 1867", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân miền Tây Nam Kỳ từ sau năm 1867

Phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân miền Tây Nam Kỳ từ sau năm 1867
ắt ông ngồi trên mũi thuyền chở từ nhà ngục Mỹ Tho đến Bến 
Tranh. Giặc Pháp cho đánh trống inh ỏi để quy tụ dân chúng, hòng uy hiếp tinh thần 
của những người yêu nước 
 Về Võ Duy Dương ông là một vị anh hùng, là một vị lãnh tụ có tài cầm quân nổi 
bậc trong phong trào kháng chiến chống Pháp của miền Tây Nam Kỳ, tên tuổi của ông 
gắn bó chặt chẽ với vùng đất Đồng Tháp Mười . Trong những năm đầu kháng chiến 
chống Pháp, ông và nghĩa quân đặt dưới sự chỉ huy của lãnh binh Trương Định và là 
trợ thủ thân cận của Nguyễn Hữu Huân. Địa bàn hoạt động chủ yếu là từ phía nam 
sông Vàm Cỏ Tây sang Gò Cái Én rồi đến Bình Cách , Gò Cái Lữ , Thuộc Nhiêu,.. 
Sau khi Trương Định mất, có thể xem phong trào của ông có sức lan tỏa lớn nhất ở 
thời Kỳ này, và được nhân dân hưởng ứng rất mạnh mẽ. Phong trào lúc bấy giờ được 
lan rộng ra các tỉnh: Vĩnh Long, An giang, Hà Tiên, biên giới Việt Nam- 
Campuchia,... Bên cạnh đó, ông cũng rất chú trọng chiêu mộ dân binh lập căn cứ địa ở 
vùng Đồng Tháp ( Gò Tháp) bởi nơi đây là vùng có địa thế hiểm trở, xung quanh rất 
nhiều lau sậy có thể dễ dàng giúp nghĩa quân ẩn náu. Hơn nữa Đồng Tháp Mười cũng 
là nơi giao thông giữa miền Đông và miền Tây Nam Kỳ, thậm chí có thể sang 
Campuchia. Tuy nhiên ở nơi đây cũng có một số hạn chế là không thể tự giải quyết 
vấn đề lương thực, thường xuyên hứng chịu các đợt nước lũ về,  Đến giữa năm 
1865, thế là lực của nghĩa quân tương đối khá vững, nghĩa quân Đồng Tháp Mười bắt 
đầu tấn công Cái Bè, Cái Thia, Cai Lậy, Mỹ Quí... Đặc biệt là trận vào đêm 21 rạng 
ngày 22-7-1865, Thiên Hộ Dương cho nghĩa quân triệt hạ đồn Mỹ Trà. Ngay sau đó 
nghĩa quân bị thực dân Pháp đàn áp mạnh mẽ, ông phải bỏ đồn và cho nghĩa quân rút 
 15 
lui theo hai hướng: hướng Tây về biên giới, hướng Đông về Cái Thia (Cái Bè). Riêng 
ông rút về Cao Lãnh phối hợp với Trương Tuệ, và nghĩa quân Campuchia A-cha Xoa 
nước đánh lên vùng Tây Ninh gây cho giặc một số thiệt hại đáng kể. Thực dân Pháp 
gây sức ép với triều đình buộc triều đình phải truy nã ông, phong trào ngày một suy 
yếu do thiếu thốn lương thực, vũ khí, đạn dược . Đến 10/1866 trên đường Bình Thuận, 
ông bị cướp biển giết chết tại cửa biển Thân Mẫu (Cần Giờ). Phong trào tuy thất bại 
nhưng đã thể hiện tinh thần yêu nước, quyết tâm bảo vệ bờ cõi của ông . 
 Về Đốc Binh Kiều - Ông là một người con gốc miền Trung và dời vào Kiến 
Đăng, Định Tường sinh sống. Ông được Trương Định phong chức Đốc Binh và là trợ 
thủ đắc lực của Võ Duy Dương. Khi Trương Định mất, ông theo Võ Duy Dương 
về lập căn cứ ở Đồng Tháp Mười. Ông đảm đương việc xây dựng căn cứ. Ông còn 
được giao nhiệm vụ trấn thủ đồn tả đề phòng giặc từ Cai Lậy, Cái Bè tiến công vào. 
Ông chủ động kéo quân ra đánh Cai Lậy và nhiều nơi khác, không chờ giặc tới đánh 
mới chống đỡ. Ông vẫn dùng chiến thuật du kích kết hợp với kinh nghiệm dân gian 
sáng tạo các cách đánh giặc độc đáo như đốt đồng, dùng ong, dùng trâu, hầm chông... 
làm cho giặc Pháp và tay sai vô cùng khiếp sợ. Cả một tuyến dài từ Cái Bè đến Cai 
Lậy, ông luôn giữ thế chủ động. Chúng rất căm tức, nhưng không sao tiêu diệt ông. 
Vào tháng 4/1866 thực dân Pháp mở đợt tấn công vào Tháp Mười nhưng chúng không 
đạt được mục đích và phải rút lui bởi sự chống trả quyết liệt của nhân dân ta. Ông lên 
đài quan sát theo dõi cuộc thoái binh của giặc, chẳng may ông bị thương. Ông được 
đưa về gò Giồng Dung điều trị. Mấy ngày sau, được tin đại đồn thất thủ ông uất lên mà 
chết. 
 Trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Tây Nam Kỳ không thể không 
nhắc đến Nguyễn Trung Trực, ông là một con người quả cảm, đầy tinh thần yêu nước 
và nhiệt huyết. Tháng 2 năm 1859, Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Vốn xuất 
thân là dân chài, nằm trong hệ thống lính đồn điền của kinh lược Nguyễn Tri Phương, 
nên ông sốt sắng theo và còn chiêu mộ được một số nông dân vào lính để gìn giữ Đại 
đồn Chí Hòa, dưới quyền chỉ huy của Trương Định. 
 Sau đó ông là quyền sung Quản binh đạo và chỉ huy đốt cháy tàu L'Espérance 
của Pháp, nên ông còn được gọi là Quản Chơn hay Quản Lịch. Đầu năm 1867, ông 
được triều đình phong chức Hà Tiên thành thủ úy[7] để trấn giữ đất Hà Tiên, nhưng 
ông chưa kịp đến nơi thì tòa thành này đã bị quân Pháp chiếm mất vào ngày 24 tháng 
6 năm 1867. Không theo lệnh triều đình rút quân ra Bình Thuận, Nguyễn Trung Trực 
đem quân về lập mật khu ở Sân chim (tả ngạn sông Cái Lớn, huyện An Biên, tỉnh Kiên 
Giang). Từ nơi này, ông lại dẫn quân đến Hòn Chông (nay thuộc xã Bình An, 
huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, lập thêm căn cứ kháng Pháp.Sáng ngày 16 tháng 
06 năm 1868, Nguyễn Trung Trực đã chủ động tấn công đồn Rạch Giá. Sau một trận 
quyết chiến giáp lá cà, hầu hết quân địch trong đồn bị giết, kể cả đồn trưởng và chủ 
tỉnh Rạch Giá. vào 4 giờ sáng ngày 16 tháng 6 năm 1868, Nguyễn Trung Trực bất ngờ 
dẫn quân từ Tà Niên (nay là xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) 
đánh úp đồn Kiên Giang (nay là khu vực UBND tỉnh Kiên Giang), do Trung úy 
Sauterne chỉ huy. 
 16 
 Đây là lần đầu tiên, lực lượng nghĩa quân đánh đối phương ngay tại trung tâm 
đầu não của tỉnh. Hai ngày sau (ngày 18 tháng 6 năm 1868), Thiếu tá hải quân 
Léonard Ausart, Đại úy Dismuratin, Trung úy hải quân Richard, Trung úy Taradel, 
Trần Bá Lộc, Tổng Đốc Phương nhận lệnh Bộ chỉ huy Pháp ở Mỹ Tho mang binh từ 
Vĩnh Long sang tiếp cứu. Ngày 21 tháng 6 năm 1868, Pháp phản công, ông phải lui 
quân về Hòn Chông (Kiên Lương, Kiên Giang) rồi ra đảo Phú Quốc, lập chiến khu tại 
Cửa Cạn nhằm Kỳnh chống đối phương lâu dài. 
 Tháng 9 năm 1868, chiếc tàu Groeland chở Lãnh Binh Tấn (tức Huỳnh Văn 
 Tấn, còn được gọi Huỳnh Công Tấn, trước có quen biết ông Trực vì cùng theo 
 Trương Định kháng Pháp. Sau này, Tấn trở thành cộng sự cho Pháp), cùng 
 150 lính ở Gò Công đến đảo Phú Quốc để bao vây và truy đuổi ông Trực.7 
 Có người cho rằng để bảo toàn lực lượng nghĩa quân, nhân dân trên đảo và 
 lòng hiếu với mẹ ( Pháp đã bắt mẹ của ông để uy hiếp ), Nguyễn Trung Trực tự 
 ra nộp mình cho người Pháp và bị đưa về giam ở Sài Gòn.8 
 Khi bị giặc bắt về Sài Gòn đem đi hành hình, ông đã khẳng khái nói: “Bao giờ 
người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Sau khi Nguyễn 
Trung Trực mất tinh thần yêu nước của nghĩa quân ông vẫn không bị dập tắt, mà họ đã 
cùng với Đỗ Thừa Long, Đỗ Thừa Tự lập căn cứ chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh 
chống Pháp ở vùng U Minh. 
 Ngày 22/6/1867, quân đội Pháp chiếm thành Châu Đốc (tỉnh An Giang). Trần 
Văn Thành đã kéo lực lượng dân binh về Bảy Thưa xây dựng căn cứ, đồng thời phối 
hợp với nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực chuẩn bị cho quá trình kháng chiến chống 
Pháp lâu dài trong vùng Tứ giác Long Xuyên . 
 Láng Linh (xưa thuộc huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang, nay là xã 
 Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, An Giang) là một cánh đồng bao la bát ngát, 
 không một kinh rạch thông vào, đế sậy mọc tràn lan dày đặc, nhiều chỗ sình lầy 
 nước đọng quanh năm, lại có lắm thú to rắn độc. Vùng này ít có người lui tới, 
 ngoại trừ những tay thợ săn và những người theo giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương 
 đến chiêm bái trại ruộng “Bửu Hương Các” do ông Trần Văn Thành trông coi. 
 Địa thế Láng Linh rất hiểm trở, vùng này quả là một căn cứ kháng chiến vững 
 chắc. Tại đây ông Trần Văn Thành ra lệnh tuyển mộ binh lính, xây dựng đồn 
 chỉ huy Hưng Trung và có nhiều đồn trại xung quanh, tập trung các nhu cầu 
 cần thiết cho việc kháng chiến mà ông đã chuẩn bị từ trước.9 
 Năm 1868, Nguyễn Trung Trực bị xử tử tại Rạch Giá, Trần Văn Thành đã quy tụ 
nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực về cộng sự cùng ông và chiêu mộ nhân dân khắp 
 7 Thùy Linh - Việt Trinh (2011), Nhân vật lịch sử Việt Nam và Những trận đánh , chiến dịch nổi tiếng trong 
lịch sử dân tộc, tập 2, Nxb. Lao động . 
 8 Thùy Linh - Việt Trinh (2011), Nhân vật lịch sử Việt Nam và Những trận đánh , chiến dịch nổi tiếng trong 
lịch sử dân tộc, tập 2, Nxb. Lao động . 
 9 Trần Văn Đông, Ý nghĩa lịch sử của Cuộc kháng chiến Bảy Thưa (1867-1873) trên địa bàn tỉnh An Giang, 
nghia-bay-thua-1867-1873-tren-dia-ban-tinh-an-giang, [truy cập ngày: 12/01/2019]. 
 17 
vùng miền Tây về Láng Linh- Bảy Thưa xây dựng đồn lũy, rèn đao kiếm, súng ống, 
lương thực, đánh phá đồn bót giặc,... Quân Pháp nhiều lần đánh vào Bảy Thưa nhưng 
không đạt kết quả. Đầu năm 1873, thực dân Pháp cho người mang thư đến mua chuộc 
ông quy thuận . 
 Biết không mua chuộc được Trần Văn Thành, thực dân Pháp huy động một lực 
 lượng lính Mã Tà ở Long Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ tấn công nhiều hướng 
 vào căn cứ Bảy Thưa từ ngày 19-20 tháng 3 năm 1873 (nhằm ngày 20 và 21 
 tháng 2 Âl). Trần Văn Thành trực tiếp chỉ huy nghĩa quân chống giặc và hy 
 sinh anh dũng trước mũi súng của kẻ thù ngày 21 tháng 2 Quý Dậu (1873). Con 
 trai thứ của ông là Trần Văn Chái (1855-1873) bị giặc bắt, sau đó tuẫn tiết 
 trong khám Châu Đốc10 
 Cuộc kháng chiến Bảy Thưa chống thực dân Pháp xâm lược do Chánh Quản cơ 
Trần Văn Thành lãnh đạo, được tổ chức thành một phong trào rộng lớn lúc bấy giờ. 
Nó thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, từ nông thôn đến miền núi 
như: sĩ phu, võ tướng trí thức, thanh niên, phụ nữ. Do động viên được nhân dân tham 
gia và chính họ là những người nuôi dưỡng phong trào kháng chiến được kéo dài. 
Cuộc chiến tranh ở đây được thể hiện một cách rõ nét và độc đáo như: quần chúng 
tham gia nghĩa quân trực tiếp chiến đấu, người không tham gia được thời vận động cổ 
vũ, tiếp tế lương thực, thực phẩm, thuốc men Ngoài ra quần chúng quanh vùng hết 
lòng che chở và hướng về nghĩa quân. Bởi vì ở họ đều có tấm lòng yêu nước nồng nàn, 
một ý chí căm thù giặc Pháp xâm lược. 
 Vào năm 1872 những toán quân Lê Công Thành, Phạm Văn Đồng, Âu Dương 
Lân ở Vĩnh Long, Long Xuyên, Cần Thơ cũng hoạt động rất mạnh mẽ. Trong những 
điều kiện khó khăn hơn nhiều so với thời Kỳ thực dân Pháp mới xâm chiếm Nam Kỳ, 
phong trào kháng chiến ở ba tỉnh miền Tây vẫn diễn ra sôi nổi, bền bỉ. Tuy nhiên, do 
tương quan lực lượng ngày một chênh lệch không có lợi cho ta, vũ khí thì thô sơ, cuối 
cùng phong trào đều bị đàn áp và thất bại. 
 2.3. Nhận xét 
 Tuy rằng, trong cuộc kháng chiến của nhân dân Tây Nam Kỳ không đạt đến 
thắng lợi, nhưng cũng đã phần nào minh chứng cho tinh thần yêu nước bất khuất của 
dân tộc ta. Về cuộc kháng chiến của Nguyễn Trung Trực tuy rằng thất bại vì tương 
quan lực lượng không đồng đều, nhưng đã nêu cao tinh thần yêu nước của dân tộc, 
một lần nữa chứng minh tinh thần yêu nước luôn trường tồn. Về cuộc kháng chiến của 
Võ Duy Dương cũng đã gây cho giặc rất nhiều thiệt hại ở đồn Mỹ Trà, đồn Tây 
Ninh,. Tuy nhiên phong trào đã sớm thất bại vì gặp rất nhiều khó khăn. Thứ nhất, bị 
Pháp đàn áp; thứ hai nghĩa quân thiếu thốn lương thực, vũ khí đạn dược. Nhưng cuộc 
kháng chiến cũng đã thể hiện tinh thần yêu nước mãnh liệt, dám hy sinh bản thân để 
bảo vệ tổ quốc của ông và nghĩa quân lúc bấy giờ. Về cuộc kháng chiến của Trần Văn 
 10 Trần Văn Đông, Ý nghĩa lịch sử của Cuộc kháng chiến Bảy Thưa (1867-1873) trên địa bàn tỉnh An Giang, 
nghia-bay-thua-1867-1873-tren-dia-ban-tinh-an-giang, [truy cập ngày: 12/01/2019]. 
 18 
Thành do điều kiện khách quan lúc bấy giờ, cuộc chiến tranh nhân dân ở Láng Linh - 
Bảy Thưa chưa được xây dựng và phát triển đúng mức. Nó còn nhiều giới hạn, nhất là 
ảnh hưởng của phong trào không sâu rộng mà chỉ bó hẹp trong phạm vi tỉnh An Giang. 
Hơn nữa, cuộc kháng chiến này chưa lập được một chiến công nào vang dội như đốt 
tàu Pháp trên sông Nhật Tảo hay chiếm thành Kiên Giang của Nguyễn Trung Trực. Do 
đó, nó chưa thể vận dụng và phát huy toàn diện khả năng chiến đấu của nhân dân 
quanh vùng, nên sớm thất bại sự đàn áp dã man của thực dân Pháp. Nhưng dù sao Trần 
Văn Thành và những nông dân yêu nước ở đây đã nêu tấm gương anh hùng bất khuất 
của nhân dân An Giang trong lịch sử truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước. 
Để làm rõ hơn nữa vấn đề chúng ta cần so sánh tinh thần chống Pháp của vua quan 
triều Nguyễn và của nhân dân từ 1867, từ đó làm rõ những cống hiến của nhân dân ba 
tỉnh miền Tây Nam Kỳ trong công cuộc bảo vệ đất nước. Về phía triều đình, chủ 
trương cốt yếu là cầu hòa, thương lượng, một mặt thì tìm cách ủng hộ nghĩa binh, ban 
thưởng, chức tước cho Trương Định, Nguyễn Trung Trực, mặt khác lại điều hai ông ra 
miền Trung canh giữ bố phòng, không cho hai ông liên kết nghĩa quân chống Pháp dễ 
bề thương lượng, thậm chí còn ra tay đàn áp các nghĩa quân có tư tưởng làm trái ý vua 
đứng lên kháng Pháp. Còn về phía nhân dân, trước sau như một trên dưới một lòng 
quyết tâm kháng Pháp, quyết tâm đánh đuổi bọn phú lan sa bảo vệ bờ cõi dân tộc, sẵn 
sàng làm trái lệnh triều đình bám đất cùng nhân dân kháng chiến như Trương Định, 
Nguyễn Trung Trực, Phong trào kháng chiến ở thời Kỳ này có một số điểm nổi bậc 
là các phong trào đều có một sự liên kết nhất định, tạo thành một làn sóng đấu tranh 
vô cùng mạnh mẽ mà đó chính là cơ sở, là bài học kinh nghiệm giúp thế hệ sau noi 
theo. 
 3. Kết luận 
 Đứng trước nguy cơ bị Pháp xâm lược, triều đình nhà Nguyễn không những 
không dốc sức cùng toàn dân đánh giặc, mà luôn mang nặng tư tưởng cầu hòa, nhượng 
bộ . Một mặt , ban chức tước cho những nghĩa sĩ có công đánh Pháp; mặt khác từng 
bước tách các lãnh tụ nghĩa quân ra khỏi cuộc kháng chiến, thậm chí là đàn áp các 
cuộc kháng chiến trong thời kì này để dễ bề thương lượng, khiến cho nhân dân phải tự 
mình đảm đương sự nghiệp cứu nước. 
 Bất chấp sức mạnh của địch và sự cầu hòa của triều đình Huế, nhân dân ba tỉnh 
Tây Nam Kỳ nói riêng và cả nước nói chung đã anh dũng chiến đấu đánh đuổi Thực 
dân Pháp ra khỏi lãnh thổ một cách hiên ngang bất khuất. Tuy rằng, trong cuộc kháng 
chiến của nhân dân Tây Nam Kỳ không đạt đến thắng lợi, nhưng cũng đã phần nào 
minh chứng cho tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc ta,...Là một người con của 
nước Việt nói chung và sinh viên Đại học Đồng Tháp nói riêng, chúng ta nên cố gắng 
hoàn thành thật tốt nghĩa vụ của một người công dân, tiếp tục góp một phần nhỏ sức 
lực của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, để xứng đáng hơn nữa những 
công sức mà thế hệ đi trước đã gìn giữ cho chúng ta. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 [1]. Đinh Xuân Lâm (CB - 1998), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục. 
 19 
 [2]. Lê Thành Khôi (2018), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XX, 
Nxb. Thế Giới. 
 [3]. Nguyễn Ngọc Cơ (CB - 2005), Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918, Nxb. Đại 
học Sư phạm. 
 [4]. Nguyễn Thế Anh (2007), Việt Nam thời Pháp đô hộ, Nxb. Văn học. 
 [5]. Thùy Linh - Việt Trinh (2011), Nhân vật lịch sử Việt Nam và Những trận 
đánh , chiến dịch nổi tiếng trong lịch sử dân tộc, tập 2, Nxb. Lao Động 
 [6]. Trần Văn Đông, Ý nghĩa lịch sử của Cuộc kháng chiến Bảy Thưa (1867-
1873) trên địa bàn tỉnh An Giang, 
dang/nhan-vat-su-kien/2176-y-nghia-lich-su-cua-cuoc-khoi-nghia-bay-thua-1867-
1873-tren-dia-ban-tinh-an-giang, [truy cập ngày: 12/01/2019]. 
 20 

File đính kèm:

  • pdfphong_trao_chong_thuc_dan_phap_cua_nhan_dan_mien_tay_nam_ky.pdf