Phong cách học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp sinh viên khoa tiếng Trung, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Bài viết nghiên cứu phong cách học tập tiếng Trung Quốc
của sinh viên Khoa Tiếng Trung, Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở lí thuyết về phong cách học
tập của Reid (1984), chúng tôi tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi
với 250 sinh viên. Kết quả cho thấy các loại phong cách học tập
đều thuộc cấp độ phong cách học tập chính, trong đó phong cách
học tập thính giác là phong cách học tập được yêu thích nhất.
Giới tính không ảnh hưởng đến phong cách học tập của sinh
viên. Song, thời gian học tập có ảnh hưởng đến phong cách học
tập loại thính giác của sinh viên, vùng miền có ảnh hưởng đến
phong cách học tập loại cá nhân của sinh viên. Phong cách học
tập loại cá nhân và loại nhóm có ảnh hưởng đến kết quả học tập
của sinh viên.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phong cách học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp sinh viên khoa tiếng Trung, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
t; 13.5 với độ lệch chuẩn SD tương đối thấp, đều thuộc cấp độ phong cách học tập chính. Thứ tự từ cao đến thấp của sáu loại phong cách học tập của sinh viên nam là loại thính giác > loại vận động > loại nhóm > loại thị giác > loại xúc giác > loại cá nhân, và của sinh viên nữ là loại thính giác > loại vận động > loại nhóm > loại xúc giác > loại thị giác > loại cá nhân. Điều này cho thấy, có sự khác biệt về thứ tự mức độ yêu thích phong cách học tập của sinh viên nam và sinh viên nữ. Sinh viên nam thích phong cách học tập loại thị giác hơn loại xúc giác, sinh viên nữ thì ngược lại. Kết quả kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập ở các loại phong cách học tập giữa sinh viên nam và sinh viên nữ đều không có sự khác biệt có ý nghĩa (p > 0.05). Điều này cho thấy, giới tính không ảnh hưởng đến phong cách học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên. Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Yang (2012) và Yin (2019), không giống với kết quả nghiên cứu của Chen (2015), Wei (2020). 4.2.2. Ảnh hưởng của thời gian học tập đối với phong cách học tập tiếng Trung Quốc Trong số sinh viên tham gia khảo sát, có 46 sinh viên năm thứ hai (chiếm tỉ lệ 18.4%), 131 sinh viên năm thứ ba (chiếm tỉ lệ 52.4%) và 73 sinh viên năm thứ tư (chiếm tỉ lệ 29.2%). Mức độ các loại phong cách học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên thuộc ba nhóm trên như sau (xem Bảng 4): Bảng 4 Đặc điểm phong cách học tập tiếng Trung Quốc theo thời gian học tập Phong cách học tập Cấp lớp Mean SD F p Loại thị giác Năm 2 19.24 8.006 2.462 0.087 Năm 3 18.01 2.767 Năm 4 17.48 2.829 Loại thính giác Năm 2 21.04 2.538 6.879 0.001 Năm 3 20.45 2.506 Năm 4 19.36 2.776 Loại xúc giác Năm 2 18.50 3.161 0.410 0.664 Năm 3 18.95 3.146 Năm 4 18.63 3.596 Loại vận động Năm 2 20.35 3.171 0.878 0.417 Năm 3 20.23 2.805 10 Lưu Hớn Vũ. HCMCOUJS-Khoa học Xã hội, 16(1),5-14 Phong cách học tập Cấp lớp Mean SD F p Năm 4 19.71 3.277 Loại nhóm Năm 2 20.02 2.848 1.922 0.149 Năm 3 18.96 3.661 Năm 4 19.63 3.462 Loại cá nhân Năm 2 16.67 4.437 1.340 0.264 Năm 3 17.00 4.474 Năm 4 15.90 4.882 Nguồn: Kết quả xử lí số liệu điều tra Bảng 4 cho thấy, các loại phong cách học tập của sinh viên năm 2, sinh viên năm 3 và sinh viên năm 4 đều có Mean > 13.5 với độ lệch chuẩn SD tương đối thấp, đều thuộc cấp độ phong cách học tập chính. Thứ tự từ cao đến thấp của sáu loại phong cách học tập của sinh viên năm 2 là loại thính giác > loại vận động > loại nhóm > loại thị giác > loại xúc giác > loại cá nhân, của sinh viên năm 3 là loại thính giác > loại vận động > loại nhóm > loại xúc giác > loại thị giác > loại cá nhân, và của sinh viên năm 4 là loại vận động > loại nhóm > loại thính giác > loại xúc giác > loại thị giác > loại cá nhân. Điều này cho thấy, có sự khác biệt về thứ tự mức độ yêu thích phong cách học tập của sinh viên năm 2, sinh viên năm 3 và sinh viên năm 4. Sinh viên năm 2 thích phong cách học tập loại thị giác hơn loại xúc giác, sinh viên năm 3 thì ngược lại. Sinh viên năm 4 thích phong cách học tập loại vận động và loại nhóm hơn loại thính giác, sinh viên năm 2 và sinh viên năm 3 thì ngược lại. Kết quả kiểm định phương sai một nhân tố ở các loại phong cách học tập giữa sinh viên năm 2, sinh viên năm 3 và sinh viên năm 4 cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0.05) về phong cách học tập loại thính giác. Sinh viên năm 2 yêu thích phong cách học tập loại thính giác hơn sinh viên năm 3 và sinh viên năm 4. Điều này cho thấy, thời gian học tập có ảnh hưởng đến phong cách học tập tiếng Trung Quốc loại thính giác của sinh viên. Kết quả này không giống với kết quả nghiên cứu của Yang (2012) và Fang (2013). 4.2.3. Ảnh hưởng của vùng miền đối với phong cách học tập tiếng Trung Quốc Trong số sinh viên tham gia khảo sát, có 23 sinh viên đến từ các tỉnh, thành miền Bắc (chiếm tỉ lệ 9.2%), 74 sinh viên đến từ các tỉnh, thành miền Trung (chiếm tỉ lệ 29.6%) và 153 sinh viên đến từ các tỉnh, thành miền Nam (chiếm tỉ lệ 61.2%). Mức độ các loại phong cách học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên thuộc ba nhóm trên như sau (xem Bảng 5): Bảng 5 Đặc điểm phong cách học tập tiếng Trung Quốc theo vùng miền Phong cách học tập Vùng miền Mean SD F p Loại thị giác Bắc 17.52 2.695 1.239 0.291 Trung 17.55 2.785 Nam 18.42 4.982 Loại thính giác Bắc 20.57 2.555 0.229 0.795 Trung 20.14 2.873 Lưu Hớn Vũ. HCMCOUJS-Khoa học Xã hội, 16(1), 5-14 11 Phong cách học tập Vùng miền Mean SD F p Nam 20.24 2.570 Loại xúc giác Bắc 18.78 2.891 0.111 0.895 Trung 18.92 3.096 Nam 18.70 3.432 Loại vận động Bắc 20.13 2.959 1.421 0.243 Trung 20.58 2.966 Nam 19.86 3.039 Loại nhóm Bắc 20.43 3.422 1.989 0.139 Trung 19.65 3.692 Nam 19.05 3.361 Loại cá nhân Bắc 14.57 4.110 4.823 0.009 Trung 15.92 4.730 Nam 17.27 4.485 Nguồn: Kết quả xử lí số liệu điều tra Bảng 5 cho thấy, các loại phong cách học tập của sinh viên đến từ các tỉnh, thành miền Bắc, sinh viên đến từ các tỉnh, thành miền Trung và sinh viên đến từ các tỉnh, thành miền Nam đều có Mean > 13.5 với độ lệch chuẩn SD tương đối thấp, đều thuộc cấp độ phong cách học tập chính. Thứ tự từ cao đến thấp của sáu loại phong cách học tập của sinh viên đến từ các tỉnh, thành miền Bắc là loại thính giác > loại nhóm > loại vận động > loại xúc giác > loại thị giác > loại cá nhân, của sinh viên đến từ các tỉnh, thành miền Trung là loại vận động > loại thính giác > loại nhóm > loại xúc giác > loại thị giác > loại cá nhân, và của sinh viên đến từ các tỉnh, thành miền Nam là loại thính giác > loại vận động > loại nhóm > loại xúc giác > loại thị giác > loại cá nhân. Điều này cho thấy, có sự khác biệt về thứ tự mức độ yêu thích phong cách học tập của sinh viên đến từ các vùng miền khác nhau. Sinh viên đến từ các tỉnh, thành miền Bắc thích phong cách học tập loại nhóm hơn loại vận động, sinh viên đến từ các tỉnh, thành miền Nam và miền Trung thì ngược lại. Sinh viên đến từ các tỉnh, thành miền Bắc và miền Nam đều thích phong cách học tập loại thính giác hơn loại vận động, sinh viên đến từ các tỉnh, thành miền Trung thì ngược lại. Kết quả kiểm định phương sai một nhân tố ở các loại phong cách học tập giữa sinh viên đến từ các tỉnh, thành miền Bắc, sinh viên đến từ các tỉnh, thành miền Trung và sinh viên đến từ các tỉnh, thành miền Nam cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0.05) ở phong cách học tập loại cá nhân. Điều này cho thấy, vùng miền có ảnh hưởng đến phong cách học tập tiếng Trung Quốc loại cá nhân của sinh viên. 4.3. Mối quan hệ giữa kết quả học tập và phong cách học tập tiếng Trung Quốc Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích tương quan Pearson để kiểm định mối tương quan giữa kết quả học tập và phong cách học tập tiếng Trung Quốc. Kết quả như sau (xem Bảng 6): 12 Lưu Hớn Vũ. HCMCOUJS-Khoa học Xã hội, 16(1),5-14 Bảng 6 Phân tích tương quan giữa kết quả học tập và phong cách học tập tiếng Trung Quốc Loại thị giác Loại thính giác Loại xúc giác Loại vận động Loại nhóm Loại cá nhân Kết quả học tập r = 0.057 p = 0.371 r = 0.072 p = 0.258 r = 0.017 p = 0.792 r = 0.086 p = 0.175 r = -0.144 p = 0.022 r = 0.158 p = 0.012 Nguồn: Kết quả xử lí số liệu điều tra Bảng 6 cho thấy, tồn tại mối tương quan thuận giữa kết quả học tập và phong cách học tập loại cá nhân (p < 0.05) và mối tương quan nghịch giữa kết quả học tập và phong cách học tập loại nhóm (p < 0.05). Qua đó cho thấy, sinh viên càng thích phong cách học tập loại cá nhân thì có kết quả học tập càng cao, sinh viên càng thích phong cách học tập loại nhóm thì có kết quả học tập càng thấp. Có thể nói, kết quả học tập chịu ảnh hưởng nhất định bởi phong cách học tập loại nhóm và loại cá nhân của sinh viên. Nói cách khác, sinh viên càng có khuynh hướng phong cách học tập loại cá nhân sẽ có kết quả học tập càng cao, sinh viên càng có khuynh hướng phong cách học tập loại nhóm sẽ có kết quả học tập càng thấp. 5. Kết luận và khuyến nghị Các loại phong cách học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên Khoa Tiếng Trung HCMUE đều thuộc cấp độ phong cách học tập chính, có thứ tự từ cao đến thấp là loại thính giác > loại vận động > loại nhóm > loại xúc giác > loại thị giác > loại cá nhân. Song, có sự khác biệt thứ tự mức độ yêu thích các loại phong cách học tập giữa sinh viên nam và sinh viên nữ, giữa sinh viên năm 2, năm 3 và sinh viên năm 4, giữa sinh viên đến từ các tỉnh, thành miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Nhân tố giới tính không ảnh hưởng đến phong cách học tập của sinh viên. Song, nhân tố thời gian học tập có ảnh hưởng đến phong cách học tập loại thính giác của sinh viên, nhân tố vùng miền có ảnh hưởng đến phong cách học tập loại cá nhân của sinh viên. Kết quả học tập chịu ảnh hưởng bởi phong cách học tập của sinh viên, sinh viên càng có khuynh hướng phong cách học tập loại cá nhân sẽ có kết quả học tập càng cao, sinh viên càng có khuynh hướng phong cách học tập loại nhóm sẽ có kết quả học tập càng thấp. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trên đây, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: Thứ nhất, phong cách học tập loại thính giác là phong cách học tập sinh viên yêu thích nhất. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy giảng viên nên chủ động sử dụng tiếng Trung Quốc, yêu cầu sinh viên đọc to khi đọc từ vựng, mẫu câu, bài khoá. Ngoài ra, giảng viên cũng nên cung cấp thêm các tài liệu kích thích thính giác của sinh viên, như các đoạn ghi âm bài khoá, hoặc bổ sung các tài liệu kết hợp cả thính giác và thị giác như các đoạn video clip có nội dung liên quan đến bài học, qua đó phát huy hơn nữa sở trường thính giác của sinh viên. Thứ hai, phong cách học tập loại thị giác là một trong những phong cách học tập không được sinh viên yêu thích. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển các kĩ năng đọc, viết tiếng Trung Quốc của sinh viên. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy giảng viên cần chú ý cách trình bày bài giảng trên bảng, đồng thời bổ sung thêm các tài liệu trực quan, sinh động (như hình ảnh, vật mô phỏng) kích thích thị giác của sinh viên. Thứ ba, phong cách học tập loại cá nhân là phong cách học tập không được sinh viên yêu thích nhất. Song, loại phong cách học tập này lại có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên. Những sinh viên yêu thích phong cách học tập loại cá nhân là những sinh viên có kết quả học tập Lưu Hớn Vũ. HCMCOUJS-Khoa học Xã hội, 16(1), 5-14 13 cao, còn những sinh viên yêu thích phong cách học tập loại nhóm lại là những sinh viên có kết quả học tập thấp. Đây là điều rất đáng được quan tâm. Xu hướng giáo dục hiện nay là đưa các hoạt động nhóm vào lớp học, nhằm tăng tính tích cực trong học tập của sinh viên, song đại đa số các bài đánh giá quá trình và kết thúc học phần đều yêu cầu cá nhân tự hoàn thành. Vì vậy, giảng viên cần kết hợp bài tập cá nhân và bài tập nhóm trong hoạt động giảng dạy và đánh giá kết quả học tập. Đồng thời, khuyến khích các sinh viên có phong cách học tập loại cá nhân tham gia các hoạt động nhóm, giúp đỡ các bạn trong nhóm để mọi người cùng tiến bộ. Tài liệu tham khảo Chen, T. X. (2015). Meiguo daxue Hanyu xuexizhe xuexi fengge qingxiangxing yanjiu [A study of learning preferences about CSL learners in American universities]. Comparative Education Review, 37(12), 16-23. Cheng, Z. J. (2014). Jiyu SPSS ruanjian de Hanyu chu gaoji liuxuesheng xuexi fengge de duibi yanjiu [A comparative study of the learning styles of Chinese elementary and advanced foreign students based on SPSS software]. Modern Chinese (Language Research Edition), 12, 67-71. Ellis, R. (1994). The study of second language acquisition. Oxford, UK: Oxford University Press. Fang, M. (2013). Taiguo xuesheng Hanyu xuexi fengge ji qi xuexi xiaoguo yanjiu [A study on Thai students’ Chinese learning styles and their learning effects] (Master’s thesis). Shanghai Normal University, Shanghai, China. Gass, S., & Selinker, L. (2008). Second language acquisition: An introductory course (3rd ed.). New York, USA: Routledge. Keefe, J. W. (1979). Learning style: An overview. In NASSP’s student learning styles: Diagnosing and prescribing programs. Reston, VA: National Association of Secondary School Principals. Reid, J. M. (1984). Perceptual learning style preference questionnaire. Laramie, USA: University of Wyoming, Department of English. Reid, J. M. (1987). the learning style preferences of ESL students. TESOL Quarterly, 21(1), 87-110. Tan, D. L. (1995). Xuexi fengge lun [Learning style theory]. Nanjing, China: Jiangsu Education Press. Thelen, H. (1954). Dynamics of groups at work. Chicago, IL: The University of Chicago Press. Wang, X. Y. (2017). Hanyu xuexi fengge diaocha yanjiu - Yi Shanghai Jiaotong Daxue Hanyu guoji jiaoyu zhongxin liuxuesheng wei li [Investigation and research on Chinese learning style - A case study of international students of Shanghai Jiao Tong University Chinese International Education Center]. Modern Chinese (Academic Comprehensive Edition), 6, 142-146. Wei, Z. Y. (2020). Zhongya Dongganzu liuxuesheng Hanyu ganzhi xuexi fengge de diaocha yu yanjiu - Yi Xibei Shifan Daxue wei li [Investigation and research on Chinese perceptual learning style of Dungan international students in Central Asia - A case study of Northwest Normal University] (Master’s thesis). Lanzhou, China: Northwest Normal University. Wintergerst, A. C., DeCapua, A. & Verna, M. A. (2003). Conceptualizing learning style modalities for ESL/EFL students. System, 31(1), 85-106. Wu, S. N. (2009). Xiongyali xuesheng de xuexi fengge ji qi dui Hanyu ketang huodong pianhao de yingxiang [The learning style of Hungarian students and its influence on the preference of Chinese classroom activities]. International Chinese Language Education, 4, 51-60. Yang, Z. L. (2012). Chenggong Hanyu xuexizhe de xuexi celue ji xuexi fengge yanjiu [A study of 14 Lưu Hớn Vũ. HCMCOUJS-Khoa học Xã hội, 16(1),5-14 learning strategies and learning styles of successful Chinese learners] (Master’s thesis). Jinan, China: Shandong University. Yin, J. Z. (2019). Yinni lai Hua liuxuesheng Hanyu xuexi fengge yu chengji xiangguanxing yanjiu - Yi Shanghai Waiguoyu Daxue wei li [The correlation research between Chinese learning styles and achievements of Indonesian students in China - Taking Shanghai International Studies University as an example] (Master’s thesis). Shanghai, China: Shanghai International Studies University. Zhang, L. (2014). Yidali zhongji Hanyu xuexizhe de xuexi fengge he jiaoxue qishi [Learning styles and teaching enlightenment of Italian intermediate Chinese learners]. Newsletter of the International Society for Chinese Language Teaching, 2 , 9-11.
File đính kèm:
- phong_cach_hoc_tap_tieng_trung_quoc_cua_sinh_vien_viet_nam_n.pdf