Phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh và vận dụng trong nghiên cứu khoa học hiện nay

TÓM TẮT

Bài viết nghiên cứu về đặc trưng trong phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh; trong

đó, phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh thể hiện rất rõ tính độc đáo: gọn, rõ, hấp

dẫn, đại chúng, nói đi đôi với làm. Trong cách nói và viết ấy, Người kết hợp hài

hòa cái dân gian và cái bác học, cái cổ điển và cái hiện đại, giữa phong cách

phương Đông và phong cách phương Tây. Vận dụng phong cách diễn đạt Hồ Chí

Minh vào hoạt động nghiên cứu khoa học hiện nay, cần: Xác định rõ mục tiêu, đối

tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu; cần rèn luyện phong cách nói tự tin,

cô đọng và dễ hiểu; phong cách viết rõ ràng, trong sáng, có luận cứ, luận điểm

chứng minh khi trình bày kết quả nghiên cứu; nhà khoa học phải thực sự cầu thị,

lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đóng góp của mọi người.

Phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh và vận dụng trong nghiên cứu khoa học hiện nay trang 1

Trang 1

Phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh và vận dụng trong nghiên cứu khoa học hiện nay trang 2

Trang 2

Phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh và vận dụng trong nghiên cứu khoa học hiện nay trang 3

Trang 3

Phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh và vận dụng trong nghiên cứu khoa học hiện nay trang 4

Trang 4

Phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh và vận dụng trong nghiên cứu khoa học hiện nay trang 5

Trang 5

Phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh và vận dụng trong nghiên cứu khoa học hiện nay trang 6

Trang 6

Phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh và vận dụng trong nghiên cứu khoa học hiện nay trang 7

Trang 7

Phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh và vận dụng trong nghiên cứu khoa học hiện nay trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 6880
Bạn đang xem tài liệu "Phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh và vận dụng trong nghiên cứu khoa học hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh và vận dụng trong nghiên cứu khoa học hiện nay

Phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh và vận dụng trong nghiên cứu khoa học hiện nay
g những từ ngữ trừu tượng, khó hiểu. Nhưng nếu chỉ ngắn gọn, dễ hiểu thôi 
chưa đủ mà còn phải dễ nhớ, dễ thuộc. Có dễ nhớ mới dễ dàng truyền tai nhau để 
cùng nghe. Người chỉ rõ: “Mình viết ra cốt là để giáo dục, cổ động; nếu người xem mà 
không nhớ được, không hiểu được, là viết không đúng, nhằm không đúng mục đích. 
Mà muốn cho người xem hiểu được, nhớ được, làm được, thì phải viết cho đúng trình 
độ của người xem, viết rõ ràng, gọn gàng, chớ dùng chữ nhiều” [3, tr.346]. 
 Ba là, diễn đạt chân thực, không được nói ẩu, không ba hoa. Đây là một trong 
những đặc trưng của phong cách nhà chính trị Hồ Chí Minh. Các bài viết, bài nói của 
Hồ Chí Minh đều phản ánh rất chân thực các sự kiện mà Người nói đến. Từ những bài 
viết tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân, đế quốc đến những bài viết cổ động tinh thần 
chiến đấu, sản xuất, Người đều có tư liệu cụ thể, xác thực. Người luôn dạy, mỗi người 
cán bộ khi viết cần bảo đảm tính chân thực, biết cái gì thì viết cái đó “có đúng nói 
đúng, có sai nói sai” [5, tr.144]. Hồ Chí Minh khẳng định: “Chưa điều tra, chưa nghiên 
cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết” [3, tr.342]. Người phê phán thói “ba hoa”, “thường 
nói một chiều và đôi khi thổi phồng các thành tích, mà ít hoặc không nói đúng mức 
đến khó khăn và khuyết điểm của ta” [3, tr.273]. Người phê bình những cán bộ “chỉ 
viết cái tốt mà giấu cái xấu” [4, tr.207], không dám phê bình và tự phê bình, không 
dám nhìn vào sự thật... Qua đó, Người chỉ rõ, trong khi nói, viết: “Nêu cái hay, cái tốt, 
thì phải có chừng mực, chớ phóng đại. Có thế nào nói thế ấy” [6, tr.464]. Lối diễn đạt 
chân thực giúp những bài nói, viết của Hồ Chí Minh có sức thuyết phục cao với người 
đọc, đi vào lòng quần chúng nhân dân và bạn bè tiến bộ trên khắp thế giới. Điều đó 
làm nên tư cách một lãnh tụ chính trị Hồ Chí Minh chính nghĩa, luôn đứng về lẽ phải. 
 Bốn là, diễn đạt sinh động, gắn với những hình ảnh ví von, so sánh cụ thể. Trên 
cơ sở thống nhất về mục đích nói và viết, phong cách của Người biến hóa vô cùng sinh 
 171 
Phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh và vận dụng trong nghiên cứu khoa học hiện nay 
động, khi cụ thể, trực quan, khi hết sức kiệm lời mà mỗi câu từ lại mang sức nặng của 
một tuyên ngôn: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”; lúc đanh thép, kiên quyết, lại 
có khi hồn hậu, khiêm nhường và cũng không kém phần hài hước, ý nhị. Người dạy: 
“Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của 
quần chúng” [1, tr.345]. Chẳng hạn, Người dùng hình ảnh “con đỉa hai vòi” để nói về 
bản chất của chủ nghĩa đế quốc, ví “lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực 
hành cũng như cái đích để bắn” [3, tr.275]. “Có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng 
như một mắt sáng một mắt mờ” [3, tr.274]. 
 Năm là, diễn đạt gần gũi với cách nghĩ của quần chúng. Hồ Chí Minh là người 
rất trân trọng truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và các nước trên thế 
giới. Người sử dụng rất thuần thục vốn dân ca, tục ngữ, yêu các làn điệu dân ca, hò vè, 
ví dặm của quê hương. Với đối tượng là quảng đại quần chúng, phương châm nói và 
viết của Hồ Chí Minh là: “Phải học cách nói, tiếng nói của quần chúng” [4, tr.208]. Khi 
nói và viết, Hồ Chí Minh thường kết hợp với kể chuyện, đan xen những câu thơ, ca 
dao có vần điệu, làm cho bài nói, bài viết trở nên sinh động, gần gũi với lối cảm, lối 
nghĩ của quần chúng. Người sử dụng rất nhiều ngoại ngữ và chú trọng chắt lọc tinh 
hoa văn hóa nhân loại để làm giảu cho văn hóa Việt Nam. Người trân trọng, giữ gìn và 
đề cao tiếng Việt và khẳng định: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng 
quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến 
ngày càng rộng khắp. Của mình có mà không dùng, lại đi mượn của nước ngoài, đó 
chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao?” [6, tr.465]. Vì vậy, phải giữ gìn sự trong sáng 
của tiếng Việt, bảo vệ, phát triển tiếng nói của dân tộc, chống lại thói sính dùng chữ 
nước ngoài, lại dùng sai theo kiểu dốt hay nói chữ thì cái hại lại càng to. 
 Sáu là, diễn đạt gắn với những hành động thiết thực, nói đi đôi với làm và nêu 
gương sáng về đạo đức. Trong phong cách diễn đạt của nhà chính trị Hồ Chí Minh, 
“nói đi đôi với làm” không chỉ là nguyên tắc đạo đức, phương châm hoạt động chính 
trị mà còn là biểu hiện sinh động cụ thể giữa ngôn ngữ nói, viết với hành động. Ở Hồ 
Chí Minh, lời nói đi đôi với việc làm diễn đạt tư tưởng của Người, nói là để mà làm, 
làm phải đúng như điều đã nghĩ, đã nói. Người thường nói ít nhưng làm nhiều, có 
những vấn đề đạo đức, Người không nói mà chỉ làm. Người dạy: “Cần phải óc nghĩ, 
mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ 
ngồi viết mệnh lệnh ... phải thật thà nhúng tay vào việc” [3, tr.209]. Hồ Chí Minh tâm 
niệm “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [2, 
tr.187]. Lấy bản thân để tuyên truyền, giáo dục, làm gương cho quần chúng noi theo là 
điểm đặc sắc, thể hiện sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, giữa lý luận và thực 
tiễn, giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của Hồ Chí Minh. Đó là phong cách 
diễn đạt thông qua hành động rất hiệu quả của Người, có sức giáo dục và ảnh hưởng 
sâu, rộng đến quần chúng nhân dân. 
 172 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 3 (2020) 
 Tóm lại, phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh vừa ngắn gọn, cô đọng, giản dị, dễ 
hiểu vừa luôn luôn biến hóa, nhất quán mà đa dạng: đanh thép khi tố cáo, sôi nổi khi 
tranh luận, thiết tha trong kêu gọi, ân cần trong giảng giải, Phong cách diễn đạt của 
Người đã vượt qua giới hạn của sử dụng ngôn ngữ thông thường và trở thành nghệ 
thuật giàu khả năng chinh phục, thấm sâu vào tâm hồn mỗi người dân Việt Nam. 
Trong giai đoạn hiện nay, phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá 
trị thực tiễn, vẫn là những bài học quý giá đối với tất cả mọi người, nhất là những 
người trực tiếp làm công tác nghiên cứu, thông tin, tuyên truyền, giáo dục lý luận cho 
đại chúng, trong đó có đội ngũ nhà khoa học nước nhà. 
2.2. Vận dụng phong cách diễn đạt Hồ Chí minh trong hoạt động nghiên cứu khoa 
học hiện nay 
 Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, phong cách diễn đạt quyết định rất lớn 
đến thành công của một nhà nghiên cứu. Khi thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa 
học, phong cách diễn đạt quyết định đến phần lớn kết quả nghiên cứu khoa học, từ 
việc nêu lên ý tưởng, xây dựng thuyết minh cho đến viết báo cáo tổng hợp. Bên cạnh 
những kết quả, hoạt động nghiên cứu khoa học ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, 
tồn tại: đề tài quá cũ, không còn phù hợp với thực tiễn hay trong quá trình nghiên cứu 
khoa học không có sự điều tra, khảo sát, so sánh, đối chiếu. Một số cán bộ nghiên cứu 
còn hạn chế trong việc trình bày một đề cương nghiên cứu cả về phương diện nói và 
viết. Vì vậy, việc hình thành phong cách diễn đạt khoa học như Chủ tịch Hồ Chí Minh 
là hết sức quan trọng nhằm khắc phục những han chế nêu trên. 
 Việc hình thành phong cách nói và viết theo phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh 
cho đội ngũ nhà khoa học cần lưu ý: 
 Cần xác định rõ mục tiêu, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu. 
 Để thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, trước tiên chúng ta cũng cần xác 
định mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu. Hồ Chí Minh đã từng nói: Viết và 
nói để làm gì? (mục tiêu); Viết và nói cho ai, nói về cái gì? (đối tượng); Viết và nói cái 
gì? (nội dung); Viết và nói như thế nào? (phương pháp). Xác định đúng được điều này 
sẽ làm cho nghiên cứu khoa học khi triển khai được tiến hành thuận lợi hơn, tránh sự 
lúng túng hoặc đi chệch hướng nghiên cứu. Trước khi tiến hành nghiên cứu thường 
phải xây dựng thuyết minh đề cương và có thành lập hội đồng góp ý đề cương đề tài, 
mục đích của việc góp ý đề cương cũng tập trung vào những từ khóa này, đó là tính 
cấp thiết của một nghiên cứu khoa học, mục tiêu nghiên cứu, nội dung, phương pháp 
nghiên cứu. 
 Cần rèn luyện phong cách nói tự tin, cô đọng và dễ hiểu; phong cách viết rõ ràng, trong 
sáng, có luận cứ luận điểm chứng minh khi trình bày kết quả nghiên cứu. 
 173 
Phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh và vận dụng trong nghiên cứu khoa học hiện nay 
 Thuyết trình như thế nào để những người tham dự có thể hiểu, lĩnh hội và phát 
hiện ra những điểm mới để từ đó tiếp thu kết quả nghiên cứu là việc mà một nhà 
nghiên cứu phải rèn luyện để có được. Phong cách diễn đạt tốt có thể khiến ý tưởng 
nghiên cứu được thông qua, nghiên cứu đó được triển khai. Những người tham gia hội 
thảo, tọa đàm khoa học thường là các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo quản lý, do đó, 
phong cách diên đạt cần tự tin, lưu loát, có điểm nhấn chứ không trình bày một cách 
dài dòng, sử dụng ngôn ngữ nói dễ hiểu, cô đọng, dễ tiếp thu và đi vào lòng người. 
 Việc nghe trình bày báo cáo khoa học có khi chỉ vài người tham dự nhưng có 
khi lên đến hàng trăm người tham dự, do đó, việc rèn luyện kỹ năng trình bày trước 
đám đông rất quan trọng đối với nhà khoa học. Trong quá trình trình bày bằng ngôn 
ngữ nói phải thanh, cường độ nói vừa phải nhằm tạo sự hấp dẫn, gây ấn tượng bằng 
giọng nói, điệu bộ, ngôn ngữ. Giọng nói phải rõ ràng, mạch lạc, hết sức tránh lối nói 
đều đều. Giọng nói, âm lượng thay đổi theo nội dung, nhấn mạnh vào những điểm 
quan trọng. Nói đủ, không dài dòng “lời ít, ý nhiều”, tuân thủ thời gian mà ban tổ chức 
quy định. Việc sử dụng hợp lý, chính xác ý từ, hình ảnh minh chứng đi kèm là rất quan 
trọng đối với việc trình bày các báo cáo khoa học. 
 Khi viết công trình nghiên cứu khoa học đòi hỏi cần phải chuyển tải rõ mục 
đích, mục tiêu nghiên cứu, những nội dung nghiên cứu cụ thể, với các phương pháp 
sử dụng phù hợp. Phải rèn luyện lối viết logic, chặt chẽ có cấu trúc mở đầu, giải quyết 
vấn đề (nội dung) và kết luận, kể cả ở các chương, mục của một đề tài nghiên cứu khoa 
học. 
 Khi viết kết quả nghiên cứu cần phải trình bày theo logic khoa học với lập luận 
luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, chính xác, cụ thể, khách quan, lý luận phải gắn 
liền với những vấn đề thực tế (thu thập được kết quả điều tra, khảo sát tại địa bàn 
nghiên cứu) và phải có giá trị thực tiễn. Không đưa ra những kết luận mang tính chủ 
quan của nhà nghiên cứu mà cần dựa trên kết quả thu thập thông tin tại địa bàn 
nghiên cứu cụ thể, từ đó mới đưa ra kết luận. Cần dùng từ ngữ diễn đạt khoa học 
trong sáng, súc tích, dễ hiểu, không dùng câu, từ tối nghĩa và đảm bảo hàm lượng 
thông tin khoa học cao. Tránh viết quá dài dòng trong một nghiên cứu, đặc biệt ở các 
bài tạp chí mà cần viết một cách cô đọng nhất là kết quả nghiên cứu của mình. Đây là 
một trong những kỹ năng khó, do đó, cần rèn luyện theo thời gian mới có thể thực hiện 
được. 
 Nhà khoa học phải thực sự cầu thị, lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đóng góp của 
mọi người. 
 Trong quá trình nghiên cứu, những bài thuyết trình, bài viết của cá nhân (hoặc 
nhóm) thường xuyên nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, các bậc tiền 
bối đi trước thông qua hội đồng nghiệm thu hoặc góp ý trực tiếp nhằm giúp chúng ta 
hoàn thiện cá nhân hơn. Do đó, nhà nghiên cứu cần có tính cầu thị, ham học hỏi và 
 174 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 3 (2020) 
thực sự lắng nghe, tiếp thu ý kiến góp ý của mọi người để hoàn thiện kỹ năng nói và 
viết. Chẳng hạn, khi nhà nghiên cứu gửi một bài báo khoa học cho một tạp chí khoa 
học bất kỳ, các tạp chí thường có ban biên tập nhằm chỉnh sửa lỗi câu từ, lỗi form, 
cho các tác giả khi họ gửi bài. Những lỗi về diễn đạt thường được ban biên tập các tạp 
chí khoa học chỉnh sửa tỉ mỉ khiến cho bài báo trở nên hoàn chỉnh, khúc chiết, ngữ 
nghĩa trở nên sắc sảo hơn, đôi khi trong câu chỉ sửa một từ đã khiến câu văn trở nên 
hay hơn rất nhiều. 
3. KẾT LUẬN 
 Những lời khuyên và chỉ bảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như phong cách 
nói và viết đã vượt qua giới hạn của kỹ năng sử dụng ngôn ngữ đơn thuần, trở thành 
một nghệ thuật giàu khả năng chinh phục, thấm sâu vào lòng người đọc, người nghe. 
Đây chính là những bài học quý báu mà Người đã để lại cho các thế hệ những người 
làm công tác tư tưởng. Vì vậy, tìm hiểu học tập phong cách diễn đạt của Chủ tịch Hồ 
Chí Minh sẽ giúp cho chúng ta nâng cao trình độ diễn đạt, hoàn thiện kỹ năng giao 
tiếp, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, xứng đáng là 
công bộc tận tụy của nhân dân như Người mong muốn. Trong nghiên cứu khoa học, 
phong cách diễn đạt quyết định rất lớn đến thành công của một nhà khoa học. Do đó, 
việc đẩy mạnh vận dụng phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh là hoạt động thường 
xuyên, liên tục của mỗi nhà khoa học. Trong quá trình đó, cần lưu ý phải vận dụng 
linh hoạt, sáng tạo, đổi mới, tránh rập khuôn, máy móc; việc vận dụng phải phù hợp 
trong bối cảnh mới, bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, như vậy mới vận dụng tinh 
thần biện chứng trong phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội. 
[2]. Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội. 
[3]. Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội. 
[4]. Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội. 
[5]. Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, tập 12, Nxb. Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội. 
[6]. Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, tập 13, Nxb. Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội. 
 175 
Phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh và vận dụng trong nghiên cứu khoa học hiện nay 
 HO CHI MINH’S EXPRESSION STYLE 
 AND APPLICATION IN CURRENT SCIENTIFIC RESEARCH 
 Le Duc Tho 
 Danang Vocational Training College 
 Email: ductho@danavtc.edu.vn 
 ABSTRACT 
 Ho Chi Minh’s unique style of expression is indicated clearly in the articles thanks 
 to the coherence, transparence, attraction, publicity and talk with action. In his way 
 of speaking and writing, he harmoniously combined the folk and the intellect, the 
 classical and the modern, the Eastern and Western styles. To apply Ho Chi Minh’s 
 expression style to current scientific research activities, it is necessary to clearly 
 define research objectives, subjects, contents and methodology; to practice 
 confident, cohesive and understandable speaking discourse; to familiarize the 
 clear, transparent and coherent writing style and to have evidence for research 
 results; scientists have to listen and receive the comments from everyone. 
 Keywords: Ho Chi Minh’s style; style of expression; scientific research. 
 Lê Đức Thọ sinh ngày 23/5/1985 tại Quảng Bình. Ông nhận bằng Cử nhân 
 năm 2008 tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng và bằng Thạc sĩ 
 Triết học năm 2014 tại Đại học Đà Nẵng. Hiện ông đang công tác tại Khoa 
 Cơ bản, Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng. 
 Lĩnh vực nghiên cứu: Triết học Hồ Chí Minh, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, 
 giáo dục chính trị. 
 176 

File đính kèm:

  • pdfphong_cach_dien_dat_cua_ho_chi_minh_va_van_dung_trong_nghien.pdf