Phố Đầm - Chợ Đầm
Tóm tắt: Đô thị cổ là thành tố quan trọng của kinh tế - xã hội trong lịch sử thời trung -
cận đại. Trải qua sự biến thiên của lịch sử, các đô thị cổ dần bị mai một, ít nơi có thể bảo
tồn nguyên vẹn. Để phát huy giá trị văn hóa đô thị cổ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc
biệt là đẩy mạnh khai thác phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, Thanh Hóa cần quan tâm bảo
vệ, bảo tồn các đô thị cổ. Phố Đầm thuộc xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân ngày nay là một
trong những đô thị cổ có lịch sử, văn hóa truyền thống đáng quý, rất cần trân trọng, gìn giữ,
khai thác và phát huy.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Bạn đang xem tài liệu "Phố Đầm - Chợ Đầm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phố Đầm - Chợ Đầm
h từ các nghề thủ công truyền thông như làm mộc, kim hoàn, nhuộm vải, may đo, nghề đan đã tạo ra nhiều sản phẩm cung cấp ra thị trường: vàng, bạc, vải vóc, quần áo, đồ đan gia dụng (nồi niêu, thúng, nón, dao, cuốc, mai, rìu, kiềng sắt), rượu, nước mắm, quán ăn, gạo, đỗ, mắm, muối, cá khô, vải. Các hàng nông sản địa phương như: mật mía, gạo, khoai, đậu... Là nơi giao dịch đổi chác giữa miền ngược và miền xuôi, đồng thời đã đón tiếp nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán tạo ra hàng hóa phong phú không phải nơi nào cũng có được. Ngoài vị trí trấn thủ huyết mạch đông tây của Thanh Hóa, phố Đầm mang diện mạo của một đô thị kinh tế, đây chính là nơi tiếp nhận hàng cung cấp trực tiếp cho chợ theo mạch đường sông. Cùng với bến cảng sông là khu chợ sầm uất, tấp nập, không kể ngày đêm. Chợ Đầm đã vượt khuôn khổ của chợ địa phương để trở thành chợ liên vùng. Thuyền bè từ các huyện xa gần trong nước cũng như ngoài nước đã đến đây buôn bán, trao đổi hàng hóa. Hàng hóa ở chợ gồm những sản phẩm quý như mía ngọt Tào Giang, mía đường Kim Tân, cam sành Phủ Lý, cam giấy Bù Rinh, dừa Hoằng Hóa, chảo gang Duyên Lộc, chum vại Đức Thọ, gạch ngói Cẩm Chướng, quạt giấy Lưu Vệ, nhiễu hồng Lai Duệ, vải lụa Hồng Đô, chiếu cói Nga Sơn, đồ đồng Đại Bái. Ngoài ra, hàng hóa còn hàng nông sản (gạo, thịt, cá, mắm, muối); hàng NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 42 lâm sản (măng khô, măng tươi, thuốc men) và các hàng đặc dụng khác như trâu bò, ngà voi, sừng tê giác, quế, trầm hương, sáp ong đa số là người Mường, người Thái, người Dao ở các huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh, Thường Xuân, Bá Thước, Quan Hóa và người Lào mang đến. Họ mua các mặt hàng thủ công như: vải vóc, tơ lụa, đường mật, chiêng ché, đồ mây tre đan, gốm sứ, đồ sắt và các nhu yếu phẩm khác như muối, gạo, thịt, cá... Những mặt hàng đấy theo dòng sông Chu, hay các tuyến đường bộ một tháng sáu phiên về đây trao đổi, bán buôn. Ngoài ra, còn phải nói đến hoạt động buôn bán thuốc phiện, bài bạc, rượu, chè, "nhà thổ"... khá phát triển trong thời gian này phục vụ nhu cầu lệch lạc của một bộ phận người lúc bấy giờ. 3. Về văn hóa vật chất và tinh thần Cũng như các đô thị cổ là nơi gặp gỡ, giao thoa của nhiều vùng văn hóa. Đặc điểm đầu tiên có thể nhận thấy ở văn hóa phố Đầm chính là tính đa dạng, phong phú, thể hiện ở tất cả các hình thái văn hóa vật chất và tinh thần như kiến trúc, trang phục, ẩm thực... Người phố Đầm rất chú ý đến cách ăn mặc, chất liệu của quần áo ưa chuộng là vải the được dệt bằng tơ tằm, dệt thưa, nhuộm thâm. Chất liệu may quần của nữ là nhiễu vì sợi mịn, mặt bóng. Ngoài ra, một số chất liệu vải cao cấp cũng hay được dùng như: sa, xuyến, băng, là đều là sản phẩm của các làng nghề ở trong tỉnh hay các tỉnh lân cận sản xuất. Nghề nhuộm ở đây cũng rất phát triển vì quần áo nhuộm bằng củ nâu vừa bền màu vừa bền sợi. Nằm vị trí ven sông, nơi gặp nhau của các tuyến giao thông đường thủy, đường bộ và cũng là nơi hội tụ về kinh tế, văn hóa liên tục trong gần hai thế kỷ, phố Đầm có được phong cách ẩm thực đa dạng và mang những sắc thái riêng biệt. Môi trường thương nghiệp là chính đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày, phong tục tập quán, lối sống của cư dân địa phương, trong đó có thói quen ăn uống thịt cá, bún phở chiếm một phần lớn, là món ăn không thể thiếu trong khẩu phần hàng ngày của dân cư phố Đầm. Bên cạnh những món đặc sản mang tính phố thị như bún, phở, giò, chả... Phố Đầm còn có nhiều món ăn dân dã hấp dẫn như bánh xèo, bánh đa, bánh cuốn. Không chỉ có những món ăn ngon, phong phú, các hàng quán ở đây còn có cách bài trí, phục vụ mang những nét riêng. Những nhà hàng trong khu phố cổ thường treo một vài bức tranh xưa, xung quanh trang trí cây cảnh hoặc đồ mỹ nghệ. Tên những nhà hàng cũng mang tính truyền thống, được kế thừa từ đời này sang đời khác. Bên cạnh ẩm thực truyền thống, một số món ăn, thói quen xuất phát từ Trung Quốc và phương Tây vẫn được duy trì và phát triển, góp phần làm phong phú nét ẩm thực của phố Đầm, phục vụ nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Thời thuộc Pháp, nhiều gia đình nông thôn còn phải lần từng bữa ăn, rau cháo qua ngày, ấy thế mà dân phố Đầm vẫn cứ sung túc, vẫn có nhiều nhà kiên cố mọc lên. Người dân quanh vùng nói đến dân phố Đầm là nể trọng lắm vì tài làm ăn buôn bán kinh doanh, học hành. Tuy là khu dân cư lấy thương mại là chính, nhưng cũng như làng quê vùng nông thôn khác, phố Đầm cũng có đền, đình, nhà thờ kitô giáo được xây dựng theo lối kết hợp giữa bản sắc của người Việt và kiến trúc Pháp. Chúng ta có thể nêu các công trình văn hóa tiêu biểu sau: NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 43 Trung tâm phố Đầm có một khoảng đất rộng, hình chữ nhật rất đẹp nằm ở giáp Phụ Thành, bóng dáng như không gian quảng trường mà ta thường bắt gặp ở các nước phương Tây. Xưa kia, nơi đây là nơi họp chợ và sinh hoạt văn hóa của cả làng, xung quanh có nhiều hàng quán, khu giải trí rất sang trọng. Trước kia, làng Quảng Ích có 4 ngôi đình, mỗi giáp có ngôi đình riêng để thờ Thành hoàng (giáp Phúc Xuyên và Hà Quảng chung một ngôi đình). Đình chính nằm ở giữa làng trên một gò đất cao. Đình có kiến trúc chữ 三, gồm Tiền tế năm gian, Trung từ ba gian và Hậu cung. Mặt đình ngoảnh theo hướng nam, cổng Nghi môn được xây dựng đồ sộ, bề thế. Phía trong cổng có sân rộng, giữa sân có đường thập đạo, hai bên có hai dãy tả vu, hữa vu. Khu nội tự trong cùng được thờ Bản thổ Thành hoàng Tôn thần với nhiều câu đối, cửa võng và hệ thống kèo cột đều được sơn thếp rất đẹp. Phía trên có bức đại tự ghi “Địa linh nhân kiệt” để nói về tài sắc của con người phố Đầm mà chỉ có thể bắt gặp trong đại tự ở Bảng Môn Đình (Hoằng Lộc, Hoằng Hóa). Ngoài ngôi đình chính của làng, các ngôi đình của các giáp nhỏ hơn đều được dựng trên khu đất cao hướng ra dòng sông Chu, theo kiến trúc đình truyền thống người Việt. Đình là nơi tụ hội và xây kết tình cảm của nhiều thế hệ người dân phố Đầm. Riêng đình của giáp Vạn Quang do đây là khu vực của người sống nghề biển, sông nước, nghề nghiệp chủ yếu đi thuyền, buôn bán cá, mắn, muối do vậy tín ngưỡng ở đây là thờ Thủy thần - là vị thần bảo hộ cho dân làng. Nhà thờ công giáo xây dựng năm 1923, với xóm đạo gần trăm hộ đến nay nhà thờ vẫn còn giữ nguyên kiến trúc, nội thất phục vụ tín ngưỡng của giáo dân họ đạo và một số dân vạn chài ven sông. Khi phố Đầm đã phát triển mạnh mẽ là nơi tụ hội của những người thương nghiệp giàu có, nhu cầu của nhân dân quanh vùng, chính quyền Pháp và triều đình Nguyễn đã cho xây dựng Trường Tiểu học (Ecole Primaire de Quang Thi) do Pháp bảo trợ mở từ những năm 1924 tại phố Đầm. Lúc đầu, trường chỉ có 3 lớp gồm lớp đồng ấu, dự bị và lớp năm chuyên dạy bằng chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp. Đến năm 1936, trường có đủ 6 lớp gồm lớp Năm, lớp Bốn, lớp Ba, lớp Nhì đệ Nhất, lớp Nhì đệ Nhị và lớp Nhất. Lúc đông có trên 152 học sinh từ các huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Lang Chánh đến học2. Đến làng Đầm đặc trưng nhất là khu nhà cổ, nhiều gia đình buôn bán thành đạt đã đua nhau làm nhà. Lúc hưng thịnh phố Đầm có gần trăm ngôi nhà xây. Kiểu nhà ở phổ biến nhất chính là những ngôi nhà phố một hoặc hai tầng với đặc trưng chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài tạo nên kiểu nhà hình ống. Những vật liệu chính dùng để xây dựng nhà đều có sức chịu lực và độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt và bão lụt hàng năm của vùng này. Thông thường, các ngôi nhà có kết cấu kiểu nhà khung gỗ, hai bên có tường gạch ngăn cách. Khuôn viên trung bình của các ngôi nhà có chiều ngang khoảng 6m - 8m, chiều sâu khoảng 10m - 2 Theo cụ Nguyễn Quốc Đạt từng học hết bậc tiểu học ở đây cho biết trong lớp ông học có Cầm Bá Thỏ (con Cầm Bá Bảo Tri châu Thường Xuân), Lê Xuân Khôi con quan lang Mường Tín (châu Lang Chánh) và con quan lang Chầu Nguyệt, Đạo Thắng ở Quan Hóa. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 44 40m, biến thiên theo từng khu vực. Bố cục mặt bằng phổ biến của những ngôi nhà ở đây gồm: vỉa hè, hiên, nhà chính, nhà phụ, hiên, nhà cầu và sân trong, hiên, nhà sau ba gian, vườn sau. Kết cấu ngôi nhà chủ yếu xây theo kiểu biệt thự hai tầng hoặc nhà ống hướng ra mặt phố nằm san sát nhau. Với đường nét mềm mại, sinh động, hài hòa giữa điêu khắc kiến trúc đông - tây, kiến trúc gồm 3 phần: không gian buôn bán, không gian sinh hoạt và không gian thờ cúng, trong đó gian chính giữa ngôi nhà ở tầng hai làm nơi đặt bàn thờ tổ tiên, 2 bên là hoành phi, câu đối sơn thếp rực rỡ. Tầng hai thường lát bằng ván, cầu thang bằng gỗ tốt chạm trổ hoa văn tinh xảo, được kết cấu theo kiểu nhà trên, nhà dưới, nhà ngang, nhà bếp liên hoàn với nhau bằng hệ thống cửa liên thông. Nội thất ngôi nhà chia ra nhiều buồng: buồng ngủ, buồng ăn gắn liền bếp, buồng khách, thiết kế có lò sưởi, ban công rộng rãi, mát mẻ về mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Các biệt thự chủ yếu nằm dọc theo đường phố, tạo nên một bức tranh sinh động, lãng mạn, hiện đại ở một vùng quê hẻo lánh. Tiêu biểu như nhà cụ Lộc, Cai Tám, Cai Thi; cụ Lý Ninh, Lý Thư, Lý Xuyến, Lý Sinh; cụ Cửu Tích, Cửu Quát, Cửu Điển, Cửu Khang3; cụ Hồng, cụ Lũy, cụ Lỉ4; cụ Lại, cụ Thọ, cụ Thắng, cụ Bích... Những biệt thự kiểu Pháp cao vút rêu phong cổ kính, san sát giờ trở thành văn hóa truyền thống của một vùng quê bên dòng sông Chu. Trước sự mai một của quần thể kiến trúc phố cổ, sự lụi tàn của trung tâm giao thương trù phú xưa, năm 2013 một người con quê hương phố Đầm, sau bao năm xa quê đã hỗ trợ đầu tư hàng chục tỉ đồng xây dựng hệ thống hạ tầng đường sá, lắp đặt hệ thống đường điện công cộng toàn khu phố; xây dựng lại chợ xưa, xây sửa lại công trình văn hóa, điểm học mầm non; sửa sang một số nhà cổ; xây công viên, sân bãi thể dục thể thao và khu văn hóa tâm linh... đã làm sống dậy diện mạo của phố Đầm xưa. 4. Thay lời kết Phố Đầm - những dãy phố liền kề đặc trưng, những ngôi nhà với nét trang trí vẫn còn nguyên từ thuở ban đầu cách đây hàng thế kỷ. Nét độc đáo của những ngôi nhà Pháp là mảng phù điêu phong cách phương Tây hòa quyện văn hóa phương Đông với dòng chữ Hán đắp nổi trước nhà, trước cổng, đã trở thành vốn di sản quý của phố Đầm một thời đã qua. Phố Đầm hình thành không phải từ cơ sở của trung tâm hành chính như đặt các “trấn” mà nơi đây xuất hiện trên cơ sở điều kiện kinh tế. Nằm trên vị trí thuận lợi giao thương có bến cảng cho thuyền bè neo đậu, với nhiều nguồn hàng đổ về đây rồi trung chuyển đi muôn nơi, là cơ sở tạo cho phố Đầm ra đời. Có chăng là “trạm” chỉ khi chính quyền phong kiến và thực dân Pháp lập các trạm giác để kiểm soát và khai thác bằng hình thức đánh thuế mà thôi. Phố Đầm - chợ Đầm hai thành tố “phố” và “chợ” gắn liền, hòa quyện vào nhau được hình thành và phát triển trên cơ sở điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội thời phong kiến và đạt được sự thịnh vượng nhất định trong lịch sử. Những năm đổi mới, nằm trên vùng trũng, khuất, không thuận lợi cho việc giao thương và thường xuyên chịu những trận lũ lụt từ sông Chu do vậy phố Đầm không còn giữ được vai trò là vị trí trung tâm của vùng. Điều này, phố 3 Cai Tám, Cai Thi, Lý Ninh, Lý Thư, Lý Xuyến, Lý Sinh, Cửu Tích, Cửu Quát, Cửu Điển, Cửu Khang là những người làm cai tổng, lý trưởng hoặc có phẩm hàm cửu phẩm nên thường gắn chức vụ với tên người. 4 Họ là những người gốc Hoa NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 45 Đầm cũng như bao đô thị cổ lớn khác như phố Hiến, Thanh Hà (ngoài tỉnh), Dương Xá (trong tỉnh) khi vai trò lịch sử đã kết thúc, phố Đầm không tránh khỏi lụi tàn theo thời gian. Người phố Đầm vốn là dân “ngụ cư”, lâu nhất là khoảng 09 đời, lấy nghề buôn bán là chủ đạo. Khi những nhân tố thuận lợi cho sự hình thành, phát triển thành “kẻ chợ” đã tiếp thêm nhiều sinh khí từ hoạt động giao thương buôn bán, không bị chi phối nhiều bởi dân cư gốc. Tuy nhiên, dưới chế độ phong kiến, thực dân phố Đầm vẫn còn nặng yếu tố “thị” trong “làng” mà chưa bứt ra được để trở thành một thành tố “thị” độc lập, lúc vẫn gọi là “phố Đầm” như một chốn thị, lúc lại gọi là “làng Đầm” như bao làng quê nông thôn khác. Nhưng dù thế nào, họ vẫn có nét riêng khác với người làm nghề nông cùng xã, bởi sự tài hoa, can trường, tư duy phóng khoáng trong hưởng thụ về vật chất và tinh thần, điều này không như những người nông dân luôn tằn tiện làm trọng. Khi điều kiện tự nhiên, xã hội không còn là lợi thế, người dân phố Đầm đã di cư đến những vùng đất mới, trong đó chủ yếu là phố Cống, Mục Sơn, Đồng Mới, Đồng Tâm, Lang Chánh, Quan Sơn và thành phố Thanh Hóa; một số gia đình đại tư sản sau năm 1954 đã chạy vào Nam và sang Pháp. Những hộ dân còn lại vẫn lấy nghề buôn bán nhỏ là chính, không gian phố xá thu hẹp, tiêu điều. Sau hơn 1/2 thế kỷ bị lãng quên, hoạt động thương mại ngưng trệ, rất nhiều gia đình li tán, các ngôi nhà cũng theo đó mà không có người ở, thời gian đã làm cho nơi đây bị mai một nhiều. Phố Đầm với các kiến trúc biệt thự kiểu Pháp đã bị chìm vào quên lãng. Những công trình lớn như trường học, đình, đền thờ, điếm canh, nhà tuần, nhà cổ đã không còn, hoặc còn không đáng kể. Để phát huy vai trò lịch sử - văn hóa, kinh tế - xã hội của phố Đầm, ngày 18/10/2017 UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 3945/QĐ- UBND phê duyệt quy hoạch chung đô thị phố Đầm đến năm 2030 và Quyết định số 4188/QĐ-UBND công nhận phố Đầm đạt chuẩn đô thị loại V. Từ truyền thống của một đô thị xưa và với sự quan tâm của Nhà nước, sự đồng lòng của chính quyền và nhân dân, hy vọng trong tương lai phố Đầm sẽ được bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống vốn có để tạo thành điểm danh thắng vệ tinh của khu du lịch Lam Kinh mà du khách có thể tham quan về một khu đô thị cổ còn sót lại duy nhất ở xứ Thanh. Tài liệu tham khảo [1]. Đồng Khánh dư địa chí. [2]. Địa chí Thanh Hóa, tập 1, Nxb Văn hóa Thông tin, 2001. [3]. Lịch sử xã Xuân Thiên, Nxb Thanh Hóa, 2007. [4]. Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX, Nxb KHXH, xuất bản năm 1981. [5]. Thanh Hoá đẹp tươi (Thanh Hoa Pittoresque) của H. Lebreton, xuất bản năm 1922, tài liệu lưu trữ tại Thư viện tỉnh. [6]. Tỉnh Thanh Hóa (Les Thanh Hoa) của Ch Robequain, xuất bản năm 1929. [7]. Thanh Hóa quan phong, Vương Duy Trinh, xuất bản năm 1973. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 46 DAM TOWN - DAM MARKET Le Huy Dung, B.A Abstract: Ancient towns play an important role in the medieval and modern history. Over the ups and the downs , the ancient towns are no longer intact. With the aims of promoting cultural values of ancient towns, especially the exploitation and development of tourism in Thanh Hoa to serve the socio-economic development, ancient towns must perserved. Dam town in Xuan Thien commune, Tho Xuan district nowadays is one of the ancient towns imbued with traditional culture and long history. Therefore, it needs to be preserved and exploited. Key words: Ancient town, Dam town, tourism exploitation, traditional culture. Người phản biện: NCS.GVC. Hà Đình Hùng (ngày nhận bài 13/12/2018; ngày gửi phản biện 15/12/2018; ngày duyệt đăng 05/01/2019).
File đính kèm:
- pho_dam_cho_dam.pdf