Phát triển loại hình du lịch nông thôn ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay

Tóm tắt

Hiện nay, du lịch nông thôn là loại hình du lịch được nhiều địa phương ở Đồng bằng sông

Cửu Long lựa chọn là hướng phát triển bền vững. Trong đó, tỉnh Đồng Tháp là một trong những địa

phương có nhiều tiềm năng và đi đầu trong phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển du

lịch. Bài viết là kết quả khảo sát về tiềm năng và thực trạng về du lịch nông thôn, qua đó đề ra một

số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay.

Phát triển loại hình du lịch nông thôn ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay trang 1

Trang 1

Phát triển loại hình du lịch nông thôn ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay trang 2

Trang 2

Phát triển loại hình du lịch nông thôn ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay trang 3

Trang 3

Phát triển loại hình du lịch nông thôn ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay trang 4

Trang 4

Phát triển loại hình du lịch nông thôn ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay trang 5

Trang 5

Phát triển loại hình du lịch nông thôn ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay trang 6

Trang 6

Phát triển loại hình du lịch nông thôn ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay trang 7

Trang 7

Phát triển loại hình du lịch nông thôn ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay trang 8

Trang 8

Phát triển loại hình du lịch nông thôn ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay trang 9

Trang 9

Phát triển loại hình du lịch nông thôn ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 8160
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Phát triển loại hình du lịch nông thôn ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển loại hình du lịch nông thôn ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay

Phát triển loại hình du lịch nông thôn ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay
 du lịch hoa Sa Đéc; 
Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch 
và nguồn nhân lực du lịch theo hướng chuyên 
nghiệp, hiện đại; Phấn đấu tổng thu du lịch đạt 
1.200 tỷ đồng. Chi tiêu bình quân khách có lưu 
trú đạt 650.000 đồng/ngày (Báo cáo Sở Văn hoá 
thông tin và du lịch tỉnh Đồng Tháp).
Toàn tỉnh có trên 80 điểm du lịch cộng đồng, 
tạo điều kiện để ngành du lịch của tỉnh Đồng 
Tháp đã và đang khai thác đúng hướng, hiệu quả 
và bền vững, trong đó du lịch nông nghiệp thật 
sự là tiềm năng, thế mạnh cần được khai thác và 
phát huy hơn nữa theo Đề án Phát triển du lịch 
Đồng Tháp 2015-2020 (Báo cáo Sở Văn hoá 
thông tin và du lịch tỉnh Đồng Tháp).
117
Du lịch Đồng Tháp, mặc dù tốc độ tăng 
trưởng khá cao nhưng chủ yếu quy mô nhỏ. Sản 
phẩm du lịch nông nghiệp còn đơn sơ, chưa tận 
dụng được hết lợi thế để thu hút khách cũng như 
tăng khả năng chi tiêu từ khách du lịch, chưa có 
nhiều dịch vụ bổ trợ khác cho khách.
Các đơn vị tổ chức hoạt động du lịch còn 
lúng túng trong khai thác tiềm năng, lợi thế so 
sánh, đa dạng sản phẩm du lịch nông nghiệp để 
hấp dẫn du khách. Phần lớn người nông dân chỉ 
quen sản xuất nông nghiệp, mặc dù đã được hỗ 
trợ đào tạo các kỹ năng giao tiếp ứng xử, đón tiếp 
và phục vụ khách nhưng tiếp thu còn hạn chế nên 
hoạt động còn thiếu chuyên nghiệp.
Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức 
của cộng đồng về giá trị văn hóa địa phương 
chưa được chú trọng, từ đó việc truyền tải đến 
du khách những giá trị này bằng tình yêu, sự tôn 
trọng và niềm tin về du lịch của Tỉnh còn hạn 
chế. Cùng với đó là đào tạo, bồi dưỡng nâng cao 
kỹ năng làm du lịch cho cộng đồng, các kỹ năng 
giao tiếp, ứng xử, kỹ năng quản lý điểm đến còn 
yếu và thiếu.
Bên cạnh đó, Tỉnh chưa có chính sách cụ 
thể để các công ty lữ hành Đồng Tháp và công 
ty lữ hành trong nước nhằm xây chương trình 
du lịch, xây dựng sản phẩm, kết nối tour tuyến, 
đặc biệt quan tâm bán sản phẩm du lịch của địa 
phương, bảo vệ tác quyền của các sản phẩm du 
lịch nông nghiệp của Đồng Tháp, phát huy giá trị 
sản phẩm du lịch Đồng Tháp theo đúng sứ mệnh 
của vùng đất Sen hồng.
7. Một số giải pháp phát triển du lịch nông 
thôn ở Đồng Tháp 
Phát triển du lịch nông thôn được xác định là 
một giải pháp động lực thúc đẩy xây dựng nông 
thôn mới bền vững, đồng thời nông thôn mới là 
nền tảng hỗ trợ cho sự phát triển đa dạng, chất 
lượng, ổn định của điểm đến du lịch. Phát triển 
du lịch nông thôn hiệu quả sẽ góp phần thực hiện 
đồng thời hai mục tiêu là phát triển du lịch trở 
thành ngành kinh tế mũi nhọn và đạt mục tiêu 
quốc gia về xây dựng nông thôn mới bền vững
Do vậy, để hoạt động du lịch nông thôn của 
Đồng Tháp ngày càng phát triển đi vào bài bản, 
chuyên nghiệp và phát triển theo hướng bền 
vững, thời gian tới, ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp 
cần tập trung nhiều giải pháp hiệu quả. Chúng 
tôi xin đề xuất một số giải pháp sau: 
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát 
triển du lịch nông thôn Đồng Tháp:
Đây là giải pháp trọng tâm, có ý nghĩa quyết 
định. Tỉnh cần thực hiện tuyên truyền thường 
xuyên, liên tục, bằng các lực lượng, nhiều hình 
thức, kết hợp phương pháp truyền thống với 
phương pháp hiện đại, nâng cao nhận thức đội 
ngũ những người tham gia hoạt động du lịch, cán 
bộ quản lý và cộng đồng dân cư về vai trò, vị trí 
và tầm quan trọng của hoạt động phát triển du 
lịch nông thôn đối với sự phát triển kinh tế - xã 
hội của địa phương nhằm tạo sự đồng thuận trên 
con đường thực hiện mục tiêu đưa du lịch nông 
thôn Đồng Tháp ngày càng phát triển, trở thành 
một trong những điểm đến nổi bật, không thể bỏ 
qua của khu vực ĐBSCL và cả nước.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông, cơ sở vật 
chất phục vụ phát triển du lịch nông thôn:
Tập trung đầu tư hoàn thiện và đồng bộ hệ 
thống hạ tầng giao thông dẫn đến các khu, điểm 
du lịch nông thôn trọng điểm của Tỉnh để xây 
dựng các tuyến du lịch, tour du lịch nông thôn 
khép kín; đầu tư nâng cấp hệ thống điện, cấp thoát 
nước, cải thiện môi trường du lịch để đáp ứng yêu 
cầu nhiệm vụ phát triển du lịch nông thôn. Đầu 
tư phát triển các công trình dịch vụ du lịch nông 
thôn, các khu vui chơi giải trí phù hợp tại các 
khu di tích, điểm tham quan du lịch trọng điểm; 
phát triển hệ thống các trạm dừng chân trên các 
tuyến du lịch nông thôn. Tiếp tục đầu tư trùng 
tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc 
cổ để đưa vào các tuyến điểm tham quan du lịch 
nhằm làm phong phú thêm sản phẩm du lịch nông 
thôn của Đồng Tháp, tăng tính hấp dẫn đối với 
du khách, kéo dài thời gian lưu trú và tăng khả 
năng chi tiêu của khách.
Nâng cấp, phát triển hệ thống các cơ sở lưu 
trú và công trình phục vụ du lịch nông thôn chất 
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 2, 2021, 110-120
118
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
lượng cao theo Tiêu chuẩn Quốc gia như hệ thống 
khách sạn - nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, trung tâm 
hội nghị - triển lãm - thương mại cao cấp... tập 
trung ở trung tâm du lịch thành phố Cao Lãnh và 
thành phố Sa Đéc. Khôi phục, cải tiến có chọn 
lọc một số phương tiện vận tải hành khách thô 
sơ như: xích lô, xe lôi, xe ngựa hoặc thí điểm áp 
dụng xe điện năng lượng mặt trời phù hợp với 
tiêu chuẩn du lịch xanh và đô thị sinh thái.
- Xây dựng phát triển sản phẩm du lịch nông 
thôn đặc trưng của từng khu, điểm du lịch trọng 
điểm và xây dựng thương hiệu du lịch nông thôn:
Nghiên cứu sâu sắc nét đặc trưng riêng của 
từng khu, điểm du lịch để xây dựng sản phẩm du 
lịch nông thôn đặc thù gắn với thương hiệu của 
khu, điểm du lịch đó. Trùng tu, tôn tạo di tích, 
danh lam thắng cảnh, hỗ trợ khôi phục, phát triển 
các làng nghề truyền thống gắn với văn hóa bản 
địa để phục vụ khách tham quan, trải nghiệm. 
Phát huy văn hóa phi vật thể, đặc biệt là phát 
huy thế mạnh văn hóa ẩm thực, giá trị giọng 
“Hò Đồng Tháp” và sự tham gia của cộng đồng 
dân cư địa phương gắn với các hoạt động du lịch 
trải nghiệm. 
Đa dạng, nâng chất lượng sản phẩm, dịch vụ 
du lịch nông thôn và hàng quà tặng, hàng đặc sản.
Tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở vật chất, mở rộng 
và bổ sung dịch vụ tại các điểm đến du lịch nông 
thôn của Tỉnh đang thu hút nhiều khách du lịch 
như: Khu di tích cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, 
Khu di tích Xẻo Quýt, Gáo Giồng, Vườn quốc 
gia Tràm chim, Gò Tháp, Làng hoa Sa Đéc, Nhà 
cổ Huỳnh Thủy Lê gắn với phát huy giá trị văn 
hóa truyền thống để khai thác sản phẩm du lịch 
nông thôn đặc thù của từng khu điểm du lịch.
- Truyền thông quảng bá hình ảnh, tài 
nguyên, sản phẩm du lịch nông thôn Đồng Tháp: 
Thông điệp để quảng bá du lịch: “Đồng 
Tháp thuần khiết như hồn sen”. Đẩy mạnh công 
tác truyền thông, xúc tiến du lịch, vận động đầu 
tư, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh 
nghiệp và nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự 
án đầu tư phát triển du lịch nông thôn trên địa bàn 
Tỉnh. Gắn việc tổ chức các sự kiện văn hóa, thể 
thao kết hợp với quảng bá hình ảnh du lịch, sản 
phẩm làng nghề thủ công truyền thống của Tỉnh 
mang tính chuyên nghiệp hơn, có chiều sâu. Tổ 
chức các đoàn Famtrip doanh nghiệp du lịch, lữ 
hành, báo, đài trong cả nước để tăng cường việc 
liên kết, nối tour đưa khách về tham quan du lịch 
Đồng Tháp và quảng bá hình ảnh điểm đến. Tổ 
chức đoàn xúc tiến du lịch và học tập kinh nghiệm 
mô hình phát triển du lịch trong và ngoài nước 
để xây dựng sản phẩm mới, đặc trưng của Tỉnh.
- Đào tạo nguồn nhân lực du lịch nông thôn:
Nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn 
nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch nông 
thôn.Tiếp tục đào tạo nâng cao tay nghề cho 
lực lượng phục vụ trong ngành chuyên nghiệp 
hơn để nâng chất lượng dịch vụ và tập huấn 
kiến thức về du lịch nông thôn cho cộng đồng 
dân cư vùng có khu điểm du lịch để người dân 
có điều kiện tham gia vào các hoạt động kinh 
doanh dịch vụ tại các khu điểm du lịch. Hướng 
đào tạo phải phù hợp với trình độ chuyên môn, 
vị trí của từng bộ phận. Chia làm 3 nhóm đối 
tượng đào tạo: nhóm cán bộ, nhân viên quản lý 
nhà nước về du lịch các cấp và các sở, ngành 
có liên quan; nhóm các bộ quản lý các doanh 
nghiệp du lịch, lữ hành, khu điểm du lịch, cơ sở 
kinh doanh dịch vụ du lịch và nhóm cộng đồng 
dân cư tham gia hoạt động dịch vụ du lịch tại địa 
phương. Chương trình đào tạo: theo tiêu chuẩn 
kỹ năng nghề du lịch Việt Nam gắn kết với nhu 
cầu thực tiễn tại cơ sở và tình hình phát triển 
du lịch địa phương. Hình thức đào tạo: kết hợp 
nhiều hình thức đào tạo, trong đó, ưu tiên công 
tác đào tạo tại chỗ, tạo nguồn nhân lực có chất 
lượng, hoạt động ổn định, hiệu quả.
- Cải thiện môi trường du lịch nông thôn: 
Xây dựng môi trường du lịch nông thôn theo 
hướng an toàn, thân thiện, hệ thống nhà vệ sinh 
đạt chuẩn phục vụ khách du lịch tại các khu di 
tích, điểm tham quan du lịch; đảm bảo công tác 
vệ sinh môi trường, an ninh an toàn cho khách, 
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách, thực 
hiện niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết, tránh 
tình trạng chèo kéo, đeo bám du khách, cạnh 
119
tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến uy 
tín và chất lượng của ngành du lịch Tỉnh, nhằm 
phát triển du lịch nông thôn Tỉnh theo hướng có 
trách nhiệm, bền vững.
- Mời gọi đầu tư phát triển du lịch nông thôn:
Khuyến khích các thành phần kinh tế trong 
và ngoài Tỉnh tham gia đầu tư phát triển du lịch 
nông thôn nhằm đa dạng hóa sản phẩm và dịch 
vụ du lịch nông thôn đủ sức cạnh tranh trên thị 
trường. Huy động các nguồn lực xã hội đầu tư 
khai thác dịch vụ tại các khu, điểm du lịch. Tập 
trung khơi gợi, tạo cảm hứng, kêu gọi đầu tư vào 
phát triển du lịch nông thôn theo từng giai đoạn, 
tương ứng với từng tuyến điểm du lịch cụ thể.
Tập trung vốn ngân sách đầu tư đồng bộ có 
trọng tâm, trọng điểm để kích thích xã hội hoá 
đầu tư du lịch nông thôn. Trước mắt ưu tiên đầu 
tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tại các khu, 
điểm du lịch trọng điểm của tỉnh. Thực hiện xã 
hội hoá đầu tư phát triển du lịch nông thôn, tạo 
các điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, 
thủ tục hành chính, dịch vụ hỗ trợ đầu tư để các 
thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du 
lịch nông thôn. Mở rộng các hình thức thu hút 
đầu tư cả trong và ngoài nước.
- Giải pháp về tăng cường công tác quản lý 
quy hoạch du lịch nông thôn:
Rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các 
quy hoạch du lịch chi tiết, các dự án du lịch nông 
thôn đã được phê duyệt; tiếp tục xây dựng quy 
hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch đã được lựa 
chọn, xác định và cắm mốc chỉ giới phạm vi sử 
dụng đất, quản lý và thực hiện có hiệu quả việc 
đầu tư theo quy hoạch. Các sở, ban, ngành chức 
năng khi xây dựng quy hoạch phát triển ngành, 
lĩnh vực cần tính đến các yếu tố ưu tiên hỗ trợ 
phát triển du lịch nông thôn. UBND các huyện 
và thành phố trong Tỉnh trên cơ sở quy hoạch 
này xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du 
lịch nông thôn trên địa bàn.
8. Kết luận
Đồng Tháp là địa phương có nhiều tiềm 
năng và lợi thế để phát triển loại hình du lịch 
nông thôn mà ít nơi nào có được. Du lịch nông 
thôn mang đến rất nhiều lợi ích cho Tỉnh như: 
giải quyết việc làm cho người dân địa phương, 
phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của cộng 
đồng địa phương. Mặt khác, trong tình hình biến 
đổi khí hậu chung hiện nay, điều kiện thời tiết 
ảnh hưởng và tác động lớn đến sản xuất và sản 
lượng nông nghiệp thì du lịch nông thôn như là 
một giải pháp giúp tăng thu nhập cho người dân 
thôn quê, đồng thời làm giảm những hạn chế do 
tính mùa vụ nông nghiệp tạo ra. Ngoài ra, nó còn 
giúp mở rộng, giao lưu văn hóa giữa các cộng 
đồng, giúp cộng đồng nhận thức rõ hơn giá trị 
của các tài nguyên tự nhiên và nhân văn, giúp bảo 
tồn và lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống. 
Nhìn chung, mặc dù mới hình thành trong 
một thời gian ngắn nhưng loại hình nông thôn tại 
Đồng Tháp bước đầu đã góp phần làm phong phú 
sản phẩm, tăng thêm sự lựa chọn cho du khách 
khi tìm hiểu, trải nghiệm, khám phá vẻ đẹp của 
quê hương, con người cũng như văn hóa Đồng 
Tháp. Do vậy, Đồng Tháp nên coi du lịch nông 
thôn là loại hình du lịch chủ đạo của tỉnh nhà, 
kết hợp với các loại hình du lịch khác và chiến 
lược sản xuất thực phẩm sạch, để tạo thành điểm 
đến của những “Kỳ nghỉ vùng quê” hấp dẫn. Tuy 
nhiên, để hoạt động du lịch nông thôn phát triển 
hiệu quả hơn thì Tỉnh cần có định hướng phù hợp 
và phải quan tâm, đầu tư, quản lý hiệu quả và có 
sự chung tay góp sức của toàn thể cư dân nông 
thôn địa phương./.
Lời cám ơn: Nghiên cứu này được hỗ trợ 
bởi đề tài nghiên cứu khoa học của Trường Đại 
học Đồng Tháp, mã số SPD2019.01.11.
Tài liệu tham khảo
Agr i cu l tu r e and Rura l Deve lopmen t , 
Government of Alberta. (2010) Rural 
tourism - an overview, October 2010, Truy 
cập từ 
download.php?filename=mais/Rural%20
Tourism-%20FINAL.pdf.
Bùi Xuân Nhàn. (2009). Phát triển du lịch nông 
thôn ở nước ta hiện nay. Tổng cục Du lịch. 
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 2, 2021, 110-120
120
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
Truy cập từ 
index.php/items/5410.
Đào Thế Tuấn, Nguyễn Xuân Hoản. (2012). Đa 
dạng hóa hình thức du lịch nông thôn. Hội 
thảo quốc tế Phát triển du lịch nông nghiệp 
và du lịch đón tiếp tại nông hộ: thể chế chính 
sách và bài học kinh nghiệm. Bắc Cạn. 
Hà Văn Siêu. (2013). Cẩm nang thực tiễn phát 
triển du lịch nông thôn Việt Nam. Viện 
Nghiên cứu phát triển du lịch.
Hoàng Thị Mai. (2015). Du lịch nông thôn từ lý 
luận đến thực tiễn. NXB Khoa học Xã hội.
Lane, Bernard. (1994). What is rural tourism?. 
Journals of Sustainable Tourism. Truy 
cập từ https://www.researchgate.net/
publication/261191407_What_is_Rural_
Tourism.
Mili, Nitashree. (2012). Rural Tourism 
Development: An Overview of Tourism in 
the Tipam Phakey Village of Naharkatia 
in Dibrugarh District Assam (India). 
International Journal of Scientific and 
Research Publications, Volume 2, Issue 
12, December 2012. Truy cập từ http://
www.ijsrp.org/research-paper-1212/
ijsrp-p12116.pdf.
Nguyễn Thị Diễm Phương. (2018). Phát triển du 
lịch nông thôn ở Tây Nam Bộ: tiềm năng và 
thách thức. Kỷ yếu Giảng dạy, nghiên cứu 
Việt Nam học và tiếng Việt. NXB Đại học 
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Trịnh Thái. (2015). Du lịch nông thôn - hướng 
phát triển đầy tiềm năng. Hội nông dân Việt 
Nam. Truy cập từ 
vn/sitepages/news/45/36379/du-lich-nong-
thon-huong-phat-trien-day-tiem-nang. 
Tổ chức Du lịch thế giới - WTO. (2002). Các 
khái niệm về du lịch bền vững.
Tổng hợp Báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển 
nông thôn tỉnh Đồng Tháp.
Tổng hợp Báo cáo Sở Văn hoá thông tin và Du 
lịch tỉnh Đồng Tháp.
Wang Ling En, Sheng Kui Cheng, Dhruba Bijaya 
G.C, Mu Song Lin, Zhong Lin Sheng, Ren 
Guo Zhu. (2013). Rural tourism development 
in China: Principles, models and the future. 
Journal of Mountain Science, February. Truy 
cập từ https://www.academia.edu/8163258/
Rural_Tourism_Development_in_China_
Principles_Models_and_the_Future.

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_loai_hinh_du_lich_nong_thon_o_tinh_dong_thap_hien.pdf