Phát triển du lịch mua sắm tại thành phố Đà Nẵng

Mua sắm và du lịch đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới. Đã có rất nhiều bài báo nghiên cứu về mối quan hệ giữa mua sắm và du lịch, nhưng chưa có nghiên cứu chính thức nào về du lịch mua sắm ở Việt Nam. Mặc dù Đà Nẵng có nhiều lợi thế để trở thành điểm du lịch mua sắm nổi tiếng của Việt Nam nhưng Đà Nẵng vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Trên cơ sở mô hình du lịch mua sắm của một số quốc gia nổi tiếng, nghiên cứu định tính sẽ được sử dụng để phác thảo cơ sở lý luận về du lịch mua sắm và kế thừa kết quả của các nhà nghiên cứu có liên quan nhất để đề xuất các giải pháp phát triển du lịch mua sắm tại thành phố Đà Nẵng

Phát triển du lịch mua sắm tại thành phố Đà Nẵng trang 1

Trang 1

Phát triển du lịch mua sắm tại thành phố Đà Nẵng trang 2

Trang 2

Phát triển du lịch mua sắm tại thành phố Đà Nẵng trang 3

Trang 3

Phát triển du lịch mua sắm tại thành phố Đà Nẵng trang 4

Trang 4

Phát triển du lịch mua sắm tại thành phố Đà Nẵng trang 5

Trang 5

Phát triển du lịch mua sắm tại thành phố Đà Nẵng trang 6

Trang 6

Phát triển du lịch mua sắm tại thành phố Đà Nẵng trang 7

Trang 7

Phát triển du lịch mua sắm tại thành phố Đà Nẵng trang 8

Trang 8

Phát triển du lịch mua sắm tại thành phố Đà Nẵng trang 9

Trang 9

Phát triển du lịch mua sắm tại thành phố Đà Nẵng trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 6820
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển du lịch mua sắm tại thành phố Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển du lịch mua sắm tại thành phố Đà Nẵng

Phát triển du lịch mua sắm tại thành phố Đà Nẵng
u của 
con người, từ các mặt hàng nhỏ, hàng thủ công 
địa phương, đến các mặt hàng thời trang xa xỉ 
từ các thương hiệu đình đám, nổi tiếng. Khu 
vực mua sắm của Thượng Hải được chia làm 2 
khu chính: 
 Tứ Đại Thương Lộ: Nanjing (Nam 
Kinh), North Sichuan (Bắc Tứ Xuyến), 
Huaihai (Hoài Hải) và Middle Tibet 
(Trung Tây Tạng). 
 Tứ Đại Thương Phố: Yuyuan (Dự Viên), 
Xujiahui, Jaili (Giai Lí) và New Shanghai 
(Tân Thượng Hải). 
Ngoài 8 điểm mua sắm nổi tiếng này, còn rất 
nhiều điểm khác trải dài khắp thành phố như: 
Huaihai, Middle Tibet, Nanjing, North Sichuan,... 
Hoạt động du lịch mua sắm của Thượng Hải 
không chỉ tập trung ở những trung tâm thương 
mại mua sắm tầm cỡ với các hàng hóa xa xỉ từ 
các thương hiệu nổi tiếng như No.1, New World 
Daimaru, Grand, Pacific, Gatewayy 66... mà còn 
bao gồm các khu phố, cửa hàng, khu chợ, tuyến 
đường mua sắm chuyên về một loại hàng hóa 
hay đa dạng hàng hóa với mức giá cả phải 
chăng, chẳng hạn như phố tô giới Pháp, khu Qi 
Pu Lu, chợ Yuyua, chợ Vải, chợ Jiashan,... 
Thứ hai, hệ thống giao thông vô cùng thuận 
tiện để tiếp cận các điểm mua sắm bằng 
phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, 
tàu điện ngầm. 
Thứ ba, tập trung các hoạt động tiếp thị cho 
du lịch mua sắm như: Thành phố không bao giờ 
ngủ, cung cấp bản đồ du lịch mua sắm, tuyên 
truyền cấm dùng túi nilon trong mua sắm để 
bảo vệ môi trường, phát triển các khu phố đi bộ 
gắn liền mua sắm,... hướng tới việc định vị 
Thượng Hải như là “Thiên đường mua sắm”. 
4.2. Singapore 
Singapore được mệnh danh là “Quốc đảo sư 
tử” hiện đại, xinh đẹp và sạch sẽ nhất thế giới. 
Mặc dù nơi đây không sở hữu những di sản nổi 
tiếng hay bãi biển xinh đẹp nhưng lại có sức hút 
lớn với khách du lịch quốc tế. Cụ thể số liệu tại 
sơ đồ 2 cho thấy tình hình khách quốc tế đến 
Singapore luôn gia tăng qua các năm từ 2008 
đến 2018. 
N.T. Ái Diễm, H.L. Thùy Linh / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 24-33 30 
 (Nguồn: https://www.budgetdirect.com.sg/travel-insurance/research/singapore-tourism-statistics) 
Sơ đồ 2. Tổng lượt khách quốc tế đến Singapore (2008 - 2018) 
Singapore không chỉ nổi tiếng với những 
công trình hiện đại, đẳng cấp mà còn thu hút 
khách du lịch bởi hoạt động du lịch mua sắm. 
Vì thế, Singapore cũng được mệnh danh là 
“Thiên đường mua sắm của Châu Á”. Những 
điểm mua sắm nổi tiếng phải kể đến như: Đại 
lộ Orchard, Trung tâm Thương mại Chinatown, 
Vivo City, Mustafa Center, The Shoppes 
Marina Bay Sands,... với đa dạng sản phẩm từ 
mức giá bình dân cho đến đắt đỏ. 
Theo báo cáo Top 10 điểm đến hàng đầu 
năm 2018 (Hình 3), khách du lịch Trung Quốc 
chi tiêu nhiều nhất cho mua sắm (47%), du 
khách đến từ Hoa Kỳ chi tiêu nhiều nhất cho 
lưu trú (40%), du khách đến từ Philippines chi 
tiêu nhiều nhất cho dịch vụ ăn uống (17%). 
Trong khi du khách đến từ Indonesia chi tiêu 
nhiều nhất cho các chi phí du lịch khác, bao 
gồm vé máy bay và các phương thức vận 
chuyển như phà và du lịch trên biển (47%). 
(Nguồn: https://www.budgetdirect.com.sg/travel-insurance/research/singapore-tourism-statistics) 
Sơ đồ 3. Top 10 điểm đến hàng đầu cho dịch vụ ăn uống, lưu trú và mua sắm (2008 - 2018) 
Để góp phần phát triển du lịch mua sắm, 
Singapore có nhiều chương trình giảm giá lớn, 
đặc biệt hai mùa giảm giá chính có tên gọi là 
GSS (Great Singapore Sale). Thời gian giảm 
N.T. Ái Diễm, H.L. Thùy Linh / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 24-33 31 
giá chia theo 2 mùa chính đó là mùa xuân hạ và 
thu đông. Thời gian giảm giá hàng xuân hè rơi 
vào khoảng tháng 6 đến tháng 8, giảm mạnh 
nhất vào tháng 7 và tháng 8. Còn mặt hàng thu 
đông thường được giảm giá từ tháng 12 đến 
tháng 2 năm sau, giảm mạnh nhất vào đợt giáng 
sinh và tháng 1. Trong 2 mùa sale này, phần lớn 
các mặt hàng sẽ được giảm từ 50 - 70%. 
Ngoài ra, khách hàng được hưởng chính 
sách hoàn thuế 7% hoặc miễn thuế cho một số 
sản phẩm và dịch vụ đặc biệt chịu mức thuế 
GST với giá trị mua hàng trên 100USD theo 
quy định của chính phủ. Bên cạnh đó, các 
doanh nghiệp cũng hợp tác với chính phủ rất tốt 
để hỗ trợ giải quyết các thủ tục một cách đơn 
giản, nhanh chóng cho khách hàng. Các trung 
tâm thương mại Singapore đều có bộ phận dịch 
vụ hoàn thuế chuyên nghiệp. Đồng thời, du 
khách sử dụng dịch vụ khai báo điện tử eTRS 
(Chương trình hoàn thuế điện tử cho du khách) 
rất thuận tiện và dễ dàng hoàn thuế tiền mặt 
ngay tại sân bay. 
4.3. Thái Lan 
Thái Lan là một trong những đất nước thành 
công nhất trong việc tận dụng sức tác động lẫn 
nhau của du lịch và mua sắm. Theo thống kê 
của UNWTO, Thái Lan đã vượt qua các quốc 
gia châu Á khi thu về 57 tỉ USD doanh thu cho 
du lịch. 
Theo Cục Du lịch Thái Lan, dữ liệu về cách 
chi tiêu (Sơ đồ 4), tổng chi tiêu cho mỗi khách 
du lịch ở đây là 5.238 bath mỗi ngày. Mua sắm 
(1278 bath), giải trí (526 bath), tham quan (200 
bath), khách sạn (1530 bath), dịch vụ ăn uống 
(1049 bath), phương tiện đi lại (526 bath) 
chiếm phần lớn chi tiêu này. Vì vậy, chi tiêu 
cho mua sắm đứng thứ 2 sau khách sạn. 
(Nguồn: The Department of Thailand Tourism) 
Sơ đồ 4. Chi tiêu mỗi ngày (2006) 
Một trong những yếu tố đóng góp vào doanh 
thu khổng lồ này chính là các khu phố du lịch. 
Nổi bật trong số đó có thể kể đến Asiatique The 
Riverfront (BangKok). Nơi đây được coi là 
thiên đường mua sắm cho du khách tại Thái 
Lan với hơn 1.500 cửa hàng cũng như 40 quán 
ăn khác nhau trong khu phức hợp khổng lồ. 
Ngoài ra, các trung tâm thương mại lớn tại 
Bangkok cũng mang lại sức hút lớn với khách 
du lịch mua sắm như: Central World, Ma Boon 
Khrong Center, Terminal 21, Central Embassy 
Shopping Mall, Chinatowm. Bên cạnh đó, các 
khu mua sắm đường phố (street shopping), chợ 
đêm, chợ nổi góp phần tạo nên sự đa dạng với 
các hàng hóa phong phú và giá cả bình dân. 
Cũng giống như Singapore, một trong những 
yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của việc mua sắm ở 
Thái Lan là chính sách thuế. Du khách đến 
Thái Lan theo visa du lịch sẽ được hoàn lại 
thuế giá trị gia tăng (Value Added Tax - VAT) 
N.T. Ái Diễm, H.L. Thùy Linh / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 24-33 32 
(thuế suất 7%) đối với những hàng hóa đã được 
mua tại các cửa hàng có treo biển hiệu “Hoàn 
thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch”. 
Ngoài ra, các địa điểm bán hàng thủ công 
địa phương của Thái Lan cũng được chính phủ 
miễn thuế VAT. Các công ty lữ hành có thu 
nhập thấp hơn 600.000 baht cũng được miễn 
thuế VAT. Với các công ty lữ hành có thu nhập 
lớn hơn 600.000 baht nhưng ít hơn 1.200.000 
bath thì được quyền lựa chọn chỉ nộp 1,5% thuế 
doanh thu hoặc nộp thuế VAT thông thường. 
5. Giải pháp và Kết luận 
Từ việc phân tích những kinh nghiệm trong 
hoạt động phát triển du lịch mua sắm của các 
thành phố và quốc gia cho thấy, việc nhận thức 
sớm tầm quan trọng và mối quan hệ mật thiết 
giữa mua sắm và du lịch là vô cùng cần thiết để 
hướng tới việc định vị một thành phố du lịch 
gắn liền với mua sắm khi du khách sẽ ghi nhớ 
và nhắc tới các cụm từ như “địa điểm mua 
sắm”, “hoạt động mua sắm”, “mua sắm” và 
“mua hàng hoá” (Azmi et al., 2015). 
Nghiên cứu của chúng tôi giải thích cách 
thúc đẩy du khách trong và ngoài nước chọn Đà 
Nẵng là điểm đến du lịch mua sắm. Nghiên cứu 
cũng đưa ra những ý nghĩa thiết thực về cách 
thức đóng góp và phát triển hoạt động du lịch 
mua sắm tại thành phố Đà Nẵng. 
Đầu tiên, Đà Nẵng cần tạo ra môi trường và 
cơ hội mua sắm đa dạng bằng việc quy hoạch 
và phát triển các trung tâm thương mại có quy 
mô lớn, các khu phố mua sắm, phố đi bộ, cửa 
hàng hay chợ. Hiện nay, số lượng các điểm đến 
mua sắm này còn khá hạn chế về số lượng cũng 
như chất lượng hàng hóa. Trong đó, cần chú 
trọng đầu tư mạnh vào các trung tâm thương 
mại để tạo ra nhiều cơ hội mua sắm một cách 
tập trung hơn. Việc đa dạng sản phẩm hướng 
đến sản phẩm đặc trưng của địa phương, đa 
dạng mức giá từ bình dân đến cao cấp và đảm 
bảo chất lượng hàng hóa sẽ mang lại sức hấp 
dẫn lớn cho du khách. 
Thứ hai, tăng cường các hoạt động tiếp thị 
để thu hút khách du lịch mua sắm như tổ chức 
các sự kiện, hội chợ một cách thường xuyên 
thay vì chỉ tập trung vào dịp lễ, tết. Tổ chức và 
phát động một cách đồng bộ các ngày mua sắm 
hàng giảm giá như chợ Chủ nhật, chương trình 
khuyến mãi tại các trung tâm thương mại vào 
những ngày cố định. Việc tiếp thị thường xuyên 
sẽ dần hình thành thói quen mua sắm trong tâm 
trí của khách hàng và sẽ thu hút được số lượng 
lớn khách hàng vào các dịp đó. 
Thứ ba, hoàn thiện và quy hoạch hệ thống 
phương tiện giao thông công cộng để kết nối 
các điểm mua sắm, tạo điều kiện di chuyển và 
tiếp cận một cách dễ dàng cho du khách như tổ 
chức các tuyến xe buýt, xe xích lô với các trạm 
dừng là các điểm mua sắm. Đồng thời kết hợp 
phát hành bản đồ du lịch thành phố kèm theo 
bản đồ du lịch mua sắm để khách dễ dàng tìm 
kiếm những địa điểm đáng tin cậy. 
Cuối cùng, tuyên truyền và phối hợp với 
doanh nghiệp để triển khai rộng rãi chính sách 
hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) dành cho du 
khách quốc tế. Đây là giải pháp đã được nhiều 
nước trên thế giới áp dụng, vừa đáp ứng nhu 
cầu của du khách, đồng thời kích cầu doanh thu 
du lịch. Từ kinh nghiệm của các nước, năm 
2012 đến nay, Việt Nam đã ban hành các quy 
định pháp lý về hoàn thuế VAT cho du khách 
nước ngoài khi đến mua sắm. Tuy nhiên, hiệu 
quả đạt được vẫn chưa như mong đợi bởi một 
số khó khăn: doanh nghiệp chưa nhận thức rõ 
trách nhiệm của mình khi tham gia bán hàng 
hoàn thuế; thủ tục khai báo hoàn thuế vẫn chưa 
thống nhất, còn rườm rà; thông tin tuyên truyền 
bán hàng hoàn thuế đến với du khách chưa phổ 
biến... Vì vậy việc áp dụng chính sách này sẽ là 
lợi thế lớn trong hoạt động phát triển du lịch 
mua sắm tại Đà Nẵng. 
Dưới góc nhìn của khách du lịch, mua sắm là 
hoạt động mang lại giá trị trải nghiệm thú vị 
trong chuyến du lịch (Correia et al., 2018). Trải 
N.T. Ái Diễm, H.L. Thùy Linh / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 24-33 33 
nghiệm của khách du lịch có thể dẫn họ đến 
thăm lại một điểm đến, bao gồm cả các khu vực 
mua sắm của điểm đến đó (Bakirtas et al., 2015). 
Lợi ích kinh tế của việc mua sắm ảnh hưởng đến 
cả cộng đồng địa phương và nền kinh tế quốc 
gia. Đây là lý do tại sao các nhà tiếp thị điểm 
đến du lịch tận dụng mua sắm như một công cụ 
để xây dựng giá trị thương hiệu của điểm đến và 
củng cố các sáng kiến cạnh tranh du lịch ở cấp 
địa phương và quốc gia (Rusko, 2014). 
Vì vậy, phát triển thành phố Đà Nẵng như một 
điểm đến mua sắm là một trong những hướng đi 
đúng đắn để phát triển du lịch của thành phố. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Anderson, L. and Littrel, M. A. 1995. Souvenir-
purchase behaviour of women tourists. Annals of 
Tourism Research, 22(2): 328–348. 
[2] Alhosani, N., & Zaidan, E. (2014). Shopping tourism 
and destination development: Dubai as a case 
study. The Arab World Geographer, 17(1), 66-81. 
[3] Azmi, A., Sulaiman, S., Asri, D. A. M., & Razali, 
M. A. (2015). Shopping tourism and trading activities 
at the border town of Malaysia-Thailand: A case 
study in Padang Besar. International Academic 
Research Journal of Social Science, 1(2), 2015. 
[4] Bakirtas, H., Bakirtas, I., & Çetin, M. A. (2015). 
Effects of Utilitarian and Hedonic Shopping Value 
and Consumer Satisfaction on Consumer Behavioral 
Intentions/Faydaci ve Hazci Alisveris Degeri ve 
Tüketici Tatmininin Tüketicinin Davranissal 
Niyetleri Üzerindeki Etkileri. Ege Akademik 
Bakis, 15(1), 91. Correia, A., Kozak, M., & Kim, S. 
(2018). Luxury shopping orientations of mainland 
Chinese tourists in Hong Kong: Their shopping 
destination. Tourism Economics, 24(1), 92-108. 
[5] Budget Direct Insurance (Jan, 2020): Singapore 
Torism Statistics 2020. Available at: 
https://www.budgetdirect.com.sg/travel-
insurance/research/singapore-tourism-statistics 
[6] Butler, R. W. 1991. West Edmonton Mall as a tourist 
attraction. Canadian Geographer, 35: 287–295. 
[7] Henderson, J. C., Chee, L., Mun, C. N., & Lee, C. 
(2011). Shopping, tourism and retailing in 
Singapore. Managing Leisure, 16(1), 36-48. 
[8] Hong Kong Tourism Board (2008) Summarises 
Hong Kong's tourism performance. Avalable at: 
https://www.tourism.gov.hk/textonly/english/statisti
cs/statistics_perform.html 
[9] Howard, E. 2007. New shopping centres: is leisure 
the answer?. International Journal of Retail and 
Distribution Management, 35: 661–672. 
[10] Jansen-Verbeke, M. 1990. 
“Leisure+Shopping=Tourism Product Mix”. 
In Marketing Tourism Places, Edited 
by: Ashworth, G. and Goodall, B. 128-137. 
London: Routledge. 
[11] Jones, M. A. 1999. Entertaining shopping 
experiences: an exploratory investigation. Journal of 
Retailing and Consumer Services, 6: 129–139. 
[12] Kent, W. E., Shock, P. J. and Snow, R. 
E. 1983. Shopping: tourism's unsung 
hero(ine). Journal of Travel Research, 21: 2–4. 
[13] Law, C. M. 1993. Urban Tourism: Attracting 
Visitors to Large Cities, London: Mansell. 
[14] Law, R. and Au, N. 2000. Relationship modelling in 
tourism shopping: a decision rules induction 
approach. Tourism Management, 21: 241–249. 
[15] Ministry of Tourism and Sports, Thailand (2020): 
Revenue from foreign tourists visiting Thailand. 
Available at: 
 https://www.thaiwebsites.com/tourism-income-
Thailand.asp 
[16] Miszczuk, A. (2013). Uwarunkowania 
peryferyjnoĹ› ci regionu przygranicznego. 
Norbertinum. 
[17] Moscardo, G. 2004. Shopping as a destination 
attraction: an empirical examination of the role of 
shopping in tourists' destination choice and 
experience. Journal of Vacation Marketing, 
10: 294–307. 
[18] Nhật Hạ, báo Đà Nẵng (2019): Để du khách đến Đà 
Nẵng chi tiêu nhiều hơn. 
 https://baodanang.vn/channel/5404/201902/de-du-
khach-den-da-nang-chi-tieu-nhieu- 
hon-3168733/index.html 
[19] Prus, R. and Dawson, L. 1991. Shop ‘til you drop: 
shopping as recreational and laborious 
activity. Canadian Journal of Sociology, 16: 145–164. 
[20] Rusko R (2014) Shopping centres and tourism 
destinations: similarities and differences according 
to cases in Finland. Managing Leisure 19(1): 71–87. 
[21] Timothy, D. 2005. Shopping Tourism, Retailing and 
Leisure, Clevedon: Channel View Publications. 
[22] UBND TP Đà Nẵng (2020): Đề án Phát triển kinh tế 
ban đêm tại thành phố Đà Nẵng. 
[23] UNWTO. 2019. International Tourism Highlights, 
2019 edition. 
unwto.org/doi/pdf/10.18111/9789284421152 
[24] UNWTO. 2014. Tourism Highlights. 2014 edition. 
unwto.org/doi/pdf/10.18111/9789284416226 
[25] Wakefield, K. L. and Baker, J.1998. Excitement at 
the mall: determinants and effects on shopping 
response. Journal of Retailing, 74: 515–539. 
[26] Zaidan, E. A. (2016). Tourism shopping and new 
urban entertainment: A case study of Dubai. Journal 
of Vacation Marketing, 22(1), 29-41. 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_du_lich_mua_sam_tai_thanh_pho_da_nang.pdf