Phát triển du lịch cụm Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau theo hướng liên kết mạng lưới các điểm du lịch

Đến du lịch của cụm du lịch Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau, từ đó đưa ra những hàm ề tài áp dụng lý thuyết mạng lưới cho việc phân tích bản chất và cấu trúc mạng lưới các điểm ý phát triển du lịch cụm theo hướng liên kết mạng lưới. Kết quả phân tích mạng lưới dựa trên dữ liệu là các chương trình du lịch được khai thác bởi công ty du lịch và lữ hành cho thấy mạng lưới điểm du lịch của cụm Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau có sự liên kết rất yếu. Kết quả phân tích đã xác định điểm đến trung tâm chính (hub), điểm trung gian quan trọng, điểm bắt đầu, điểm kết thúc, điểm ngoại vi và điểm với vai trò lỗ hổng cấu trúc của mạng lưới. Kết quả của nghiên cứu là tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho tổ chức quản lý điểm đến tại địa phương trong việc quy hoạch và phát triển du lịch cụm theo hướng liên kết mạng lưới

Phát triển du lịch cụm Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau theo hướng liên kết mạng lưới các điểm du lịch trang 1

Trang 1

Phát triển du lịch cụm Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau theo hướng liên kết mạng lưới các điểm du lịch trang 2

Trang 2

Phát triển du lịch cụm Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau theo hướng liên kết mạng lưới các điểm du lịch trang 3

Trang 3

Phát triển du lịch cụm Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau theo hướng liên kết mạng lưới các điểm du lịch trang 4

Trang 4

Phát triển du lịch cụm Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau theo hướng liên kết mạng lưới các điểm du lịch trang 5

Trang 5

Phát triển du lịch cụm Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau theo hướng liên kết mạng lưới các điểm du lịch trang 6

Trang 6

Phát triển du lịch cụm Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau theo hướng liên kết mạng lưới các điểm du lịch trang 7

Trang 7

Phát triển du lịch cụm Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau theo hướng liên kết mạng lưới các điểm du lịch trang 8

Trang 8

Phát triển du lịch cụm Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau theo hướng liên kết mạng lưới các điểm du lịch trang 9

Trang 9

Phát triển du lịch cụm Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau theo hướng liên kết mạng lưới các điểm du lịch trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 4940
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Phát triển du lịch cụm Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau theo hướng liên kết mạng lưới các điểm du lịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển du lịch cụm Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau theo hướng liên kết mạng lưới các điểm du lịch

Phát triển du lịch cụm Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau theo hướng liên kết mạng lưới các điểm du lịch
D13 Làng rӯng kháng chiӃn Cà Mau ĈLӇm bҳWÿҫu 
D14 Nhà công tӱ Bҥc Liêu ĈLӇm trung tâm 
D15 &iQKÿӗQJÿLӋn gió Bҥc Liêu ĈLӇm trung chuyӇn 
D16 Nhà thӡ Tҳc Sұy ĈLӇm trung tâm quan trӑng 
ĈLӇm trung gian quan trӑng 
D17 .KXOѭXQLӋm NghӋ thuұWÿӡn ca tài tӱ và cӕ nhҥc 
Vƭ&DR9ăQ/ҫu 
ĈLӇm trung chuyӇn 
D18 Khu du lӏch Nhà Mát ĈLӇm trung chuyӇn 
D19 Sân chim HiӋp Thành ĈLӇm trung chuyӇn 
D20 Quán âm PhұWÿjL ĈLӇm trung tâm 
D21 BӃn Ninh KiӅu ĈLӇm trung tâm quan trӑng 
ĈLӇm kӃt thúc 
Lӛ hәng cҩu trúc 
D22 Chӧ nәL&iL5ăQJ ĈLӇm trung tâm 
ĈLӇm trung gian 
D23 Pizza hӫ tiӃu Sáu Hoài ĈLӇm ngoҥi vi 
D24 ThiӅn viӋQ7U~FOkP3KѭѫQJ1DP ĈLӇm trung chuyӇn 
D25 Du thuyӅn CҫQ7Kѫ ĈLӇm trung chuyӇn 
D26 Chùa Ông ĈLӇm trung chuyӇn 
D27 Nhà cә Bình Thuӹ ĈLӇm kӃt thúc 
D28 Chӧ cә CҫQ7Kѫ ĈLӇm trung chuyӇn 
D29 Khu du lӏch Mӻ Khánh ĈLӇm trung chuyӇn 
D30 CҫXÿLEӝ CҫQ7Kѫ ĈLӇm ngoҥi vi 
D31 ĈuQK%uQK7KXӹ ĈLӇm trung chuyӇn 
?4. Kết luận và hàm ý phát triển 
4.1. Kết luận 
Mạng lưới các điểm du lịch thuộc cụm Cần Thơ 
- Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau là một mạng lưới 
tương đối dày đặc nhưng tính liên kết không cao. 
Mỗi công ty du lịch và lữ hành chỉ tập trung khai 
thác một số điểm du lịch trong cụm. Các điểm đến 
trong cụm chưa được đầu tư để khai thác hết tiềm 
năng phát triển du lịch. Điểm trung tâm chính (hub) 
của cụm du lịch này không phải là điểm đến du lịch 
độc đáo của vùng mà là một trạm dừng chân thuộc 
tỉnh Sóc Trăng (điểm D02, Trạm dừng chân Tân 
Huê Viên). Đây được xem là điểm nút trọng tâm mà 
các công ty du lịch lựa chọn để đưa vào các chương 
trình du lịch cụm phía tây vùng ĐBSCL. Điểm đến 
có vị trí trung tâm quan trọng tiếp theo của cụm là 
điểm D16 (Nhà thờ Tắc Sậy) thuộc tỉnh Bạc Liêu. 
Điểm đến Trạm dừng chân Tân Huê Viên và Nhà 
thờ Tắc Sậy cũng là điểm trung gian quan trọng kết 
nối những điểm du lịch còn lại trong các chuyến 
hành trình du lịch. Có thể thấy rằng, vai trò trung 
tâm và trung gian quan trọng của hai điểm đến này 
là hợp lý. Cả hai điểm đều nằm trên quốc lộ 1A với 
vị trí, khoảng cách địa lý gần với nhiều điểm đến 
khác trong cụm, và giao thông thuận lợi để liên kết 
các điểm còn lại trong mạng lưới. Trong suốt đoạn 
đường di chuyển từ các điểm du lịch trong cụm, 
Trạm dừng chân Tân Huê Viên là điểm đến có đầy 
đủ sản phẩm dịch vụ, phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ 
ngơi và thư giãn cho du khách để tiếp tục hành trình. 
Đối với điểm đến Nhà thờ Tắc Sậy, ngoài vị trí 
thuận lợi, điểm đến này có nhiều đặc điểm kiến trúc 
và tôn giáo thu hút nhiều du khách. Ngoài ra, kiến 
trúc của nhà thờ có không gian thoải mái và thoáng 
mát cho du khách nghỉ ngơi giữa hành trình du lịch. 
Những điểm đến khác vừa có vai trò trung tâm 
và vai trò trung gian của cụm du lịch là điểm D03 
(Chùa Dơi) và D22 (Chợ Nổi Cái Răng). Đây là 
những điểm đến có nét độc đáo riêng của vùng thu 
hút rất nhiều du khách, và là điểm có vị trí khoảng 
cách thuận tiện để kết nối các điểm du lịch khác. 
Điểm đến có vị trí trung tâm quan trọng khác của 
cụm là điểm D21 (Bến Ninh Kiều), một điểm du lịch 
nổi tiếng ở vùng ĐBSCL mà các công ty du lịch và 
lữ hành thường chọn làm điểm kết thúc hành trình 
du lịch phía tây vùng ĐBSCL. Bến Ninh Kiều, Trạm 
dừng chân Tân Huê Viên và Chùa Dơi là ba điểm 
đến có vị trí lỗ hổng cấu trúc trong mạng lưới cần 
phải chú ý đầu tư, khai thác đúng mức để khơi thông 
dòng di chuyển và kết nối trong cụm du lịch Cần 
Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau. 
Nghiên cứu này đã một lần nữa khẳng định tính 
thiếu liên kết trong phát triển du lịch của cụm và sự 
chưa đồng bộ giữa quy hoạch phát triển du lịch vùng 
ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với 
hoạt động kinh doanh lữ hành thực tế. Trong quy 
hoạch không gian du lịch phía Tây của vùng thì định 
hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng là tham 
quan đất Mũi, trải nghiệm đời sống sông nước, tìm 
hiểu văn hóa và di tích lịch sử; khu du lịch quốc gia 
của cụm là Năm Căn - Mũi Cà Mau; điểm du lịch 
quốc gia là Khu lưu niệm Nghệ thuật đờn ca tài tử 
và cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu và Bến Ninh Kiều. Tuy 
nhiên, kết quả nghiên cứu lại cho thấy những điểm 
trung tâm chính và trung tâm quan trọng của mạng 
lưới các điểm du lịch được khai thác bởi các công ty 
du lịch không trùng khớp với định hướng phát triển 
được phê duyệt. Đây là cơ sở để có cái nhìn tổng 
quan hơn về đặc điểm của cụm, vị trí của từng điểm 
đến trong mạng lưới du lịch, từ đó xây dựng định 
hướng phát triển phù hợp với tình hình thực tế hơn. 
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ứng dụng 
phương pháp phân tích mạng lưới để đề xuất giải 
pháp phát triển cụm du lịch là rất thích hợp. Các 
nghiên cứu trong nước chủ yếu áp dụng phân tích 
mạng lưới để nghiên cứu sự hợp tác của các bên có 
liên quan trong phát triển du lịch (Nguyễn Thị Bích 
Thủy, 2017; Nguyễn Phúc Nguyên & cộng sự, 
2018). Có một số nghiên cứu đề cập đến việc phát 
triển sản phẩm du lịch tại một địa phương nhưng chỉ 
tập trung đề xuất giải pháp liên kết các điểm du lịch 
cho một loại hình du lịch cụ thể (Nguyễn Thị Bích 
Thủy & cộng sự, 2017). Nghiên cứu này ứng dụng 
phân tích mạng lưới để cho ra kết quả cấu trúc mạng 
của các điểm đến du lịch của một cụm gồm nhiều 
địa phương. Kết quả sơ đồ mạng lưới của cụm giúp 
hiểu rõ tính chất liên kết phát triển điểm du lịch của 
cụm. Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ rõ bản chất và 
cấu trúc mạng lưới điểm đến du lịch, vai trò của 
từng điểm đến trong mạng lưới để làm cơ sở cho kế 
hoạch phát triển cơ sở vật chất, xây dựng hành trình 
du lịch và chiến lược quản lý điểm đến có hiệu quả 
(Asero et al., 2016). Ngoài ra, kết quả nghiên cứu 
còn cung cấp những gợi ý quan trọng cho các nhà 
quản lý du lịch trong việc phát triển liên kết với các 
địa phương trong cụm (Bendle & Patterson, 2010). 
Sè 149 + 150/202132
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
4.2. Hàm ý phát triển 
Kết quả phân tích đặc điểm và cấu trúc mạng 
lưới các điểm du lịch thuộc cụm Cần Thơ - Sóc 
Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau là căn cứ để khuyến nghị 
một số hàm ý phát triển cụm du lịch theo hướng liên 
kết mạng lưới. 
Thứ nhất, cần phải tập trung phát triển các điểm 
du lịch ở vị trí trung tâm chính và trung tâm quan 
trọng. Theo lẽ tự nhiên, các điểm được xác định ở vị 
trí trung tâm sẽ là những điểm được ưu tiên lựa chọn 
cho các chuyến du lịch và sẽ được chú trọng đầu tư. 
Tuy nhiên, để thực hiện tốt vai trò trung tâm cần 
phải thực hiện đầu tư để những điểm này trở thành 
điểm du lịch độc đáo của vùng. Các điểm trung tâm 
không được phép có những sản phẩm trùng lắp. 
Ngoài ra, cần tổ chức cung cấp thông tin, quảng bá 
cho những điểm khác trong cụm tại điểm trung tâm. 
Khi có lượng lớn du khách đến các điểm trung tâm 
thì việc tận dụng nó để thông tin và quảng bá về du 
lịch của cụm là hợp lý. Đặc biệt, kết quả phân tích 
cho thấy điểm trung tâm chính (hub) của cụm du 
lịch lại không phải là một điểm du lịch có nét đặc 
trưng của vùng mà là một điểm dừng chân. Có kết 
quả này có thể do đề tài tiếp cận dữ liệu là chương 
trình du lịch được các công ty du lịch và lữ hành 
khai thác. Việc các công ty du lịch đưa một điểm 
dừng chân vào chương trình du lịch là kế hoạch 
đúng đắn. Những nghiên cứu tiếp theo trong tương 
lai nên thực hiện khảo sát các tuyến du lịch do du 
khách chủ động lựa chọn, từ đó có sự so sánh và 
đánh giá chính xác hơn về điểm trung tâm chính của 
cụm du lịch phía tây ĐBSCL. Nhưng nếu dựa vào 
kết quả phân tích của đề tài thì việc lựa chọn và đầu 
tư một điểm đến có đặc tính riêng của vùng trở 
thành điểm trung tâm chính (hub) trong mạng lưới 
là rất cần thiết. Quan trọng hơn hết là cần phải đầu 
tư để liên kết điểm trung tâm chính (hub) với các 
điểm trung tâm quan trọng và trung gian quan trọng 
trong cụm. Kết quả phân tích cho thấy, các điểm 
trung tâm chính và trung tâm quan trọng của cụm 
cũng là điểm ở vị trí trung gian quan trọng và lỗ 
hổng cấu trúc. Do đó, cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng, 
giao thông, dịch vụ lưu trú, ăn uống để tránh hiện 
tượng thắt nút dòng di chuyển của du khách. 
Điểm trung tâm quan trọng ở địa bàn Thành phố 
Cần Thơ, được xác định là Bến Ninh Kiều, nên được 
đầu tư phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí tốt hơn 
nữa. Cần có những hoạt động du lịch thu hút du 
khách tham quan, khám phá ý nghĩa của điểm đến 
nên thơ này. Tại khu vực lân cận bến Ninh Kiều, có 
điểm ở vị trí ngoại vi của cụm là Cầu đi bộ Cần Thơ. 
Chính điều này làm cho kết cấu mạng lưới điểm du 
lịch thiếu tính liên kết. Việc gắn kết hoạt động của 
hai điểm du lịch này để làm nổi bật nét độc đáo của 
bến Ninh Kiều sẽ giúp điểm trung tâm quan trọng 
phát huy tốt vai trò. Ở tỉnh Sóc Trăng, có thể chọn 
Chùa Dơi trở thành điểm trung tâm quan trọng thay 
cho Trạm dừng chân Tân Huê Viên. Ở tỉnh Bạc 
Liêu, điểm trung tâm quan trọng hiện nay là Nhà thờ 
Tắc Sậy nên được tập trung khai thác ý nghĩa về mặt 
tôn giáo và lịch sử để xứng tầm là điểm du lịch cần 
phải tham quan. Ở tỉnh Cà Mau hiện nay chỉ có điểm 
du lịch ở vị trí trung tâm trong cụm mà không có 
điểm trung tâm quan trọng. Dựa vào đặc điểm tài 
nguyên du lịch, có thể lựa chọn đầu tư phát triển 
Vườn Quốc gia U Minh Hạ trở thành điểm trung 
tâm quan trọng của cụm. 
Thứ hai, phát triển sản phẩm dịch vụ phục vụ du 
lịch thích hợp cho từng điểm đến với vai trò cụ thể 
trong mạng lưới. Những điểm trung tâm nên có các 
sản phẩm độc đáo mang tính đặc trưng của vùng. 
Cần cung cấp nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn 
uống, lưu trú để thỏa mãn du khách khi đến tham 
quan những điểm trung tâm. Những điểm bắt đầu 
nên được đầu tư phát triền để trở thành trung tâm 
thông tin du lịch của vùng. Nên kết hợp với ứng dụng 
công nghệ thông tin để tạo sản phẩm cung cấp thông 
tin về sản phẩm du lịch của vùng như bản đồ du lịch 
điện tử hay trạm cung cấp thông tin, hướng dẫn trực 
tuyến. Đối với những điểm có vai trò là điểm kết 
thúc trong mạng lưới nên đầu tư phát triển cơ sở vật 
chất phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn và mua sắm 
của du khách. Cần phân loại sản phẩm lưu niệm 
riêng biệt và đặc trưng cho từng điểm kết thúc. Hạ 
tầng về giao thông cần được quy hoạch và đầu tư phù 
hợp tại những điểm đến có vai trò trung gian. Bên 
cạnh đó, các dịch vụ phục vụ vận chuyển và liên 
quan đến vận chuyển cũng cần được đầu tư phát triển 
tại các điểm đến trung gian trong mạng lưới. 
Thứ ba, sơ đồ cấu trúc mạng lưới các điểm đến 
của cụm du lịch Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - 
Cà Mau là tài liệu tham khảo có giá trị cho các tổ 
chức quản lý điểm đến tại địa phương. Việc tham 
khảo sơ đồ cấu trúc mạng lưới của cụm du lịch trong 
việc quy hoạch phát triển du lịch cho địa phương sẽ 
giúp tổ chức quản lý điểm đến hiểu rõ vai trò của 
33
?
Sè 149 + 150/2021
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
từng điểm du lịch trong mạng lưới, từ đó có chính 
sách phát triển sản phẩm du lịch và dịch vụ phù hợp 
với vai trò của điểm, góp phần phát triển du lịch 
cụm phía tây vùng ĐBSCL đồng bộ hơn. Các nhà 
quản lý bao gồm các sở, ban ngành quản lý du lịch 
tại các địa phương trong cụm, dựa trên kết quả 
nghiên cứu này có thể tham mưu cho việc phê duyệt 
định hướng phát triển du lịch của cụm mang tính 
liên kết và phù hợp với đặc điểm thực tế hơn. Ngoài 
ra, nếu chính sách quy hoạch và phát triển điểm đến 
phù hợp với vai trò của từng điểm đến trong cấu trúc 
mạng lưới sẽ giúp tránh tạo những sản phẩm trùng 
lắp và thiếu tính liên kết trong phát triển. Các đơn vị 
kinh doanh lữ hành có thể tham khảo sơ đồ cấu trúc 
mạng lưới và đặc điểm của từng điểm đến trong 
mạng lưới du lịch của cụm để thiết kế sản phẩm du 
lịch mang tính đặc trưng của cụm phía Tây vùng 
ĐBSCL, xây dựng hành trình du lịch phù hợp với 
đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, đáp 
ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt 
động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và 
nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành du lịch của 
vùng ĐBSCL.u 
Tài liệu tham khảo: 
1. Asero, V., Gozzo, S., & Tomaselli, V. (2016), 
Building tourism networks through tourist mobility, 
Journal of Travel Research, 55(6), 751-763. 
2. Baggio, R. (2017), Network science and 
tourism-the state of the art, Tourism Review, 72(1), 
120-131. 
3. Baggio, R., Scott, N., & Cooper, C. (2010), 
Network science: A review focused on tourism, 
Annals of Tourism Research, 37(3), 802-827. 
4. Bendle, L. J., & Patterson, I. (2010), The cen-
trality of service organizations and their leisure net-
works, The Service Industries Journal, 30(10), 
1607-1619. 
5. Burt, R. S. (2000), The network structure of 
social capital, Research in organizational behavior, 
22, 345-423. 
6. Burt, R. S., & Burt, R. S. (1995), Structural 
holes: The social structure of competition. 
7. Hislop, D. (2005), The effect of network size 
on intra-network knowledge processes, Knowledge 
Management Research & Practice, 3(4), 244-252. 
8. McCulloh, I., Armstrong, H., & Johnson, A. 
(2013), Social network analysis with applications, 
Hoboken, New Jersey: Willey & Sons, Inc. 
9. Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Thị Bích 
Thủy, Võ Lê Xuân Sang (2018), Ứng dụng phân tích 
mạng lưới nghiên cứu liên kết của các bên liên quan 
du lịch ở điểm đến Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học Kinh 
tế, 6(01), 90-99. 
10. Nguyễn Thị Bích Thủy (2017), Hợp tác giữa 
các bên liên quan trong mạng lưới du lịch để phát 
triển bền vững tại điểm đến Đà Nẵng, Tạp chí Khoa 
học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển, 126(5C), 
45-59. 
11. Nguyễn Thị Bích Thủy, Nguyễn Phúc 
Nguyên, Trần Thị Thanh Tùng (2017), Phân tích 
mạng: Ứng dụng nghiên cứu mạng lưới các điểm du 
lịch khách nội địa chủ động trải nghiệm tại Đà 
Nẵng, Tạp chí Khoa học Kinh tế, 5(02), 10-20. 
12. Scott, J. (2000), Social network analysis: A 
handbook, London: Sage Publications. 
13. Scott, N., R. Baggio, and C. Cooper. (2008), 
Network Analysis and Tourism: From Theory to 
Practice, Clevedon, UK: Channel View. 
14. Shih, H. Y. (2006), Network characteristics 
of drive tourism destinations: An application of net-
work analysis in tourism, Tourism Management, 
27(5), 1029-1039. 
Summary 
The study adopts network theory for investigat-
ing the tourism destination network structural char-
acteristics of Can Tho - Soc Trang - Bac Lieu - Ca 
Mau cluster. The analysis is based on the tourism 
program developed by travel and tourism compa-
nies. The results indicate that the density of the 
tourism cluster is week. The results also identify the 
role of a destination as “hub,” “central,” “begin-
ning,” “terminal,” “peripheral,” or “structural hole” 
within the network. The study provides the implica-
tions that are useful for the destination management 
organizations to plan, manage, and develop destina-
tions, tourism facilities, tourism products and serv-
ices in order to develop the tourism cluster effec-
tively. 
Sè 149 + 150/202134
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_du_lich_cum_can_tho_soc_trang_bac_lieu_ca_mau_the.pdf