Phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm

Tóm tắt

Du lịch cộng đồng hiện nay đang được xem là xu hướng của phát triển du lịch bền vững, là một

phương thức phát triển du lịch rất hiệu quả, nó không chỉ mang lại nhiều lợi ích kinh tế mà còn góp

phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của địa phương. Trên cả nước có rất nhiều địa

phương đã áp dụng thành công mô hình du lịch cộng đồng. Bài viết đi sâu phân tích thực trạng phát

triển du lịch tại làng cổ Đường Lâm - một di sản cấp quốc gia đặc biệt và đề xuất một số giải pháp phát

triển du lịch cộng đồng để du lịch Đường Lâm phát triển bền vững và tương xứng với tiềm năng vốn

có của nó.

Phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm trang 1

Trang 1

Phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm trang 2

Trang 2

Phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm trang 3

Trang 3

Phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm trang 4

Trang 4

Phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm trang 5

Trang 5

Phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 7680
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm

Phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm
địa phương 
thông qua quỹ cộng đồng, quỹ này có thể 
được sử dụng cho các mục đích như tái đầu tư 
vào cơ sở hạ tầng như cầu, đường, điện, nước 
hoặc các lĩnh vực phúc lợi cộng đồng khác như 
y tế và giáo dục
2. Di sản văn hóa tiêu biểu và thực trạng 
khai thác di sản văn hóa để phát triển du 
lịch cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm
2.1. Di sản văn hóa tiêu biểu
Nằm cách Hà Nội khoảng 50km, trong vùng 
văn hóa xứ Đoài, làng cổ Đường Lâm bao gồm 
5 thôn là: Mông Phụ, Đoài Giáp, Cam Thịnh, 
Đông Sàng, Cam Lâm, nằm trong địa giới hành 
chính xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây. Làng đã 
được dành tặng nhiều mỹ từ: “Làng cổ thuần 
Việt”, “Làng cổ đá ong”, “Bảo tàng sống về văn 
hóa nông thôn”. Với diện tích 164ha, dân số 
hơn 8.000 người, làng cổ Đường Lâm đang là 
một địa chỉ thu hút khách du lịch tìm hiểu về 
văn hóa làng quê Việt Nam, du lịch thôn dã, du 
lịch trải nghiệm homestay đồng quê.
Theo thống kê của Ban quản lý di tích làng 
cổ Đường Lâm, làng hiện có 98 ngôi nhà cổ, 5 
đình, 4 đền, 2 chùa cổ, hàng chục quán, điếm, 
giếng cổ, văn chỉ, võ chỉ, miếu, nhà bia, nhà 
91Số 29 (Tháng 9 - 2019)
VĂN HÓA DU LỊCH
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
tưởng niệm. Trong đó, những di sản nổi bật đã 
và đang được khai thác để phục vụ du lịch: 
Di tích tôn giáo - tín ngưỡng
- Đình làng Mông Phụ: Một ngôi đình 
thiêng trong tâm thức của người dân xứ Đoài 
nói riêng và người dân cả nước nói chung. 
Đình thờ Tản Viên Sơn Thánh - vị thánh đứng 
đầu trong Tứ bất tử Việt Nam (Tản Viên Sơn 
Thánh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu 
Hạnh). Sự độc đáo của ngôi đình chính là 
những mảng chạm khắc rồng, phượng, cỏ cây, 
hoa lá hết sức tinh xảo.
- Đền thờ Thám hoa Giang Văn Minh: 
Trong lịch sử bang giao Việt Nam - Trung Hoa, 
có rất nhiều sứ thần Việt Nam tiêu biểu “Đi 
sứ 4 phương mà không làm nhục mệnh vua”, 
giữ vững quốc thể cho đất nước. Giang Văn 
Minh là một trong số những sứ thần như vậy. 
Đền thờ ông được xây dựng từ thời vua Tự 
Đức, hiện còn một tòa bái đường và một gian 
hậu cung khá thâm nghiêm để du khách đến 
chiêm bái.
- Đền thờ Phùng Hưng: Đến đây du khách 
có dịp tưởng nhớ đến người anh hùng dân 
tộc, người đã tự xưng là Đô Quân, phất cờ khởi 
nghĩa chống lại ách đô hộ bạo tàn của nhà 
Đường. Hiện đền thờ còn cụm công trình bái 
đường và hậu cung mang dáng dấp kiến trúc 
của thế kỷ XIX.
- Đền thờ và lăng Ngô Quyền: Một công 
trình có nhiều nét kiến trúc tương đồng với 
đền thờ Phùng Hưng, mang dấu ấn kiến trúc 
của thế kỷ XIX để tưởng nhớ người anh hùng 
dân tộc có công đánh bại cuộc tấn công xâm 
lược của quân Nam Hán. Ông được lịch sử 
ghi nhận là ông tổ trung hưng của Đại Việt 
và là người có công chấm dứt 1.000 năm Bắc 
thuộc.
- Chùa Mía (Sùng Nghiêm Tự): Một ngôi 
chùa độc đáo, được xây dựng từ thế kỷ XVII 
nổi tiếng với phong cách kiến trúc độc tháp, 
tháp chuông uy nghi, tháp Cửu phẩm liên hoa 
mang ảnh hưởng của Ấn Độ giáo và một hệ 
thống tượng Phật phong phú, có thể coi là 
nhiều nhất ở Việt Nam (287 pho tượng).
Di tích kiến trúc cổ
- Cổng làng Mông Phụ: Là điểm nhấn đầu 
tiên khi du khách đến với làng cổ Đường Lâm. 
Một cổng làng đơn sơ, nằm dưới tán của cây đa 
cổ thụ mang lại nhiều cảm xúc cho du khách, 
gợi lại được nhiều đặc trưng của làng quê Việt 
Nam với “cây đa, bến nước, sân đình”.
- Ngôi nhà cổ của ông Hà Nguyên Huyến: 
Là di tích được xếp hạng nhà cổ dân sinh loại 
một. Ngôi nhà gây ấn tượng mạnh cho khách 
tới thăm bởi màu xanh cây cối. Vốn có nghề 
nấu tương, ông Huyến dành hầu hết diện tích 
sân làm nơi chế biến. Các vại tương màu nâu 
trầm xếp hàng đều tăm tắp trên khoảng sân 
gạch.
- Ngôi nhà cổ của ông Nguyễn Văn Hùng: 
Được xếp hạng nhà cổ dân sinh loại một. Ngay 
khi đến thăm, du khách sẽ ngạc nhiên trước 
chiếc cổng được xây dựng theo lối xưa bằng 
đất đá, bã trấu, bùn để tạo chất kết dính và lối 
vào rợp bóng bởi cây tơ hồng. Ngôi nhà được 
xây dựng từ năm 1649, chủ yếu bằng gỗ mít 
và gỗ lim nhưng những nét chạm trổ tinh hoa 
trên cửa từ thời Hậu Lê vẫn còn nguyên vẹn [1]. 
- Ngôi nhà cổ của ông Hà Văn Vĩnh: Được 
xếp hạng nhà cổ dân sinh loại một. 
5 công trình cổ có giá trị lớn về kiến trúc, 
văn hóa lịch sử trong làng cổ Đường Lâm, bao 
gồm công trình cổng làng Mông Phụ, chùa Ón, 
nhà thờ Giang Văn Minh, hai căn nhà cổ của 
ông Nguyễn Văn Hùng và ông Hà Văn Vĩnh đã 
được nhận giải thưởng về Bảo tồn di sản văn 
hóa năm 2013 của UNESCO khu vực Châu Á - 
Thái Bình Dương.
Các giá trị văn hóa khác
- Hệ thống đường làng cổ đá ong, cảnh 
quan xung quanh làng cũng là những đối 
tượng tham quan hấp dẫn đối với du khách. 
Dạo quanh làng, du khách như được trở về với 
một không gian sống yên bình của một vùng 
quê đồng bằng Bắc Bộ từ xa xưa.
Số 29 (Tháng 9 - 2019)92
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
- Ở Đường Lâm cũng tổ chức nhiều hoạt 
động lễ hội tiêu biểu vào dịp tết Trung thu, 
Tết Nguyên đán, hội Xuân. Đặc biệt là các lễ 
hội được tổ chức quy mô như lễ hội Bà Chúa 
Mía tại chùa Mía, lễ tế Phùng Hưng tại đền thờ 
Phùng Hưng. Các hoạt động lễ hội này làm 
phong phú thêm đời sống văn hóa của cư dân 
làng cổ, bên cạnh đó cũng là một tài nguyên 
văn hóa quý giá để phát triển du lịch.
2.2. Thực trạng khai thác di sản văn hóa 
phát triển du lịch cộng đồng
Thực trạng sản phẩm du lịch
Hiện nay, Đường Lâm chưa có nhiều sản 
phẩm du lịch, đến Đường Lâm du khách chỉ 
mới tham quan một chương trình gần như là 
duy nhất và cố định với lịch trình như sau:
Cổng làng Mông Phụ - Đình Mông Phụ - Nhà 
thờ Thám hoa Giang Văn Minh - Nhà cổ ông Hà 
Văn Vĩnh - Nhà cổ ông Nguyễn Văn Hùng - Đền 
thờ Phùng Hưng - Lăng Ngô Quyền - Chùa Mía 
- Mua đặc sản tại cơ sở bánh kẹo Hiền Bao.
Ngoài những di tích cơ bản ở trên, tại 
Đường Lâm chưa có hoạt động bổ trợ nào để 
hấp dẫn du khách. Do vậy, hầu như khách chỉ 
đến và lưu lại nơi đây trong khoảng thời gian 
không quá một ngày. 
Thực trạng nguồn khách
Số lượng khách du lịch nội địa đến với 
Đường Lâm hầu như không thay đổi trong 
khoảng thời gian từ năm 2011 đến 2018, trong 
khi đó lượng khách du lịch quốc tế cũng tăng 
không đáng kể. Điều đó chứng tỏ sản phẩm, 
dịch vụ du lịch ở nơi đây chưa thực sự hấp dẫn 
du khách, các chương trình xúc tiến hỗn hợp 
chưa thực sự hiệu quả, những giá trị văn hóa, 
những thông tin về Đường Lâm chưa thực sự 
đến được với du khách.
Thực trạng quản lý
Báo cáo tình hình quy hoạch bảo tồn, tôn 
tạo và phát huy giá trị di tích làng cổ Đường 
Lâm từ khi được phê duyệt cho đến nay của Ủy 
ban nhân dân Thị xã Sơn Tây đã nhận định về 
tình trạng yếu kém trong quản lý như sau:
- Công tác tuyên truyền để nâng cao nhận 
thức về công tác bảo tồn và phát huy giá trị 
di tích đã được triển khai nhưng hiệu quả còn 
hạn chế;
- Công tác bảo tồn không gian cảnh quan 
tổng thể còn gặp nhiều khó khăn;
- Nghiên cứu, tổng hợp các giá trị văn hóa 
phi vật thể và đời sống văn hóa khác chưa được 
triển khai một cách đồng bộ, đầy đủ, khoa học;
Chưa thu hút được các doanh nghiệp, 
thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt 
động du lịch, dịch vụ;
Bảng 1. Số lượng khách nội địa và quốc tế ước tính trong những năm qua (Đơn vị tính: Lượt khách)
(Nguồn: Số liệu của Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm) 
93Số 29 (Tháng 9 - 2019)
VĂN HÓA DU LỊCH
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Đại đa số người dân vẫn chưa được hưởng 
quyền lợi tốt nhất từ việc phát huy giá trị di 
tích [3].
Qua những nhận định, đánh giá của Ủy 
ban nhân dân thị xã Sơn Tây như trên, chúng 
ta nhận thấy công tác quản lý tại làng cổ chưa 
phát huy được vai trò của người dân, người 
dân không được tham gia sâu vào trong quá 
trình hoạch định chính sách, phát triển du lịch. 
Chỉ khi nào người dân được tham gia trực tiếp, 
được hưởng lợi ích trực tiếp từ hoạt động kinh 
doanh du lịch thì lúc đó, công tác quản lý mới 
đạt hiệu quả. 
Thực trạng dịch vụ
Hiện nay, tại làng cổ Đường Lâm chỉ có 
khoảng 4 - 5 nhà hàng kinh doanh phục vụ 
du lịch, họ cũng đã nỗ lực trong việc thiết kế, 
trang trí để những nhà hàng này mang dáng 
dấp của những ngôi nhà cổ, hòa mình vào 
không gian tổng thể của làng. Tuy nhiên, thực 
đơn chưa thực sự đặc sắc, chưa tạo ra được 
sự khác biệt so với những điểm du lịch khác. 
Bên cạnh đó, đội ngũ phục vụ bàn còn chưa 
chuyên nghiệp, không gian nhà hàng còn hẹp 
nên dẫn đến một số sự bất tiện cho du khách.
Đến với Đường Lâm, du khách cũng chưa 
mua được sản phẩm lưu niệm nào mang dáng 
dấp, đặc trưng của làng cổ. Món đồ mà du 
khách có thể mang về được chủ yếu là chè lam, 
kẹo lạc, tương,... với giá trị kinh tế không cao. 
Điều này dẫn đến việc người dân khó có thể 
đảm bảo cuộc sống nhờ vào hoạt động kinh 
doanh du lịch. 
3. Một số biện pháp phát triển du lịch cộng 
đồng tại làng cổ Đường Lâm
3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách
Đây là một trong những giải pháp mang 
tính quyết định nhất trong những nhóm giải 
pháp mà bài viết đưa ra bởi nó mang tính pháp 
lý để DLCĐ dựa vào đó mà hoạt động và phát 
triển. Tuy nhiên, giải pháp về chính sách là một 
trong những giải pháp rất khó để đưa ra, có 
được những giải pháp đúng đắn về cơ chế 
chính sách thì cần phải có sự họp bàn kỹ lưỡng 
của các bên hữu quan trong hoạt động DLCĐ 
để đảm bảo giải pháp mang tính toàn diện và 
thiết thực. Trong bài viết này, tác giả chỉ gợi ý 
một số định hướng trong giải pháp.
Các cơ quan quản lý và các nhà khoa học 
cũng như các bên hữu quan trong DLCĐ cần 
sớm ngồi lại với nhau, bàn thảo, tìm ra một 
cơ chế chính sách thoả đáng trong phát triển 
DLCĐ để đáp ứng được quyền lợi tối đa của 
các bên tham gia: Cơ chế hưởng ưu đãi đối 
với doanh nghiệp khi sử dụng nguồn lực lao 
động chính là người dân địa phương; cơ chế 
phân chia lại nguồn thu từ vé tham quan cho 
người dân, cho bảo tồn, cho duy trì cơ sở vật 
chất kỹ thuật và nộp ngân sách nhà nước; cơ 
chế phân chia nguồn thu từ thuế thông qua 
các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch; mức 
độ được tham gia vào quá trình quản lý du lịch 
của người dân địa phương; chính sách cụ thể 
về bảo vệ di sản văn hoá và tài nguyên du lịch; 
chính sách ưu đãi cho người dân phát triển 
mô hình kinh doanh du lịch cộng đồng; chính 
sách đào tạo nâng cao nguồn nhân lực tại chỗ; 
chính sách hỗ trợ cho hoạt động xây dựng sản 
phẩm du lịch mới; chính sách, cơ chế trong xúc 
tiến quảng bá du lịch
3.2. Giải pháp về phát triển sản phẩm du 
lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Để tour du lịch tại làng cổ thêm hấp dẫn, 
các nhà thiết kế, xây dựng sản phẩm du lịch 
cần phải thêm vào chương trình những hoạt 
động có giá trị mới như sau: Trải nghiệm đời 
sống làng quê; tham gia hoạt động văn hóa, 
văn nghệ dân gian; tham gia trải nghiệm sinh 
hoạt nông dân, nông thôn; phát triển loại hình 
homestay để du khách có thể lưu trú tại làng 
cổ; tham quan làng cổ bằng nhiều loại phương 
tiện vận chuyển khác nhau: Xe đạp, xe trâu, xe 
bò; trải nghiệm các nghề thủ công truyền 
thống: Làm tương, chè lam, kẹo lạc
3.3. Giải pháp về bảo tồn
Đối với việc bảo tồn văn hóa của làng cổ, 
cần chú trọng đặc biệt những vấn đề sau: 
Số 29 (Tháng 9 - 2019)94
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Nghiêm cấm các hoạt động xây dựng phá 
vỡ cảnh quan của làng cổ; bảo tồn nguyên 
trạng những giá trị văn hóa đặc biệt; bảo tồn, 
trùng tu, tôn tạo những giá trị văn hóa đang 
bị xuống cấp; nghiên cứu, đánh giá tổng thể 
giá trị văn hóa có thể xây dựng thành những 
sản phẩm du lịch của làng cổ; tuyên truyền sâu 
rộng nhận thức của người dân về ý thức bảo vệ 
di sản gắn với hoạt động du lịch.
3.4. Giải pháp về xúc tiến quảng bá
- Tổ chức những chương trình Famtrip thực 
sự hiệu quả. Mời các công ty du lịch có tiềm 
năng đưa khách về làng cổ, không nên tổ 
chức tràn lan, không có định hướng gây lãng 
phí kinh phí mà không đạt được hiệu quả. Để 
Famtrip hiệu quả, theo chúng tôi, Ban quản lý 
làng cổ Đường Lâm nên mời các công ty du 
lịch chuyên tổ chức cho khách Tây ba lô trên 
phố cổ (đây là những nhóm khách có nhu 
cầu khám phá những địa điểm độc lạ và chi 
phí thấp); những công ty chuyên tổ chức cho 
khách Pháp (đây là đối tượng khách có những 
chương trình tham quan rất bài bản, quan tâm 
tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống); những 
công ty chuyên tổ chức đón khách Việt kiều và 
khách miền Nam (đây cũng là những nhóm 
khách có nhu cầu trải nghiệm sự khác nhau 
giữa làng Bắc Bộ, làng Trung Bộ và làng Nam 
Bộ). Tổ chức các chuyến Famtrip chuyên biệt 
cho Đại sứ quán các nước tại Hà Nội. Thông 
qua các nhân viên Đại sứ quán, những tinh 
hoa văn hóa của làng cổ Đường Lâm có cơ hội 
được quảng bá ra nước ngoài.
- Thuê đạo diễn tài danh, xây dựng những 
bộ phim thật đặc sắc về làng cổ. Thông qua 
những thước phim quảng cáo thật sự có hồn, 
có chất nghệ thuật thì sức lan toả của nó ra 
cộng đồng sẽ mạnh mẽ hơn.
- Thiết kế ngay một fanpage, chạy quảng 
cáo trên fanpage này trong thời gian khoảng 
từ 3 - 5 năm liên tục, làm sao để thông tin về 
làng cổ Đường Lâm đến được khoảng 10 triệu 
người dùng Facebook thì chắc chắn sẽ có thêm 
nhiều nguồn khách lẻ đến với làng cổ. 
Kết luận
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển 
du lịch tại làng cổ Đường Lâm và định hướng 
phát triển du lịch cộng đồng của làng cổ, 
chúng tôi hy vọng rằng, trong tương lai, làng 
cổ Đường Lâm sẽ đón được một lượng khách 
du lịch tương xứng với tiềm năng vốn có của 
nó. Để làm được điều này, cần sự chung tay, 
chung sức của nhiều ban ngành, công ty du 
lịch, đặc biệt là sự tâm huyết, sáng tạo của cộng 
đồng trong khai thác du lịch nơi đây và sự trao 
quyền của cơ quan chức năng cho cộng đồng 
làm du lịch một cách chủ động, bền vững.
P.T.H.Y
(Th.S, Khoa Du lịch, Trường ĐHVHHN)
Đ.T.P
(Th.S, Phó Trưởng khoa Du lịch,
Trường ĐHVHHN)
Tài liệu tham khảo
1. “Những ngôi nhà 300 năm vẫn đẹp ở làng 
cổ Đường Lâm”, https://vtv.vn/thu-vien-anh/
nhung-ngoi-nha-300-nam-van-dep-o-lang-co-
duong-lam-20140823135203301.htm.
2. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2013), Cẩm 
nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn Việt 
Nam, Hà Nội.
3. Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây (2018), Báo 
cáo tình hình quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo và phát 
huy giá trị di tích làng cổ Đường Lâm từ khi được 
phê duyệt cho đến nay ngày 31/5/2018.
4. Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề 
nông thôn (2012), Tài liệu hướng dẫn phát triển 
Du lịch cộng đồng, Hà Nội.
 Ngày nhận bài: 8 - 6 - 2019
Ngày phản biện, đánh giá: 8 - 9 - 2019
Ngày chấp nhận đăng: 25 - 9 - 2019 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_du_lich_cong_dong_tai_lang_co_duong_lam.pdf