Phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng
Tóm tắt
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch không chỉ hướng tới mục tiêu thỏa mãn tối đa nhu cầu của
du khách về khám phá, thẩm nhận những giá trị văn hóa vật thể cũng như cảnh quan thiên nhiên,
mà còn quan tâm đến tác động của du lịch đến cộng đồng và tài nguyên môi trường. Huyện đảo Cát
Hải, thành phố Hải Phòng có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này. Bài viết này tập
trung phân tích tiềm năng, thực trạng hoạt động du lịch tại Cát Hải từ đó đưa ra một số giải pháp
nhằm phát triển du lịch cộng đồng tại nơi đây.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng
ham gia một số lớp tập huấn về cách thức giới thiệu, cách đón tiếp và phục vụ du khách do bộ đội biên phòng kết hợp với UBND huyện Cát Hải tổ chức. Bên cạnh các dịch vụ cơ bản, tại các xã còn có các hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung. Điển hình là dịch vụ bán hải sản để khách mang về làm quà. Tuy nhiên, các loại hải sản được bán ở đây chủng loại không phong phú, quy mô cũng không lớn và chuyên nghiệp như ở trung tâm thị trấn. Các hộ chủ yếu treo bảng nhỏ hoặc tự giới thiệu tới du khách trong quá trình phục vụ, ngoài ra, có những hộ bày tủ cấp đông loại nhỏ ở trước hiên để bán. Đối với dịch vụ kinh doanh hàng lưu niệm, ngoài những mặt hàng hải sản khô, tươi để bán cho khách du lịch mang về làm quà, ở Việt Hải đã dần hình thành một số cửa hàng lưu niệm nhỏ, bán mũ nón, một số loại đồ lưu niệm như áo, đồ trang sức. Tuy nhiên, các mặt hàng được bày bán lại chưa có nét đặc trưng riêng mà giống với nhiều điểm du lịch khác. Nhìn chung, do lượng khách đến với Cát Hải còn chưa tương xứng với tiềm năng nên cơ hội mở rộng kinh doanh dịch vụ du lịch còn gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, cơ hội kinh doanh các dịch vụ du lịch như lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác cũng mới chỉ tập trung vào một số hộ gia đình chứ chưa đến được sâu rộng trong cộng đồng. Trong hoạt động bảo vệ tài nguyên tự nhiên và văn hóa Đối với môi trường tự nhiên của Vườn quốc gia, người dân có ý thức bảo vệ, giữ gìn sinh cảnh, không chặt phá cây rừng. Tuy nhiên, giai đoạn 2011 - 2012, tại Gia Luận có hiện tượng sử dụng chim chào mào làm món ăn phục vụ du khách. Điều này đã đi ngược lại tiêu chí hoạt động du lịch sinh thái của địa phương. Sau khi có ý kiến phản hồi và từ chối sử dụng từ du khách nước ngoài, UBND xã Gia Luận đã có lệnh cấm săn bắt các loài động vật trong rừng để phục vụ cho hoạt động du lịch. Nhìn chung, cư dân Cát Hải nhận thức rất rõ ràng những gì mà thiên nhiên ưu đãi cho địa phương và vai trò của môi trường tự nhiên đối với việc khai thác, phát triển DLCĐ. Bản thân họ luôn có ý thức giữ gìn tài nguyên tự nhiên và chủ động tham gia vào các chiến dịch, hoạt động nhằm bảo vệ môi trường của huyện. Qua quá trình thực tế ở địa phương, chúng tôi nhận thấy, mô hình DLCĐ đang được áp 101Số 32 (Tháng 6 - 2020) VĂN HÓA DU LỊCH NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA dụng phát triển khá hiệu quả và mang lại lợi ích kinh tế, cải thiện đời sống cho người dân nơi đây. Ở xã Việt Hải, mô hình bảo tàng gia đình mới được hình thành nửa cuối năm 2016 đã giúp phục dựng, triển lãm giới thiệu về cách sống của cư dân bản địa, những đồ đạc, nông ngư cụ mà cư dân Việt Hải vẫn thường dùng trong sinh hoạt và sản xuất. Song mặt khác, sự phát triển du lịch cũng kéo theo những hệ quả mang tính tiêu cực. Hiện nay, xã Việt Hải, xã Gia Luận phần nào không còn giữ được nét đẹp hoang sơ của ngôi làng cổ Việt Nam như trước nữa. Nhiều ngôi nhà được xây mới khang trang, hiện đại nhưng không có quy hoạch cụ thể về kiểu dáng, độ cao nên đều hướng đến xu hướng hiện đại nhất có thể, do đó đã phá vỡ cảnh quan vốn có. Thực tế này dẫn đến cuối năm 2008 UBND huyện Cát Hải và Sở VH,TT,TT&DL thành phố Hải Phòng đã đưa Việt Hải ra khỏi danh sách mô hình DLCĐ, bởi tại thời điểm này xã không đảm bảo đầy đủ yêu cầu và điều kiện đáp ứng cho một địa chỉ DLCĐ. Qua khảo sát, phỏng vấn một số hộ kinh doanh các lĩnh vực khác nhau tại Cát Hải, chúng tôi nhận thấy, cư dân ở đây chưa ý thức được rõ ràng về các giá trị văn hóa cần được duy trì. Vậy nên, cần phải tuyên truyền sâu rộng hơn nữa để chính những người dân, những hộ kinh doanh DLCĐ nơi đây trở thành những người tham gia bảo tồn văn hóa và tự nhiên một cách chủ động nhất, tích cực nhất. 4. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển du lịch cộng đồng tại huyện đảo Cát Hải 4.1. Cơ chế chính sách Đây là một trong những giải pháp mang tính quyết định nhất, bởi nó mang tính pháp lý để DLCĐ dựa vào đó mà hoạt động và phát triển. Tuy nhiên, cũng là một trong những giải pháp rất khó để đưa ra. Để có được những giải pháp đúng đắn về cơ chế, chính sách, cần phải có sự họp bàn kỹ lưỡng của các bên liên quan trong hoạt động DLCĐ để đảm bảo giải pháp mang tính toàn diện và thiết thực. Các cơ quan quản lý, các nhà khoa học cũng như các bên liên quan trong hoạt động DLCĐ cần sớm ngồi lại với nhau, bàn thảo, tìm ra một cơ chế chính sách thoả đáng trong phát triển DLCĐ để đáp ứng được quyền lợi tối đa của các bên tham gia: Doanh nghiệp sẽ được hưởng ưu đãi như thế nào khi sử dụng nguồn lực chính cho doanh nghiệp mình là người dân địa phương; nguồn thu từ bán vé tham quan sẽ được phân chia lại như thế nào cho người dân, cho bảo tồn, cho duy trì cơ sở vật chất kỹ thuật và nộp ngân sách nhà nước; nguồn thu từ thuế thông qua các hoạt động du lịch sẽ được phân chia ra sao; những chính sách cụ thể về bảo vệ di sản văn hóa và tài nguyên du lịch; người dân địa phương được tham gia vào quá trình quản lý du lịch ở mức độ nào; chính sách ưu đãi cho người dân phát triển mô hình kinh doanh DLCĐ, chính sách đào tạo nâng cao nguồn nhân lực tại chỗ; chính sách hỗ trợ cho hoạt động xây dựng sản phẩm du lịch mới; chính sách, cơ chế trong xúc tiến quảng bá... 4.2. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đối với đội ngũ cán bộ quản lý: Đây là lực lượng rất quan trọng trong nguồn nhân lực du lịch. Để có thêm những kiến thức về quản lý du lịch cũng như về DLCĐ, các cán bộ quản lý nên được trang bị, đào tạo thêm những mảng kiến thức như sau: Khối kiến thức về quản lý nhà nước, kiến thức về kinh tế du lịch, kiến thức về DLCĐ. Đối với đội ngũ trực tiếp kinh doanh du lịch: Đây là nhóm lao động rất đông đảo, chủ yếu bao gồm những vị trí như lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp, lái xe và hướng dẫn viên du lịch. Cần bồi dưỡng cho họ những chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể như nghiệp vụ lễ tân, giao tiếp ứng xử, thao tác phục vụ bàn, xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình phục vụ khách. Đối với hướng dẫn viên địa phương: Đây chính là bộ mặt của cộng đồng, thay mặt cộng đồng giới thiệu những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của địa phương mình đến với du khách. Du khách có hiểu, có yêu những nét văn hóa nơi đây hay không chính là quyết định bởi khả năng của hướng dẫn viên. Cần có những chuyên đề đào tạo về hướng dẫn viên như: quy trình tổ chức hướng dẫn, tham quan, giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể tiêu biểu của Cát Hải, phương pháp xây dựng bài thuyết minh, xử lý tình huống... Đối với cộng đồng địa phương: Cần tăng cường nhận thức cho cộng đồng, kể cả những người không trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch. Chúng tôi dự kiến sẽ phát hành những tập tài liệu ngắn gọn đến người dân địa phương nhằm tăng cường nhận thức cho cộng đồng dân cư về những vấn đề: vai Số 32 (Tháng 6 - 2020)102 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA trò của du lịch; tác động của du lịch đến kinh tế, văn hóa, xã hội; bảo vệ môi trường trong du lịch; giao tiếp văn minh với khách du lịch Trong quá trình phát triển ban đầu, hướng dẫn viên của các hãng lữ hành vẫn phải là cầu nối quan trọng giữa du khách và nguồn nhân lực du lịch địa phương. Trong tương lai, tùy theo vào tính chất công việc cụ thể, nguồn nhân lực du lịch địa phương cần phải được đào tạo, bồi dưỡng nhiều hơn về kiến thức và kỹ năng, bao gồm cả ngoại ngữ, để đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách trong nước và quốc tế. 4.3. Xây dựng sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch mà chúng tôi xây dựng dưới đây chủ yếu nhắm đến đối tượng khách vào mùa thấp điểm, từ tháng 9 đến tháng 5. (Bởi vào những tháng cao điểm trong mùa hè, huyện đảo Cát Hải luôn ở trong tình trạng quá tải. Các biện pháp kích cầu, quảng bá, hay xây dựng những sản phẩm du lịch mới gần như không quá quan trọng, bởi vào những tháng này, du khách đến với Cát Hải chủ yếu là du lịch biển). Chúng tôi xây dựng những chương trình du lịch hướng tới những khách lẻ, có thể tự đi đến Cát Hải để trải nghiệm, hoặc đây cũng là gợi ý để các công ty lữ hành có thể tổ chức cho những đoàn khách lớn đến tham quan, du lịch Cát Hải vào mùa thấp điểm, vừa giảm được chi phí và vừa có thêm những trải nghiệm mới mẻ về Cát Bà. Sau đây là một chương trình du lịch điển hình: KHÁM PHÁ BIỂN ĐẢO CÁT HẢI (3 ngày/2 đêm) Ngày 1: 7h20: Đón xe chuyên tour Cát Bà tại Phố Cổ Hà Nội. Khởi hành đi Cát Bà 12h00: Check in tại khách sạn. Ăn trưa tại khách sạn 15h00: Tham quan pháo đài thần công 19h00: Ăn tối tại khách sạn 21h00: Nghỉ đêm tại khách sạn Ngày 2: 6h00: Ăn sáng buffet tại khách sạn 7h00: Thăm Vịnh Lan Hạ - một kỳ quan giữa đất trời với khoảng gần 400 hòn đảo lớn nhỏ được phủ đầy cây xanh hay những thảm thực vật đa dạng 11h00: Ăn trưa trên tàu 13h00: Thăm làng Việt Hải một làng cổ còn tương đối nguyên sơ nằm lọt thỏm giữa biển khơi và được bao bọc bởi núi cao và rừng già của vườn quốc gia Cát Bà. 16h00: Quay trở về bến Cái Bèo/bến tàu khách 19h00: Ăn tối tại khách sạn. Tự do. Nghỉ đêm tại khách sạn Ngày 3: 8h00: Ăn sáng buffet tại khách sạn 8h00 - 11h00: Tự do mua sắm 11h00: Ăn trưa tại khách sạn 13h00: Check out, trở về Hà Nội. Kết thúc chương trình. 4. 4. Xúc tiến quảng bá Thành phố Hải Phòng và huyện đảo Cát Hải cần xác định rõ thế mạnh cũng như những sản phẩm đặc trưng để từ đó đưa ra những nội dung quảng bá sao cho phù hợp và hiệu quả nhất đến với du khách. Cùng với đó là việc xác định đối tượng khách du lịch tiềm năng, điều này rất quan trọng trong việc đưa ra những chương trình du lịch cụ thể, hấp dẫn và phù hợp với đối tượng khách để chào bán ra thị trường. Bên cạnh đó, cũng có thể dựa vào lợi thế liên kết vùng với Hạ Long của Quảng Ninh để lên kế hoạch xúc tiến, quảng bá như một điểm đến chung của vùng duyên hải Đông Bắc thông qua một số hoạt động sau: đặt các liên kết website giữa hai vùng, thông tin hình ảnh về du lịch Cát Hải trên Vịnh Hạ Long, và ngược lại, đặt các hình ảnh về Hạ Long tại sân bay quốc tế Cát Bi của Hải Phòng, sử dụng các diễn đàn, các liên kết phát triển kinh tế - xã hội và du lịch giữa hai vùng để thúc đẩy hoạt động xúc tiến, quảng bá. Thực tế hiện nay, việc quảng bá cho du lịch huyện đảo Cát Hải vẫn chưa được chú trọng, điển hình cho thấy trong cuốn sách Non nước Việt Nam, một trong những cuốn sách gối đầu giường của nhiều khách du lịch, thì Cát Bà vẫn không được nhắc đến như một điểm đến nổi tiếng và hấp dẫn của thành phố Hải Phòng. Đây thực sự là một thiếu sót rất lớn. Vì vậy, chúng ta cần chủ động ký kết hợp đồng quảng bá trên các báo, tạp chí. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều tạp chí hay liên quan đến du lịch, có thể điểm qua một số tạp chí viết bằng tiếng Việt như: Tạp chí Du lịch Việt 103Số 32 (Tháng 6 - 2020) VĂN HÓA DU LỊCH NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Nam, Báo Du lịch, Sành Điệu, và rất nhiều báo khác như Tiền Phong, Lao Động, Thanh Niên, Tuổi trẻ,... đều có những bài viết liên quan đến lĩnh vực du lịch. Các tạp chí du lịch bằng tiếng nước ngoài có: The Guide, Discovery, TVGuide, Travel Tip, Travellive Bước đầu, nên cộng tác với 2 tạp chí tiếng Việt và tiếng Anh uy tín nhất để đặt bài viết và tiến hành đăng quảng cáo dài kỳ trên Tạp chí Du lịch Việt Nam và Tạp chí Travellive (song ngữ). Quảng cáo trên truyền hình là một phương tiện rất hữu hiệu nhất là đối với những sản phẩm du lịch hiện nay. Tuy nhiên, quảng cáo trên tryền hình thường có chi phí rất cao. Chính vì vậy, không nên quảng bá du lịch Cát Bà ở chuyên mục quảng cáo mà nên đưa vào những chương trình có nội dung liên quan đến du lịch như: S-Việt Nam, VTVTRIP của VTV1, Việt Nam - Đất nước - Con người của VTV2. Đây tuy không phải là các chương trình quảng cáo du lịch nhưng lại có tính chất của một chương trình giới thiệu về nét đẹp thiên nhiên, ẩm thực, lịch sử, văn hóa đặc trưng của các vùng miền trên dải đất hình chữ S - một dạng quảng cáo ẩn. Được phát trên khung giờ vàng của VTV (20h05 trên VTV1 từ thứ Ba đến Chủ nhật) chương trình S-Việt Nam đang được khán giả đón nhận rất tích cực. Chúng ta hoàn toàn có thể cộng tác với các chương trình này, xây dựng một bộ phim giới thiệu về huyện đảo Cát Hải (khoảng từ 10 đến 20 phút). Đây là các chương trình mang tính chất miễn phí, do đó, phải xây dựng nội dung thật đặc sắc, kịch bản thật hấp dẫn để đề xuất lên chương trình. Quảng bá du lịch qua internet đang là giải pháp hiện đại và hiệu quả nhất. Hiện tại, nội dung về du lịch Cát Bà du khách có thể xem tại website: www.haiphong. org.com.vn, tuy nhiên, những thông tin trên website này còn chưa thực sự phong phú, không được cập nhật liên tục, liên kết website còn ít Do đó cần đầu tư hơn nữa cho giao diện các website, đồng thời các thông tin cần phải được cập nhật liên tục để đáp ứng nhu cầu của du khách. Ngoài ra, hiện nay các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, YouTube, đang rất được ưa chuộng trong giới trẻ, đây cũng là một kênh quảng cáo nhanh và hiệu quả nên sử dụng. Việc tổ chức các sự kiện, các chương trình liên hoan chào mừng, cũng là một cách thức quảng bá rất hiệu quả. Đây không chỉ là cơ hội thu hút khách du lịch mà còn là cơ hội tốt để thu hút các nhà đầu tư đến với huyện đảo Cát Hải. Thành phố Hải Phòng và huyện đảo Cát Hải cũng cần chủ động tận dụng thời cơ để tham gia vào các hội nghị, hội thảo, hội chợ du lịch trong và ngoài nước để có cơ hội tuyên truyền, quảng bá về những sản phẩm đặc trưng của Cát Bà. Hoặc thành phố có thể tổ chức các hội thảo về du lịch Cát Bà với chủ đề như sau: “Cát Bà - Đảo Ngọc vùng Đông Bắc” hoặc “Cát Bà - Du lịch xanh”... Kết luận Cát Hải là một địa bàn có nhiềm tiềm năng để phát triển du lịch, đặc biệt là những điều kiện để phát triển DLCĐ vào mùa thấp điểm. Những tiềm năng này cần được đánh thức; cần được chính quyền quản lý; doanh nghiệp, các tổ chức liên quan, đặc biệt là người dân chung tay góp sức để biến những tiềm năng đó thành những sản phẩm du lịch đặc sắc. Đặc biệt hơn cả, chỉ khi nào người dân được tham gia một cách sâu rộng vào các hoạt động du lịch thì du lịch mới có sự phát triển bền vững, đáp ứng tốt cả nhu cầu của người dân và những hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường. Đ.T.P Tài liệu tham khảo 1. Dự án EU (2013), Sổ tay du lịch cộng đồng - Phương pháp tiếp cận dựa vào thị trường. 2. McKercher and Hillary (2002), Cultural Tour- ism: the Partnership between Tourism and Cultural Heritage Management, The Haworth Press, Inc. 3. Võ Quế, Lương Hồng Quang, Võ Chí Công (2006), Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng, tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 4. Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề Nông thôn (2012), Tài liệu hướng dẫn phát triển Du lịch cộng đồng. Ngày nhận bài: 27 - 5 - 2019 Ngày phản biện, đánh giá: 8 - 6 - 2020 Ngày chấp nhận đăng: 25 - 6 - 2020
File đính kèm:
- phat_trien_du_lich_cong_dong_tai_huyen_cat_hai_thanh_pho_hai.pdf