Phát triển du lịch cộng đồng nhằm giải quyết việc làm và đảm bảo sinh kế cho người dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc

Du lịch cộng đồng đang là xu hướng hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt ở khu vực

trung du miền núi phía bắc. Với lợi thế về cảnh quan tự nhiên và bản sắc văn

hóa các tộc người, du lịch cộng đồng không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho cư

dân bản địa mà còn góp phần bảo tồn và phát huy những nét văn hóa tộc người

độc đáo. Bài viết, chỉ ra các tiềm năng khai thác du lịch cộng đồng của đồng

bào dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc trong định hướng phát triển sinh kế cũng

như bảo tồn bản sắc văn hóa tộc người là một hướng đi đang được đảng bộ tỉnh

Vĩnh Phúc rất quan tâm

Phát triển du lịch cộng đồng nhằm giải quyết việc làm và đảm bảo sinh kế cho người dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc trang 1

Trang 1

Phát triển du lịch cộng đồng nhằm giải quyết việc làm và đảm bảo sinh kế cho người dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc trang 2

Trang 2

Phát triển du lịch cộng đồng nhằm giải quyết việc làm và đảm bảo sinh kế cho người dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc trang 3

Trang 3

Phát triển du lịch cộng đồng nhằm giải quyết việc làm và đảm bảo sinh kế cho người dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc trang 4

Trang 4

Phát triển du lịch cộng đồng nhằm giải quyết việc làm và đảm bảo sinh kế cho người dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc trang 5

Trang 5

Phát triển du lịch cộng đồng nhằm giải quyết việc làm và đảm bảo sinh kế cho người dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc trang 6

Trang 6

Phát triển du lịch cộng đồng nhằm giải quyết việc làm và đảm bảo sinh kế cho người dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc trang 7

Trang 7

Phát triển du lịch cộng đồng nhằm giải quyết việc làm và đảm bảo sinh kế cho người dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 2420
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển du lịch cộng đồng nhằm giải quyết việc làm và đảm bảo sinh kế cho người dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển du lịch cộng đồng nhằm giải quyết việc làm và đảm bảo sinh kế cho người dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc

Phát triển du lịch cộng đồng nhằm giải quyết việc làm và đảm bảo sinh kế cho người dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc
i trầu 
(loi thoi), hình múi bưởi, được may và thêu thùa 
công phu, thể hiện sự khéo léo của người phụ nữ. 
Trang phục là yếu tố đầu tiên tạo nên sự khu 
biệt giữa người Sán Dìu với các cộng đồng dân tộc 
khác. Tuy không sặc sỡ sắc màu, không cầu kỳ với 
nhiều họa tiết thêu thùa nhưng sắc chàm chủ đạo 
cùng nhiều điểm nhấn hoa văn trên nữ phục đã tạo 
nên vẻ đẹp giản dị, kín đáo, duyên dáng của trang 
phục Sán Dìu trên nền xanh của những đồi Su su 
xanh mướt của dãy núi Tam Đảo, những đồi Dứa 
vàng óng của vùng núi Tam Dương, Đạo Trù. Hệ 
thống lễ hội dày đặc phản ánh đời sống tâm linh 
phong phú của người Sán Dìu. Lễ hội của người 
Sán Dìu được tổ chức theo các tiết trong năm. Hầu 
như tháng nào đồng bào cũng có tết: tết Nguyên 
đán (Sin nén chẹt phoi), tết Thanh minh (Sênh 
mếnh chẹt), tết mùng 5 tháng 5 (Lống són chẹt), 
rằm tháng 7 (Mộc nén ka chẹt),.. Ngoài ra, còn có 
các lễ hội liên quan đến tín ngưỡng nông nghiệp, 
gắn liền với thời vụ sản xuất như: hạ điền, thượng 
điền, tết cơm mới, lễ hội Đại phan... với các biểu 
hiện thờ cúng thần nông, thờ vía lúa, thờ tổ tiên, 
Thành hoàng làng... phản ánh rõ nét niềm tin tâm 
linh của cộng đồng các dân tộc người dân tộc Sán 
Dìu ở Vĩnh Phúc. 
Người Sán Dìu có vốn văn học dân gian phong 
phú. Về nhạc cụ có tù và, kèn, sáo, trống, thanh la... 
Về vũ, trong các nghi lễ tôn giáo có điệu múa gậy, 
nhảy dâng đèn, nhảy dọn đường, múa đua tầm xích 
hay nhảy quản ma tà. Nhạc cụ và các điệu vũ được 
sử dụng hầu hết trong các diễn xướng tâm linh: 
tang ma, cấp sắc, phản ánh sinh động thế giới 
quan, nhân sinh quan của người Sán Dìu. Về văn 
học khá phát triển trong nhân dân lao động, với loại 
hình văn học dân gian chủ yếu là thơ ca ứng tác và 
truyền khẩu. Bên cạnh thơ ca, còn có ca dao, tục 
ngữ, câu đố cũng phong phú được đồng bào đúc rút 
N.Đ.Khiem/ No.20_Mar 2021|p.47-52 
từ kinh nghiệm trong đời sống. Đồng bào cũng có 
nhiều truyện thơ đặc sắc: Dựng đất mở trời (Hoi 
then dịp thi), Vua cóc ở Man Cay Coóc, Slún nghi, 
Món loong Các trò chơi dân gian: đánh khăng, 
đánh quay, kéo co, cà kheo... Đặc sắc nhất và 
không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của 
người Sán Dìu là những câu hát Soọng cô. Soọng cô 
là làn điệu ca hát của người Sán Dìu, viết theo thể 
thất ngôn tứ tuyệt, ghi chép bằng chữ Hán cổ và 
được lưu truyền trong dân gian. Diễn xướng Soọng 
cô như một hình thức sân khấu cộng đồng tái hiện rõ 
nét các sinh hoạt văn hóa, phong tục tập quán, quan 
niệm sống, tư duy, tình cảm của các thành viên. 
Hoàn cảnh xã hội, lịch sử thay đổi, các thế hệ tiếp 
nối, nhưng Soọng cô thì còn ngân mãi trong đời sống 
tinh thần của cộng đồng và là môi trường bảo lưu, 
trao truyền tốt nhất các giá trị văn hóa tộc người. 
Xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu du 
lịch của du khách cũng ngày phát triển dưới nhiều 
hình thức khác nhau. Gần đây, xuất hiện một loại 
hình du lịch mới rất thu hút được nhiều người tham 
gia - du lịch cộng đồng. Thay vì chọn những nhà 
nghỉ sang trọng, khách sạn cao cấp. Du khách đang 
có xu hướng ở ngay tại nhà của dân địa phương để 
tìm hiểu văn hóa, cuộc sống của người bản địa. Nếu 
như trước đây du khách đi du lịch với mục đích 
chính là tham quan, nghỉ dưỡng thông thường thì 
hiện nay là nhu cầu nghỉ dưỡng chất lượng cao, 
muốn tìm hiểu sâu hơn về các giá trị văn hóa và 
cuộc sống bản địa với nhiều hoạt động trải nghiệm, 
du khách tham gia các hoạt động nhằm phát triển 
chính bản thân hay có thể nói là du lịch bước vào 
thế hệ thứ 3 trong tiến trình phát triển, thế hệ của 
“du lịch sáng tạo”. Trong thời đại du lịch sáng tạo, 
du khách giữ vai trò chính trong các “cuộc chơi” 
chứ không chỉ là những khán giả chỉ biết ngắm nhìn 
vẻ đẹp của thiên nhiên, của di tích văn hóa, lịch sử 
phát triển hay “tài năng” của người khác, mà khi 
tham gia một hành trình du lịch nào đó, du khách 
mong muốn khám phá những điều mới mẻ và tận 
hưởng nó. Khách du lịch hướng tới những giá trị 
mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hoá truyền 
thống (tính khác biệt, đặc sắc, nguyên bản), giá trị 
tự nhiên (tính nguyên sơ, độc đáo), giá trị sáng tạo 
và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Nếu 
một thập kỷ trước khách du lịch phải mua hoặc in 
các bản đồ cho chuyến đi du lịch thì ngày nay mọi 
thứ đều có thể diễn ra với chiếc điện thoại di động 
hay chỉ một cái nhấp chuột máy tính. 
Những năm gần đây, số lượng khách du lịch 
trong và ngoài nước đến với Vĩnh Phúc đã không 
ngừng tăng lên. Lượng khách du lịch đến với Tam 
Đảo năm 2019 đạt hơn 91.000 lượt người (tăng 
41,5% so với cùng kỳ năm ngoái) trong đó, khách 
du lịch nước ngoài đạt hơn 33.000 lượt lưu trú qua 
đêm. Với phương châm nâng cao chất lượng dịch 
vụ, hiện khu du lịch Tam Đảo có 125 cơ sở lưu trú, 
với gần 2400 phòng, trong đó, có 50 khách sạn, 27 
homestay, villa và 48 nhà nghỉ [4, tr.661-672]. 
Theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch, 
năm 2017, toàn tỉnh đón 4,45 triệu lượt khách, 
trong đó có 33,5 nghìn lượt khách quốc tế. Năm 
2019, toàn tỉnh ước đón trên 5,9 triệu lượt khách, 
trong đó có 43.100 lượt khách quốc tế. Tổng lượng 
khách du lịch từ năm 2017 đến hết năm 2019 ước đạt 
trên 15,5 triệu lượt người; số ngày lưu trú bình quân 
khoảng 1,5 ngày. Cùng với đó, doanh thu du lịch 
tăng trưởng ổn định qua các năm. Trong năm 2017, 
doanh thu du lịch đạt 1.420 tỷ đồng, tăng 10,3% so 
với năm 2016; năm 2019, doanh thu ước đạt 1.800 tỷ 
đồng, ước tăng 11,5% so với năm 2018. 
Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn 
trong phát triển kinh tế - xã hội, Đảng Bộ Vĩnh 
Phúc khẳng định: “Trong chỉ đạo phải xác định 
hướng đi đúng, bước đi thích hợp, đề ra các mục 
tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng giai đoạn và có các 
giải pháp đột phá để thực hiện. Trên cơ sở vị trí, vai 
trò, mối quan hệ giữ ba khu vực kinh tế phải coi 
phát triển kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn 
là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, lấy phát triển công 
nghiệp làm nền tảng; đẩy mạnh phát triển và từng 
bước nâng cao chất lượng các lĩnh vực, trong đó lấy 
phát triển kinh tế du lịch làm mũi nhọn” [2,tr.32]. 
Để hiện thực hóa quan điểm trên, Tỉnh ủy Vĩnh 
Phúc đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đầu tư 
phát triển du lịch. Ngày 06/6/2011, Ủy ban nhân 
dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ra Quyết định số 1335/QĐ-
UBND về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát 
triển du lịch Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn 
2030”, tiếp đó, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã ban 
hành Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 04/11/2011 về 
phát triển dịch vụ, du lịch giai đoạn 2011 - 2020 đã 
xác định: “Phát triển các ngành dịch vụ, trên cơ sở 
khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của mỗi ngành, 
N.Đ.Khiem/ No.20_Mar 2021|p.47-52 
mỗi địa phương, trong đó, tập trung phát triển mạnh 
dịch vụ du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế 
mũi nhọn của tỉnh, ưu tiên phát triển các ngành dịch 
vụ đem lại giá trị gia tăng cao, phục vụ trực tiếp 
cho khu vực sản xuất; các ngành dịch vụ lợi ích 
công cộng, xã hội; coi trọng và khuyến khích phát 
triển các loại hình dịch vụ khác” và “Ưu tiên đầu tư 
khai thác hiệu quả các sản phẩm dịch vụ, du lịch tại 
các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề 
truyền thống mang bản sắc văn hóa dân tộc”[7,tr.3]. 
Những văn bản này là kim chỉ nam định hướng cho 
các ngành, các cấp, các thành phần kinh tế - xã hội, 
trong đó ngành du lịch là hạt nhân trong quá trình 
tổ chức thực hiện nhằm khai thác tiềm năng, khắc 
phục những khó khăn, hạn chế phấn đấu đưa du 
lịch Vĩnh Phúc nói chung, du lịch cộng đồng nói 
riêng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Để 
tạo bước đột phá phát triển du lịch trở thành ngành 
kinh tế mũi nhọn của tỉnh, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc 
luôn chú trọng nâng cấp, phát triển hạ tầng du lịch. 
Giai đoạn 2011 - 2017, tổng số vốn ngân sách nhà 
nước đầu tư cho lĩnh vực du lịch là 2.193 tỷ đồng, 
trong đó đầu tư kết cấu hạ tầng trong khu du lịch là 
67,1 tỷ đồng; đầu tư các công trình trọng điểm tạo 
điểm nhấn phát triển du lịch là 2.126 tỷ đồng, trong 
đó chi từ 35% đến 40% đầu tư các công trình du 
lịch làng nghề. Bên cạnh đầu tư bằng nguồn ngân 
sách nhà nước, tỉnh đã chủ động dành quỹ đất cho 
các dự án du lịch để thu hút đầu tư. Từ năm 2011 - 
2017, toàn tỉnh có 36 dự án DDI đầu tư vào lĩnh 
vực du lịch với tổng số vốn cam kết là 20.612 tỷ 
đồng, trong đó, đã thực hiện 11.336 tỷ đồng, đạt 
55% số vốn cam kết. 
Tỉnh Vĩnh Phúc đã quy hoạch xây dựng Đề án 
làng văn hóa du lịch cộng đồng tại thôn Đồng 
Thỏng (xã Đại Đình) và thôn Đạo Trù Thượng (xã 
Đạo Trù) ở huyện Tam Đảo. Đây là hai thôn có 
phong cảnh thiên nhiên hữu tình và vẫn còn lưu giữ 
bản sắc văn hóa phong phú của người dân tộc Sán 
Dìu. Căn cứ, tiêu chí thực tiễn xây dựng đề án dựa 
trên cơ sở các điều kiện tự nhiên của huyện Tam 
Đảo với 44,5% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số 
với truyền thống văn hóa lâu đời hiện còn lưu giữ 
như tiếng nói, trang phục truyền thống, các làn điệu 
dân ca, các món ăn đặc sắc, Xây dựng khu trung 
tâm đón tiếp khách du lịch, các quầy dịch vụ bán 
hàng, quà lưu niệm, sản vật địa phương; xây dựng 
nhà văn hóa để giao lưu văn hóa văn nghệ, khám 
phá ẩm thực địa phương; đầu tư hỗ trợ 60 hộ dân có 
đủ điều kiện đón tiếp và phục vụ nhu cầu ăn, nghỉ 
cho du khách; đào tạo nguồn nhân lực làm du lịch 
cộng đồng; đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, xúc 
tiến phát triển thị trường du lịch, hình thành các 
tour du lịch kết nối với địa phương lân cận. 
2.2. Một số vấn đề đặt ra trong khai thác du 
lịch cộng đồng ở tỉnh Vĩnh Phúc 
Việc khai thác du lịch mang lại lợi ích cho 
người dân địa phương, tăng thu nhập từ việc tham 
gia các hoạt động du lịch như: phục vụ nhu cầu lưu 
trú, thưởng thức các món ẩm thực độc đáo, bày bán 
các đồ thủ công, biểu diễn dân ca dân vũ, trải 
nghiệm sinh hoạt văn hóa gia đình, cộng đồng, 
đã góp phần ổn định đời sống kinh tế, phát triển 
sinh kế và xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, việc 
người dân tham gia trực tiếp vào các hoạt động du 
lịch còn góp phần giải quyết vấn đề việc làm, cải 
thiện chất lượng lao động, giảm di cư tự do, tự phát 
từ nông thôn ra các đô thị, tạo nên sự ổn định xã hội 
và đặc biệt là sự ổn định nhân khẩu, thành phần tộc 
người, nền tảng vững chắc cho sự duy trì và bảo lưu 
những giá trị văn hóa tộc người. 
Du lịch cộng đồng không chỉ thúc đẩy sự công 
bằng trong phát triển du lịch với việc mang lại cho 
cộng đồng những lợi ích từ việc cung cấp các dịch 
vụ du lịch và cơ sở hạ tầng: giao thông, điện, nước, 
viễn thông, vệ sinh môi trường, cảnh quan thiên 
nhiên, góp phần phục hồi và phát triển các giá trị 
văn hóa và nghề truyền thống mà còn đem lại nhiều 
tác động tích cực về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi 
trường, tuy nhiên nếu không có các biện pháp quản 
lý tốt thì nó cũng gây ra nhiều thách thức: tăng chi 
phí sinh hoạt và giá đất, phá vỡ môi trường, cảnh 
quan tự nhiên, ô nhiễm và rác thải, gia tăng tiếng 
ồn, sự bất ổn về xã hội... Vì vậy, để hạn chế các 
biểu hiện tiêu cực, chính quyền và người dân địa 
phương cần làm tốt một số nội dung sau: 
Một là, tuyên truyền, hỗ trợ đồng bào Sán Dìu 
những hiểu biết về du lịch cộng đồng, nâng cao 
nhận thức để họ tham gia du lịch cộng đồng tự 
nguyện, tự giác nhằm tạo nên sự kết nối giữa các 
doanh nghiệp và chủ thể văn hóa để hỗ trợ đồng 
bào Sán Dìu trong việc xây dựng mô hình và cách 
thức đưa nguồn tài nguyên văn hóa phục vụ du lịch 
cộng đồng hiệu quả. 
N.Đ.Khiem/ No.20_Mar 2021|p.47-52 
Hai là, đào tạo đội ngũ làm du lịch cộng đồng 
tại chỗ, tổ chức tập huấn để họ biết hướng dẫn và 
tạo môi trường cho khách du lịch được trải nghiệm 
văn hóa truyền thống như: có thể tham gia các công 
đoạn của nghề thủ công, tự tạo sản phẩm lưu niệm, 
sinh hoạt văn nghệ, lễ hội cùng cộng đồng, 
Ba là, liên kết, học hỏi mô hình phát triển du 
lịch cộng đồng ở các địa phương khác nhằm phát 
huy lợi thế nguồn tài nguyên văn hóa của tộc 
người. Xây dựng nhà văn hóa cộng đồng theo mô 
hình một bảo tàng nhỏ giới thiệu lịch sử và những 
giá trị văn hóa tộc người, đồng thời là môi trường 
diễn xướng, sinh hoạt cộng đồng hay thực hành 
các nghề thủ công phục vụ nhu cầu nghiên cứu, 
học hỏi và trải nghiệm. 
 Ngoài thế mạnh về tài nguyên văn hóa, sự 
thành công của du lịch cộng đồng chính là vai trò 
của chủ thể văn hóa, những người trực tiếp làm du 
lịch. Sự mến khách, thân tình, cởi mở, chu đáo là lý 
do để níu chân du khách. Vì vậy, cần tự nhận thức 
được vai trò của chính cộng đồng đối với loại hình 
du lịch này. Người dân địa phương cần phải trau 
dồi các kỹ năng ứng xử, giao tiếp, trình độ, năng 
lực để có tham gia du lịch cộng đồng hiệu quả, bền 
vững. Sự độc đáo trong bản sắc văn hóa tộc người 
là thế mạnh trong khai thác du lịch cộng đồng nhằm 
phát triển sinh kế tộc người Sán Dìu. Nâng cao thu 
nhập cho người dân, sự tự hào về các giá trị truyền 
thống là động lực tốt nhất để thúc đẩy ý thức bảo 
lưu văn hóa tộc người ngay trong môi trường nó 
được sinh ra và vận hành. 
3. Kết luận 
Để phát triển du lịch cộng đồng bền vững, hiệu 
quả đảm bảo sinh kế cho người dân tộc Sán Dìu, 
góp phần tích cực vào xóa đói giảm nghèo, Vĩnh 
Phúc cần: nâng cấp hạ tầng cơ sở, chú trọng đến 
các điểm, các làng bản nằm trên tour, tuyến du lịch 
chính của tỉnh; đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho 
phát triển du lịch, đặc biệt là đội ngũ thuyết minh 
và nhân viên phục vụ tại các thôn bản; nâng cao 
nhận thức cho đồng bào dân tộc Sán Dìu thông qua 
việc hỗ trợ, tập huấn kỹ năng giao tiếp, thành lập 
các đội văn nghệ tại thôn, bản, s n sàng biểu diễn 
phục vụ du khách; giữ gìn và phục hồi các nét văn 
hóa đặc sắc của mỗi dân tộc, góp phần tạo việc làm, 
tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. 
REFERENCES 
1. Asean (2016), ASEAN Community Based 
Tourism Standard - The ASEAN Secretariat Jakarta 
- Indonesia, pp.41. 
2. Vinh Phuc Provincial Party Committee 
(2010), Document of the Congress of the Party 
Committee of Vinh Phuc province, term 2010 - 
2015, pp. 32. For internal circulation only. 
3. Harold Goodwin and Rosa Santilli (2009), 
Community based tourism: a success?, IRCT 
occasional paper 11, Vol.37, No.1, pp. 1 - 37. 
4. Nguyen Duc Khiem (2019), Development of 
traditional craft village tourism in Vinh Phuc 
province. Proceedings of International Scientific 
Conference: Entrepreneurship and Innovation: 
Opportunities and Challenges for Vietnamese 
Enterprises, Volume 2, Ha Noi Publishing House, 
pp.661 - 671. 
5.Source:https://thuvienphapluat.vn/van-
ban/van-hoa-xa-hoi/Luat-du-lich-2017-
322936.aspx, updated on March 28, 2020. 
6. The Asia Foundation and the Vietnam Rural 
Industries Research and Development Institute 
(2012), CBT Development Guidelines, p.3. 
7. Vinh Phuc Provincial Party Committee (2011), 
Resolution No. 01-NQ/TU on development of tourism 
services and tourism in Vinh Phuc province in the 
period of 2011 - 2020, p.3. 
N.Đ.Khiem/ No.20_Mar 2021|p.47-52 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_du_lich_cong_dong_nham_giai_quyet_viec_lam_va_dam.pdf