Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống người Thái huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mang lại cho du khách những trải

nghiệm về bản sắc cộng đồng địa phương, trong đó dân cư địa phương tham gia trực tiếp

vào hoạt động du lịch, được hưởng lợi ích kinh tế - xã hội từ hoạt động du lịch và có

trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường, bản sắc văn hóa cộng đồng. Với thế mạnh về

cảnh quan sinh thái tự nhiên và giá trị văn hóa truyền thống người Thái được bảo tồn khá

nguyên vẹn, Bá Thước là một trong 11 huyện miền núi xứ Thanh phát triển mạnh mẽ mô

hình du lịch cộng đồng. Việc khách du lịch tham gia trực tiếp vào các hoạt động cộng

đồng địa phương đã và đang làm cho Bá Thước phải đối mặt với nguy cơ mai một các giá

trị văn hóa truyền thống và phá vỡ cảnh quan tự nhiên. Bài toán phát triển du lịch cộng

đồng gắn với việc bảo tồn văn hóa truyền thống đang đặt ra cấp bách.

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống người Thái huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa trang 1

Trang 1

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống người Thái huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa trang 2

Trang 2

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống người Thái huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa trang 3

Trang 3

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống người Thái huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa trang 4

Trang 4

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống người Thái huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa trang 5

Trang 5

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống người Thái huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa trang 6

Trang 6

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống người Thái huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa trang 7

Trang 7

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống người Thái huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa trang 8

Trang 8

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống người Thái huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa trang 9

Trang 9

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống người Thái huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 3700
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống người Thái huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống người Thái huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống người Thái huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
ha thì gần”, vì thế trong một thời gian dài Hít khong đã trở nên 
quan trọng trong việc ổn định xã hội của các mường. Cùng với thời gian Hít khong giờ 
đã trở thành một nét văn hóa rất riêng, rất độc đáo của người Thái nơi đây. 
 Nếu tạo bản, tạo mường là truyền thống tốt đẹp, lâu đời của người Thái trong 
việc tạo dựng đời sống dân cư ngày một đông đúc hơn thì nhà sàn người Thái “hướn 
hạn phủ táy” là một điểm nhấn văn hóa và là trung tâm của mọi hoạt động. Nhà sàn 
người Thái là một công trình kiến trúc tài hoa, hòa đồng với thiên nhiên, đất trời cùng 
 87 
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 
vạn vật, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, nơi hội tụ các giá trị vật chất và tinh thần. 
Từ kiến trúc xây dựng đến nghệ thuật trang trí đều bắt nguồn từ thực tế cuộc sống khách 
quan được cách điệu hóa đạt tới trình độ thẩm mỹ cao. Nhà sàn người Thái Bá Thước 
mang những nét rất riêng. Nếu người Thái, Tây Bắc đặt khau cút trên ngôi nhà, hay mái 
nhà bẻ khum khum hình con rùa thì nhà sàn người Thái ở Bá Thước lại đặt hình nộm 
đầu cọp, gọi là xong meo, mái nhà thẳng, không bẻ khum khum. Cách bố trí sinh hoạt 
trên nhà sàn cũng khác với người Thái Đen Tây Bắc. Quanh bếp lửa hồng, đã bao lần 
gia đình họ tộc quây quần nghe người già hát, ngâm, kể - "khắp" những điều răn dạy về 
đạo lý làm người - "Quámk son cốn"; Chuyện bản mường - "Quámk tố mướng", Bước 
đường chinh chiến của cha ông - "Táy púk sấc", Tiễn dặn người yêu - "Xống chụ xon 
xao", cùng nồng say trong các điệu "xòe" ngày mừng cơm mới, lên nhà mới, hội cưới, 
ngày xuân. Nơi con trai đan lát, thổi khèn, pí, con gái quay xa, dệt vải, thêu thùa... đã 
được khái quát trong câu thơ: Trai biết đan chài/ gái biết dệt vải -"nhinh hụ tháp phải/ 
trái hụ san he". Nhà sàn là nơi chứng kiến buồn vui của bao thế hệ để rồi mỗi người 
hiểu thêm về quá khứ, hiện tại và tương lai, trân trọng, nâng niu những tài sản vô giá cả 
về vật chất và tinh thần đã trở thành truyền thống tốt đẹp của người Thái bao đời nay. 
Tất cả làm nên một vẻ đẹp trong sáng đậm tình như một bức tranh sơn thủy, dân dã 
nguyên sơ của một nền văn hóa. 
 Trong quan niệm về thế giới, người Thái chia thế giới thành ba tầng: (1) Trời 
(Phạ), đứng đầu là Pó Then, có uy quyền bao trùm lên cả các thế giới, (2) mường Lúm 
(Hạ giới), do các thần cai quản; dưới mặt đất, (3) có phần nước do Long vương quản lý, 
phần đất có thế giới người lùn và âm ti. Người Thái cho rằng, Thần có sức mạnh vô 
biên, tồn tại trong cõi hư không để bảo vệ cuộc sống cho người Thái. Cũng như người 
Việt, Thần trong suy nghĩ của người Thái có hai loại: nhiên thần và nhân thần. Nhiên 
thần có bảy vị: thần hang sâu, núi cao, thủy thần, thổ công, ông táo, cây cổ thụ, thần mái 
nhà. Nguồn gốc các vị thần thường được kể trong các buổi lễ cúng các vị thần, bắt 
nguồn từ bảy Anh em Ằm Ệch. Nhân thần là những người được cộng đồng kính trọng, 
tôn thờ. Nhân thần được phân thành ba loại: Thần lớn là những người có công với nước 
như Vua Lê, Tư Mã Hai Đào, Thái úy, quận công Hà Thọ Lộc... Thần bản Mường, có 
đặc điểm như Thành hoàng làng của người Việt, là người có công dựng bản, tạo mường. 
Thần dòng họ, là người có danh giá trong dòng tộc. Nếu ở Tây Bắc tục thờ thần diễn ra 
chủ yếu dưới dạng xin bản, xin mường, thì ở Bá Thước, Thanh Hóa một loạt các nơi thờ 
tự: nhà thờ thần của mường, của Poọng, của Bản hay dòng họ. Miếu thờ là điểm thờ khá 
phổ biến, được người Thái rất coi trọng. Hiện tại, Mường Khoòng có 3 điểm thờ thần 
mường là nhà Phủ, Xộp Ngài và mó Nủa, 2 điểm thờ nhân vật lịch sử (Hươu Hang, thờ 
Khăm Oanh tại bản Đốc và Nong Tiếu thờ nàng Mứn tại Eo Điếu)... Ngày tế thần 
88 
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 
thường diễn ra rất long trọng, xem như ngày hội của toàn dân, thời gian diễn ra trong 
vòng vài ba ngày. Các lễ hội diễn ra trong tháng Tám âm lịch và ở tất cả các mường: 
mường Ca Da, mường Ký hay mường Khoòng, gọi là lễ hội Căm Mương, thời gian này 
trùng với ngày Quốc giỗ “hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”. Do vậy, trong lễ hội 
thường được người Thái kết hợp giữa lễ hội truyền thống, cầu mùa và Quốc lễ. 
 Trong kho tàng văn hóa truyền thống của người Thái Bá Thước, không thể bỏ 
qua tục cầu mưa, một nét đẹp văn hóa và là sản phẩm tinh thần độc đáo còn được lưu 
giữ vẹn nguyên đến tận ngày nay. Tục cầu mưa của người Thái hình thành từ nhu cầu 
sản xuất. Tục cầu mưa là lễ tế bách thần: từ thần sông suối, núi rừng... cầu mong giao 
hòa trời đất để sự sống con người, vạn vật được sinh sôi nảy nở. Có thể nói, tục cầu mưa 
là một tín ngưỡng gắn bền chặt với đời sống tinh thần và vật chất của người lao động. 
 Bên cạnh các giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên đẹp nhất vùng 
đã góp phần cho Bá Thước trở thành địa phương đầu tiên lựa chọn mô hình phát triển 
du lịch cộng đồng. Nhắc đến Bá Thước là nhắc đến Pù Luông - một dãy núi kéo dài từ 
Tây Bắc xuống Đông Nam kỳ vĩ, sự kiến tạo về địa chất không chỉ đem lại sự trùng 
điệp của núi non, mà còn tạo ra những hang động, thác nước hấp dẫn, điển hình: Hang 
Dơi, Thác Hươu, thác Muốn, suối Nủa, suối cá thần Chiềng Ban, hay “Sapa” xứ Thanh 
- vùng Son – Bá - Mười, bản Đôn, Kho Mường. 
 3. Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa của 
người Thái huyện Bá Thước, Thanh Hóa 
 Du lịch kể từ khi hình thành đã được coi là “sự mở rộng không gian văn hóa của 
con người”. Bởi vậy, lâu nay cụm từ “du lịch văn hóa” ngay từ khi xuất hiện đã được coi 
như một loại hình du lịch, mà điểm đến là những nơi chứa đựng giá trị văn hóa lâu đời 
như: những công trình kiến trúc nghệ thuật, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng 
 Tuy nhiên, du lịch khi thâm nhập vào cộng đồng lại dễ làm tổn thương, thương 
mại hóa những giá trị văn hóa bản địa thuần túy. Và trong khi bản sắc chưa được sử 
dụng sao cho thật hiệu quả để quảng bá, giao lưu văn hóa trong du lịch thì các hình thức 
pha tạp văn hóa lại lên ngôi. Chính vì vậy, sản phẩm quan trọng của du lịch là du lịch 
văn hóa. Một khi yếu tố văn hóa trong du lịch được coi trọng hàng đầu thì kinh tế cũng 
theo đó mà phát triển theo cách "xuất khẩu tại chỗ". Chính vì vậy, để khai thác tốt tiềm 
năng du lịch nhưng không làm mai một, ảnh hưởng đến những giá trị văn hóa của người 
Thái tại Bá Thước thì cần có những giải pháp sau: 
 - Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp: Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch có sự 
khác biệt lớn so với các loại hình du lịch khác vì có sự tham gia của cộng đồng địa 
phương trong các hoạt động du lịch. Khách du lịch được cùng ăn - cùng ở - cùng sinh 
hoạt với người dân, được trải nghiệm văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực của cộng đồng. Nó 
 89 
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 
có thể gây ra tác động rất lớn đối với đời sống và nền văn hóa bản địa của cộng đồng 
người Thái. Bởi vậy, loại hình du lịch cộng đồng cần được tổ chức và quản lý một cách 
cẩn thận với một chính sách quản lý phù hợp, đòi hỏi sự hợp tác, đồng thuận của tất cả 
các bên có liên quan trong đó vai trò của cộng đồng là vô cùng quan trọng, tránh những 
tác động xấu không cần thiết đến cuộc sống của cộng đồng địa phương. 
 - Tổ chức quy hoạch hợp lý: Vì loại hình du lịch cộng đồng là loại hình du lịch nhạy 
cảm với cuộc sống hiện tại và văn hóa truyền thống của người dân bản địa nên cần có sự 
nghiên cứu, cân nhắc, lựa chọn cẩn trọng những khu vực có thể phát triển du lịch cộng 
đồng. Trong quy hoạch nhất thiết phải có sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân địa 
phương và ý kiến của họ phải được tôn trọng. Chúng ta không nên và không cần thiết phải 
phát triển du lịch cộng đồng ở tất cả các bản mà chỉ nên phát triển ở những bản có thế 
mạnh. Làm được điều này chúng ta vừa hạn chế được những tác động của hoạt động du lịch 
tới cuộc sống và văn hóa của cộng đồng vừa bảo tồn được bản sắc địa phương. 
 - Nâng cao nhận thức cho cộng đồng: Phải tuyên truyền cho cộng đồng gìn giữ 
và khôi phục đời sống văn hóa, nghệ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, kiến trúc nhà ở, 
các nghề thủ công truyền thống của dân tộc mình. Cộng đồng phải hiểu sâu sắc rằng 
những yếu tố này mới chính là những yếu tố thu hút khách du lịch đến với cộng đồng. 
Là những yếu tố cần được bảo vệ vì lợi ích lâu dài không chỉ cho phát triển du lịch mà 
còn vì các lợi ích văn hóa khác nữa. Nếu không lưu giữ và khôi phục lại thì không thể 
phát triển và phát triển một cách bền vững được. 
 - Nâng cao năng lực của cộng đồng trong các hoạt động du lịch: Đây là vấn đề then 
chốt nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc và có chất lượng từ đó tạo ấn tượng 
tốt để thu hút khách du lịch, đồng thời từ đó kéo dài ngày lưu trú, tăng mức chi tiêu của du 
khách tại địa phương nhằm tối đa hóa doanh thu cho cộng đồng. Cụ thể, nâng cao năng lực 
của cộng đồng bao gồm: 
 + Nâng cao năng lực về tổ chức quản lý hoạt động du lịch cho cộng đồng. 
 + Nâng cao các kỹ năng cung cấp các dịch vụ du lịch cơ bản như dịch vụ lưu trú, 
dịch vụ ăn uống, dịch vụ hướng dẫn. 
 + Nâng cao khả năng về tài chính để phát triển sản phẩm du lịch tại điểm đến. 
 - Phát triển nguồn nhân lực: Dựa vào thực trạng và nhu cầu của hoạt động kinh 
doanh du lịch cộng đồng mà chúng ta đưa ra kế hoạch để đào tạo đội ngũ nhân lực phục 
vụ cho loại hình du lịch này. Để chương trình đào tạo thu được kết quả tốt thì phải có sự 
liên kết của nhiều tổ chức như sự kết hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, 
chính quyền địa phương, người dân địa phương và các tổ chức phi chính phủ, cơ sở đào 
tạo, công ty lữ hành Nội dung của chương trình học nên bao gồm ba phần: một là, kỹ 
năng cơ bản (giao tiếp, ứng xử,); hai là, nghiệp vụ chuyên ngành (nghiệp vụ buồng, 
90 
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 
nghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ hướng dẫn, nghiệp vụ đón tiếp khách, nghiệp vụ chế 
biến món ăn,); ba là, ngoại ngữ trong đó ưu tiên tiếng Anh và tiếng Pháp. Ngoài ra, 
một phần không thể thiếu trong chương trình học, đó chính là việc giáo dục người dân ý 
thức bảo vệ môi trường và đặc biệt là văn hóa bản địa. 
 - Khai thác kết hợp với bảo tồn tài nguyên du lịch: Vốn dĩ chưa có mặt của ngành 
kinh tế du lịch thì nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn của địa phương cũng đang dần 
bị xâm phạm bởi sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, nếu không có kế 
hoạch bảo vệ ngay từ bây giờ thì e rằng không còn kịp nữa. Một khi du lịch phát triển 
mạnh, số lượng khách du lịch tăng lên, trong khi không có kế hoạch bảo vệ tài nguyên 
sẽ để lại hậu quả khó lường. Để tránh tình trạng này xảy ra cần phải thực hiện một số 
biện pháp sau: 
 + Cấm chặt phá rừng bừa bãi, cấm săn bắt động thực vật quý hiếm. Thực hiện 
trồng rừng và quản lý rừng. 
 + Bảo vệ nghiêm ngặt các nguồn nước, tránh xả rác và các chất thải sinh hoạt, 
chất thải sản xuất ra suối, ao, hồ. 
 + Xem xét, nghiên cứu, thực thi và tôn trọng sức chứa của vùng và từ đó đưa ra 
kế hoạch đón khách phù hợp nhằm phát triển bền vững. Sức chứa tối đa nên là 2 
khách/1 người dân. 
 + Giáo dục khách du lịch và cộng đồng ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường. 
Chương trình tuyên truyền giáo dục phải được thực hiện liên tục, có hệ thống đến từng 
nhà, từng người. 
 + Nghiên cứu, khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đã bị mai 
một như các lễ hội, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ... 
 + Phục dựng các ngôi nhà sàn cổ của người Thái với vật liệu phù hợp cảnh quan, 
môi trường. 
 + Khôi phục lại các sinh hoạt văn nghệ truyền thống hàng ngày, các lời ca, điệu 
múa cổ của người Thái. 
 + Sử dụng các loại nhạc cụ truyền thống trong các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ. 
 + Giáo dục cộng đồng địa phương có ý thức xây dựng và giữ gìn nét sinh hoạt 
văn hóa truyền thống của cộng đồng người Thái. 
 + Có những quy định cụ thể đối với khách du lịch, giúp cho khách du lịch tôn 
trọng và cùng có trách nhiệm với nhân dân địa phương trong việc bảo vệ các giá trị văn 
hóa truyền thống cộng đồng. Đặc biệt, khi khách du lịch trong suốt quá trình trải nghiệm 
du lịch đều cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với người dân địa phương, nên khách du lịch 
cũng là một nhân tố góp phần không nhỏ cho sự thành công và bảo tồn giá trị điểm đến. 
 91 
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 
 Nếu như các giải pháp trên được thực hiện đồng bộ, chắc chắn rằng du lịch cộng 
đồng ở Bá Thước - Thanh Hóa sẽ phát triển, đem lại hiệu quả đa chiều, hoàn thành mục 
tiêu bản tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng người Thái nơi đây. 
 Tóm lại, phát triển du lịch cộng đồng tại vùng cao Thanh Hóa nói chung và Bá 
Thước nói riêng phải làm sao mà du khách đến các bản dân tộc Thái ở nơi đây, du 
khách sẽ có dịp tham gia các sinh hoạt thường ngày cùng người dân (cấy lúa, đan lát, 
dệt thổ cẩm); thưởng thức những món ăn dân dã, mang hương vị núi rừng, được chế 
biến cầu kỳ như: cá nướng, thịt gói lá nướng, măng rừng... cùng những gia vị chỉ có ở 
vùng Tây Bắc như: chẳm chéo, mắc khén Khi màn đêm buông xuống, bên ánh lửa 
bập bùng, du khách lại được thưởng thức chương trình văn nghệ đặc sắc với những lời 
hát, điệu xòe đặc trưng của dân tộc Thái. 
 Tài liệu tham khảo 
 [1]. Đào Đình Bắc (dịch) (2005), Quy hoạch du lịch, Nxb ĐHQGHN. 
 [2]. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Tổng cục Du lịch (2012), Chiến lược phát 
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 
 [3]. Bộ Văn hóa, Thông tin - Vụ Dân tộc (2007), Bảo tồn lễ hội dân gian các dân tộc 
thiểu số thời kỳ đổi mới, Kỷ yếu hội thảo, Nxb Văn hóa Thông tin. 
 [4]. Phạm Trung Lương (2010), Tài liệu giảng dạy về du lịch cộng đồng, Viện 
Nghiên cứu phát triển du lịch - Tổng cục Du lịch. 
 [5]. Tạp chí Timeout điện tử, chuyên trang du lịch và cuộc sống thuộc Báo Đầu 
Tư - Cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 
 [6]. Cổng thông tin điện tử huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa. 
 [7]. Trang tin điện tử: Dulichvietnam.com.vn 
 DEVELOPING COMMUNITY-BASED TOURISM ASSOCIATED 
 WITH TRADITIONAL CULTURE PRESERVATION OF THAI 
 ETHNIC GROUP IN BA THUOC DISTRICT, THANH HOA 
 PROVINCE 
 Le Ba Thanh, M.A 
 Abstract: Community-based tourism provides visitors with experiences on the 
local community identity, in which local communities directly involve in tourism 
activities, gaining social-economic benefits from tourism activities society and taking 
responsibility of protecting environmental resource protection as well as community 
culture identity. With the advantages of natural ecological landscape and traditional 
92 
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 
cultural values of Thai ethnic group which are preserved in good conditions, Ba Thuoc 
is one of eleven mountainous districts of Thanh land with strong development of 
community-based tourism. Tourists’ direct participation in activities of local 
communities has created many risks of reducing traditional cultural values and 
destroying natural landscapes. Thus, developing community-based tourism associated 
with traditional culture preservation is becoming an urgent issue. 
 Key words: community-based tourism, tourism resource, traditional culture values 
of Thai ethnic groups, Ba Thuoc district 
 93 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_du_lich_cong_dong_gan_voi_bao_ton_van_hoa_truyen.pdf