Phát huy vai trò của kiểm toán nhà nước trong kiểm soát quyền lực góp phần phòng chống tham nhũng

Kiểm soát quyền lực có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước và đảm bảo tính liêm chính của bộ máy nhà nước. Trong bất kỳ hệ thống chính trị nào thì việc xây dựng cơ chế và tổ chức thực hiện cơ chế kiểm soát quyền lực luôn là vấn đề quan trọng cần được xác định rõ trong thể chế chính trị và tổ chức thực thi. Để kiểm soát quyền lực, cần cơ chế và các thiết chế để tổ chức thực hiện. Kiểm toán nhà nước với tư cách là một thiết chế quan trọng do Quốc hội thành lập có vai trò quan trọng trong kiểm soát quyền lực. Trên cơ sở xác định đúng vị trí, vai trò của Kiểm toán nhà nước trong kiểm soát quyền lực, đánh giá những đóng góp của Kiểm toán nhà nước trong kiểm soát quyền lực góp phần phòng chống tham nhũng và phân tích những bất cập về cơ chế và hành lang pháp lý cho việc kiểm soát quyền lực của Kiểm toán nhà nước, bài viết này đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát huy vai trò của Kiểm toán nhà nước trong kiểm soát quyền lực góp phần phòng chống tham nhũng

Phát huy vai trò của kiểm toán nhà nước trong kiểm soát quyền lực góp phần phòng chống tham nhũng trang 1

Trang 1

Phát huy vai trò của kiểm toán nhà nước trong kiểm soát quyền lực góp phần phòng chống tham nhũng trang 2

Trang 2

Phát huy vai trò của kiểm toán nhà nước trong kiểm soát quyền lực góp phần phòng chống tham nhũng trang 3

Trang 3

Phát huy vai trò của kiểm toán nhà nước trong kiểm soát quyền lực góp phần phòng chống tham nhũng trang 4

Trang 4

Phát huy vai trò của kiểm toán nhà nước trong kiểm soát quyền lực góp phần phòng chống tham nhũng trang 5

Trang 5

Phát huy vai trò của kiểm toán nhà nước trong kiểm soát quyền lực góp phần phòng chống tham nhũng trang 6

Trang 6

Phát huy vai trò của kiểm toán nhà nước trong kiểm soát quyền lực góp phần phòng chống tham nhũng trang 7

Trang 7

Phát huy vai trò của kiểm toán nhà nước trong kiểm soát quyền lực góp phần phòng chống tham nhũng trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 20300
Bạn đang xem tài liệu "Phát huy vai trò của kiểm toán nhà nước trong kiểm soát quyền lực góp phần phòng chống tham nhũng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát huy vai trò của kiểm toán nhà nước trong kiểm soát quyền lực góp phần phòng chống tham nhũng

Phát huy vai trò của kiểm toán nhà nước trong kiểm soát quyền lực góp phần phòng chống tham nhũng
 giá đất thuộc thẩm quyền của UBND 
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (2015); Các 
tập thể và cá nhân có liên quan tại tỉnh Hòa Bình 
tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Văn bản số 
970/UBND-NNTN ngày 30/7/2015 về việc thu 
tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn 
tỉnh Hòa Bình có nội dung “Tiền cấp quyền khai 
thác khoáng sản phải nộp của năm 2014 thời hạn 
chậm nhất là trước ngày 30/9/2015; Tiền cấp quyền 
khai thác khoáng sản phải nộp của năm 2015 thời 
hạn chậm nhất là trước ngày 31/12/2015” trái với 
Điều 10, Điều 11 Nghị định 203/2013/NĐ-CP ngày 
28/11/2013 của Chính phủ; các cơ quan chức năng 
của TP Việt Trì (Phú Thọ) không kịp thời tham 
mưu để điều chỉnh đơn giá thuê đất đối với các 
doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp (KCN 
Thụy Vân, KCN Trung Hà, Cụm công nghiệp Bạch 
Hạc) theo các văn bản điều chỉnh của Nhà nước 
dẫn đến thất thu cho ngân sách 9.477 triệu đồng; 
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam 
tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Công văn 
số 2684/UBND-KTN ngày 28/7/2011 của UBND 
tỉnh về việc ủy quyền cho 13 huyện cấp phép khai 
thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn quản lý 
trái thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật 
Khoáng sản số 60/2010/QH12 (2017) [2,3].
Bốn là, Mỗi năm Kiểm toán nhà nước đã phát 
hiện hàng trăm trường hợp không thực hiện đúng 
chức trách, quyền hạn được giao trong tổ chức 
thực hiện pháp luật làm thất thoát ngân sách nhà 
nước. Qua đó, kiến nghị truy thu và xử lý trách 
nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Điển 
hình là các trường hợp: Cục Hải quan Gia Lai - Kon 
Tum xóa nợ thuế xuất nhập khẩu không đúng đối 
tượng (2015); Cục trưởng Cục thuế tỉnh Đắc Lắc và 
các bộ phận liên quan cho 20 công ty trồng cà phê, 
cao su trên địa bàn miễn tiền thuê đất sai quy định, 
gây thất thu ngân sách nhà nước 33.570 triệu đồng; 
thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế nhưng không 
phát hiện Công ty CP Công trình Việt Nguyên 
miễn, giảm sai thuế TNDN năm 2015 là 669,6 triệu 
đồng (2016); Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện 
Ea H‘Leo (tỉnh Đắc Lắc) và các bộ phận liên quan 
chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong quản lý 
thu nợ, bỏ qua các bước quy trình thu nợ từ nhiều 
40
Kieåm toaùn nhaø nöôùc vôùi nhieäm vuï phoøng choáng tham nhuõng
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 138 - tháng 4/2019
năm, dẫn đến nợ đọng khó thu tăng cao (bằng 
108,8% tổng thu trên địa bàn huyện), trong đó có 
01 chủ doanh nghiệp số dư nợ 29,8 tỷ đồng nhưng 
trong 5 năm qua Chi cục Thuế chưa cưỡng chế và 
không thực hiện các bước quy trình thu nợ quy định 
gây thất thu NSNN hàng chục tỷ đồng (2016); Cục 
thuế tỉnh Kon Tum chưa quản lý thu hết các công 
trình xây dựng cơ bản vãng lai, hộ kinh doanh, phí, 
lệ phí; không thực hiện điều chỉnh thuế đối với các 
trường hợp có doanh thu tăng cao đột biến; chưa 
phối hợp với các Phòng ban của huyện dẫn đến bỏ 
sót nguồn thu từ kinh doanh ăn uống, karaoke, thú 
y, giết mổ gia súc (2016); Cục Thuế thuộc Gia Lai 
chưa quản lý thu đối với các công trình xây dựng cơ 
bản vãng lai, hộ kinh doanh; chưa phối hợp với các 
phòng, ban của huyện dẫn đến bỏ sót nguồn thu từ 
xây dựng cơ bản tư nhân, tiền thuê đất đối với diện 
tích đất vượt hạn điền (2017) [2,3].
Năm là, Kiểm toán nhà nước đã phát hiện một 
số trường hợp lạm dụng quyền lực hoặc không thực 
thi đúng quyền lực gây thiệt hại cho các tổ chức, cá 
nhân trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của Nhà 
nước. Điển hình là các trường hợp: Cục thuế tỉnh 
Lâm Đồng không thực hiện chính sách ưu đãi thuế 
thu nhập doanh nghiệp cho các tổ chức, cá nhân 
theo quy định (2016); Trung tâm phát triển quỹ đất 
thành phố Buôn Ma Thuột không thực hiện đúng 
tiến độ theo cam kết hợp đồng với chủ đầu tư; 
không đề xuất thực hiện cưỡng chế theo quy định; 
không giải thích đến các hộ dân về việc áp dụng các 
chính sách hỗ trợ mà đề xuất chi trả hỗ trợ sai quy 
định Khoản 4, Điều 39 Nghị định 69/2009/NĐ-CP 
(2017)... [2,3]
Sáu là, Kiểm toán nhà nước đã phát hiện những 
khoảng trống pháp lý, từ đó kiến nghị các cơ quan 
nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản quy 
phạm pháp luật để ngăn ngừa lạm dụng quyền lực 
gây thất thoát ngân sách nhà nước. Điển hình là: 
Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Chính 
phủ đã ban hành Nghị đinh số 18/2012/NĐ-CP 
ngày 30/5/2014, sửa đổi, bổ sung một số điều của 
Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 
của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ (2015); 
Sau khi có kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Bộ 
Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban 
hành Thông tư 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 
22/4/2015 thay thế Thông tư liên tịch số 44/2007/ 
TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 hướng dẫn 
định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí 
đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có 
sử dụng NSNN; Sau khi có kiến nghị của Kiểm toán 
nhà nước, Bộ Tài chính đã có Tờ trình Chính phủ 
số 86/TTr-BTC và Tờ trình số 87/TTr-BTC về việc 
xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 
57/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ về 
Điều lệ tổ chức và hoạt động của SCIC và dự thảo 
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị 
định số 151/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của 
Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt 
động của SCIC (2016)... [2,3].
3. Một số vấn đề cần giải quyết để phát huy 
vai trò của kiểm toán nhà nước trong kiểm soát 
quyền lực góp phần phòng chống tham nhũng
Kiểm toán nhà nước là một thiết chế trong hệ 
thống chính trị nên đặt vấn đề kiểm soát quyền lực 
không thể đặt vấn đề riêng biệt mà phải xem xét vai 
trò của Kiểm toán nhà nước trong kiểm soát quyền 
lực trong tổng thể thể chế và cơ chế hiện hành của 
Việt Nam. 
Do quy luật chung là “Quyền lực luôn có nguy 
cơ bị “tha hoá”, tham nhũng là “khuyết tật bẩm 
sinh” của quyền lực” (Nguyễn Phú Trọng, 2018) 
nên kiểm soát quyền lực là cần thiết để đảm bảo 
người có quyền lực thực hiện đúng chức trách và 
quyền hạn của mình, ngăn ngừa lạm quyền và 
tham nhũng. 
Để việc kiểm soát quyền lực được hiệu quả thì 
điều quan trọng nhất là phải có cơ chế kiểm soát 
quyền lực sao cho không ai có quyền lực tuyệt đối, 
tức là cơ chế tổ chức bộ máy nhà nước phải đảm 
bảo sự kiểm soát và khắc chế lẫn nhau dựa trên 
nền tảng đảm bảo lợi ích của số đông. Lý do thuyết 
“tam quyền phân lập” trong tổ chức bộ máy nhà 
nước đã được thừa nhận rộng rãi, được áp dụng và 
phát triển ở những tầng nấc cao hơn thời gian qua 
chính là vì “tam quyền phân lập” đã đáp ứng được 
yêu cầu cốt yếu này. Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản 
Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã 
hội. Đảng lãnh đạo trên cơ sở Hiến pháp và pháp 
41NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 138 - tháng 4/2019
luật. Theo đó, “Quyền lực nhà nước là thống nhất, 
có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ 
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập 
pháp, hành pháp, tư pháp” (Khoản 3 Điều 2 Hiến 
pháp 2013). Như vậy, xét về tổng thể thì thể chế 
nhà nước của chúng ta cho phép kiểm soát quyền 
lực đảm bảo yêu cầu cốt yếu đã nêu trên. Vậy, vấn 
đề đặt ra là: Tại sao trong thời gian qua vẫn có khá 
nhiều trường hợp lạm quyền, tham nhũng nhưng 
khi được phát hiện để xử lý thì khá muộn dẫn đến 
số tài sản nhà nước bị thất thoát hầu như không 
được thu hồi đáng kể? 
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình trên, 
trong đó, có nguyên nhân thuộc về cơ chế, có 
nguyên nhân thuộc về việc cụ thể hóa cơ chế đó 
thành pháp luật, và có nguyên nhân về tổ chức thực 
hiện, cần phải khắc phục những nguyên nhân này 
thì mới đảm bảo kiểm soát tốt quyền lực, phòng 
ngừa tham nhũng. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, Cơ chế về kiểm soát quyền lực còn 
có khá nhiều khoảng trống pháp lý. Trên thực 
tế, vẫn có những vị trí quyền lực chưa được quy 
định cụ thể trách nhiệm đi kèm và chế tài xử lý 
nếu không hoàn thành trách nhiệm đó. Thực tế 
cho thấy, có không ít người đứng đầu sẵn sàng phát 
biểu công khai “nhận trách nhiệm” về những sai 
sót rất nghiêm trọng thuộc cơ quan mình nhưng 
sau khi nhận trách nhiệm như vậy thì vẫn đương 
chức, không bị kỷ luật hay đền bù về vật chất. Thêm 
vào đó, việc quy định trách nhiệm của người đứng 
đầu với những sai sót của cấp dưới cũng chưa thực 
sự rõ ràng. Vì lẽ đó, cần hoàn thiện cơ chế và thể 
chế hóa cơ chế đó bằng cách sửa đổi, bổ sung toàn 
diện các văn bản quy phạm pháp luật để lấp đầy các 
khoảng trống pháp lý nhằm tạo hành lang pháp lý 
kiểm soát và xử lý tốt các trường hợp lạm quyền; 
cần đảm bảo rằng, người được giao quyền phải 
chịu trách nhiệm bằng trách nhiệm hành chính và 
pháp lý cụ thể đối với từng mức độ sai phạm của 
chính mình và người dưới quyền. Nói như Tổng Bí 
thư Nguyễn Phú Trọng là “Phải thiết lập cho được 
một cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực đối 
với người có chức vụ, quyền hạn theo nguyên tắc 
mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ 
bằng cơ chế; quyền hạn phải được ràng buộc với 
trách nhiệm, quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến 
đó, quyền hạn càng cao, trách nhiệm càng lớn”[7].
Thứ hai, Công tác tổ chức kiểm soát quyền lực 
và phòng chống tham nhũng còn chưa được thực 
hiện nghiêm minh. Tình trạng bè phái, cục bộ, lợi 
ích nhóm đang tạo ra những rào cản lớn cho kiểm 
soát quyền lực, phòng chống tham nhũng. Muốn tổ 
chức thực hiện tốt kiểm soát quyền lực, cần ngăn 
ngừa khả năng tạo ra tình trạng này. Xét ở phương 
diện này, việc không bố trí người địa phương làm 
lãnh đạo chủ chốt Đảng và chính quyền các địa 
phương, không bố trí những người có quan hệ thân 
nhân cùng làm lãnh đạo ở một cơ quan, một địa 
phương là cần thiết. Ở góc độ này, có thể thấy ngay 
từ thời nhà Nguyễn đã có quy định mà ngày nay 
chúng ta cần học hỏi. Theo Cao Văn Thống (2018), 
để kiểm soát chặt chẽ quyền lực, phòng, chống sự 
tha hoá quyền lực, triều Nguyễn đã mở rộng diện 
và đối tượng áp dụng chế độ hồi tỵ, quy định những 
người thân như anh em, cha con, thầy trò, bạn bè 
cùng học, những người cùng quê... thì không được 
làm quan cùng một chỗ; người làm quan không 
được làm quan ở quê mình. Nếu ai gặp trường hợp 
này phải tâu báo lên triều đình để bố trí chuyển đi 
chỗ khác [7]. 
Nghị quyết Trung ương 7 khoá XII “về tập trung 
xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến 
lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm 
nhiệm vụ” đã đề ra một trong những mục tiêu: Đến 
năm 2020 đẩy mạnh thực hiện chủ trương bố trí 
Bí thư cấp ủy tỉnh, cấp huyện không phải là người 
địa phương; đến năm 2025 cơ bản bố trí Bí thư cấp 
ủy tỉnh không là người địa phương và hoàn thành 
ở cấp huyện, đồng thời khuyến khích thực hiện 
đối với các chức danh khác và xác định: Thực hiện 
nhất quán chủ trương bố trí Bí thư cấp ủy tỉnh, cấp 
huyện không là người địa phương ở những nơi đủ 
điều kiện là một trong năm đột phá về công tác 
cán bộ thời gian tới. Quy định về cán bộ chủ chốt 
không phải là người địa phương... là chủ trương 
hoàn toàn đúng đắn, đã có cơ cở lý luận và thực 
tiễn từ thời phong kiến đã được cha ông ta, trong 
đó có Vương triều Nguyễn vận dụng thực hiện với 
42
Kieåm toaùn nhaø nöôùc vôùi nhieäm vuï phoøng choáng tham nhuõng
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 138 - tháng 4/2019
nhiều kinh nghiệm hay và có kết quả. Vấn đề hiện 
nay đối với Đảng và Nhà nước ta là quyết tâm và 
tổ chức thực hiện làm sao cho đúng lộ trình và có 
hiệu quả (Cao Văn Chóng, 2018) [7]. Chúng tôi 
cho rằng, để tạo ra cơ chế hữu hiệu hơn nữa phòng 
ngừa tệ bè phái, lợi ích nhóm thì không chỉ Bí thư 
cấp tỉnh và cấp huyện, mà Chủ tịch UBND cấp tỉnh 
và cấp huyện và Bí thư cấp ủy, Chủ tịch UBND cấp 
xã cũng không nên bố trí người địa phương. 
Thứ ba, Chưa thực sự minh bạch hóa mọi hoạt 
động của bộ máy nhà nước. Công khai minh bạch 
tài sản và thu nhập của người lãnh đạo và công chức 
là điều kiện tiền đề quan trọng để nhân dân, các 
tổ chức xã hội dân sự và các cơ quan nhà nước có 
điều kiện thuận lợi nhất kiểm soát quyền lực, góp 
phần phòng, chống tham nhũng. Trong thời gian 
vừa qua, chúng ta đã từng bước công khai, minh 
bạch các thủ tục hành chính, công khai minh bạch 
ngân sách nhà nước. Tuy vậy, nội dung và hình 
thức công khai, mức độ công khai chưa được 
quy định rõ ràng nên chưa phát huy được tác dụng 
của việc công khai minh bạch. Quy định về kê khai 
tài sản của cán bộ, công chức chưa được thực hiện 
nghiêm, chưa có kiểm tra, giám sát được việc có kê 
khai đầy đủ và trung thực không và chưa công khai 
cho nhân dân giám sát. Đây chính là những vấn đề 
quan trọng cần thay đổi trong thời gian tới.
Thứ tư, Chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm 
của các cơ quan kiểm tra, giám sát của Đảng, Quốc 
hội, Chính phủ (trong đó có Kiểm toán nhà nước) 
đối với những trường hợp đã thực hiện thanh tra, 
kiểm tra nhưng không phát hiện được vi phạm 
trong khi thực tế có vi phạm nghiêm trọng. Theo 
đó, cần xác định những mức độ khác nhau với 
những điều kiện cụ thể về trách nhiệm trong phạm 
vi nội dung và quyền lực được giao trong kiểm tra, 
thanh tra, kiểm toán để xử lý trách nhiệm của các 
cá nhân và tổ chức khi thực hiện quyền thanh tra, 
kiểm tra, giám sát của mình. Quy định như vậy 
cũng chính là một “cơ chế” kiểm soát quyền lực đối 
với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
Tóm lại, với tư cách là một cơ quan do Quốc hội 
thành lập, giúp Quốc hội giám sát hoạt động của bộ 
máy nhà nước, Kiểm toán nhà nước có vai trò quan 
trọng trong kiểm soát quyền lực, góp phần phòng 
chống tham nhũng. Tuy nhiên, kiểm soát quyền lực 
là lĩnh vực rất khó khăn, phức tạp, liên quan đến 
nhiều vấn đề cần được giải quyết đồng bộ. Trong 
đó, sửa đổi cơ chế kiểm soát quyền lực, hoàn thiện 
hành lang pháp lý để lấp đầy những khoảng trống, 
những kẽ hở trong kiểm soát quyền lực và tổ chức 
thực hiện nghiêm minh là những vấn đề có ý nghĩa 
quyết định để phát huy vai trò của Kiểm toán nhà 
nước trong kiểm soát quyền lực, góp phần phòng, 
chống tham nhũng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kiểm toán nhà nước (2018), Báo cáo tổng 
hợp kết quả kiểm toán năm 2017;
2. Kiểm toán nhà nước (2017), Báo cáo tổng 
hợp kết quả kiểm toán 2016;
3. Nhị Lê (2019), “Đổi mới hình thái cấu trúc, 
cơ chế vận hành và kiểm soát quyền lực 
trong hệ thống chính trị Việt Nam”, Tạp 
chí Cộng sản, số 915 (tháng 1/2019) và 916 
(tháng 2/2019);
4. Nguyễn Thị Kim Ngân (2019), “Tăng cường 
kiểm soát quyền lực trong tổ chức và hoạt 
động của hệ thống chính trị bảo đảm thực 
hiện tốt quyền lực của nhân dân”, Tạp chí 
Cộng sản online, ngày 19/2/2019; 
5. Phan Xuân Sơn (2018), “Kiểm soát quyền 
lực trong cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước 
quản lý, nhân dân làm chủ”, Tạp chí Cộng 
sản, số 902 (tháng 12/2017);
6. Cao Văn Thống (2018), “Vận dụng cơ chế 
kiểm soát quyền lực của triều Nguyễn vào 
kiểm soát quyền lực, phòng chống tham 
nhũng hiện nay”, Lao động online, ngày 
21/10/2018;
7. Nguyễn Phú Trọng (2018), “Tăng cường 
giám sát, kiểm soát quyền lực để phòng, 
chống tham nhũng”, Bài phát biểu tại Hội 
nghị toàn quốc về công tác phòng, chống 
tham nhũng, ngày 25/6/2018.

File đính kèm:

  • pdfphat_huy_vai_tro_cua_kiem_toan_nha_nuoc_trong_kiem_soat_quye.pdf