Phát huy giá trị các đền thờ cấp quốc gia phục vụ phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa
Trong số các kiến trúc mang tính thờ tự tại xứ Thanh, có lẽ đền thờ
được xem là loại hình có tính tiêu biểu, tập trung nhiều hơn cả. Không ít các đền thờ ở
Thanh Hóa còn được xem là những công trình nghệ thuật kiến trúc - chạm khắc gỗ
truyền thống hội tụ nhiều giá trị như đền thờ Lê Hoàn (Thọ Xuân), đền thờ Thái úy Lý
Thường Kiệt (Hà Trung), đền thờ Tô Hiến Thành, đền thờ Triệu Việt Vương, nghè
Nguyệt Viên (Hoằng Hóa), nghè Giáp (Triệu Sơn), đền thờ Trần Khát Chân (Vĩnh
Lộc),. Những công trình kiến trúc này, đặc biệt là hệ thống các đền thờ cấp quốc gia,
đã được nhà nước xếp hạng, còn vẹn nguyên giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ
thuật là những nguồn liệu rất đáng quý để khai thác, phát triển du lịch.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát huy giá trị các đền thờ cấp quốc gia phục vụ phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa
óa - lịch sử của địa phương để phát triển ngành “công nghiệp không khói”. y ban Nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2218/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt 63 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI dự án “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”; Quyết định số 492/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy du lịch Thanh Hóa phát triển thành khu du lịch trọng điểm quốc gia. Nhận thức, trách nhiệm và ý thức giữ gìn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa để phát triển du lịch của các tầng lớp nhân dân ngày càng nâng cao, góp phần xây dựng môi trường du lịch thân thiện. Nhiều kết cấu hạ tầng quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển du lịch được triển khai thi công mới hoặc sửa chữa. Một số di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, các lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh được đầu tư tôn tạo, nâng cấp, tổ chức mở rộng,... Thanh Hóa cũng liên kết, phối hợp với các tỉnh trong khu vực để phát triển du lịch; từng bước hình thành các tuyến, điểm du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Trong 7 tháng đầu năm 2016, Thanh Hóa đón được 4.879.000 lượt khách, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2015, đạt 78,1% kế hoạch năm 2016; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 5.207 tỷ đồng, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2015, đạt 83,3 % kế hoạch năm 2016. Chỉ tiêu kế hoạch 5 tháng cuối năm 2016 đề ra với tổng lượt khách đón là 1.371.000 lượt khách, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2015; tổng thu từ du lịch là 1.043 tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 20153. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc khai thác tiềm năng lợi thế các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thời gian qua còn một số hạn chế, tốc độ còn chậm, thiếu tính bền vững; lượng khách du lịch đến tham quan các di tích lịch sử, văn hóa còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có; việc kêu gọi thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, công tác quản lý bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng tại các địa phương trong tỉnh còn nhiều bất cập; nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng có tiềm năng lớn về du lịch chưa được đầu tư khai thác. Thanh Hóa có số lượng di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng lớn, nhiều di tích có giá trị lịch sử, văn hóa nhưng việc lập hồ sơ khoa học đề nghị cấp thẩm quyền công nhận xếp hạng tiến hành còn chậm; chưa có sự phối hợp đồng bộ, thường xuyên giữa tỉnh, huyện và các địa phương trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nên tình trạng lấn chiếm đất đai, xâm hại di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng vẫn còn xảy ra ở nhiều địa phương. Công tác thanh kiểm tra còn bất cập nên chưa có biện pháp 3 Nội dung cuộc họp Ban chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa. 64 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI xử lý để chấm dứt tình trạng vi phạm này. Các thủ tục hành chính liên quan đến hợp tác đầu tư xây dựng và phát triển du lịch theo hướng bền vững còn gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian qua có thể thấy một số đền thờ cấp quốc gia được khai thác tốt phục vụ du lịch do nằm trong không gian tổ chức ở 6 điểm du lịch lớn gồm: Khu du lịch biển Sầm Sơn, Vườn quốc gia Bến En, Lam Kinh, đền Bà Triệu, Thành Nhà Hồ và Không gian văn hóa du lịch Hàm Rồng thuộc quy hoạch điều chỉnh phát triển tổng thể du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. Mặc dù, tỉnh Thanh Hóa đã quy hoạch các tuyến du lịch nội tỉnh theo địa lý, phương tiện nhưng khả năng để các đền thờ cấp quốc gia thâm nhập vào hệ thống tuyến du lịch cố định và có tính hiệu quả cao hầu như chưa được hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân trong đó hạ tầng giao thông là hạn chế chủ yếu, ngoài ra, sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch, xét theo khía cạnh sự hiếu kỳ, lôi cuốn do chính di tích tạo nên vẫn chưa được chú trọng. Đơn cử như một số di tích quốc gia thuộc hệ thống di tích vệ tinh của 6 tổ chức du lịch điểm của tỉnh ở Sầm Sơn, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Hậu Lộc, Nông Cống, thành phố Thanh Hóa như đền Độc Cước, đền thờ Lê Thái Tổ, đền Trần Khát Chân, đền Nưa, Nghè Vích ở các địa phương kể trên, việc phát triển du lịch ở các di tích này hoàn toàn chưa chủ động, nặng tính tự phát, chưa tạo ra được sản phẩm du lịch độc đáo, du khách chủ yếu dừng chân tham quan do nằm trong quần thể của tổ chức không gian du lịch, có nơi du khách hoàn toàn không dừng chân như đền Nưa (đi Bến En) hay Nghè Vích (đi đền Bà Triệu),... Tại một số khu điểm di tích ở Huế, khả năng kết nối và tự tạo sự hấp dẫn, độc đáo riêng cho điểm di tích là rất cao. Ngoài bản thân công trình di tích (gồm đơn nguyên kiến trúc, di vật, đồ thờ, văn tự, cổ thụ,...) thì những huyền thoại, giai thoại, chuyện kể có liên quan (hoặc có sẵn từ tư liệu lịch sử hoặc truyền ngôn) đều được lồng ghép khéo léo để tăng sức hấp dẫn cho di tích. Những điểm này, hầu như các di tích nói chung ở Thanh Hóa còn chưa được chú trọng, riêng hệ thống đền thờ cấp quốc gia ở Thanh Hóa thì việc tạo ra sản phẩm du lịch hỗ trợ từ các huyền tích, huyền thoại, chuyện kể còn rất mờ nhạt. Đây là một thiếu sót rất đáng bàn. Bởi lẽ, với công trình kiến trúc được gìn giữ tương đối nguyên vẹn, có giá trị cao về thẩm mỹ (vẻ đẹp kiến trúc, sự hấp dẫn giữa tổng thể kiến trúc, cảnh quan và môi trường), nhân vật được thờ có tính tiêu biểu mang tầm vóc quốc gia thì tại sao di tích lại ít người biết đến, chưa trở thành điểm du lịch hấp dẫn, lôi cuốn. Nhìn sang một số địa phương trong nước như Ninh Bình, Huế, Nghệ An ta thấy rằng, để di tích trở thành điểm du lịch thì bản thân sự nguyên vẹn của công trình là chưa đủ, nó còn cần sự sáng tạo của người làm văn hóa và người làm du lịch, thổi hồn vào để di tích được “sống”. 65 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Trong số khoảng 70 đền thờ cấp quốc gia ở Thanh Hóa hiện nay, số đền thờ đang trở thành điểm du lịch đúng nghĩa không nhiều, thậm chí rất ít so với số lượng hiện có và có sự mâu thuẫn lớn giữa giá trị to lớn, nhiều mặt và khả năng khai thác thực tế trong du lịch. Có thể kể đến một số di tích như đền Độc Cước, đền Cô Tiên, đền Tô Hiến Thành, đền Bà Triệu, đền Nưa, đền Sòng, đền Lê Lợi, Thái miếu nhà Lê,... có số lượng người thăm viếng đông do nằm trong không gian du lịch nổi tiếng hay hoạt động hành hương, tâm linh của nhân dân hằng năm. Khả năng để trở thành điểm du lịch độc lập hầu như không khả thi. Ngoài những thực trạng trên, sự quảng bá các di tích đền thờ cấp quốc gia này tại Thanh Hóa cũng chưa được chú trọng. Mặc dù nhân vật được thờ mang tầm vóc quốc gia, di tích đền thờ được giới nghiên cứu đánh giá cao về các mặt lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, tâm linh,... nhưng hầu như chỉ người địa phương biết, chưa có sự quảng bá rộng rãi để du khách trong nước quan tâm tìm đến, đây là một hạn chế. Qua khảo sát các đền thờ cấp quốc gia phục vụ nghiên cứu đề tài, thực trạng chung cho thấy, chính quyền các địa phương trong tỉnh, địa bàn có di tích đền thờ cấp quốc gia mới chú trọng nhiều đến công tác bảo vệ (cử người địa phương trông coi, gìn giữ; duy trì tế lễ, lễ hội và các nghi thức tâm linh liên quan đến di tích...), chưa có biện pháp, chính sách cụ thể để quảng bá di tích hay xây dựng sản phẩm du lịch từ di tích. Dẫn đến nhiều nơi hoạt động du lịch còn “ngủ yên” chưa được đánh thức. 3. Đề xuất một số giải pháp góp phần phát huy giá trị các đền thờ cấp quốc gia tại Thanh Hóa phục vụ phát triển du lịch Để phát huy giá trị các đền thờ cấp quốc gia tại Thanh Hóa phục vụ phát triển du lịch tỉnh, thời gian tới Thanh Hóa cần thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp sau: Một là, tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 2218/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt dự án “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020”; Quyết định số 492/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các cấp, ngành chức năng và chính quyền địa phương có kế hoạch bảo tồn, tôn tạo, khai thác thế mạnh, tiềm năng của di tích cho phát triển du lịch. Làm tốt công tác tổng kết đánh giá, kiến nghị cấp thẩm quyền kịp thời giải quyết, điều chỉnh những tồn tại, hạn chế, vướng mắc khi triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của y ban Nhân dân tỉnh về phát triển du lịch tại địa phương. Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về giá trị của các đền thờ cấp quốc gia và vai trò của nó trong công tác giáo dục truyền thống cũng như trong hoạt động khai thác, phát triển du lịch. Tăng cường hoạt động 66 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI quảng bá về giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ, tâm linh của hệ thống đền thờ cấp quốc gia ở Thanh Hóa trên các phương tiện truyền thông, các hội chợ, triển lãm du lịch lớn trong tỉnh, khu vực và toàn quốc. Các hoạt động quảng bá này phải hướng tới tính chuyên nghiệp cao. Ba là, tập trung triển khai thi công mới, sửa chữa một số kết cấu hạ tầng quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển du lịch. Đầu tư tôn tạo, nâng cấp một số đền thờ cấp quốc gia có giá trị tiêu biểu, thẩm mỹ cao, đủ yếu tố cấu thành trọn vẹn sản phẩm du lịch độc đáo gồm vật thể và phi vật thể (tức là công trình kiến trúc nguyên vẹn, thẩm mỹ và các huyền tích, huyền thoại độc đáo có liên quan). Bốn là, triệt để phát huy yếu tố huyền thoại, huyền tích độc đáo thuộc các đền thờ cấp quốc gia trong tỉnh như đền thờ Lê Lợi trong quần thể Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh ở Thọ Xuân gắn với công nghiệp khai sáng vương triều Lê sơ và đánh đuổi giặc Minh của nghĩa quân Lam Sơn thế kỷ XV. Đền Độc Cước ở Sầm Sơn gắn với huyền thoại về dấu chân người khổng lồ bảo vệ dân biển; đền thờ An Dương Vương về tính bi tráng cha - con; chồng - vợ gắn với biến cố, cơ đồ quốc gia; sự bi thương trong vụ án đảo chính bất thành ở thành Tây Đô gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp anh dũng của Thượng tướng Trần Khát Chân; huyền thoại về giấc mộng thần trống Đồng ở đền Đồng Cổ. Tái hiện sức mạnh vô song của người anh hùng “thác đao” Lê Phụng Hiểu hay những suy tư, tâm sự thời thế của người anh hùng tha phương Đào Duy Từ,... Có thế mới làm cho di tích tăng sức hấp dẫn, lôi cuốn khách du lịch. Năm là, từ thực tế quản lý và khai thác tiềm năng, thế mạnh các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua; các cấp chính quyền địa phương và ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tiếp tục đề xuất cơ chế, chính sách, kinh phí đầu tư kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, giải pháp bảo vệ các di tích đền thờ cấp quốc gia thiết thực và hiệu quả hơn nữa. Đã đến lúc, cấp ban ngành của tỉnh và chính quyền các địa phương trong tỉnh phải nhìn nhận, đánh giá đúng đắn, thực chất, nếu coi hệ thống di tích là xương sống để quy hoạch, khai thác du lịch thì các di tích cấp quốc gia, trong đó có hệ thống đền thờ cấp quốc gia phải được coi là báu vật di sản cần bảo vệ ưu tiên. Sáu là, chú trọng thu hút nguồn lực từ công tác xã hội hóa hoạt động du lịch để đầu tư, khai thác, phát huy tiềm năng lợi thế từ các đền thờ cấp quốc gia nhằm phát triển các sản phẩm du lịch mang đặc trưng văn hóa địa phương, tăng cường sức quảng bá, làm đòn bẩy phát triển du lịch toàn tỉnh. Xã hội hóa hoạt động du lịch tại Thanh Hóa là xu thế tất yếu, nhưng để hoạt động này có hiệu quả và được tiến hành nhanh chóng phải khơi dậy sức dân. Để nguồn 67 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI lực trong dân trở thành hiện thực phải phổ biến rộng rãi việc quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, phải làm rõ giá trị nhiều mặt của các đền thờ cấp quốc gia cho nhân dân biết, nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của toàn xã hội về lợi ích của phát triển du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tiếp đến là sự hướng dẫn và quản lý hoạt động du lịch của ngành chức năng phải xuất phát từ điều kiện cụ thể, hoàn cảnh cụ thể mà chế định các quy tắc rõ ràng, phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh và điều kiện thực tế của vùng, miền. Khuyến khích người dân gìn giữ, sưu tầm, bảo vệ các giá trị văn hóa phi vật thể có liên quan đến các đền thờ cấp quốc gia này, bởi chúng góp phần làm trọn vẹn hơn nữa hình ảnh và giá trị nhiều mặt của di tích. 4. Kết luận Hệ thống đền thờ cấp quốc gia ở Thanh Hóa là tài sản tinh thần, nhân văn to lớn, thể hiện truyền thống lịch sử văn hóa đáng quý và tự hào của địa phương. Trên thực tế, hệ thống các đền thờ này tập trung nhiều giá trị và nếu thực hiện đồng bộ công tác bảo tồn, gìn giữ cũng như sưu tầm bổ sung các giá trị liên quan, chủ yếu là giá trị phi vật thể gắn với di tích, được quy hoạch phát triển du lịch rõ ràng, khoa học trên cơ sở giải quyết hài hòa giữa bảo tồn văn hóa với phát triển du lịch thì hiệu quả khai thác, phát huy trong hoạt động du lịch sẽ rất bền vững; vừa góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho nhân dân, vừa góp phần quảng bá hình ảnh xứ Thanh trong mắt bạn bè trong nước và quốc tế. Tài liệu tham khảo [1]. Lê Xuân Giang, Lê Xuân Kỳ, Lê Ngọc Tạo, Lê Văn Viện (2013), Di tích họ Lê trên đất Thanh Hóa, Nxb Thanh Hóa, Thanh Hóa. [2]. Hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt khu Lam Sơn - Lam Kinh - Thanh Hóa (2012), Lý lịch di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh huyện Thọ Xuân, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. [3]. Hội Khoa học Lịch sử Thanh Hóa (2014), Thanh Hóa xưa và nay, số 5, tháng 7, Nxb Thanh Hóa, Thanh Hóa. [4]. Quyết định số 247/QĐ-UBND ngày 27/01/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư bảo quản, tu bổ và phục hồi quần thể di tích Bà Triệu, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. [5]. Quyết định số 3667/QĐ-UBND ngày 07/11/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Đề cương quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu di tích lịch sử văn hóa đền Bà Triệu đến năm 2020. [6]. Website: Phat-trien-du-lich-tinh-4nffcw.aspx 68 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI PROMOTING THE VALUES OF NATIONAL TEMPLES TO SERVE TOURISM DEVELOPMENT IN THANH HOA Ha Dinh Hung, Ph.D student Abstract: Among the worshiping structures in Thanh land, temples are considered the most typical. Many temples such as Le Hoan Temple (Tho Xuan), Ly Thuong Kiet Temple (Ha Trung), To Hien Thanh Temple, Trieu Viet Vuong Temple (Hoang Hoa), Giap Temple (Trieu Son), Tran Khat Chan Temple (Vinh Loc), etc are considered as architectural works with traditional wood carvings. These buildings, especially national temples, which have been ranked by the State, still have their historical, cultural, architectural and artistic values as very valuable sources for tourism development. Key words: Thanh land, temple, value, tourism development (Người phản biện: TS. Lê Thị Thảo; ngày nhận bài: 25/8/2017; ngày gửi phản biện 30/8/2017; ngày duyệt đăng 30/12/2017) 69
File đính kèm:
- phat_huy_gia_tri_cac_den_tho_cap_quoc_gia_phuc_vu_phat_trien.pdf