Phát hiện malware dựa trên header của tập tin PE sử dụng Machine learning

T M TẮT

Ngày nay, khách hàng đang yêu cầu những phần mềm đòi hỏi cập nhật thường xuyên hay sửa lỗi

trong thời gian ngắn, những mô hình phát triển phần mềm cổ điển không phù hợp để đáp ứng

những nhu cầu này, vì thế Agile đang dần trở nên thịnh hành và phổ biến hơn, ở Việt Nam cũng

không ngoại lệ, mô hình Agile đang ngày một phát triển và các công ty phần mềm đang ngày

càng chú ý đến Agile. Bài báo này đề cập những phương pháp Agile được sử dụng nhiều nhất, ích

lợi của việc sử dụng Agile, lợi thế của Agile trước Waterfall và đánh giá lợi ích thực tế của việc áp

dụng Agile thông qua hai trường hợp Zonmob và Cisco

Phát hiện malware dựa trên header của tập tin PE sử dụng Machine learning trang 1

Trang 1

Phát hiện malware dựa trên header của tập tin PE sử dụng Machine learning trang 2

Trang 2

Phát hiện malware dựa trên header của tập tin PE sử dụng Machine learning trang 3

Trang 3

Phát hiện malware dựa trên header của tập tin PE sử dụng Machine learning trang 4

Trang 4

Phát hiện malware dựa trên header của tập tin PE sử dụng Machine learning trang 5

Trang 5

Phát hiện malware dựa trên header của tập tin PE sử dụng Machine learning trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 4240
Bạn đang xem tài liệu "Phát hiện malware dựa trên header của tập tin PE sử dụng Machine learning", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát hiện malware dựa trên header của tập tin PE sử dụng Machine learning

Phát hiện malware dựa trên header của tập tin PE sử dụng Machine learning
hoạt động trên môi trường hệ điều 
hành Windows, nó có thể là các tập tin thực 
thi (executable files) hoặc là các tập tin chứa 
mã nhị phân được sử dụng bởi các tập tin thực 
thi khác. Vùng thông tin định dạng (format 
information) của tập tin PE [1] chứa những 
thông tin cần thiết mà hệ điều hành sử dụng 
để điều khiển việc thực thi của tập tin khi 
chúng được nạp vào main memory. Tất cả các 
tập tin PE đều có cùng cấu trúc và cùng số 
lượng trường (field) trong PE header, nên 
chúng ta có thể trích xuất các field này, để làm 
tập đặc trưng (feature) đầu vào cho quá trình 
xây dựng mô hình phân loại malware của các 
tập tin này theo cách sử dụng các thuật toán 
Machine learning. 
Chúng ta đều biết, thông tin chứa trong 
PE header của các tập tin PE lành tính 
(benign) đều ở dạng đã được chuẩn hóa bởi 
hệ điều hành Windows. Nếu một tập tin PE 
nào đó mà dữ liệu chứa trong các field trong 
PE header của nó có sự “sai khác” so với các 
tập tin PE lành tính thì nhiều khả năng đó là 
tập tin malware. Như vậy, chúng ta có thể 
2 
phân loại một tập tin PE, là tập tin malware 
hay tập tin lành tính, bằng cách xem xét dữ 
liệu chứa trong các field của PE header của 
nó. Vì số lượng field trong PE header là lớn, 
dữ liệu tại các field lại có quan hệ với nhau, 
hầu hết các field đều có thể bị làm “sai khác”, 
ở những mức độ khác nhau nên bài toán 
phát hiện malware ở đây cần tiếp cận theo 
hướng sử dụng các thuật toán Machine 
learning thì mới đạt được độ chính xác cao 
nhất có thể [1], [2], [4], [5], [6]. 
Chúng ta có thể thu thập một lượng lớn 
các mẫu PE header của các tập tin lành tính 
và tập tin malware, sau đó trích xuất các đặc 
trưng của mỗi field, rồi so sánh để tìm ra sự 
khác biệt đáng kể nhất giữa tập tin lành tính 
và tập tin malware, làm cơ sở cho việc phân 
loại về sau. Đây là hướng tiếp cận mà chúng 
tôi thực nghiệm và đề xuất trong bài bào này. 
2. Các nghiên cứu liên quan 
Hiện có khá nhiều hướng tiếp cận cho bài 
toán phân loại malware sử dụng kỹ thuật 
Machine learning. Trong phần này, chúng tôi 
điểm lại những kết quả, về độ chính xác, về tỉ 
lệ phát hiện và tốc độ huấn luyện, mà một số 
tiếp cận được công bố gần đây đạt được. 
 Trong [5], Rushabh Vyah và cộng sự 
đã đề xuất một quy trình phát hiện malware 
trong tập tin PE trên môi trường mạng. Họ áp 
dụng 4 thuật toán học có giám sát khác nhau, 
Decision Tree, K-NN, SVMs và Random 
Forest, trên cùng một tập dữ liệu, chỉ với 28 
đặc trưng (feature) tĩnh. Random Forest là mô 
hình mà Vyas chọn, nó đạt tỉ lệ phát hiện 
malware - backdoor, virus, trojan và worn - 
trung bình là 98.7%, tỷ lệ phát hiện dương 
tính là 1.8%. 
 Tiếp cận được đề xuất bởi Hellal và 
Lotfi Ben Romdhane [2] là sự kết hợp giữa 2 
kỹ thuật, phân tích tĩnh và khai phá đồ thị 
(static analysis – graph mining). Họ đề xuất 
một thuật toán mới có thể tự động trích xuất 
các mẫu hành vi malware có tính phổ biến và 
khác biệt, nhưng lặp lại, từ các tập tin nghi 
ngờ. Đề xuất này quan tâm đến việc tiết kiệm 
dung lượng bộ nhớ và giảm thời gian quét 
bằng cách tạo ra một lượng chữ ký (signature) 
hạn chế, điều này không như các phương 
pháp hiện có. Tiếp cận trong [2] đạt tỷ lệ nhận 
dạng cao và tỷ lệ dương tính giả thấp với độ 
chính xác 92%. 
 Jinrong Bai và cộng sự đề xuất một 
hướng tiếp cận cho việc phát hiện malware 
trong các tập tin PE bằng cách khai phá thông 
tin định dạng của các tập tin này [1]. Kỹ thuật 
“in-depth analysis” được nhóm tác giả chọn 
để phân tích vùng thông tin định dạng của các 
tập tin PE. Đầu tiên, họ cho trích xuất ra 197 
đặc trưng từ vùng thông tin định dạng này, 
sau đó thực hiện việc chọn đặc trưng để giảm 
số lượng xuống còn 19 hoặc 20 đặc trưng. 
Tập đặc trưng được chọn sẽ được training bởi 
4 thuật toán phân lớp J48, Random Forest, 
Bagging và Adaboost. Kết quả thực nghiệm 
cho thấy, tiếp cận này đạt độ chính xác cao 
nhất, 99.1%, ở thuật toán phân loại Random 
Forest. 
 Yibin Liao khai thác cấu trúc của các 
tập tin PE theo một hướng tiếp cận khác [4]. 
Ông trích xuất đặc trưng của mỗi trường trong 
header, rồi so sánh để tìm ra sự khác biệt có ý 
nghĩa nhất giữa các tập tin malware và tập tin 
lành tính. Và trích xuất các icon trong tập tin 
PE để tìm ra các icon phổ biến (prevalent) 
nhất, có tính lừa bịp nhất (misleading) từ các 
tập tin malware. Yibin Liao thực nghiệm tiếp 
cận đề xuất trên một tập dữ liệu có 6875 mẫu, 
trong đó gồm 5598 mẫu header của tệp tin 
độc hại và 1237 mẫu header của tệp tin thực 
thi lành tính. Kết quả cho thấy tiếp cận này 
đạt tỷ lệ phát hiện hơn 99% với ít hơn 0,2% 
dương tính giả trong vòng chưa đầy 20 phút. 
Theo tác giả, có thể phát hiện malware bằng 
cách chỉ xem xét một vài đặc trưng/trường 
chính trong PE header của các tập tin PE hoặc 
xem xét các prevalent icon, các misleading 
icon được nhúng trong các tập tin này. Điều 
này giúp rút ngắn được thời gian phát hiện 
malware trên các tập tin PE. 
Hiện chúng tôi chưa tìm thấy một 
phương pháp, một cách tiếp cận hay một mô 
hình được nào cho là chung nhất, là tối ưu 
nhất để phát hiện và phân loại malware sử 
dụng Machine learning đạt độ chính xác cao 
nhất. Vì thế, chúng tôi đề xuất một cách tiếp 
cận khác, tập trung vào các trường có ảnh 
hưởng cao trong phần PE header của các tập 
tin PE, như là sự đóng góp nhỏ cho hướng 
nghiên cứu này. 
3 
3. Tiếp cận đề xuất 
Tiếp cận của chúng tôi được thực nghiệm 
trên tập dữ liệu (dataset) khá lớn, gồm 
140.297 mẫu PE header của tập tin PE, trong 
đó có 44.214 mẫu malware và 96.083 mẫu 
lành tính. Dataset này được chúng tôi thu thập 
từ website virusshare.com và các tập tin PE 
lành tính trên môi trường hệ điều hành 
Windows. 
Chúng tôi sử dụng các thuật toán 
Machine learning như: AdaBoost, Gradient 
Boosting, Decision Tree, Extra Tree, 
Random Forest, để xây dựng các mô hình 
phân loại tập tin PE - tập tin malware hay tập 
tin lành tính - từ dataset này theo hướng chỉ 
dựa vào đa số các trường trong phần PE 
header của các tập tin này. Mục tiêu thực 
nghiệm là để chọn ra một mô hình phân loại 
Machine learning sao cho có độ chính xác cao 
với thời gian huấn luyện chấp nhận được. 
Với những thông tin có được từ việc khảo 
sát các field trong phần PE Header của các tập 
tin này, chúng tôi tiến hành loại bỏ các field 
ít bị tác động bởi malware nhất, như 
LoaderFlags, NumberOfRvaAndSizes, 
SizeOfHeapCommit, SizeOfHeapReserve 
ra khỏi dataset, chỉ giữ lại 44 field. Điều này 
hoàn toàn trùng hợp với kết quả mà chúng tôi 
có được khi sử dụng lần lượt thuật toán 
Random Forest và Extra Tree để đánh giá 
mức độ ảnh hưởng của các field, chính xác là 
các feature, trong PE header của 140.297 mẫu 
PE header trong dataset. Bảng sau cho thấy 
mức độ ảnh hưởng của các field theo Random 
Forest: 
Bảng 1: Mức độ ảnh hưởng các field trong 
PE header của các tập tin PE theo thuật toán 
Random Forest 
T
T 
Trường trong PE 
header 
Mức độ 
ảnh 
hưởng 
1 ImageBase 0.193689 
2 SizeOfStackReserve 0.103419 
3 VersionInformationSize 0.075304 
4 MinorImageVersion 0.065888 
5 ResourcesMinSize 0.058338 
6 Characteristics 0.052923 
7 ExportNb 0.052831 
8 Subsystem 0.049870 
9 MajorOSVersion 0.045429 
10 ResourcesNb 0.037733 
41 SectionsMeanVirtualsize 0.001965 
42 SectionMaxRawsize 0.001697 
43 SectionsMeanRawsize 0.001697 
44 ImportsNbOrdinal 0.001600 
45 LoadConfigurationSize 0.001275 
46 FileAlignment 0.001175 
47 SectionAlignment 0.001167 
48 SizeOfHeaders 0.001088 
49 SizeOfUninitializedData 0.001036 
50 BaseOfCode 0.000832 
51 SizeOfHeapReserve 0.000401 
52 SizeOfHeapCommit 0.000225 
53 NumberOfRvaAndSizes 0.000008 
54 LoaderFlags 0.000002 
Việc giảm bớt một số field của mỗi mẫu 
PE header không chỉ giúp làm giảm kích 
thước của dataset, dẫn đến giảm được tài 
nguyên của hệ thống dùng trong quá trình 
thực hiện chương trình xây dựng mô hình 
phân loại, mà còn giảm thời gian huấn luyện 
mô hình, với 54 feature là 13.04s , với 44 
feature là 12.52s. 
Phần còn lại trong hướng tiếp cận của 
chúng tôi được thực hiện theo đúng trình tự 4 
thực nghiệm ở phần sau đây. 
4. Kết quả thực nghiệm 
4.1. Thực nghiệm 1 
Chúng tôi chia ngẫu nhiên dataset thành 
2 phần, 80% là tập huấn luyện (Training set) 
và 20% là tập kiểm thử (Test set). Hai tập dữ 
liệu này được sử dụng để đánh giá độ chính 
xác (accuracy) và thời gian huấn luyện 
(training time) của các mô hình Machine 
learning theo 5 thuật toán khác nhau. Kết quả 
nhận được cho ở Bảng 2. 
4 
Bảng 2. Độ chính xác và thời gian huấn 
luyện của của các mô hình Machine learning 
Thuật toán 
Độ 
chính 
xác 
Thời 
gian 
huấn 
luyện 
AdaBoost 99.12% 12.83 s 
GradientBoosting 99.30% 30.76 s 
DecisionTree 99.34% 0.98 s 
ExtraTree 99.69% 9.74 s 
RandomForest 99.71% 13.17s 
Thực nghiệm này cho thấy, mô hình 
được xây dựng bởi thuật toán Random Forest 
cho độ chính xác cao nhất, lên đến hơn 
99.71%, với thời gian huấn luyện đạt mức 
trung bình, so sánh với 4 thuật toán còn lại. 
Mô hình theo Extra Trees thì có thời gian 
huấn luyện nhanh hơn, nhưng độ chính xác 
thấp hơn so với Random Forest. Thuật toán 
Decision Tree cho mô hình có tốc độ huấn 
luyện rất cao, nhưng độ chính xác không như 
mong muốn. 
4.2. Thực nghiệm 2 
Cách chia tập dữ liệu thành 2 phần một 
cách ngẫu nhiên như ở thực nghiệm 1, tuy 
đơn giản nhưng độ chính xác của mô hình có 
thể bị ảnh hưởng nếu xảy ra hiện tượng 
overfit. Trong thực nghiệm này, chúng tôi sử 
dụng thuật toán k-fold [3], với K= 10, để giải 
quyết vấn đề overfit/unoverfit. Kết quả nhận 
được cho ở Bảng 3. 
Bảng 3: Độ chính xác của các mô hình 
machine learning theo k-fold với K = 10 
Thuật 
toán 
Độ 
chính 
xác 
trung 
bình 
Độ 
chính 
xác 
thấp 
nhất 
Độ 
chính 
xác 
cao 
nhất 
AdaBoost 99.11% 99.05% 99.17% 
Gradient- 
Boosting 
99.31% 99.24% 99.37% 
Decision- 
Tree 
99.34% 99.26% 99.42% 
ExtraTree 99.71% 99.67% 99.75% 
Random- 
Forest 
99.72% 99.66% 99.76% 
Từ kết quả có được ở thực nghiệm 1 và 
thực nghiệm 2, chúng tôi chọn thuật toán 
Random Forest để xây dựng mô hình phân 
loại cho đề xuất của mình, vì độ chính xác mà 
nó cung cấp là cao nhất (99.71% và 99.72%) 
và với thời gian huấn luyện hợp lý. 
4.3. Thực nghiệm 3 
Trong thực nghiệm này, chúng tôi sẽ tìm 
hiểu xem liệu tăng số lượng Tree trong mô 
hình theo Random Forest có làm cho độ chính 
xác tăng hay không, từ đó tìm ra số lượng 
Tree vừa đủ để mô hình có thể làm việc nhanh 
hơn với độ chính xác cao hơn. 
Đầu tiên chúng tôi thử tạo ra 10 mô hình 
Random Forest chỉ có một tree sau đó tăng 
dần lên đến 500 tree, cứ mỗi lần tăng chúng 
tôi sẽ tính trung bình độ chính xác và thời gian 
huấn luyện của 10 mô hình. Kết quả cho ở 2 
biểu đồ như hình bên dưới (H.1a và H.1b): 
Hình 1a: Biểu đồ Thời gian huấn luyện của 
mô hình khi tăng số lượng Tree 
Hình 1b: Biểu đồ Độ chính xác của mô hình 
khi tăng số lượng Tree 
Độ chính xác khi số Tree ít hơn 20 là rất 
thấp, sau 50 bắt đầu tăng dần và độ chính xác 
5 
bắt đầu đạt ngưỡng ở mức 100 Tree trở đi, 
thời gian huấn luyện tăng dần theo số lượng 
Tree. Điều này cho thấy, chúng ta chỉ cần một 
số lượng tree vừa đủ (trong trường hợp này là 
100) thì mô hình cũng đã có thể đạt được độ 
chính xác cao. Giảm số số lượng tree giúp làm 
giảm thời gian huấn luyện và tiết kiểm được 
tài nguyên hệ thống. Đây là điều cần ghi 
nhận. 
4.4. Thực nghiệm 4 
Với việc chỉ chọn 44 đặc trưng, tương 
đương 44 trường trong PE header của các tập 
tin PE, mô hình phân loại Machine learning 
theo Ramdom Forest của chúng tôi có được tỉ 
lệ chính xác trung bình và thời gian huấn 
luyện đáng ghi nhận, lần lượt là 99.72% và 
13.17s. Chúng tôi thực nghiệm việc tiếp tục 
giảm số lượng đặc trưng được chọn, để xem 
tỉ lệ chính xác và thời gian huấn luyện mô 
hình có bị thay đổi hay không. Kết quả như 
sau, khi số đặc trưng được chọn trong khoảng 
từ 13 đến 15 thì tỉ lệ chính xác trung bình đạt 
là 99.63% và thời gian huấn luyện là 3.88s. 
Thực nghiệm này cho thấy, khi giảm số 
lượng đặc trưng đến mức có thể thì tỉ lệ chính 
xác trung bình chỉ giảm một lượng không 
đáng kể, 0.09%, nhưng độ giảm của thời gian 
huấn luyện giảm là đáng ghi nhận, 9.29s 
(70%), so với ban đầu. Việc giảm số lượng 
đặc trưng còn giúp giảm kích thước tập dữ 
liệu, giảm thời gian cho việc phân tách các 
trường từ PE header của các tập tin PE, giúp 
tăng tốc độ phát hiện malware và tăng hiệu 
suất của hệ thống. 
Hình 2: So sánh độ chính xác của đề xuất này 
so với một số công bố gần đây. 
Như vậy, mô hình phân loại malware dựa 
vào E header của các tập tin PE theo hướng 
tiếp cận của chúng tôi đạt độ chính xác được 
ghi nhận so với một số công bố gần đây (H.2). 
5. Kết luận 
Qua bài báo này, chúng tôi đề xuất một 
hướng tiếp cận khác cho việc phát hiện 
malware trên các tập tin PE. Đề xuất của 
chúng tôi được thực nghiệm trên dataset rất 
lớn, gồm header của 149.297 tập tin PE, trong 
đó có 44.214 tập tin malware và 96.083 tập 
tin lành tính. Kết quả thực nghiệm cho thấy: 
Không cần xem xét tất cả các trường trong 
header, loại bỏ các trường ít ảnh hưởng nhất, 
thuật toán Random Forest vẫn cho độ chính 
xác khá cao, lên đến 99,71%, với thời gian 
huấn luyện đạt mức trung bình, 13.17s, so với 
4 thuật toán khác; Độ chính xác của Random 
Forest phụ thuộc vào việc chọn số lượng Tree 
sao cho phù hợp chứ không cần phải chọn 
càng nhiều Tree càng tốt; Việc giảm số lượng 
Tree và việc loại bỏ các trường ít quan trọng 
đã cải thiện được tốc độ huấn luyện mô hình 
- giảm 70%, cải thiện tốc độ phát hiện 
malware và giảm tài nguyên hệ thống. 
Tài liệu tham khảo 
[1] J. Bai, J. Wang, G. Zou, "A Malware 
Detection Scheme Based on Mining 
Format Information", The Scientific 
World Journal, vol.2014, Article ID 
260905, p.1-11, 2014. 
[2] A. Hellal, L. B. Romdhane, "Minimal 
Contrast Frequent Pattern Mining for 
Malware Detection", Computers & 
Security, vol.62, p.19-32, 2016. 
[3] Davide Anguita, Luca Ghelardoni, 
Alessandro Ghio, Luca Oneto and 
Sandro Ridella, “The ‘K’ in K-fold Cross 
Validation”, European Symposium on 
Artificial Neural Networks, 
Computational Intelligence and Machine 
Learning. Bruges (Belgium), p.25-27, 
2012. 
[4] Y. Liao, "Pe-Header-Based Malware 
Study and Detection", Security & 
Privacy Workshop, San Francisco, CA, 
U.S.A, 2012. 
[5] Vyas, R. Luo, X. McFarland, N. Justice, 
"Investigation of malicious portable 
executable file detection on the network 
using supervised learning techniques", 
6 
IFIP/IEEE Symposium on Integrated 
Network and Service Management (IM), 
pp.941–946, 2017. 
[6] Ajit Kumara, K.S. Kuppusamya, 
G.Aghilab, “A learning model to detect 
maliciousness of portable executable 
using integrated feature set”, Journal of 
King Saud University - Computer and 
Information Sciences, vol.31, 
iss.2, p.252-265, 2019.

File đính kèm:

  • pdfphat_hien_malware_dua_tren_header_cua_tap_tin_pe_su_dung_mac.pdf