Pháp luật Việt Nam về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ở khu vực doanh nghiệp FDI
Trong những năm gần đây, thế giới liên tục được chứng kiến sự tham gia
ký kết của các hiệp định thương mại tự do (FTA), số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp từ nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Điều này tác động không nh
đến công tác bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhi m nguồn nước ở nước ta. Bài viết tập
trung xem xét khung khổ pháp luật Việt Nam về kiểm soát ô nhi m môi trường nước nh m
giảm thiểu các tác động môi trường ở khu vực doanh nghiệp FDI, c ng như tình hình thực
hiện các quy định về pháp luật môi trường nước của các doanh nghiệp này. Từ đó, xây dựng
chính sách và đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật phù hợp trong thời gian tới nh m
hỗ trợ Việt Nam giảm thiểu tác động môi trường từ các dự án FDI, qua đó góp phần tăng
cường quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Pháp luật Việt Nam về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ở khu vực doanh nghiệp FDI
m mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Báo cáo của Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội tại hội thảo: “Giảm thiểu các tác động môi trường của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” tháng 3/2016: kết quả điều tra 150 doanh nghiệp FDI năm 2011, có 45% doanh nghiệp chưa áp dụng quy trình sản xuất ít phát thải, 69% doanh nghiệp cho rằng họ sẽ không thực hiện quy trình giảm phát thải nếu như đó không phải là yêu cầu bắt buộc, tương tự như thế 57,7% lấy lý do chi phí cao Trên thực tế, nhiều khu công nghiệp đi vào hoạt động nhưng chưa triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ hoặc có nhưng không vận hành, hay vận hành không hiệu quả hoặc xuống cấp; hiện chỉ có khoảng 66% trong số 289 khu công nghiệp trên cả nước có trạm xử lý nước thải tập trung. Thêm vào đó, các quy chuẩn về nước thải áp dụng với ngành nông nghiệp, đặc biệt là trong hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản còn chưa hợp lý giữa khu vực doanh nghiệp FDI và chủ thể kinh doanh trong nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật nước thải chăn nuôi số QCVN 62-MT:2016/BTNMT. Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải, chỉ áp dụng riêng cho nước thải chăn nuôi. Ví dụ, các hộ chăn nuôi cá thể, giá trị tối đa cho phép đối với tổng lượng nước thải lớn hơn hoặc bằng 5m3/ngày29. Việc xử lý nước thải chăn nuôi nhằm đạt Quy chuẩn QCVN 62-MT:2016/BTNMT đòi hỏi chi phí xử lý môi trường rất lớn cho các chủ trang trại, doanh nghiệp nhất là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và khó khăn trong việc tận dụng nước thải chăn nuôi đã qua xử lý làm phân bón hữu cơ trong nước. Nước thải nuôi trồng thủy sản lại được các cơ quan quản lý nhà nước áp dụng theo Quy chuẩn nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT (cho các cơ sở sản xuất công nghiệp...) gây khó khăn trong quản lý và khó khăn cho doanh nghiệp. QCVN 40:2011/BTNMT được xây 29 Phần 2.1 QCVN 62-MT:2016/BTNMT 1013 dựng và ban hành để áp dụng cho nước thải của các nhà máy sản xuất công nghiệp nên có 33 thông số ô nhiễm cần kiểm soát, quá phức tạp khi lựa chọn áp dụng đối với nước thải nuôi trồng thủy sản không nằm trong khu công nghiệp được đầu tư như khu kinh tế FDI. Các quy chuẩn được đặt ra cần phải đáp ứng yêu cầu hội nhập, song cũng phải phù hợp với yêu cầu thực tiễn, hài hòa giữa lợi ích của nhà sản xuất và lợi ích quốc gia, BVMT và sức khỏe của cộng đồng. Để khắc phục nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước nói chung và ở khu vực FDI, chính sách đầu tư và chính sách về môi trường ở Việt Nam hiện nay cần không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, nhưng cũng cần bảo vệ được chủ thể kinh doanh trong nước, tránh tình trạng như vừa đề cập. Thứ hai, việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật BVMT nước còn hạn chế Hiện nay, đối với các vi phạm quy định về BVMT nói chung, hệ thống pháp luật nước ta quy định 2 mức xử lý, bao gồm xử phạt hành chính và xử lý hình sự. Tuy nhiên, quy định về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật môi trường nước còn hạn chế, nằm rải rác trong các văn bản luật khác nhau. Bản thân Luật BVMT 2014 có thiết kế một chương riêng về bồi thường thiệt hại nhưng chưa có quy định cụ thể xác định thiệt hại về môi trường nước, phục hồi hiện trạng môi trường nước. Kể cả nghị định số 03/2015/NĐ-CP của Chính phủ về xác định thiệt hại môi trường cũng chưa có quy định về xác định thiệt hại môi trường nước nên khó áp dụng trên thực tiễn. Điều 160 Luật BVMT 2014 quy định về xử lý vi phạm có dẫn chiếu tới pháp luật liên quan, nhưng các chế tài xử lý khác được quy định trong các văn bản Luật cũng còn nhiều bất cập. Có thể kể đến như về trách nhiệm hình sự, tội gây ô nhiễm môi trường được quy định trong Bộ luật Hình sự từ năm 1999 đến nay. Theo quy định của Bộ luật này và Bộ luật Hình sựa 1999, sửa đổi bổ sung 2009 thì tội này cấu thành vật chất tức là phải có hậu quả nghiêm trọng xảy ra mới bị truy cứu nên cũng gây khó khăn cho quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm, bởi việc xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường nước là không dễ dàng, đặc biệt là khó xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ô nhiễm môi trường nước và thiệt hại xảy ra. Do vậy, đến nay chưa có một cá nhân nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Hiện nay, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, tội gây ô nhiễm môi trường có điểm mới là chuyển sang cấu thành hình thức, tức là chỉ cần có hành vi xả nước thải vượt quá quy chuẩn kĩ thuật là đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự30. Mặc dù vậy, theo quy định thì hành vi xả thải phải đạt một tải lượng nhất định thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quy định này khó ở chỗ việc xác định tải lượng này với môi trường nước là không hề dễ dàng. Về trách nhiệm kỷ luật với cán bộ, công chức quản lý nhà nước về môi trường cũng chưa được quy định rõ ràng và thực tiễn áp dụng chưa thật khách quan, công khai, minh bạch. Về xử phạt hành chính với hành vi làm ô nhiễm môi trường nước ngày càng hoàn thiện hơn nhưng mức xử phạt với một hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân làm ô nhiễm môi trường nói chung, trong đó có môi trường nước vẫn còn thấp, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức31. Thực tiễn cho 30 Điều 235, Luật Hình sự 2015 31 Điều 4, Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 1014 thấy cũng chưa chủ nguồn thải nào phải chịu mức phạt cao nhất này nên chưa đảm bảo tính răn đe, thậm chí có trường hợp cá nhân, pháp nhân chấp nhận nộp phạt để vi phạm. Ví như vụ việc Công ty Cổ phần Vedan Việt Nam, có trụ sở tại Đồng Nai, xả thải trực tiếp xuống sông Thị Vải (tháng 10-2008) bị xử phạt hành chính 267 triệu đồng, trong khi phí BVMT truy thu với lượng nước thải đã xả trái phép là 127 tỷ đồng; buộc công ty phải đầu tư hàng chục triệu USD để nâng cấp công nghệ, bảo đảm nước thải đạt quy chuẩn môi trường [3]. Như vậy, số tiền truy thu và yêu cầu khắc phục hậu quả cao hơn nhiều so với mức xử phạt vi phạm hành chính. Trong 10 năm tới, nếu GDP của Việt Nam tăng gấp đôi mà không quan tâm đúng mức đến công tác BVMT thì ô nhiễm môi trường sẽ tăng lên 3 lần, đến năm 2025 có thể gấp 4-5 lần. Trung bình GDP cứ tăng 1% thì thiệt hại do ô nhiễm môi trường sẽ làm mất đi 3% GDP [4]. Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức về quản lý và xử lý nước thải nếu không có các chế tài xử lý vi phạm mạnh tay hơn. Thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta đang ở mức báo động, vi phạm pháp luật về BVMT diễn biến phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng. Nguyên nhân của tình trạng này do chế tài xử phạt còn chung chung, mức xử phạt vi phạm hành chính còn thấp, chưa đủ sức răn đe. Do vậy, cần bổ sung chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về BVMT cụ thể, cứng rắn hơn. Thứ ba, pháp luật bảo vệ môi trường của Việt Nam còn bất cập trong quy định về thông tin tình hình môi trường nước Với các thông tin cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm công bố, Nhà nước cung cấp thông tin gì thì người dân biết thông tin đó, và thực tế cho thấy, thông tin từ kênh này chưa nhiều và chưa kịp thời, chưa đáp ứng được mong mỏi của người dân. Điều này cũng dẫn đến các doanh nghiệp FDI thiếu kênh chính thống tiếp cận quy định về môi trường. Chính quyền địa phương bị động trong cung cấp thông tin chính sách, trong khi văn bản pháp luật quy định về môi trường phức tạp, chồng chéo, thay đổi quá nhanh làm đội chi phí tuân thủ của doanh nghiệp. Ví dụ: Theo Điều 131 Luật BVMT 2014, có 5 nhóm thông tin môi trường phải được công khai bao gồm: (a) Báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch BVMT; (b) Thông tin về nguồn thải, chất thải, xử lý chất thải; (c) Khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; (d) Các báo cáo về môi trường; và (đ) Kết quả thanh tra, kiểm tra về BVMT. Tuy nhiên, nếu ―các thông tin quy định tại khoản này mà thuộc danh mục bí mật nhà nước thì không được công khai‖. Tác giả cho rằng, thông tin hạn chế tiếp cận cần được quy định cụ thể, phù hợp với Hiến pháp 2013 như đảm bảo quyền tiếp cận thông tin nhưng đồng thời đảm bảo sự an toàn thông tin về bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư, bí mật cá nhân nhằm bảo vệ an toàn tính mạng, sức khoẻ của con người, bảo vệ lợi ích cộng đồng, tránh việc lạm dụng dẫn tới vi phạm các quyền bí mật được pháp luật bảo vệ. Luật cũng quy định tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ thể sản xuất kinh doanh phải cung cấp thông tin về tình hình môi trường, nhưng theo Luật thì cá nhân lại không có quyền trực tiếp thực hiện quyền này mà phải thông qua tổ chức hoặc đại diện cộng đồng dân cư[4,5]. 1015 Tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp, tổ chức quốc tế phi chính phủ, cộng đồng dân cư có vai trò đặc biệt quan trọng trong kiểm soát ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường nước nói riêng, nhưng không thể phủ nhận quyền chủ động tiếp cận thông tin của từng cá nhân riêng lẻ, bởi BVMT trước hết phải từ mỗi cá nhân. Thêm vào đó, mặc dù Luật BVMT đã phần nào ghi nhận trách nhiệm của các tổ chức nêu trên, nhưng chưa có những quy định cụ thể nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò các chủ thể này vào giám sát, kiểm soát ô nhiễm môi trường nước. Pháp luật môi trường hiện hành chưa thể hiện được vai trò của tổ chức xã hội cộng đồng dân cư trong tham vấn về đánh giá tác động môi trường, trong giám sát việc thực hiện pháp luật môi trường. Đặc biệt Luật chưa dành quyền giám sát các cơ quan nhà nước, các chủ thể có thẩm quyền quản lý nhà nước về môi trường cho các đối tượng này. 3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi về xử lý nƣớc thải Một là, để khắc phục nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ở khu vực FDI, cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách, qui định về bảo vệ môi trường theo hướng rõ ràng thống nhất hơn và ổn định hơn, khắc phục tính văn bản pháp quy thiếu hướng dẫn, ban hành không đúng lúc, hay thay đổi. Khi có sự sửa đổi, bổ sung trong các văn bản pháp quy, các cơ quan quản lý nhà nước cần thông báo cho các doanh nghiệp đầy đủ và kịp thời. Bên cạnh đó, trách nhiệm người quản lý môi trường cần được quy định rõ ràng, cụ thể hơn trong từng hoạt động. Đồng thời cần có hệ thống cấp phép xả thải tập trung quốc gia với sự quản lý thống nhất, dựa vào nền tảng công nghệ, năng lực và cơ chế kiểm tra chặt chẽ, khoa học; tránh tình trạng quản lý theo kiểu hành chính và sự tham gia còn nặng về hình thức của các bộ, ngành. Bên cạnh đó cần sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành quy định về vấn đề xử lý nước thải tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Cần có sự phối hợp ăn khớp giữa các cơ quan quản lý môi trường như: Cảnh sát môi trường, sở tài nguyên và môi trường, ban quản lý các khu công nghiệp... để tránh chồng chéo trong theo dõi, giám sát việc tuân thủ các chính sách, quy định của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng, tăng tính hiệu quả của kiểm tra, giám sát Hai là, tiếp tục sửa đổi cơ bản Luật BVMT 2014 và các quy định liên quan đến xử lý vi phạm trong quá trình xả thải nước thải. Đồng thời phát huy đồng bộ sức mạnh của các biện pháp hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về xả thải vướt mức tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là các biện pháp kinh tế để bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển kinh tế và yêu cầu bảo vệ nguồn nước và BVMT nói chung. Bên cạnh đó, ban hành các văn bản pháp luật cần có sự đồng bộ, ổn định, có tính điều chỉnh và răn đe cao hơn nữa, đặc biệt là các quy định về thuế, phí môi trường và các văn bản quy định về vấn đề xử lý nước thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Cụ thể, các văn bản quy định về phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, phải thể hiện được sự nhất quán với các quy định pháp luật về BVMT, pháp luật về xử lý nước thải và ngược lại bằng cách thêm các điều luật đánh phí – thuế môi trường đối với các doanh nghiệp sử dụng tiêu chuẩn hóa học, sinh học để xử lý nước thải tại cơ sở sản xuất kinh doanh của mình. Ba là, cần xây dựng một hệ thống thông tin chính thức để giúp doanh nghiệp FDI cập nhật thông tin về chính sách và các yêu cầu từ các cơ quan chức năng; đặc biệt là cần tăng 1016 cường hiệu lực và hiệu quả thực thi các chính sách về môi trường. Công tác kiểm tra, giám sát cần được thực hiện đồng thời cả cơ chế tiền kiểm và hậu kiểm về vấn đề môi trường đối với các dự án FDI nói riêng cũng như dự án đầu tư nói chung. Bên cạnh đó, cần quy định chi tiết về hình thức, thời gian cung cấp thông tin môi trường của cơ sở gây ô nhiễm và của cơ quan nhà nước đến mọi tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư. Biện pháp này sẽ giúp tránh được tình trạng khi có yêu cầu cung cấp thông tin môi trường của doanh nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng không bị chuyển hóa thành biểu tình, gây mất trật tự an ninh... do hành vi khoái thác trách nhiệm của cơ sở gây ô nhiễm môi trường nước. Tác giả cho rằng để nâng cao hiệu quả kiểm soát xả thải môi trường nước ở Việt Nam trong tổng thể các giải pháp, trước mắt cần nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa, những thiếu sót của quy định pháp luật hiện hành về kiểm soát xả thải môi trường nước như trình bày ở trên. Bên cạnh việc hoàn thiện các quy định pháp luật, trước thực trạng trên, đòi hỏi nhà nước ta cần tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng thoát nước, thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp; tăng cường xã hội hóa, huy động sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân trong công tác vệ sinh môi trường nước. Bên cạnh đó, Việt Nam cần sàng lọc lại các dự án FDI và siết chặt tất cả khâu cấp phép dự án, giám sát. Mất đi một số dự án FDI xấu và đi kèm là những lợi ích kinh tế là khó tránh khỏi. Nếu thực sự quyết tâm thoát khỏi mô hình tăng trưởng dựa vào FDI, phát triển thiếu bền vững thì phải chấp nhận hy sinh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đó là một con đường không hề dễ dàng nhưng phải đi tới cùng. Chúng ta phải thay đổi tư duy về vấn đề môi trường. Phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường, kiên quyết không vì kinh tế mà đánh đổi môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật BVMT năm 2014. 2. Nghị định số 19/2015 về hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật BVMT năm 2014. 3. Luật Tài nguyên nước 2012 4. Luật Thủy lợi 2017. 5. Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải 6. Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu. 7. Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê 8. 9. 67227.htm 10. thai-o-nhiem-ra-moi-truong-vedan-phai-nop-hon-127-ty-dong-phi-moi-truong-96864.html 11. https://dantri.com.vn/xa-hoi/10-nam-toi-gdp-tang-gap-doi-nhung-o-nhiem-moi- truong-co-the-tang-gap-3-20150930162622829.htm 1017
File đính kèm:
- phap_luat_viet_nam_ve_kiem_soat_o_nhiem_moi_truong_nuoc_o_kh.pdf