Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện

Trên cơ sở phân tích thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những tồn tại, bất cập, bài viết đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước nói riêng và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nói chung trong thời gian tới

Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện trang 1

Trang 1

Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện trang 2

Trang 2

Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện trang 3

Trang 3

Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện trang 4

Trang 4

Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện trang 5

Trang 5

Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện trang 6

Trang 6

Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 4540
Bạn đang xem tài liệu "Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện

Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện
 kê đầy đủ về chất lượng nước 
nên chưa có cơ sở để khẳng định được chất 
lượng nước. Các số liệu quan trắc hiện nay 
cũng chưa hệ thống, chỉ mang tính cục bộ, 
thời vụ. Ví dụ điển hình như chất lượng nước 
hồ Tây. Khi hiện tượng cá chết hàng loạt xảy 
ra vào tháng 6/2016, các chỉ số chất lượng 
nước hồ Tây được nhiều cơ quan chức năng 
đưa ra đều là các chỉ số khi sự cố xảy ra, 
không có sự so sánh với chỉ số của các thời 
điểm hay các năm trước đó (Nhóm phóng 
viên, 2016). Tương tự như vậy đối với vụ ô 
nhiễm biển miền Trung, ô nhiễm sông Thị 
Vải. Hay với vụ việc nước cấp cho Nhà máy 
Nước Sông Đà, có thể thấy chất lượng nước 
đầu vào không được kiểm soát, nhà máy chỉ 
quan trắc nguồn nước đầu vào với một số chỉ 
tiêu về độ đục, độ PH, nhiệt độ, còn những 
chất khác như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc 
trừ sâu không có quan trắc (Xuân Long, 
2019). Muốn kiểm soát ô nhiễm môi trường 
nước hiệu quả, đòi hỏi hệ thống số liệu về 
chất lượng nước phải chính xác. Hệ thống số 
liệu này cũng nhằm giúp cho công tác nghiên 
cứu khoa học, đào tạo, phát triển kinh tế, 
Thông tin Khoa học xã hội, số 12.201936
chăm sóc sức khỏe, phát triển nông nghiệp, 
công nghiệp, ngư nghiệp, du lịch liên quan 
đến môi trường nước được thuận lợi. 
Pháp luật môi trường hiện hành sử dụng 
công cụ cấp phép phát thải để ngăn chặn nước 
thải đổ ra quá mức vào nguồn tiếp nhận. Tuy 
nhiên, hiện nay có nhiều cơ quan khác nhau 
đảm nhiệm việc cấp phép khiến các cơ quan 
này không thể nắm được thông tin đầy đủ 
về cấp phép xả thải của nhau, gây khó khăn 
cho công tác quản lý1. Hay việc cấp phép 
phát thải dựa vào công nghệ được nêu trong 
báo cáo đánh giá tác động môi trường đang 
là điểm yếu lớn nhất của hệ thống cấp giấy 
phép xả thải hiện nay. Đánh giá tác động môi 
trường chỉ mang tính nghiên cứu, đề xuất, 
chưa phản ánh khả năng thực thi. Vì vậy, 
việc dựa vào đánh giá tác động môi trường 
để cấp phép xả thải, tự thân đã làm giấy phép 
mang tính dự báo. Các quy chuẩn trong giấy 
phép có thể không tương ứng với công nghệ 
và không bao hàm hết các ô nhiễm cần phải 
khống chế (trường hợp giấy phép xả thải cho 
Formosa là một ví dụ). 
Hiện nay, Luật Tài nguyên nước năm 
2012, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, 
đều quy định các hoạt động sử dụng nước 
phải được thanh tra, kiểm tra. Mặc dù vậy, 
các quy định về công tác kiểm tra, thanh tra 
còn chung chung, chưa cụ thể, còn chồng 
chéo và thiếu hiệu quả, đây là nguyên 
nhân lớn khiến cho tình trạng ô nhiễm môi 
trường nước vẫn tiếp diễn với nhiều vụ việc 
nghiêm trọng. Hoạt động thanh tra, kiểm tra 
các doanh nghiệp còn chồng chéo giữa lực 
lượng cảnh sát môi trường và cơ quan quản 
1 Hiện nay, việc cấp giấy phép xả thải vào hệ thống 
nước tự nhiên do Bộ Tài nguyên và Môi trường 
và các Sở Tài nguyên và Môi trường đảm nhiệm, 
còn cấp giấy phép xả thải vào hệ thống tưới tiêu do 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm nhiệm.
lý môi trường các cấp, dẫn đến phiền hà 
cho doanh nghiệp. Hơn nữa, chức năng của 
thanh tra môi trường và cảnh sát môi trường 
cũng còn nhiều bất cập. Thanh tra môi 
trường là cơ quan chuyên sâu về vi phạm 
môi trường nhưng không có quyền điều tra 
và đấu tranh vi phạm. Trong khi đó, cảnh sát 
môi trường lại ít hiểu biết chuyên sâu về môi 
trường cũng như mức độ nguy hại của các 
vi phạm về môi trường hơn so với thanh tra 
môi trường. Điểm yếu lớn nhất trong công 
tác thanh tra, kiểm tra là nguồn lực thực thi. 
Số lượng các chủ nguồn thải trên phạm vi cả 
nước rất lớn, nhưng số lượng các cơ sở được 
thanh tra, kiểm tra hằng năm còn hết sức hạn 
chế. Tại các Sở Tài nguyên và Môi trường 
cũng chỉ có từ 2-4 cán bộ làm công tác thanh 
tra bảo vệ môi trường, lại kiêm nhiệm giải 
quyết khiếu nại về đất đai nên khó có thể 
đáp ứng các yêu cầu thanh tra, kiểm tra các 
vi phạm môi trường trên địa bàn.
Ngoài cơ chế phát hiện, ngăn chặn hành 
vi gây ô nhiễm môi trường nước từ phía cơ 
quan công quyền, thực tiễn cho thấy cộng 
đồng có vai trò quan trọng trong nỗ lực tổ 
chức, giáo dục và giải quyết các vấn đề 
môi trường, nhất là trong hoạt động giám 
sát chất lượng nước2. Tuy nhiên, pháp luật 
môi trường hiện hành vẫn chưa đánh giá và 
quy định đầy đủ cơ chế khuyến khích, thúc 
đẩy sự tham gia của cộng đồng trong hỗ trợ 
kỹ thuật, giám sát kiểm soát ô nhiễm môi 
trường nước. 
Về xử lý ô nhiễm môi trường nước
Theo quy định của pháp luật, xử lý ô 
nhiễm môi trường nước là trách nhiệm của 
các chủ nguồn thải, cơ quan nhà nước, chủ 
2 Nhờ cộng đồng lên tiếng mà các vụ việc ô nhiễm 
nghiêm trọng như Vedan, Formosa đã nhanh chóng 
được phát hiện, khắc phục kịp thời (Xem thêm: Bùi 
Đức Hiển, 2017). 
Pháp luật về kiểm soát 37
thể có thẩm quyền. Ngoài việc phải khắc 
phục ô nhiễm, phục hồi hiện trạng môi 
trường nước, các chủ thể có hành vi vi 
phạm pháp luật môi trường có thể phải chịu 
trách nhiệm pháp lý khác nhau như trách 
nhiệm hành chính, hình sự, dân sự, kỷ luật. 
Tuy nhiên, trên thực tế, việc khắc phục 
ô nhiễm vẫn chưa thực sự hiệu quả và là 
nguy cơ lớn gây nên suy thoái nguồn tài 
nguyên nước. Pháp luật còn thiếu các quy 
định về cơ chế phối hợp giữa các địa phương 
trong việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi 
trường dẫn đến tình trạng rối rắm, không 
xác định được quyền và nghĩa vụ cụ thể. 
Hơn nữa, Việt Nam cũng chưa có nguồn quỹ 
chủ động khắc phục ô nhiễm, phục hồi tình 
trạng ban đầu của nguồn nước trước khi có 
quyết định buộc chủ thể phải bồi thường và 
khắc phục hậu quả (Pháp luật hiện nay mới 
có quy định ký quỹ phục hồi môi trường đối 
với hoạt động khai thác khoáng sản1). Trong 
khi đó, các cơ quan có thẩm quyền xử lý lại 
hiếm khi có quyết định buộc doanh nghiệp 
truy nộp khoản phí bảo vệ môi trường và 
khắc phục hậu quả. Vụ việc xả thải gây ô 
nhiễm của Công ty Vedan cho thấy, số tiền 
thu được từ biện pháp truy thu và yêu cầu 
khắc phục hậu quả cao hơn nhiều so với 
số tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành 
chính, cụ thể: xử phạt vi phạm hành chính 
hơn 267,5 triệu đồng, tiền phí bảo vệ môi 
trường bị truy thu đối với lượng nước thải 
đã xả trái phép là 127 tỷ đồng; buộc công ty 
đầu tư 33 triệu USD để nâng cấp công nghệ 
đảm bảo nước thải phải đạt quy chuẩn môi 
trường (Đan Hà, Anh Phương, 2008). Tuy 
1 Điều 38 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Nghị 
định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 và Nghị 
định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính 
phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cải thiện 
chất lượng môi trường.
nhiên, trên thực tế, các biện pháp này ít khi 
được áp dụng, và ít được các cơ quan quản 
lý nhà nước chú trọng. 
Về phía các chủ thể có nguồn gây ô 
nhiễm: Rất ít các chủ thể đáp ứng đúng 
và đủ các trách nhiệm được pháp luật quy 
định. Nguyên nhân lớn nhất không phải là 
thiếu kinh phí hoạt động, muốn tối đa hóa 
lợi ích kinh doanh hay thiếu ý thức bảo 
vệ môi trường, mà là do cơ chế xử phạt ô 
nhiễm môi trường ở Việt Nam còn nhân 
nhượng và thiếu tính răn đe. Các quy định 
về tội phạm môi trường đã có hiệu lực trong 
gần 10 năm qua nhưng không có nhiều vụ 
gây ô nhiễm môi trường bị truy cứu trách 
nhiệm hình sự mặc dù gây ra hậu quả đặc 
biệt nghiêm trọng, vì pháp luật chưa có quy 
định hoặc không đủ căn cứ để khởi tố hình 
sự2. Một trong những nguyên nhân của tình 
trạng này là việc định lượng hậu quả của 
các hành vi tội phạm môi trường không đơn 
giản và thiếu sự chặt chẽ. Đến nay, vẫn chưa 
có các phương pháp tính toán thiệt hại một 
cách khoa học và được chấp nhận rộng rãi. 
Bởi về mặt kỹ thuật, thiệt hại môi trường 
khó có thể tính toán cụ thể do hậu quả gây 
ra có thể liên quan đến nhiều đối tượng ở 
nhiều mức độ khác nhau (con người, môi 
trường), ở nhiều thời điểm khác nhau (hiện 
tại, tương lai), ở các khía cạnh khác nhau 
(sức khỏe, thu nhập, tinh thần,..), cũng như 
do thiếu căn cứ khoa học để tính toán chính 
xác các yếu tố như khả năng phục hồi của 
môi trường, thiệt hại của thế hệ tương lai.
2 Điển hình là các vụ việc gây ô nhiễm môi trường 
nước đặc biệt nghiêm trọng như vụ Công ty Vedan 
xả nước thải trực tiếp xuống sông Thị Vải, vụ Công 
ty sửa chữa tàu biển Hyundai - Vinashin xả chất thải 
rắn độc hại không qua xử lý ra môi trường ở Khánh 
Hòa (phát hiện năm 2008), vụ Nhà máy Miwon xả 
nước thải chưa xử lý ra sông Hồng (phát hiện năm 
2010) đều không bị xử lý hình sự.
Thông tin Khoa học xã hội, số 12.201938
3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật 
về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ở 
Việt Nam trong thời gian tới
Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp 
luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước 
ở Việt Nam cho thấy có nhiều nguyên nhân 
gây ra tình trạng trên. Để kiểm soát ô nhiễm 
và phát triển bền vững môi trường quốc gia, 
chúng ta cần có chiến lược dài hạn, toàn 
diện cho công tác kiểm soát ô nhiễm môi 
trường nước, từ xây dựng chính sách, luật 
pháp cho tới các chương trình hành động. 
Đây cũng được coi là những hướng cần tiếp 
tục nghiên cứu trong giai đoạn sắp tới. 
Một là, nên nhận thức và thay đổi cách 
tiếp cận pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi 
trường nước theo hướng tiếp cận đa dạng, 
phối hợp và linh hoạt các phương pháp tiếp 
cận ngăn ngừa ô nhiễm, quản lý lưu vực 
sông, quản lý theo khu vực tài nguyên nước 
và quản lý hệ sinh thái1.
Hai là, cần rà soát lại các quy định về 
kiểm soát ô nhiễm môi trường nước đang bị 
mâu thuẫn, chồng chéo trong các văn bản 
quy phạm pháp luật chuyên ngành; sớm 
xây dựng một đạo luật riêng về kiểm soát ô 
nhiễm môi trường nước để hạn chế được sự 
chi phối bởi quá nhiều luật khác nhau.
Ba là, xem xét xây dựng các chính sách 
tài chính ưu đãi để hạn chế các hoạt động 
gây ô nhiễm từ phía chủ nguồn thải. Ví dụ 
như: các chi phí về công nghệ được đơn vị 
áp dụng để giảm thiểu chất thải và xử lý chất 
thải sẽ được tính là chi phí vận hành doanh 
nghiệp và khấu trừ vào tổng thu nhập của 
đơn vị; hay phí/lệ phí nước thải sẽ xem xét 
đến yếu tố khuyến khích các chủ nguồn thải 
đầu tư vào công nghệ sản xuất sạch hơn và 
1 Quyết định 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của 
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc 
gia về tăng trưởng xanh, Điều 1, Mục III: Giải pháp 
thực hiện. 
kiểm soát ô nhiễm để giảm lượng chất ô 
nhiễm được tạo ra và thải ra; thành lập các 
quỹ quản lý chất lượng nước quốc gia/khu 
vực nhằm chủ động nguồn tài chính trong 
kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, bảo trì 
các vùng nước, tài trợ hoạt động phục hồi các 
khu vực bị ảnh hưởng, trao phần thưởng và 
ưu đãi cho các đơn vị xử lý nước thải tốt
Bốn là, xem xét thành lập riêng một cơ 
quan nhằm xét xử nhanh chóng các trường 
hợp gây ô nhiễm và đóng vai trò gần giống 
như một tòa án trong lĩnh vực ô nhiễm môi 
trường. Ngoài ra, các chế tài xử phạt cần 
phải sửa đổi theo hướng nghiêm minh hơn 
nữa. Đặc biệt, đối với các khoản tiền phạt, 
để bù lạm phát và duy trì được chức năng 
răn đe của hình phạt, nên có quy định sau 
một thời gian nhất định thì mức phạt sẽ 
tăng theo tỷ lệ phần trăm
Năm là, nghiên cứu xây dựng chính 
sách tổng thể cho việc áp dụng các thành 
tựu của Cách mạng Công nghiệp 4.0 vào 
hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường 
nước nhằm tránh lãng phí nguồn nhân lực 
và vật lực. 
Sáu là, nghiên cứu xây dựng chính 
sách tinh giản nguồn nhân lực cho công tác 
kiểm soát ô nhiễm nguồn nước thông qua 
việc phát triển nguồn nhân lực tinh thông. 
Cần tính đến sự đồng đều và phân bố nguồn 
nhân lực giữa các vùng trong cả nước, đặc 
biệt là những vùng xảy ra tình trạng ô nhiễm 
môi trường nước. 
Bảy là, nghiên cứu xây dựng chính sách 
thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và các 
bên liên quan vào hoạt động kiểm soát ô 
nhiễm môi trường nước, trao cho cộng đồng 
quyền được khởi kiện ra tòa án về những vi 
phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi 
trường nói chung. Đặc biệt cần có các hình 
thức khuyến khích, động viên sự tham gia 
này và chế tài đối với các hành vi cản trở. 
Pháp luật về kiểm soát 39
4. Kết luận
Có thể thấy vấn đề ô nhiễm môi trường 
nước đã và đang trở thành mối nguy cơ lớn 
ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của 
nước ta. Trong khi đó, thực trạng chính 
sách, pháp luật của Việt Nam về việc quản 
lý, bảo vệ chất lượng nước, phòng, chống 
và xử lý ô nhiễm môi trường nước chưa đầy 
đủ, còn tồn tại nhiều khoảng trống và hiệu 
quả thực thi chưa cao. Chúng ta có chú ý 
đến phòng ngừa và kiểm soát nguồn gây ô 
nhiễm, nhưng thực sự chưa có được cách 
tiếp cận phù hợp, còn tồn tại nhiều bất cập. 
Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp dài 
hạn, toàn diện, từ xây dựng chính sách, luật 
pháp cho tới các chương trình hành động 
được hy vọng sẽ là chìa khóa cho bài toán 
kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ở Việt 
Nam trong giai đoạn tới  
Tài liệu tham khảo 
1. Đan Hà, Anh Phương (2008), Kết luận 
của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc 
Công ty Vedan xả nước thải ô nhiễm ra 
môi trường : Vedan phải nộp hơn 127 tỷ 
đồng phí môi trường, https://www.sggp.
org.vn/ket-luan-cua-bo-tnmt-ve-viec-
cong-ty-vedan-xa-nuoc-thai-o-nhiem-ra-
moi-truong-vedan-phai-nop-hon-127-ty-
dong-phi-moi-truong-96864.html
2. Bùi Đức Hiển (2017), “Pháp luật về sự 
tham gia của cộng đồng dân cư trong bảo 
vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay”, Tạp 
chí Nhà nước và Pháp luật, số 8 (352), tr. 
59-66. 
3. Xuân Long (2019), Từ vụ nước sạch 
Sông Đà: Quá nhiều lỗ hổng an ninh 
nguồn nước, https://tuoitre.vn/tu-vu-
nuoc-sach-song-da-qua-nhieu-lo-hong
-an-ninh-nguon-nuoc-2019102107575
3749.htm, truy cập ngày 13/11/2019.
4. Nhóm phóng viên (2016), Cá chết ở Hồ 
Tây: Do nước nhiễm độc?, Báo Người 
lao động, https://nld.com.vn/thoi-su-
trong-nuoc/ca-chet-o-ho-tay-do-nuoc-
nhiem-doc-20161005230435867.htm
5. Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và 
Cộng đồng (2018), Báo cáo nghiên cứu 
ô nhiễm môi trường nước và sự cần thiết 
phải xây dựng pháp luật kiểm soát ô 
nhiễm môi trường nước tại Việt Nam, Hà 
Nội, tháng 02/2018.
6. Đào Trọng Tứ (2019), “Thực trạng về 
kiểm soát ô nhiễm môi trường nước 
ở Việt Nam”, Bài tham luận Hội thảo 
Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi 
trường ở Việt Nam hiện nay. Lý luận và 
thực tiễn, Hà Nội, ngày 25/4/2019. 
(tiếp theo trang 22)
8. Nguyễn Chiến Thắng (chủ biên, 2015), 
Phân cấp thu hút đầu tư trực tiếp nước 
ngoài trong bối cảnh mới, Nxb. Khoa 
học xã hội, Hà Nội. 
9. Trần Đình Thiên (2014), “Thể chế kinh 
tế và doanh nghiệp: Thực trạng vấn đề 
và giải pháp”, Tạp chí Nghiên cứu kinh 
tế, số 5, tr. 20-28.
10. Tổng cục Thống kê (2017, 2018, 2019), 
Tổng điều tra doanh nghiệp. 
11. Nguyễn Văn Trình (2007), “Năng lực 
cạnh tranh của các doanh nghiệp đồng 
bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Phát 
triển kinh tế, số 196, tr. 8-11.
12. Phí Vĩnh Tường, Nguyễn Đình Hòa, Vũ 
Hoàng Dương (2015), “Phát triển và tự 
do hóa thị trường đất đai”, trong: Đinh 
Tuấn Minh, Phạm Thế Anh (chủ biên, 
2015), Báo cáo phát triển nền kinh tế thị 
trường Việt Nam, Nxb. Tri thức, Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfphap_luat_ve_kiem_soat_o_nhiem_moi_truong_nuoc_o_viet_nam_th.pdf