Pháp luật tố tụng hình sự đức về biện pháp tạm giam và kinh nghiệm cho Việt Nam
Bài viết so sánh một số quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
và Cộng hòa Liên bang Đức về biện pháp tạm giam được áp dụng trong
quá trình giải quyết vụ án hình sự; qua đó đưa ra một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Bạn đang xem tài liệu "Pháp luật tố tụng hình sự đức về biện pháp tạm giam và kinh nghiệm cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Pháp luật tố tụng hình sự đức về biện pháp tạm giam và kinh nghiệm cho Việt Nam
một số điều năm 2017 (BLHS năm 2015), được thể hiện cụ thể trong quyết định khởi tố bị can, quyết định truy tố, quyết định đưa vụ án ra xét xử. - Đối với hai loại tội phạm là nghiêm trọng và ít nghiêm trọng: Bộ luật TTHS năm 2015 giới hạn biện pháp tạm giam chỉ được áp dụng khi có đủ hai điều kiện: (i) BLHS quy định hình phạt tù trên 2 năm, và (ii) Rơi vào một trong các trường hợp luật định được quy định tại khoản 2 Điều 119 Bộ luật TTHS năm 2015. Riêng đối với tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù đến 02 năm thì tạm giam vẫn có thể bị áp dụng nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã15. Trường hợp phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng về tội nghiêm trọng và ít nghiêm trọng thì việc tạm giam cũng được xem xét áp dụng tương tự như đối với loại tội đặc biệt nghiêm trọng và tội rất nghiêm trọng. Như vậy, để khắc phục những vướng mắc trong thực tiễn liên quan đến bị can, bị cáo bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội phạm ít nghiêm trọng mà BLHS quy định KINH NGHIỆM QUỐC TẾ Số 02(426) - T1/2021 55 mức phạt tù đến 02 năm, Bộ luật TTHS năm 2015 quy định chỉ có thể tạm giam đối tượng này nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã. Tuy nhiên, nếu bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định từ 2 năm tù trở xuống nhưng rơi vào căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 119 Bộ luật TTHS năm 2015 thì sẽ không bị tạm giam. 2.3. Thời hạn tạm giam Theo quy định của Bộ luật TTHS năm 2015, thời hạn TTHS bao gồm: Thời hạn của thủ tục tố tụng và thời hạn của biện pháp ngăn chặn16, trong đó có thời hạn áp dụng biện pháp tạm giam. Do đây là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất nên thời hạn áp dụng cũng được quy định chặt chẽ và tương ứng trong từng giai đoạn tố tụng chứ không tập trung trong cùng một điều luật. Dựa vào đó, có thể đưa ra một số nhận xét về thời hạn tạm giam được quy định trong Bộ luật TTHS năm 2015 như sau: Một là, cơ sở để phân định thời hạn tạm giam ở các giai đoạn tố tụng có sự khác nhau. Nếu ở giai đoạn điều tra, truy tố và chuẩn bị xét xử sơ thẩm, việc quy định thời hạn tạm giam tùy thuộc vào từng loại tội phạm thì ở giai đoạn xét xử phúc thẩm, thời hạn tạm giam trong khâu chuẩn bị xét xử và thời hạn tạm giam để đảm bảo thi hành án lại căn cứ vào cấp Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự. Theo đó, thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, tức là không quá 60 16. Hoàng Tám Phi (2019), “Một số kiến nghị hoàn thiện quy định về thời hạn tạm giam trong Bộ luật TTHS năm 2015”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 03, tr. 33. 17. Điều 346, 347 Bộ luật TTHS năm 2015. 18. Điều 329 Bộ luật TTHS năm 2015. 19. Biểu mẫu số 07, ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19/9/2017 về ban hành một số biểu mẫu trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Bộ luật TTHS năm 2015. ngày trong trường hợp Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu mở phiên tòa phúc thẩm và không quá 90 ngày trong trường hợp Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương mở phiên tòa phúc thẩm17. Đối với thời hạn tạm giam bị cáo để đảm bảo thi hành án sau khi tòa sơ thẩm tuyên án, Bộ luật TTHS năm 2015 ấn định là 45 ngày18, bất kể thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại (sau khi đã trừ thời hạn tạm giam) do tòa tuyên nhiều hơn hay ít hơn 45 ngày. Ví dụ, bị cáo đã bị tạm giam 4 tháng trước khi xét xử, tại phiên tòa sơ thẩm bị cáo nhận mức án phạt tù với thời hạn 5 tháng. Như vậy, thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại của bị cáo chỉ còn 30 ngày trong khi Hội đồng xét xử (HĐXX) phải ra quyết định tạm giam bị cáo nhằm đảm bảo thi hành án với thời hạn 45 ngày theo quy định của luật. Vướng mắc này gây nhiều khó khăn cho Tòa án trong thực tiễn xét xử. Do đó trên thực tiễn, nếu thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại dưới 45 ngày thì HĐXX ghi thời hạn tạm giam bằng thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại và trong trường hợp này sẽ ghi thêm câu: “Hết thời hạn tạm giam này, Cơ sở giam giữ có trách nhiệm trả tự do ngay cho bị cáo nếu họ không bị giam, giữ về hành vi vi phạm pháp luật khác”19. Hai là, ở các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm, dù căn cứ vào từng loại tội phạm để phân định thời hạn tạm giam, nhưng thời hạn tạm giam cũng có sự khác biệt giữa các loại tội phạm giống nhau ở KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 56 Số 02(426) - T1/2021 các giai đoạn tố tụng khác nhau20. Lý giải sự khác biệt này là do giai đoạn điều tra và xét xử được xem là hai giai đoạn trung tâm của quá trình giải quyết vụ án, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tiến hành nhiều hoạt động điều tra để xác định sự thật vụ án, từ đó có căn cứ định tội danh và quyết định hình phạt. Vì thế, thời hạn điều tra đối với cùng loại tội phạm nhưng ở hai giai đoạn này sẽ dài hơn cũng là loại tội phạm đó nhưng trong giai đoạn truy tố. Hơn nữa, xuất phát từ vai trò của Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng hiện diện ngay từ những khâu đầu tiên của quá trình giải quyết vụ án nên việc quy định thời hạn tạm giam để truy tố ngắn hơn thời hạn tạm giam trong hai giai đoạn còn lại là hợp lý. Theo quy định của Điều 278 Bộ luật TTHS năm 2015, thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử sơ thẩm không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều 277 của Bộ luật này. Đối chiếu với khoản 1 Điều 277 Bộ luật TTHS năm 2015, thời hạn chuẩn bị xét xử được tính từ ngày thụ lý vụ án cho đến khi Tòa án ra một trong các quyết định, trong đó có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tuy nhiên, từ lúc có quyết định đưa vụ án ra xét xử đến khi mở phiên tòa sẽ có thêm một khoảng thời gian tố tụng nữa. Theo đó, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày21. Như vậy, nếu căn cứ theo quy định của Điều 278, trong khoảng thời gian này, bị cáo sẽ 20. Điều 172, 240, 241, 277, 278 Bộ luật TTHS năm 2015. 21. Khoản 3 Điều 277 Bộ luật TTHS năm 2015. 22. Khoản 2 Điều 347 Bộ luật TTHS năm 2015. không bị tạm giam do thời hạn tạm giam đã chấm dứt tại thời điểm có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Đây chính là điểm không rõ ràng trong luật, gây ra nhiều khó khăn cho quá trình áp dụng của Tòa án trên thực tiễn. Trong khi thời hạn tạm giam ở khâu chuẩn bị xét xử phúc thẩm lại được quy định rõ ràng, cụ thể: “Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm quy định tại Điều 346 của Bộ luật này”22, tức là bao hàm cả khoảng thời gian từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử đến ngày mở phiên tòa xét xử phúc thẩm. Ba là, việc kéo dài thời hạn tạm giam cho ngang bằng với thời hạn của thủ tục tố tụng ở từng giai đoạn cũng có sự khác biệt. Ở giai đoạn truy tố và xét xử sơ thẩm, thời hạn tạm giam để truy tố và xét xử sơ thẩm đối với tất cả các loại tội phạm đều có thể được kéo dài ngang bằng với thời hạn truy tố và xét xử loại tội phạm đó. Trong khi ở giai đoạn điều tra, chỉ duy nhất thời hạn tạm giam đối với loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mới có thể được kéo dài cho đến khi kết thúc việc điều tra, khi không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam. Chúng tôi cho rằng, thời hạn tạm giam để điều tra đối với tất cả các loại tội phạm nên được kéo dài bằng với thời hạn điều tra tương ứng với loại tội phạm đó. Điều này sẽ khắc phục được tình trạng hết thời hạn tạm giam nhưng thời hạn điều tra chưa kết thúc và không có căn cứ để áp dụng các biện pháp thay thế tạm giam, đồng thời cũng hạn chế được tình trạng cơ quan điều tra khi hết thời hạn tạm giam thì nhanh chóng ra bản kết luận điều tra, kết thúc KINH NGHIỆM QUỐC TẾ Số 02(426) - T1/2021 57 giai đoạn điều tra và chuyển sang giai đoạn mới để tiếp tục tạm giam bị can, trong khi vụ án vẫn chưa được điều tra toàn diện nên sẽ dễ gây ra oan sai. 2.4. Hủy bỏ biện pháp tạm giam Điều 125 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định những trường hợp bắt buộc (đương nhiên) và tùy nghi (xét thấy cần thiết) trong việc hủy bỏ biện pháp tạm giam. Theo đó, những trường hợp bắt buộc mà cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam là khi có: Quyết định không khởi tố vụ án hình sự; Quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; Quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can; trường hợp bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ. Tuy nhiên, như thế nào được xem là những trường hợp “xét thấy cần thiết” để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì pháp luật TTHS không quy định cụ thể mà tùy thuộc nhận định của cơ quan có thẩm quyền. 3. So sánh quy định của pháp luật tố tụng hình sự Đức và Việt Nam về biện pháp tạm giam 3.1. Về đối tượng áp dụng và hạn chế áp dụng biện pháp tạm giam Nếu như ở Việt Nam, biện pháp tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can (khi có quyết định khởi tố bị can của cơ quan có thẩm quyền) và bị cáo (khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án) thì ở Đức, biện pháp ngăn chặn này cũng có thể được áp dụng trước khi xét xử 23. Liên minh châu Âu (2013), Những hướng dẫn pháp lý về thủ tục TTHS và quyền bào chữa ở Đức (Legal guidance notes about Criminal proceedings and defence rights in Germany). 24. Điều 117 Bộ luật TTHS năm 2015. Điều 128 Bộ luật TTHS Đức năm 1987. (pre-trial detention)23 và áp dụng đối với các đối tượng bao gồm người bị tình nghi thực hiện tội phạm (khi có quyết định bắt), bị can (khi có quyết định truy tố của Viện công tố) và bị cáo (khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án). Nhìn ở góc độ thời điểm áp dụng, biện pháp này được áp dụng ở Đức (thời điểm người bị tình nghi bị bắt) sớm hơn so với Việt Nam (thời điểm người bị buộc tội đã là bị can). Do biện pháp bắt quả tang và tạm giữ người bị tình nghi ở Đức cần được xem xét ngay bởi thẩm phán có thẩm quyền để quyết định có hủy bỏ biện pháp tạm giữ hay không. Theo đó, ngay sau khi bắt, người bị buộc tội được đưa đến trước Tòa án có thẩm quyền hoặc Tòa án địa phương nơi gần nhất, không muộn hơn ngày tiếp theo sau khi bị bắt và nếu có căn cứ thì thẩm phán phải ra lệnh bắt để tạm giam đối tượng này24. Do đó, thời hạn tạm giữ theo quy định của pháp luật TTHS Đức trước khi chuyển sang tạm giam ngắn hơn thời hạn tạm giữ theo pháp luật Việt Nam. Từ đó kéo theo biện pháp tạm giam ở Đức sẽ được áp dụng sớm hơn ở Việt Nam. Với những trường hợp hạn chế áp dụng biện pháp tạm giam, có thể thấy pháp luật TTHS Việt Nam có điểm ưu việt hơn pháp luật TTHS của Đức khi khoanh vùng một số đối tượng đặc biệt không bị áp dụng (bao gồm phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng) và những trường hợp loại trừ này chỉ mất hiệu lực khi các đối tượng này thực hiện hành vi gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định sự thật vụ án. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 58 Số 02(426) - T1/2021 3.2. Về căn cứ tạm giam Theo pháp luật TTHS Việt Nam, căn cứ tạm giam dựa vào loại tội phạm, mức hình phạt, tính chất, mức độ của hành vi nguy hiểm cho xã hội, mục đích áp dụng và tính nhân đạo đối với đối tượng bị áp dụng. Trong khi theo pháp luật TTHS Đức, căn cứ tạm giam lại gắn liền với căn cứ bắt giữ. Có thể thấy, dựa vào việc phân loại tội phạm để xác định căn cứ tạm giam ở Việt Nam dễ dẫn đến sự thiếu đồng bộ và nhiều lỗ hổng. Vì vậy, Việt Nam có thể tham khảo những ưu điểm của pháp luật TTHS Đức về cách thiết kế những căn cứ tạm giam theo hướng không dựa vào loại tội phạm mà xây dựng những căn cứ chung cho việc tạm giam. 3.3. Về thời hạn tạm giam Nếu trong pháp luật TTHS Việt Nam, thời hạn tạm giam được căn cứ vào loại tội phạm, mức hình phạt, tính chất, mức độ của hành vi nguy hiểm cho xã hội, mục đích áp dụng và tính nhân đạo đối với đối tượng bị áp dụng (trừ thời hạn tạm giam trong giai đoạn xét xử phúc thẩm căn cứ vào cấp Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm) thì trong pháp luật TTHS Đức, thời hạn tạm giam được căn cứ chủ yếu vào căn cứ bắt giữ và tính chất nghiêm trọng, phức tạp của vụ án. Điểm khá tương đồng trong thời hạn tạm giam của cả hai quốc gia này là thời hạn tạm giam có thể được kéo dài đến khi Tòa án tuyên án. Tuy nhiên, có hai sự khác biệt mà Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm của Đức: Thứ nhất, ở Việt Nam, trong giai đoạn điều tra, chỉ thời hạn tạm giam để điều tra đối với loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được kéo dài đến hết thời hạn điều tra, trong khi ở Đức thì không có sự phân biệt này; Thứ hai, quy định về thời hạn tạm giam trong khâu chuẩn bị xét xử tại Điều 278 Bộ luật TTHS năm 2015 25. Điều 58, 59, 60, 61 và Điều 175 Bộ luật TTHS năm 2015. là không xuyên suốt và có sự ngắt quãng, gây khó khăn cho quá trình áp dụng; trong khi ở Đức, thời hạn tạm giam là xuyên suốt trong cả quá trình tố tụng. Do đó, chúng tôi cho rằng, để bảo đảm quá trình TTHS diễn ra thuận lợi, cần sửa đổi Bộ luật TTHS năm 2015 theo hướng cho phép kéo dài thời hạn tạm giam đối với tất cả các loại tội phạm cho ngang bằng với thời hạn điều tra tương ứng với loại tội phạm đó. 3.4. Về hủy bỏ biện pháp tạm giam Theo pháp luật TTHS Đức, căn cứ để ra quyết định đình chỉ thi hành lệnh bắt khá tương đồng với những căn cứ của quyết định thay thế biện pháp tạm giam theo pháp luật TTHS Việt Nam; những căn cứ hủy bỏ lệnh bắt ở Đức cũng khá giống với căn cứ hủy bỏ biện pháp tạm giam ở Việt Nam. Tuy nhiên, pháp luật TTHS Đức có một sự logic nhất định trong mối quan hệ nhân quả giữa căn cứ tạm giam và việc hủy bỏ biện pháp tạm giam. Vì căn cứ để tạm giam gắn liền với căn cứ bắt giữ nên khi không còn căn cứ bắt nữa thì việc tạm giam phải được hủy bỏ. Ở Việt Nam, căn cứ bắt buộc để hủy bỏ biện pháp tạm giam là những căn cứ đương nhiên mà nếu không quy định thì cơ quan có thẩm quyền cũng có thể hiểu rằng phải áp dụng như thế, việc quy định chỉ là hình thức để thống nhất việc áp dụng trên thực tế. Ngoài ra, pháp luật TTHS Đức còn cho phép người bị buộc tội có quyền yêu cầu Tòa án hủy bỏ lệnh bắt hoặc đình chỉ thi hành lệnh bắt bất cứ lúc nào trong quá trình tạm giam. Về vấn đề này, pháp luật Việt Nam cũng có quy định tương tự, nhưng được thể hiện dưới dạng “quyền yêu cầu” chung những vấn đề liên quan đến vụ án của người bị buộc tội25 chứ không rõ ràng, cụ thể như pháp luật của Đức
File đính kèm:
- phap_luat_to_tung_hinh_su_duc_ve_bien_phap_tam_giam_va_kinh.pdf